“Xi nê hai người”: Nhà nghỉ trá hình của tuổi teen

07:03 15/11/2016

(Tin tức) - Đang nở rộ loại hình xi nê dành cho hai người, thiết kế như nhà nghỉ. Khách xem phim hầu hết là học sinh cấp II, III. Họ xem phim hay… đóng phim? Lại thêm một mối âu lo dấy lên từ giới học trò.

  •  
     

Thiên đường không ai nhòm ngó

20g, chúng tôi có mặt tại “rạp” M. số 343/16 Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM). Chủ quán niềm nở: “Hai em thông cảm ngồi bên dưới uống nước đợi một chút, hôm nay cuối tuần nên mấy đứa học sinh đi xem đông quá! Tụi anh đang “cháy” phòng”.

Vừa nói, chủ quán vội chạy ra bên ngoài dắt xe cho một đôi nam nữ khoảng 14-15 tuổi. “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong”, bảng tên trường lớp không che, còn nguyên cặp sách lủng lẳng trên vai, cặp đôi ấy thản nhiên lên lầu, không ngượng ngùng, còn ngoái lại nói với người chủ: “Chú tắt giúp con bóng đèn”.

“Mối ruột đó em, đặt phòng từ trước rồi” - chủ quán cười hấp háy - “Chỗ anh thoải mái lắm, khách vào quán muốn làm gì thì làm. Bây giờ em chọn phim và gọi nước trước đi, khoảng mười phút nữa là có phòng thôi. Phim chọn vô tư, 60 ngàn đồng/giờ, tụi em muốn coi tới bao lâu thì coi, nước uống thì khoảng 20 ngàn đồng/món”.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Chiếc giường trong "rạp" M. trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM

Một đôi nam nữ học một trường cấp III tại quận 10 từ trên lầu bước xuống. Không chút luýnh quýnh, không hề ngượng ngập. Cậu con trai vòng tay ôm bạn gái khi vừa lấy xe máy: “Thứ Năm tuần sau, học thể dục xong mình vào đây coi phim nữa nhen…”. Đáp lại là cái gật đầu. Cô cậu học sinh này hòa vào dòng người, thản nhiên như vừa tan một buổi học thêm đâu đó.

Chúng tôi lên phòng. “Rạp” M. là một căn nhà bốn tầng với hơn mười phòng xem phim. Phòng số 5, nơi vừa được hai học sinh “xem phim” xong trước đó vài phút. Chủ quán vội phân bua: “Hai em thông cảm, hôm nay khách đông quá anh chưa kịp thay tấm trải nệm, để anh cho người đi thay tấm khác… Mấy đứa trẻ vô đây là vậy đó, hôm nào mình cũng theo sát dọn dẹp ngay”.

Căn phòng rộng khoảng 20m2 , bên trong có một chiếc giường vừa đủ hai người nằm, một máy chiếu, màn hình và một chiếc bàn nhỏ đặt nước uống. Vừa khởi động máy chiếu, người chủ “rạp” M. dặn chúng tôi: “Anh không bật điện để hai đứa em tự nhiên nhé. Khi nào xem phim xong thì các em đi xuống dưới tính tiền luôn”.

Đảo một vòng hành lang, chúng tôi thấy nơi này y hệt nhà nghỉ, bởi các căn phòng xem phim kia đều khóa kín cửa, bên trong không bật đèn điện và gần như không hề có dấu hiệu khách đang xem phim. “Bên trong mấy phòng toàn học trò lớp 9, lớp 10 vừa chập chững yêu đương”, S., một sinh viên đang làm thêm tại một “rạp xi nê” cho hay.

Chúng tôi có mặt tại “rạp” Ô. số 433/4 Sư Vạn Hạnh (Q.10). “Rạp” nhộn nhịp khách bởi đúng thời điểm tan học của các cô cậu cấp II, III. Đúng là học trò, khi nét hớn hở không giấu được trên gương mặt bởi sắp bước vào “thiên đường giải trí” không ai dòm ngó, tha hồ khơi gợi, phơi bày những bí mật giới tính, những tò mò, khao khát vốn rất người nhưng quá sớm ở các em. Buổi trưa qua mau, và các em bước ra với vẻ tất tả, lúi húi chải vội đầu tóc bù xù, bởi sắp vào tiết học buổi chiều ở trường.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Hai bạn trẻ đang xem phim tại "Xi nê hai người".

Chị Tuyết (người ngụ gần “rạp” Ô.) cho biết: “Sống ở đây thật sự tôi quá ngán ngẩm khi thấy cảnh những cháu nhỏ 14-15 tuổi chở nhau vào “rạp phim”. Mỗi ngày có đến vài chục lượt khách ra vào nhưng hầu hết đều rất nhỏ tuổi chứ không có người lớn”.

Biết,nhưng... sẽ kiểm tra

“Xi nê hai người” đang nở rộ tại TP.HCM và trở thành một trào lưu thu hút khá đông giới trẻ. Dạo một vòng quanh các tuyến đường như: 48/4 Quang Trung (Q.Gò Vấp), Tên Lửa (Q.Bình Tân); 27 Hoa Lan (Q.Phú Nhuận); 27 Nguyễn Cửu Đàm (Q.Tân Phú), chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp các điểm “xi nê hai người” đông nghẹt khách. Thậm chí có “rạp” chỉ tiếp nhận khách là các cặp đôi đến xem phim.

Tối 8/11, chúng tôi tìm đến “rạp” H. đường 28 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân), khi yêu cầu đặt phòng để xem phim một mình, nhân viên ở đây tỏ ra dè chừng: “Tụi em chỉ nhận khách là các cặp đôi đến xem phim thôi anh ơi”. Một nhân viên khác ở “rạp” H. kéo chúng tôi đến nói nhỏ: “Ở đây chủ yếu là nam nữ đến xem phim rồi hẹn hò, anh đi một mình, khách chỗ em thấy ngại, họ đâu dám vô”.

Phải nói rằng ai… sáng tạo ra “xi nê hai người” dành cho học trò là rất "giỏi", bởi đã đánh trúng tâm lý tuổi dậy thì. Minh Quân (học sinh một trường THPT ở Q.Tân Phú) cho hay: “Tuổi của tụi em khi quen nhau rất ngại vào nhà nghỉ, khách sạn vì sợ người quen bắt gặp. Hơn nữa, vào khách sạn người ta cũng đòi chứng minh nhân dân, rất rắc rối”.

Tuổi học trò, các em tò mò và vô tư, đâu thể lường hết được bất trắc từ tâm sinh lý, không đếm xỉa đến những nguy hại lâu dài về thể xác, chuyện học hành. Và cái bẫy khôn lường ấy không dừng lại ở chốn… thiên đường đó. Gần đây, nhiều đối tượng xấu cũng chọn “rạp” để làm nơi “giăng bẫy” các cô gái nhẹ dạ, cả tin.

T.H. (17 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) được một chàng trai quen trên mạng mời đi xem phim. Cứ ngỡ xem phim bình thường nên T.H. đã nhận lời. Bất ngờ, H. bị người bạn mới quen đưa đến một “rạp” trên đường Quang Trung rồi giở trò đồi bại. “Khi vào chỗ chiếu phim đó là em thấy nghi nghi rồi. Phòng tối om. Khi xem phim được khoảng 10 phút thì anh ta nắm tay, nắm chân rồi sờ mó lung tung. Em sợ quá đạp cửa chạy ra ngoài mới thoát thân”, T.H. kể lại.

Vỏ bọc của “xi nê hai người” là mô hình cà phê chiếu phim và được cấp phép kinh doanh bán đồ uống kèm chiếu phim. TS xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định: “Xi nê hai người” thực chất là nhà nghỉ trá hình dưới vỏ bọc xem phim. Tâm lý của các bạn nam nữ thanh niên, học sinh, khi vào những nơi xem phim có vẻ như tránh được ánh mắt nghi ngờ hay xét hỏi của người lớn. Loại hình xem phim này tồn tại nhiều điểm bất ổn và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chuyện đang sôi lên, nhưng xem ra cứ bị bỏ qua trước mặt chính quyền. Trao đổi với báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Thanh Huân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.Bình Tân cho biết: “Loại hình cà phê chiếu phim “hai người” là loại hình mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra tra cụ thể xem đó là loại hình kinh doanh gì, biến tướng như thế nào, có phép hay không. Tùy mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ có hướng xử lý đối với chủ kinh doanh loại hình này.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Một quá cà phê xi nê ở quận 10.

Còn ông Võ Ngọc Thanh (Chánh văn phòng UBND Q.10) cho biết: “Đúng là trên địa bàn có một số điểm kinh doanh loại hình cà phê xem phim “hai người”. Các cấp ở phường thường xuyên kiểm tra hoạt động của loại hình kinh doanh này. Bản thân tôi chưa nghe phản ánh về biến tướng của loại hình kinh doanh trên… Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phản ánh từ báo Phụ Nữ, chúng tôi sẽ làm việc với các đơn vị chức năng của quận để tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nói trên, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm”.

Trong khi chờ chính quyền ra tay, các “rạp” vẫn đang rộn ràng và một ngày nào đó, cha mẹ của các đôi bạn sẽ ngã ngửa với câu hỏi “vì sao con mình như vậy?” khi hệ lụy ập đến choáng váng bởi những đứa trẻ học hành sa sút, mang thai, đổ bệnh, phạm tội xâm hại tình dục khi không được đáp ứng. Lời của một cậu bé vang bên tai tôi: “Thì tụi em vẫn đi học mà, tranh thủ, ba mẹ làm sao biết được”…

Số vụ nạo phá thai và xâm lại tình dục tuổi vị thành niên không ngừng tăng

Tại hội thảo “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” hồi giữa năm 2016, Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên, đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên. Trong tổng số ca sinh đẻ năm 2015 thì có hơn 42.000 ca người mẹ tuổi vị thành niên, chiếm hơn 3,5%.

Tính trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 và con số này đang có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai trên cả nước. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.

* Thông tin từ Bộ LĐ-TBXH cho biết, trong 5 năm (2011- 2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam có xu hướng gia tăng, tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Theo quy định của pháp luật, nếu muốn kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ cơ sở phải đăng ký và phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Với những trường hợp mượn loại hình kinh doanh cà phê-chiếu phim để hoạt động như nhà nghỉ, đề nghị cơ quan chức năng rà soát và xử lý nghiêm.

“Rạp xi nê hai người” là hành vi vi phạm về mặt pháp luật lẫn đạo đức, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ. Điều 115 Bộ luật Hình sự quy định, người thành niên có hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 đến 16 tuổi dù là tự nguyện thì vẫn có thể bị xử lý hình sự, hình phạt cao nhất cho tội này lên đến 15 năm tù. Nếu chủ kinh doanh biết được khách chưa thành niên vào điểm xem phim của mình để quan hệ tình dục nhưng không tố cáo thì tùy tính chất, hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý tội không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm.

Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM)

Sơn Vinh
Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

“Xi nê hai người”: Nhà nghỉ trá hình của tuổi teen

Đang nở rộ loại hình xi nê dành cho hai người, thiết kế như nhà nghỉ. Khách xem phim hầu hết là học sinh cấp II, III. Họ xem phim hay… đóng phim? Lại thêm một mối âu lo dấy lên từ giới học trò

Thiên đường không ai nhòm ngó

20g, chúng tôi có mặt tại “rạp” M. số 343/16 Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM). Chủ quán niềm nở: “Hai em thông cảm ngồi bên dưới uống nước đợi một chút, hôm nay cuối tuần nên mấy đứa học sinh đi xem đông quá! Tụi anh đang “cháy” phòng”.

Vừa nói, chủ quán vội chạy ra bên ngoài dắt xe cho một đôi nam nữ khoảng 14-15 tuổi. “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong”, bảng tên trường lớp không che, còn nguyên cặp sách lủng lẳng trên vai, cặp đôi ấy thản nhiên lên lầu, không ngượng ngùng, còn ngoái lại nói với người chủ: “Chú tắt giúp con bóng đèn”.

“Mối ruột đó em, đặt phòng từ trước rồi” - chủ quán cười hấp háy - “Chỗ anh thoải mái lắm, khách vào quán muốn làm gì thì làm. Bây giờ em chọn phim và gọi nước trước đi, khoảng mười phút nữa là có phòng thôi. Phim chọn vô tư, 60 ngàn đồng/giờ, tụi em muốn coi tới bao lâu thì coi, nước uống thì khoảng 20 ngàn đồng/món”.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Chiếc giường trong "rạp" M. trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM

Một đôi nam nữ học một trường cấp III tại quận 10 từ trên lầu bước xuống. Không chút luýnh quýnh, không hề ngượng ngập. Cậu con trai vòng tay ôm bạn gái khi vừa lấy xe máy: “Thứ Năm tuần sau, học thể dục xong mình vào đây coi phim nữa nhen…”. Đáp lại là cái gật đầu. Cô cậu học sinh này hòa vào dòng người, thản nhiên như vừa tan một buổi học thêm đâu đó.

Chúng tôi lên phòng. “Rạp” M. là một căn nhà bốn tầng với hơn mười phòng xem phim. Phòng số 5, nơi vừa được hai học sinh “xem phim” xong trước đó vài phút. Chủ quán vội phân bua: “Hai em thông cảm, hôm nay khách đông quá anh chưa kịp thay tấm trải nệm, để anh cho người đi thay tấm khác… Mấy đứa trẻ vô đây là vậy đó, hôm nào mình cũng theo sát dọn dẹp ngay”.

Căn phòng rộng khoảng 20m2 , bên trong có một chiếc giường vừa đủ hai người nằm, một máy chiếu, màn hình và một chiếc bàn nhỏ đặt nước uống. Vừa khởi động máy chiếu, người chủ “rạp” M. dặn chúng tôi: “Anh không bật điện để hai đứa em tự nhiên nhé. Khi nào xem phim xong thì các em đi xuống dưới tính tiền luôn”.

Đảo một vòng hành lang, chúng tôi thấy nơi này y hệt nhà nghỉ, bởi các căn phòng xem phim kia đều khóa kín cửa, bên trong không bật đèn điện và gần như không hề có dấu hiệu khách đang xem phim. “Bên trong mấy phòng toàn học trò lớp 9, lớp 10 vừa chập chững yêu đương”, S., một sinh viên đang làm thêm tại một “rạp xi nê” cho hay.

Chúng tôi có mặt tại “rạp” Ô. số 433/4 Sư Vạn Hạnh (Q.10). “Rạp” nhộn nhịp khách bởi đúng thời điểm tan học của các cô cậu cấp II, III. Đúng là học trò, khi nét hớn hở không giấu được trên gương mặt bởi sắp bước vào “thiên đường giải trí” không ai dòm ngó, tha hồ khơi gợi, phơi bày những bí mật giới tính, những tò mò, khao khát vốn rất người nhưng quá sớm ở các em. Buổi trưa qua mau, và các em bước ra với vẻ tất tả, lúi húi chải vội đầu tóc bù xù, bởi sắp vào tiết học buổi chiều ở trường.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Hai bạn trẻ đang xem phim tại "Xi nê hai người".

Chị Tuyết (người ngụ gần “rạp” Ô.) cho biết: “Sống ở đây thật sự tôi quá ngán ngẩm khi thấy cảnh những cháu nhỏ 14-15 tuổi chở nhau vào “rạp phim”. Mỗi ngày có đến vài chục lượt khách ra vào nhưng hầu hết đều rất nhỏ tuổi chứ không có người lớn”.

Biết,nhưng... sẽ kiểm tra

“Xi nê hai người” đang nở rộ tại TP.HCM và trở thành một trào lưu thu hút khá đông giới trẻ. Dạo một vòng quanh các tuyến đường như: 48/4 Quang Trung (Q.Gò Vấp), Tên Lửa (Q.Bình Tân); 27 Hoa Lan (Q.Phú Nhuận); 27 Nguyễn Cửu Đàm (Q.Tân Phú), chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp các điểm “xi nê hai người” đông nghẹt khách. Thậm chí có “rạp” chỉ tiếp nhận khách là các cặp đôi đến xem phim.

Tối 8/11, chúng tôi tìm đến “rạp” H. đường 28 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân), khi yêu cầu đặt phòng để xem phim một mình, nhân viên ở đây tỏ ra dè chừng: “Tụi em chỉ nhận khách là các cặp đôi đến xem phim thôi anh ơi”. Một nhân viên khác ở “rạp” H. kéo chúng tôi đến nói nhỏ: “Ở đây chủ yếu là nam nữ đến xem phim rồi hẹn hò, anh đi một mình, khách chỗ em thấy ngại, họ đâu dám vô”.

Phải nói rằng ai… sáng tạo ra “xi nê hai người” dành cho học trò là rất "giỏi", bởi đã đánh trúng tâm lý tuổi dậy thì. Minh Quân (học sinh một trường THPT ở Q.Tân Phú) cho hay: “Tuổi của tụi em khi quen nhau rất ngại vào nhà nghỉ, khách sạn vì sợ người quen bắt gặp. Hơn nữa, vào khách sạn người ta cũng đòi chứng minh nhân dân, rất rắc rối”.

Tuổi học trò, các em tò mò và vô tư, đâu thể lường hết được bất trắc từ tâm sinh lý, không đếm xỉa đến những nguy hại lâu dài về thể xác, chuyện học hành. Và cái bẫy khôn lường ấy không dừng lại ở chốn… thiên đường đó. Gần đây, nhiều đối tượng xấu cũng chọn “rạp” để làm nơi “giăng bẫy” các cô gái nhẹ dạ, cả tin.

T.H. (17 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) được một chàng trai quen trên mạng mời đi xem phim. Cứ ngỡ xem phim bình thường nên T.H. đã nhận lời. Bất ngờ, H. bị người bạn mới quen đưa đến một “rạp” trên đường Quang Trung rồi giở trò đồi bại. “Khi vào chỗ chiếu phim đó là em thấy nghi nghi rồi. Phòng tối om. Khi xem phim được khoảng 10 phút thì anh ta nắm tay, nắm chân rồi sờ mó lung tung. Em sợ quá đạp cửa chạy ra ngoài mới thoát thân”, T.H. kể lại.

Vỏ bọc của “xi nê hai người” là mô hình cà phê chiếu phim và được cấp phép kinh doanh bán đồ uống kèm chiếu phim. TS xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định: “Xi nê hai người” thực chất là nhà nghỉ trá hình dưới vỏ bọc xem phim. Tâm lý của các bạn nam nữ thanh niên, học sinh, khi vào những nơi xem phim có vẻ như tránh được ánh mắt nghi ngờ hay xét hỏi của người lớn. Loại hình xem phim này tồn tại nhiều điểm bất ổn và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chuyện đang sôi lên, nhưng xem ra cứ bị bỏ qua trước mặt chính quyền. Trao đổi với báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Thanh Huân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.Bình Tân cho biết: “Loại hình cà phê chiếu phim “hai người” là loại hình mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra tra cụ thể xem đó là loại hình kinh doanh gì, biến tướng như thế nào, có phép hay không. Tùy mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ có hướng xử lý đối với chủ kinh doanh loại hình này.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Một quá cà phê xi nê ở quận 10.

Còn ông Võ Ngọc Thanh (Chánh văn phòng UBND Q.10) cho biết: “Đúng là trên địa bàn có một số điểm kinh doanh loại hình cà phê xem phim “hai người”. Các cấp ở phường thường xuyên kiểm tra hoạt động của loại hình kinh doanh này. Bản thân tôi chưa nghe phản ánh về biến tướng của loại hình kinh doanh trên… Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phản ánh từ báo Phụ Nữ, chúng tôi sẽ làm việc với các đơn vị chức năng của quận để tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nói trên, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm”.

Trong khi chờ chính quyền ra tay, các “rạp” vẫn đang rộn ràng và một ngày nào đó, cha mẹ của các đôi bạn sẽ ngã ngửa với câu hỏi “vì sao con mình như vậy?” khi hệ lụy ập đến choáng váng bởi những đứa trẻ học hành sa sút, mang thai, đổ bệnh, phạm tội xâm hại tình dục khi không được đáp ứng. Lời của một cậu bé vang bên tai tôi: “Thì tụi em vẫn đi học mà, tranh thủ, ba mẹ làm sao biết được”…

Số vụ nạo phá thai và xâm lại tình dục tuổi vị thành niên không ngừng tăng

Tại hội thảo “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” hồi giữa năm 2016, Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên, đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên. Trong tổng số ca sinh đẻ năm 2015 thì có hơn 42.000 ca người mẹ tuổi vị thành niên, chiếm hơn 3,5%.

Tính trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 và con số này đang có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai trên cả nước. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.

* Thông tin từ Bộ LĐ-TBXH cho biết, trong 5 năm (2011- 2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam có xu hướng gia tăng, tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Theo quy định của pháp luật, nếu muốn kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ cơ sở phải đăng ký và phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Với những trường hợp mượn loại hình kinh doanh cà phê-chiếu phim để hoạt động như nhà nghỉ, đề nghị cơ quan chức năng rà soát và xử lý nghiêm.

“Rạp xi nê hai người” là hành vi vi phạm về mặt pháp luật lẫn đạo đức, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ. Điều 115 Bộ luật Hình sự quy định, người thành niên có hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 đến 16 tuổi dù là tự nguyện thì vẫn có thể bị xử lý hình sự, hình phạt cao nhất cho tội này lên đến 15 năm tù. Nếu chủ kinh doanh biết được khách chưa thành niên vào điểm xem phim của mình để quan hệ tình dục nhưng không tố cáo thì tùy tính chất, hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý tội không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm.

Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM)

Sơn Vinh
Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

Nên tạm dừng những cơ sở không đủ tiêu chuẩn

Nói với Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc kinh doanh là quyền của các nhân, tổ chức là quyền hiến định được quy định trong các quy định pháp luật chuyên ngành và hiến pháp. 

"Do vậy, nếu việc đề xuất dừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội mà không đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn nào thì theo tôi là không bảo đảm theo quy định và không công bằng, cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. 

Chỉ nên tạm ngưng hoạt động kinh doanh các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh, chưa đạt điều kiện kinh doanh về phòng ốc, thoát hiểm, chữa cháy... chứ ra tạm ngưng đại trà thì theo tôi cần xem xét có thể sẽ vi phạm hiến định. Những tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật thì vẫn cho họ hoạt động kinh doanh bình thường. 

Không thể các địa phương khác tại Việt Nam hoạt động kinh doanh lĩnh vực này bình thường mà Hà Nội lại tạm dừng thì không ổn chút nào. Pháp luật được ban hành để điều chỉnh cho cả nước chứ không riêng một lãnh thổ Hà Nội hay ngoại trừ. Hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí là quyền của công dân nên việc ngưng hoạt động kinh doanh này sẽ làm hạn chế đến quyền vui chơi, giải trí mà được Hiến pháp quy định.

Ngoài ra, việc ngưng hoạt động kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung từ thu nhập của các tổ chức này, đã đầu tư, trang trí, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, tài sản biết bao nhiêu công sức tiền bạc họ đã đầu tư vào cơ sở, công việc của người lao động... sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống của xã hội và người dân nói riêng.

Cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật thì phải cho họ hoạt động, việc tạm ngưng toàn bộ là không có căn cứ. Không thể vì không kiểm soát được thì ngưng, việc không quản lý được đó là lỗi của nhà quản lý không thể đẩy thiệt hại này cho người dân gánh chịu.

Nếu chỉ vì qua vụ cháy chết nhiều người ở Hà Nội mà ngưng hoạt động kinh doanh này thì theo tôi vừa không phù hợp pháp luật vừa không đúng thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong khi nhiều văn bản luật hiện hành đã quy định thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh, có nhiều quy định tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh để khuyến khích và phát triển kinh doanh mà Hà Nội lại đề ra đề xuất này thì lại có thể đi ngược với các quy định pháp luật về kinh doanh hiện hành".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: “Hà Nội chưa tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke, chỉ không cấp mới cho các quán karaoke và hiện đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng hoạt động”.

Trí Lâm (thực hiện)

Nguồn: Một thế giới

Nên tạm dừng những cơ sở không đủ tiêu chuẩn

Nói với Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc kinh doanh là quyền của các nhân, tổ chức là quyền hiến định được quy định trong các quy định pháp luật chuyên ngành và hiến pháp. 

"Do vậy, nếu việc đề xuất dừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội mà không đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn nào thì theo tôi là không bảo đảm theo quy định và không công bằng, cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. 

Chỉ nên tạm ngưng hoạt động kinh doanh các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh, chưa đạt điều kiện kinh doanh về phòng ốc, thoát hiểm, chữa cháy... chứ ra tạm ngưng đại trà thì theo tôi cần xem xét có thể sẽ vi phạm hiến định. Những tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật thì vẫn cho họ hoạt động kinh doanh bình thường. 

Không thể các địa phương khác tại Việt Nam hoạt động kinh doanh lĩnh vực này bình thường mà Hà Nội lại tạm dừng thì không ổn chút nào. Pháp luật được ban hành để điều chỉnh cho cả nước chứ không riêng một lãnh thổ Hà Nội hay ngoại trừ. Hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí là quyền của công dân nên việc ngưng hoạt động kinh doanh này sẽ làm hạn chế đến quyền vui chơi, giải trí mà được Hiến pháp quy định.

Ngoài ra, việc ngưng hoạt động kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung từ thu nhập của các tổ chức này, đã đầu tư, trang trí, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, tài sản biết bao nhiêu công sức tiền bạc họ đã đầu tư vào cơ sở, công việc của người lao động... sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống của xã hội và người dân nói riêng.

Cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật thì phải cho họ hoạt động, việc tạm ngưng toàn bộ là không có căn cứ. Không thể vì không kiểm soát được thì ngưng, việc không quản lý được đó là lỗi của nhà quản lý không thể đẩy thiệt hại này cho người dân gánh chịu.

Nếu chỉ vì qua vụ cháy chết nhiều người ở Hà Nội mà ngưng hoạt động kinh doanh này thì theo tôi vừa không phù hợp pháp luật vừa không đúng thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong khi nhiều văn bản luật hiện hành đã quy định thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh, có nhiều quy định tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh để khuyến khích và phát triển kinh doanh mà Hà Nội lại đề ra đề xuất này thì lại có thể đi ngược với các quy định pháp luật về kinh doanh hiện hành".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: “Hà Nội chưa tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke, chỉ không cấp mới cho các quán karaoke và hiện đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng hoạt động”.

Trí Lâm (thực hiện)

Nguồn: Một thế giới

Hội trường D601 cơ sở Bình Triệu chiều nay chật kín các bạn sinh viên đến tham dự Buổi giao lưu học thuật giữa CLB Pháp luật – trường ĐH Cảnh sát nhân dân và CLB Phiên tòa tập sự - trường ĐH Luật Tp. HCM. Buổi giao lưu là một trong các hoạt động của Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, nhằm hướng đến mục đích tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật trong Đoàn viên, tạo sân chơi bổ ích cũng như giúp sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với trường bạn. Đến tham dự chương trình, về phía trường ĐH Luật Tp. HCM có Đ/c Nguyễn Thành Bá Đại – Bí thư Đoàn trường. Về phía trường ĐH Cảnh sát nhân dân, có Trung úy Cao Quý – Phó Bí thư Đoàn trường và Trung úy Lê Anh Tuấn – Giảng viên khoa Cảnh sát kinh tế ĐH Cảnh sát nhân dân. Bên cạnh đó chương trình còn hân hạnh đón tiếp những những vị khách mời đến từ các trường Đại học trong thành phố, đại diện báo Tuổi trẻ và gần 1000 sinh viên tham gia. Phần thi đầu tiên dưới hình thức Phiên tòa giả định diễn ra vô cùng gay cấn, hấp dẫn với những màn tranh biện giữa đội ĐH Cảnh sát nhân dân với vai trò Viện kiểm sát và đội ĐH Luật Tp. HCM với vai trò Luật sư. Thành phần Ban giám khảo trong phần thi này bao gồm: Kiểm sát viên Nguyễn Văn Tài – VKSND Tp. HCM; Luật sư Trần Minh Hùng – VP Luật sư Gia Đình; Đ/c Lê Thị Huyền Trân – Giảng viên bộ môn Pháp luật trường ĐH Cảnh sát nhân dân; Th.S Nguyễn Thị Ánh Hồng – Giảng viên khoa Hình sự ĐH Luật Tp. HCM. Nửa sau chương trình, hội trường đã trở nên sôi động hơn nữa trong phần chơi trò chơi ô chữ, hỏi đáp nhanh về pháp luật và những màn góp vui văn nghệ vô cùng đặc sắc. Ngày Pháp luật còn để lại ấn tượng với "Gian hàng Pháp luật" tại sân trường, mang lại những phút giây thư giãn cho sinh viên với các trò chơi dân gian lồng ghép với những kiến thức pháp luật. Trước đó, một Phiên tòa giả định khác cũng đã diễn ra vào buổi sáng tại hội trường D501, thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên trong trường. Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 2016 đã kết thúc thành công tốt đẹp, chứng tỏ sức hút khó cưỡng của một chương trình học thuật đối với sinh viên. Hi vọng, chương trình sẽ luôn giữ mãi sức hút đó và phát huy hơn nữa trong năm học tiếp theo!

        Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

 

Là văn phòng luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.

           Ngoài lĩnh vực hoạt động, chúng tôi còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho nhiều đối tượng... Khách hàng đến với Văn phòng luật sư Gia Đình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống.

 

SỨC HÚT KHÓ CƯỠNG CỦA “NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM 2016” Hội trường D601 cơ sở Bình Triệu chiều nay chật kín các bạn sinh viên đến tham dự Buổi giao lưu học thuật giữa CLB Pháp luật – trường ĐH Cảnh sát nhân dân và CLB Phiên tòa tập sự - trường ĐH Luật Tp. HCM. Buổi giao lưu là một trong các hoạt động của Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, nhằm hướng đến mục đích tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật trong Đoàn viên, tạo sân chơi bổ ích cũng như giúp sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với trường bạn. Đến tham dự chương trình, về phía trường ĐH Luật Tp. HCM có Đ/c Nguyễn Thành Bá Đại – Bí thư Đoàn trường. Về phía trường ĐH Cảnh sát nhân dân, có Trung úy Cao Quý – Phó Bí thư Đoàn trường và Trung úy Lê Anh Tuấn – Giảng viên khoa Cảnh sát kinh tế ĐH Cảnh sát nhân dân. Bên cạnh đó chương trình còn hân hạnh đón tiếp những những vị khách mời đến từ các trường Đại học trong thành phố, đại diện báo Tuổi trẻ và gần 1000 sinh viên tham gia. Phần thi đầu tiên dưới hình thức Phiên tòa giả định diễn ra vô cùng gay cấn, hấp dẫn với những màn tranh biện giữa đội ĐH Cảnh sát nhân dân với vai trò Viện kiểm sát và đội ĐH Luật Tp. HCM với vai trò Luật sư. Thành phần Ban giám khảo trong phần thi này bao gồm: Kiểm sát viên Nguyễn Văn Tài – VKSND Tp. HCM; Luật sư Trần Minh Hùng – VP Luật sư Gia Đình; Đ/c Lê Thị Huyền Trâm – Giảng viên bộ môn Pháp luật trường ĐH Cảnh sát nhân dân; Th.S Nguyễn Thị Ánh Hồng – Giảng viên khoa Hình sự ĐH Luật Tp. HCM. Nửa sau chương trình, hội trường đã trở nên sôi động hơn nữa trong phần chơi trò chơi ô chữ, hỏi đáp nhanh về pháp luật và những màn góp vui văn nghệ vô cùng đặc sắc. Ngày Pháp luật còn để lại ấn tượng với "Gian hàng Pháp luật" tại sân trường, mang lại những phút giây thư giãn cho sinh viên với các trò chơi dân gian lồng ghép với những kiến thức pháp luật. Trước đó, một Phiên tòa giả định khác cũng đã diễn ra vào buổi sáng tại hội trường D501, thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên trong trường. Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 2016 đã kết thúc thành công tốt đẹp, chứng tỏ sức hút khó cưỡng của một chương trình học thuật đối với sinh viên. Hi vọng, chương trình sẽ luôn giữ mãi sức hút đó và phát huy hơn nữa trong năm học tiếp theo! 

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện Clip nhóm thiếu nữ đánh một em nữ sinh ở huyện Nhà Bè sau đó còn bắt em này liếm chân và châm tàn thuốt vào tay mới chịu tha.
Theo kết quả xác minh ban đầu của công an H. Nhà Bè thì nữ sinh bị đánh là em T.Q (sinh năm 2001, học sinh lớp 8, Trường THCS Nguyễn Bình Khiêm, H. Nhà Bè).
Hai Thiếu nữ trực tiếp đánh, bắt nữ sinh phải quỳ gối, liếm chân là Đ.T.T.H (SN 2001, ngụ quận 7) và người đứng ra chỉ đạo, cầm đầu là Nhí Tinô (tên thật T.N.H.Y., SN 2001, ngụ quận 1). Hiện tại Nhí Tinô đang bỏ trốn và công an H. Nhà Bè đã phát lệnh triệu tập.
Qua xác minh riêng của báo Phụ Nữ, ngoài việc đánh em T.Q thì Nhí Tinô còn gây ra hàng loạt các vụ đánh nữ sinh khác. Hiện tại trên mạng xã hội cũng đang phát tán 3 Clip Nhí Tinô đánh các nữ sinh dã man và bắt quỳ gối làm nhục.
Nhí Tinô và băng nhóm khoảng 10 thiếu nữ của mình nhiều năm nay đã trở thành nỗi khiếp hãi của các nữ sinh H. Nhà Bè.
Vậy câu hỏi em nhờ anh tư vấn là:
1. Hành vi nhóm của Nhí Tinô đánh đập dã man, bắt liếm chân, châm tàn thuốc với nữ sinh T.Q được ghi lại trong Clip là vi phạm tội gì và có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ vào những hành vi trên thì những người có hành vi như đánh đập, làm nhục nữ sinh có thể sẽ bị xử lý về về tội cố ý gây thương tích, tội làm nhục người khác tùy vào tính chất hành vi, hậu quả và mục đích.
2. Hiện nay Nhí Tinô và các nữ sinh tham gia đánh T.Q và nhiều bạn khác chỉ mới 15 tuổi (chưa đủ 18 tuổi) vậy nếu phạm tội thì cơ quan chức năng có thể áp dụng biện pháp xử lý gì ?
Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 thì Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. do đó họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. Theo luật hình sự nước ta thì người từ đủ 14 tuổi trở nên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nghiêm trọng do cố ý (khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự).
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. (khoản 3 điều 8 bộ luật hình sự).
Như vậy, chỉ sau khi có kết quả điều tra cụ thể về tính chất của hành vi, hậu quả gây ra cho xã hội, độ tuổi cụ thể thì mới biết chính xác các em này có bị xử lý về mặt hình sự hay không.
Với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục, cải tạo tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Tòa án không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi. Ở mức án có thời hạn, người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và không áp dụng hình phạt bổ sung.
 
3. Quan điểm của luật sư liên quan đến vấn đề này ?
Bạo lực học đường, tình trạng học sinh đánh hội đồng, đánh nhau, làm nhục nhau, cởi áo nhau ngày càng có xu hướng gia tăng. Điều này cảnh báo đến những người làm giáo dục của đất nước. Xem những clip, sự kiện này ai cũng bức xúc và đau lòng. Các em vừa đáng thương vừa đáng trách. Phải chăng do môi trường giao dục ở ta chưa tốt, chưa bài bản, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Kèm theo đó là việc tác động từ phim ảnh bạo lực, giáo dục từ gia đình nên đã tạo nên tính cách vô cảm, bạo lực đối với các em học sinh.
Việc xử lý hình sự đối với người thành niên pháp luật luôn khoan hồng nên để có một hình phạt nghiêm khắc là hiếm có vì pháp luật đã có chính sách khoan hồng. Người chưa chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên nếu những người này có hành vi vi phạm nhưng hành vi ấy không thuộc vào tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn không thể xử lý hình sự được nên đây cũng là điều kiện rất khó gioa dục, răn đe các em.
Đối với các em theo tôi là vận động, tuyên truyền pháp luật, giáo dục các em trong một môi trường giáo dục bài bản, hình thành nhân cách cho các em, dạy cả về đạo đức và nhân cách, văn hóa để hình thành cho các em có 1 nền tảng đạo đức tốt ngay từ nhỏ, biết yêu thương và tôn trọng người khác...để khi lớn lên các em thấm nhuần nhân cách, đạo đức tốt từ nhà trường, gia đình, xã hội thì sẽ không có những hành vi sai lệch, tư tưởng lệch lạc như nhiều em hiện nay.

Luật sư Trần Minh Hùng: ‘Nếu Vinastas hoạt động sai chức năng thì nên đình chỉ’

 
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
   “Chức năng của Vinastas thành lập để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải công bố sai chất lượng của các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng, gây ảnh hưởng uy tín đến hoạt động kinh doanh, mất an toàn xã hội” – luật sư Trần Minh Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề đình chỉ hoạt động của Vinastas, trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, Hội Khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hoá chất lượng và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tự nguyện, không vì mục đích lợi nhuận của những người hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.  

Mục đích của hội này là tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghề, xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Như vậy, theo ông Hùng, với vị trí và vai trò như trên thì việc Vinastas ngang nhiên công bố chất lượng sản phẩm, cụ thể là công bố arsen trong nước mắm mà chưa có kết quả cụ thể cũng như chưa có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành nhà nước như Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN), Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Công Thương là có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Việc công bố chất lượng sản phẩm là việc của các cơ quan nhà nước. Bộ KH-CN có tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương.... đều có cơ quan kiểm tra và công bố, kể cả xuất xứ hàng hóa...” – ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, để xem hội này có phải bị đình chỉ hoạt động hay không thì các cơ quan có thẩm quyền cần xác minh xem có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh hay không.

Các cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều tra đối với hội này là Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ KH-CN và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan cần xem xét, điều tra, xác minh xem việc hội này công bố như vậy nhằm mục đích gì và gây thiệt hại cho các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm thế nào để có thể đình chỉ hoạt động của Vinastas có căn cứ pháp lý.

Ông Hùng cho hay, các hội chỉ có thể được ủy quyền của các cơ quan nhà nước để thực hiện một hoạt động nào đó, nhưng vẫn chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. Vì vậy, việc Vinastas công bố chất lượng của các sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố của mình vì hội này không đủ thẩm quyền và chức năng công bố.

Vị luật sư này cũng cho biết, việc tự nhiên công bố như vậy gây tác hại đến đời sống xã hội, hoạt động kinh doanh, gây hoang mang dư luận, gây thiệt hại trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề này thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chức năng của Vinastas thành lập để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ không phải công bố chất lượng của các sản phẩm người tiêu dùng sử dụng, gây ảnh hưởng uy tín đến hoạt động kinh doanh, mất an toàn xã hội.

“Do vậy, sau khi có kết luận cụ thể của cơ quan có thẩm quyền, nếu có bằng chứng hội này hoạt động sai chức năng, vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền nên đình chỉ hoạt động của hội này” – ông Hùng nhấn mạnh.

Ngày 26.10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn thông tin rằng cơ quan này đang tiến hành làm rõ xem Vinastas hoạt động có đúng tôn chỉ mục đích hay không. Nếu không đúng thì có thể đình chỉ hoạt động.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết các cơ quan có thẩm quyền bao gồm Bộ KH-CN với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương cũng có cơ quan kiểm tra và công bố, kể cả xuất xứ hàng hóa. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải báo cáo Chính phủ và Chính phủ đồng ý, Bộ Công thương ủy quyền thì mới được tham gia cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Vinastas công bố nước mắm nhiễm arsen thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn của mình.

Theo ông Tuấn, Vinastas phải hoạt động đúng điều lệ, tôn chỉ mục đích như bảo vệ hội viên và tham gia xây dựng chính sách… Còn việc hoạt động ngoài điều lệ phải dựa trên cơ sở được cơ quan chức năng ủy quyền.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng khẳng định hội này không có quyền công bố những thông tin về nước mắm như vừa qua vì nó thuộc quyền của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu vì quyền lợi người tiêu dùng, khi phát hiện ra vấn đề thì phải đề nghị cơ quan quản lý nhà nước vào cuộc xử lý.

Ông Cương cho hay, việc công bố như vậy là không đúng quy định, vì người công bố chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Do đó, cần phải xử lý nghiêm khắc Vinastas để làm gương.

Hoàng Long

Nguồn: Một thế giới

06:30 24/10/2016

Con trai chiếm nhà, bạo hành cha mẹ già

- Vì thương con nên dù bị lừa chiếm nhà, cụ Trình cũng không tố cáo. Tuy nhiên, gần đây cụ liên tục bị vợ chồng con trai bạo hành tinh thần nhằm đuổi vợ chồng cụ ra khỏi nhà.

Thương con trai không có vốn làm ăn, cụ ông Phạm Văn Trình (sn 1942, ngụ P.6, Q.8, TP.HCM) đã ủy quyền hai căn nhà cho con để thế chấp ngân hàng làm vốn. Không ngờ sau khi được ủy quyền, người con đã lén bán một căn nhà, căn còn lại sang tên cho vợ mình nhằm chiếm đoạt. Không những đoạt nhà, vợ chồng người con bất hiếu này còn bạo hành vợ chồng cụ trình đến mức họ không dám ở trong chính căn nhà của mình.

Lập mưu chiếm nhà cha mẹ?

Ngày 18/10, báo Phụ Nữ nhận được đơn cầu cứu của cụ Trình về việc vợ chồng cụ bị vợ chồng người con trai lập mưu chiếm đoạt hai căn nhà và bạo hành tinh thần. Cụ Trình cho biết, cụ có bốn người con, trong đó có ông Phạm Nhân Q. (SN 1979) không học hành đến nơi đến chốn, thời trẻ còn sa vào ma túy, đã nhiều lần đi cai nghiện tập trung. Năm 2006, sau khi cai nghiện về, ông Q. xin cha mẹ cưới vợ, hứa sẽ đoạn tuyệt với ma túy.

Thương con, cụ Trình lo chuyện cưới xin và trích lương hưu của mình mỗi tháng ba triệu đồng chu cấp cho con trai. Năm 2013, khi cụ Trình chuyển từ Q.3 về mua căn nhà số 1629/2A Phạm Thế Hiển (P.6, Q.8) an dưỡng tuổi già thì ông Q. nhiều lần đến năn nỉ cha mẹ ủy quyền căn nhà này cho mình để vay vốn ngân hàng làm ăn. Tin con, vợ chồng cụ Trình đã đồng ý làm giấy ủy quyền với điều kiện: ông Q. phải ký cam kết đến tháng 3/2015 sẽ hoàn tất việc thế chấp, trả lại nhà.

Tuy nhiên, đến thời hạn trên thì ông Q. tìm mọi cách trì hoãn. Đến đầu năm 2016, cụ Trình phát hiện căn nhà mình ủy quyền cho con trai đã được sang tên cho bà Nguyễn Thị T., SN 1982, vợ ông Q.

Cụ Trình bức xúc: “Tuy làm giấy ủy quyền cho con nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vẫn do vợ chồng tôi đứng tên. Không hiểu bằng cách nào con trai tôi đã sang tên được căn nhà đó cho vợ nó. Chuyện vô lý như vậy mà UBND Q.8 vẫn cấp giấy chứng nhận vào ngày 29/1/2016”.

Cũng theo cụ Trình, đây không phải là lần đầu cụ bị con trai lừa gạt chiếm đoạt căn nhà. Năm 2014, cũng với chiêu trò tương tự, ông Q. đã lừa cụ Trình ủy quyền một căn nhà của cụ tại Tân Hiệp (Tiền Giang) rồi bán với giá 500 triệu đồng, chiếm đoạt luôn tiền bán nhà.

Con trai chiem nha, bao hanh cha me gia
Cụ Trình trình bày việc bị con trai chiếm nhà, bạo hành.

Ngày nào cũng mắng chửi, hăm dọa

Vì thương con nên dù bị lừa chiếm nhà, cụ Trình cũng không tố cáo. Tuy nhiên, gần đây cụ liên tục bị vợ chồng con trai bạo hành tinh thần nhằm đuổi vợ chồng cụ ra khỏi nhà.

Ngày 17/8, vợ chồng ông Q. đến xin cụ cho về sống chung trong căn nhà 1629/2A Phạm Thế Hiển. Cụ Trình không đồng ý thì ông Q. lấy lý do căn nhà do vợ mình đứng tên, buộc cụ phải chấp nhận. Không muốn gia đình xào xáo, cụ Trình đành chịu, nhường luôn căn phòng mình đang ở cho vợ chồng ông Q.

Ngày 13/9, khi cụ Trình vắng nhà thì con dâu là bà Nguyễn Thị T. đã phát sinh mâu thuẫn với mẹ chồng là cụ bà Phạm Thị Việt Thanh (SN 1943). Bà T. đập phá nhiều đồ đạc của cụ Thanh, khóa trái cửa không cho ai vào. Khi về nhà không thể vào được, cụ Trình phải cầu cứu cơ quan chức năng.

Cụ Trình nói: “Vợ tôi bị tai biến nằm liệt một chỗ đã nhiều năm nên nghe vợ bị con dâu đóng cửa nhốt, lại đập phá đồ đạc, tôi rất lo bà ấy bị kích động sẽ lên huyết áp, đành phải cầu cứu chính quyền. Khi công an và cán bộ tư pháp phường xuống, con dâu tôi mới chịu mở cửa cho tôi vào”.

Thế nhưng, ngay sau khi cán bộ phường ra về, vợ chồng con trai cụ Trình lại tiếp tục chửi mắng cha mẹ già và đập phá đồ đạc. Từ hôm đó đến nay, cụ Trình không nhớ nổi mình đã bao nhiêu lần bị vợ chồng con trai chửi mắng, đập phá đồ đạc và đuổi khỏi nhà. Cụ Trình nghẹn ngào: “Vợ chồng tôi đều từng tham gia kháng chiến, giờ về hưu chỉ muốn sống thanh thản những ngày cuối đời, không ngờ lại bị chính con trai mình bạc đãi. Đau lòng lắm nhưng tôi phải trình bày trước công luận để mong được cứu giúp”.

Bà Nguyễn Thị Bạch Nhật, cán bộ tư pháp P.6, Q.8, cho biết: “Vụ việc của gia đình cụ Trình đã được UBND phường mời lên hòa giải ba lần. Chức năng của chúng tôi chỉ dừng ở hòa giải, tư vấn. Chúng tôi đã tư vấn cho cụ Trình nhiều giải pháp, trong đó có cả việc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết”.

Ngày 17/10 vừa qua, UBND P.6, Q.8 đã mời cụ Trình và vợ chồng ông Q. lên để hòa giải. Sau khi làm việc ở phường về, vợ chồng ông Q. lại tiếp tục đập phá và chửi bới, cũng không chịu lên UBND phường tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau (18/10) theo giấy mời, cán bộ phường phải đến nhà lập biên bản. Cũng sau lần bạo hành này, vợ chồng cụ Trình không còn dám ở lại căn nhà của mình nữa, phải tá túc nhà người thân.

Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM, nhận định, nếu cụ Trình chỉ ủy quyền quản lý sử dụng căn nhà mà ông Q. lại chuyển nhượng cho vợ mình là trái quy định. Ngoài ra, nếu đã có cam kết là cụ Trình chỉ ủy quyền để ông Q. vay ngân hàng, thì việc sang tên cho vợ của ông Q. là đã làm cho ủy quyền này có dấu hiệu bị lừa dối.

Theo quy định giao dịch dân sự, trường hợp bị lừa dối thì cụ Trình có quyền khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền, hủy việc chuyển nhượng giữa ông Q. và bà T. Cụ Trình cũng có thể nhờ tòa án can thiệp hủy giấy chứng nhận sang tên theo quy định vì bị lừa dối.

“Ông Q. có dấu hiệu vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không còn tùy vào kết luận của cơ quan chức năng, nhưng theo những thông tin từ cụ Trình, ông Q. đã có dấu hiệu lừa dối ngay từ đầu, có cơ sở để cho rằng ông Q. đã có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản”, luật sư Hùng nói.

Sơn Vinh - Thúy Quỳnh

Nguồn: Báo phụ nữ gia đình

Vụ CSGT Hà Nội bị đánh gãy răng: Sao hiện tượng chống người thi hành công vụ không dứt?

15/10/2016 12:00 Bản in
Bất bình khi lực lượng CSGT làm nhiệm vụ phải đối mặt với hành động côn đồ, chống người thi hành công vụ của người vi phạm, nhiều người đặt câu hỏi vì sao tình trạng này vẫn không dứt?

Như Infonet đưa tin, khoảng 7 giờ 10 phút ngày 13/10, tại  đầu nút giao thông Trường Chinh- Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội. Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 3 đang làm nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc giao thông thì có một nam thanh niên điều khiển xe máy Honda Wave mang BKS 29S1-312.92 lưu thông hướng Trường Chinh- Ngã Tư Sở không đội mũ bảo hiểm.

Ngay sau đó, tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra hành chính theo đúng luật định. Không những không chấp hành mà nam thanh niên này tăng ga bỏ chạy. Đến chốt tiếp theo, một chiến sĩ CSGT khác tiếp tục dừng xe kiểm tra nhưng nam thanh niên này vẫn không chấp hành mà nhấn ga đâm thẳng vào người chiến sĩ CSGT.

Nam thanh niên 9x lao xe và đấm CSGT

Khi cả CSGT và nam thanh niên này cùng ngã xuống đường, bất ngờ nam thanh niên vùng dậy tung liên tiếp nhiều cú đấm vào mặt, khiến chiến sĩ CSGT bị gãy 2 răng cửa, mất rất nhiều máu.

Đây không phải lần đầu người vi phạm có hành vi chống đối lực lượng CSGT. Điều này là thực tế đáng báo động và đặt ra nhiều câu hỏi về ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân và vấn đề tuyên truyền phổ biến pháp luật của các ngành.

 
 

Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Hiện nay, xảy ra nhiều tình trạng chống người thi hành công vụ, chống cảnh sát giao thông khi họ làm nhiệm vụ. Thực trạng này nói lên việc chấp hành pháp luật cũng như tình trạng giao thông vốn phức tạp ở Việt Nam.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư Tp HCM)

Các sự việc này đã để lại những hình ảnh không đẹp trong dư luận và có phần phản cảm. Tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng này nhiều là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà ngành giao thông cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Những hành vi này không văn minh và thể hiện sự lạc hậu cho nên chúng ta cần có các biện pháp hữu hiệu hạn chế”.

Theo luật sư Hùng, tùy theo tính chất hành vi, mức độ vi phạm mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự - Tội chống người thi hành công vụ.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, luật sư Trần Minh Hùng chia sẻ, tình trạng này được báo chí và truyền thông đưa nhiều, nhưng nó vẫn tiếp tục xảy ra và thậm chí không giảm là do nhiều nguyên nhân cả từ người vi phạm và phía CSGT, do ý thức pháp luật, sự nghiêm túc và minh bạch của CSGT khi làm nhiệm vụ cũng là điều cần quan tâm, tuyên truyền pháp luật giao thông còn hạn chế, nhận thức về hành vi còn thấp, tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, sử dụng ma túy khi tham gia giao thông nên khi bị CSGT yêu cầu dừng thì không làm chủ được hành vi mà bất chấp tuân lệnh là xảy ra nhiều tại Việt Nam.

Bày tỏ quan điểm lên án hành động côn đồ của người vi phạm khi chống lại lực lượng CSGT, luật sư Hùng nhấn mạnh: “Dù gì theo tôi cũng không nên có hành vi chống người thi hành công vụ vì như vậy càng thể hiện ý thức mình còn kém và để lại những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Nếu cho rằng mình bị oan sai thì vẫn được quyền khiếu nại lên cấp trên theo trình tự luật định không nên có những hành vi chống đối bằng vũ lực”. 

Điều 257. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

(Trích Bộ Luật hình sự hiện hành)

Hồng Chuyên

nguồn: infonet

Link báo: http://infonet.vn/vu-csgt-ha-noi-bi-danh-gay-rang-sao-hien-tuong-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-khong-dut-post211478.info

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006