Hỏi Đáp Pháp Luật

Quan Hệ Tình Dục Với Người Chưa 18 Tuổi Phạm Tội Gì?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Căn cứ vào Điều 111, Điều 112, Điều 115 của Bộ luật Hình sự thì người quan hệ với trẻ em dưới 18 tuổi sẽ bị xử phạt cụ thể như sau:

1. Trường hợp thứ nhất: Người thực hiện hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì sẽ bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) và bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình (theo khoản 4 Điều 112).

2. Trường hợp thứ hai: Nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi:

- Nếu người thực hiện hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của nạn nhân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112) và có thể bị xử phạt như sau:

+ Phạt tù từ năm đến mười lăm năm (khoản 1 Điều 112);

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 112 thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 112 thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Nếu người thực hiện hành vi phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có hành vi giao cấu với nạn nhân (có sự đồng thuận của nạn nhân) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) và sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tù từ một năm đến năm năm (khoản 1 Điều 115);

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 115 thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 115 thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Trường hợp thứ ba: Nạn nhân là trẻ em từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:

- Nếu người thực hiện hành vi phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của nạn nhân vàphạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 111 của Bộ luật Hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (Điều 111).

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 thì sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

- Nếu người thực hiện hành vi phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của nạn nhân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (Điều 111) và sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tù từ năm năm đến mười năm (khoản 4 Điều 111);

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 thì sẽ bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thủ Tục Nhận Thừa Kế Tại Việt Nam Của Người Nước Ngoài Thế Nào?-

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:

Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Tài sản thừa kế ở nước ngoài.

2. Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật

Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định:

Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số 75/2000/NĐ-CP.

Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm yết. Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ, tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng.Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm bảo quản việc niêm yết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết.

Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau:

Cách thứ nhất:

Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế.Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản ...) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).

Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường.Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế.Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

Cách thứ hai:

Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.

Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế...). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: "Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật."

Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

3. Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

a. Chỉ được nhận thừa kế giá trị nếu di sản thừa kế là bất động sản

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam(không phải là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước)thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (Điều 186, Luật Đất đai 2013).

b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.
Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).

c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau

Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);

Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.

Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

Về mức ngoại tệ tiền mặt được chuyển

Theo quy định tại Quyết định số 921 ngày 27/6/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì cá nhân trực tiếp mang tiền mặt khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam chỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) ở mức 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối
.
Trong trường hợp được phép mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển, mang mỗi năm tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000 USD.

Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.

Số tiền còn lại (bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), công dân Việt Nam được gửi vào Ngân hàng để chuyển dần (bao gồm gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo, theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thỏa thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ nhưng mỗi năm tối đa không quá mức quy định trên.

Trường hợp gửi vào Ngân hàng bằng đồng Việt Nam, công dân Việt Nam được mua ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng được phép tại thời điểm chuyển ngoại tệ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ.

Thủ Tục Việt Kiều Mua Nhà Ở Tại TP.HCM

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Xin Luật sư cho tôi hỏi thủ tục và điều kiện việt kiều mua nhà ở tại Việt nam?
 
Chào bạn
Cảm ơn bạn đã liên hệ đến chúng tôi.
 
Pháp luật Việt Nam hay cụ thể là luật Nhà ở 2014 đã có những quy định rất mở cho đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) muốn sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tham gia vào các giao dịch nhà đất tại Việt Nam, điều kiện tiên quyết là chủ thể cần chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng thời còn phải nắm rõ những quy định phức tạp của Pháp luật đất đai để có thể hạn chế rủi ro đối với những giao dịch có giá trị lớn như mua bán nhà đất.
Sau đây xin giới thiệu đến các bạn các bước để tham gia giao dịch mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật ở Việt Nam như sau:


Bước 1: Chủ thể cần chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Bước 2: Xác định loại bất động sản (nhà đất) mà mình muốn mua có phù hợp với quy định hay không (loại bất động sản mà Việt kiều được quyền sở hữu)

Bước 3: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của nhà đất

Bước 4: Ký hợp đồng đặt cọc (nếu có)

Bước 5: Ký hợp đồng mua bán tại văn phòng công chứng

Bước 6: Nộp hồ sơ sang tên và nộp các loại thuế, lệ phí


Cụ thể các bước như sau:

BƯỚC 1: CHỦ THỂ CẦN CHỨNG MINH ĐƯỢC MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Theo quy định của Luật nhà ở 2014, tất cả các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều được mua nhà đất tự do tại Việt Nam.

Giấy tờ chứng minh: là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để được mua nhà với tư cách là người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

a. Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b. Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận nguồn gốc VN do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy chỉ cần có giấy tờ chứng minh mình là người Việt Nam, các chủ thể có thể yên tâm rằng mình được sở hữu nhà đất tại Việt Nam với các quyền và nghĩa vụ cơ bản giống như người Việt Nam. Các giấy tờ nêu trên được dùng cho việc làm thủ tục mua bán nhà đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

(*) Nếu không chứng minh được mình là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải mua nhà tại Việt Nam với tư cách là người nước ngoài với một số hạn chế nhất định.

Bước 2: XÁC ĐỊNH LOẠI BẤT ĐỘNG SẢN (NHÀ ĐẤT) MÀ MÌNH MUỐN MUA CÓ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH HAY KHÔNG (loại bất động sản mà Việt kiều được quyền sở hữu)

Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu các loại bất động sản sau đây: nhà ở thương mại, nhà ở riêng lẻ (nhà phố) và được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất thổ cư bình thường) ngoài các trường hợp nêu trên).

*Nhà ở thương mại :là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.(Luật nhà ở 2014)

BƯỚC 3: KIỂM TRA GIẤY TỜ NHÀ ĐẤT

a. Nếu là nhà ở thương mại (nhà ở trong dự án) thì yêu cầu chủ đầu tư cung cấp những giấy tờ sau:

*Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh bất động sản

*Giấy phép đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư 

*Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) của cả khu đất thực hiện dự án

* Hồ sơ chứng từ liên quan việc hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư

* Giấy phép xây dựng và các giấy phép khác liên quan đến việc xây dựng

*Hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Nếu là nhà ở hình thành trong tương lai:

* Biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng,hợp đồng bảo lãnh, văn bản cho phép bán, cho thuê mua của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

b.Nếu là nhà ở riêng lẻ (nhà phố)

*Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất

Kiểm tra trên giấy tờ nhà đất và thực tế xem có đúng như quy hoạch trên bản vẽ, có làm thủ tục hoàn công hay chưa, nhà đất đã từng sữa chữa, thay đổi kiến trúc hay không, nếu có phải được cập nhật vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Đảm bảo rằng nhà ở hoặc nhà trong dự án không nằm trong quy hoạch của Nhà nước, không thuộc diện tranh chấp, không bị kê biên đảm bảo thi hành án.

Trên đây là một số ý kiến của Luasudiaoc. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều rủi ro liên quan đến giấy tờ nhà đất mà các chủ thể không thể lường trước được. Để giao dịch của mình được đảm bảo về các vấn đề pháp lý, hạn chế những rủi ro. Liên hệ với Luật sư Địa ốc để được hỗ trợ một cách tốt nhất.


BƯỚC 4: KÝ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC (Nếu có)

Đây là một loại thủ tục không bắt buộc, có giá trị như một loại giao ước giữa bên bán và bên mua. Thường thì các bên sẽ tự thỏa thuận về nội dung hợp đồng đặt cọc cũng như số tiền đặt cọc(khoảng 5 – 15% giá trị nhà đất), thời gian đặt cọc (khoảng 10 – 30 ngày). Trường hợp bên mua thanh toán một lần thì không cần ký hợp đồng đặt cọc.

BƯỚC 5: KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

1. HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

1.Bản chính Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Bản chính giấy tờ tùy thân của bên mua và bên bán gồm:

- Giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng: CMND không quá 15 năm và Hộ chiếu không quá 10 năm kể từ ngày cấp);

- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận nguồn gốc VN.

- Sổ hộ khẩu

- Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp đã kết hôn); hoặc Giấy xác nhận độc thân (trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn);

- Ngoài ra trong trường hợp có uỷ quyền thì văn bản uỷ quyền phải được công chứng và người được uỷ quyền cũng phải mang bản chính Giấy CMND/ hộ chiếu và Sổ hộ khẩu;

3. Bản chính cácgiấy tờ khác có liên quan đến thửa đất như tờ khai đã nộp thuế,… (nếu có).

4. Dự thảo hợp đồng, giao dịch mà các bên chuẩn bị hoặc các bên cũng có thể yêu cầu công chứng tự soạn trên thông tin mà các bên cung cấp;

Nếu quý khách hàng không yên tâm về các vấn đề pháp lý khi ký kết hợp đồng mua bán nhà đất, từ bước ký hợp đồng đặt cọc đến bước giao kết hợp đồng mua bán, cần một đội ngũ luật sư hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất, liên hệ với Luật sư địa ốc để được  hỗ trợ trực tiếp.


2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Tiếp theo công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ (nếu hợp lệ) sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng theo yêu cầu của các bên (hoặc theo Hợp đồng mẫu của các bên mang theo).

Các bên tiến hành ký hợp đồng và công chứng viên công chứng hợp đồng.


BƯỚC 6: NỘP HỒ SƠ SANG TÊN VÀ NỘP CÁC LOẠI THUẾ PHÍ

Bao gồm: Đăng ký thuế và nộp hồ sơ sang tên Giấy chứng nhận.

1.TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHUNG

- Nộp hồ sơ sang tên Giấy chứng nhận

-Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính, đồng thời viết biên nhận ngày hẹn nhận thông báo thuế

- Đến ngày hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.

- Cán bộ xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

-Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Công dân nộp lệ phí địa chính

2. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên môi trường tại địa phương nơi có nhà, đất.

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày

3.HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

1.Đơn xin đăng ký biên động quyền sử dụng đất (theo mẫu)

2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);

3. Sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực)/hoặc hộ chiếu/giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam, gốc Việt Nam

4.Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (công chứng);

5. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);

6.Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);

7.Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính)

*HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ KHI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH (THUẾ VÀ LỆ PHÍ)

Thuế thu nhập cá nhân: 2%

Lệ phí trước bạ: 0,5%

Hồ sơ:

- Bản chính hoặc bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 11/KK-TNCN

- Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản

-Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu 01/LPTB

4. KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT: Cơ quan tài nguyên môi trường cấp Giấy chứng nhận mới cho bên mua/ bên nhận chuyển nhượng hoặc cập nhận bổ sung vào trang bổ sung của Giấy chứng nhận tùy theo yêu cầu của người nộp hồ sơ.
 

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của chúng tôi liên quan đến Thủ tục Việt Kiều mua nhà tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi để hỗ trợ trong quá trình thực hiện công việc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất.

Trân trọng

Việt Kiều Nhờ Đứng Tên Dùm Nhà Ở Việt Nam Có Kiện Đòi Được Không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Xin Luật sư cho tôi hỏi là tôi có cho người anh đứng dùm tên căn nhà tại đường Trần Quang Khài, quận 1 giờ tôi muốn kiện đòi lại có được không?

Tôi xem báo chí, đài truyền hình thấy Luật sư Trần Minh Hùng trả lời báo chí, trên đài truyền hình miễn phí nên tôi mạn phép xin hỏi.

Kính mong Qúy luật sư giúp đỡ.

Trân trọng

Chào bạn

Vấn đề bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

a. Trong trường hợp thửa đất đang tranh chấp nêu trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013.Điều 203 Khoản 1 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”

Theo đó, bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã hòa giải. Trong trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành bạn có quyền khởi kiện dân sự tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

b. Trong trường hợp thửa đất đang tranh chấp nêu trên đã không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Điều 203 Khoản 2 Luật Đất đai 2013 quy định: “2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND, Điều 203 Khoản 3 Điểm b quy định: “3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án,

Điều 30 Khoản 1 Điểm c Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định:

“1. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;”

Như vậy, trường hợp thửa đất đang tranh chấp nêu trên nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, bạn có quyền lựa chọn giải quyết tại UBND Tỉnh hoặc tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thứ hai : Về đại diện theo ủy quyền

Theo quy định tại khoản 2, Điều 139, Bộ luật Dân sự 2005, thì “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.”

Theo các điều 142, 143 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau:

“Điều 142. Đại diện theo uỷ quyền

1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.

2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.

Điều 143. Người đại diện theo uỷ quyền

1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện như bên, em rể của bạn được phép nhận ủy quyền tham gia giải quyết các tranh chấp về đất đai, nhà ở nêu trên

Thứ 3: Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người VN định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Luật Đất Đai 2013 đã mở rộng quyền cho người VN định cư ở nước ngoài. Theo điều 186: Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến hãng luật chúng tôi, nếu chưa hỏi bạn có thể tiếp tục hỏi để chúng tôi tư vấn cụ thể cho bạn hơn.

Chồng Ở Trong Tù Vợ Có Ly Hôn Được Không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Xin Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng VPLS GIA ĐÌNH cho tôi hỏi là Chồng tôi bị đi tù thì tôi có được quyền đơn phương ly hôn không?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, vấn đề bạn hỏi chúng tôi trả lời như sau:

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế ly quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 3 Điều 51). Do đó, trường hợp chồng bạn đang thi hành án phạt tù thì bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; nếu có đủ căn cứ theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: "1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì bạn nộp đơn xin thuận tình ly hôn có chữ ký của cả vợ và chồng. Nếu bạn đơn phưng ly hôn thì trong đơn xin đơn phương ly hôn không cần chữ ký của chồng. Do đó, để thuận tiện và nhanh chóng, bạn nên làm đơn xin đơn phương ly hôn.

Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi.

Bạn còn vấn đề nào thắc mắc có thể gửi câu hỏi đến chúng tôi để được tư vấn cụ thể cho bạn.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006