Hỏi Đáp Pháp Luật

Luật sư tư vấn xác nhận nguồn gốc việt nam

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Khi có nhu cầu xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có), nếu xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho người đó Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu).

– Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo bằng văn bản cho người đó biết.

– Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4×6;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;

– Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cơ quan phối hợp: Không

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Lệ phí (nếu có): Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Luật sư tư vấn giữ quốc tịch

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Tư vấn và làm thủ tục nhập tịch cho Việt Kiều:  VPLS GIA ĐÌNH là công ty tư vấn luật chuyên nghiệp,  chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn và làm thủ tục nhập quốc tịch cho Việt Kiều. Với bề dày truyền thống, Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp với chất lượng và độ tin cậy cao nhất cùng các giải pháp sáng tạo, toàn diện cho các vấn đề của doanh nghiệp...

I. Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam của Việt Kiều

1. Điều kiện hồi hương hoặc nhập tịch Việt Nam

a) Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì cần có xác nhận đã đǎng ký công dân tại một cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

b) Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

c) Có khả nǎng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.

d) Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh.

- Cơ quan bảo lãnh: Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh cần có vǎn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí làm việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.

- Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện sau:

- Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam, không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân.

- Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.

- Bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo như: bảo đảm về nơi ǎn ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu tuổi già sức yếu)...

2. Thủ tục xin hồi hương gồm:

a) Hồ sơ xin hồi hương (mỗi người lập 02 bộ hồ sơ) gồm:

- Đơn xin hồi hương (theo mẫu, do cơ quan đại diện ngoại giao cấp).

- Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài cần có giấy chứng nhận đǎng ký công dân do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.

- Ba ảnh cỡ 4cm x 6cm mới chụp: hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương, một ảnh ghi rõ họ tên ở mặt sau để phục vụ việc cấp giấy thông hành.

- Người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh cần có: đơn bảo lãnh của thân nhân (theo mẫu); giấy tờ chứng minh có khả nǎng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân bảo lãnh); giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh.

- Người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh cần có vǎn bản bảo lãnh của cơ quan bảo lãnh với nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 1.d).

b) Nơi nhận hồ sơ xin hồi hương.

- Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam.

- Ở trong nước: Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

II. Thời gian làm việc

- Thời gian: 90 ngày làm việc…
Trân trọng.
LS TRẦN MINH HÙNG
LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV

Quan hệ với người yêu dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý hình sự?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Quan hệ' với người yêu dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý hình sự

"Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm", luật sư Vũ Tiến Vinh tư vấn về câu hỏi của bạn Thanh Mai.

Về khoa học, các em gái dưới 16 tuổi chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như chưa có những kiến thức cần thiết về mặt sinh học và xã hội, nên mặc dù các em tự nguyện giao cấu với người khác nhưng chính các em chưa ý thức được các tác hại của nó trong hiện tại cũng như trong tương lai, đặc biệt tác hại đến sức khỏe, sự phát triển đạo đức, nhân cách của các em.

Do vậy giao cấu ở lứa tuổi này sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của các em. Chính vì lẽ đó pháp luật cần phải xử lý những người (đã thành niên) mà có hành vi giao cấu với các em.

Theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Hình sự về tội giao cấu với trẻ em thì “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm”.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

- Phạm tội nhiều lần;

- Đối với nhiều người;

- Có tính chất loạn luân;

- Làm nạn nhân có thai;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Còn mọi trường hợp giao cấu với người chưa đủ 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm bất luận trẻ em đó có đồng ý hay không đồng ý.

Về hành vi không tố giác tội phạm, theo quy định tại Điều 314 về tội không tố giác tội phạm thì “Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

Xem xét các tội phạm được liệt kê ở Điều 313 thì không có tội giao cấu với trẻ em do vậy hành vi không tố giác của bạn không phạm tội…
Trân trọng.
LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRYỀN HÌNH TPHCM
 

Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Theo Khoản 2 Điều 104 của Luật Tố tụng hành chính năm 2010, thì:

 - Thời hạn khởi kiện là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

- Thời hạn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại;

- Thời hạn khiếu kiện về danh sách cử tri là 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan này.

Đối với trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Liên quan đến thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính, Toà án nhân nhân tối cao hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo đó:

Để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện trong trường hợp nào là “kể từ ngày nhận được”, trường hợp nào là “kể từ ngày biết được” thì cần căn cứ vào đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phân biệt như sau:

a) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật).

b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó.

c) Trường hợp hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là thời điểm hành vi hành chính đó được thực hiện hoặc kể từ ngày được thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện.

d) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;

b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Theo Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cách tính thời hiệu được xác định như sau: Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Cũng theo Luật này thì thời hạn được quy định cụ thể tại Điều 149: Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác; Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. Những quy định này trong Bộ luật Dân sự cũng được áp dụng đối với Luật Tố tụng hành chính.

Trân trọng.

 

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Tư vấn mua bán nhà đất bằng vi bằng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Hỏi Đáp Pháp Luật

Vi bằng là gì?

 

Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng tồn tại “vi bằng công chứng Thừa phát lại”. Cách hiểu này là hoàn toàn sai lầm. Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Chỉ có vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật cc.

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 28 nghị định 61 Theo đó, vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chỉ ghi nhận nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận và kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
 Vi bằng mua bán nhà đất khiến nhiều người nhầm tưởng là có thể thay công chứng (Ảnh minh họa)
 
Những hạn chế đối với vi bằng

Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nđ 35quy định Thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với:

- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: Giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;

- Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc Thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại…);

- Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, Thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp. 
 

Như vậy, thực chất vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả mua bán nhà, đất. Đó là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch... giữa hai bên, không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006