Luật Sư Doanh Nghiệp

Vai trò của các quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Vai trò của các quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp

  • Đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý.
  • Phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng trong từng vị trí của bộ máy quản lý.
  • Hướng bộ máy quản lý doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.
  • Hướng dẫn hoặc giải thích chi tiết các quy định của doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn soạn thảo quy chế nội bộ doanh nghiệp 

  • Tư vấn xây dựng Điều lệ phù hợp với các doanh nghiệp khác nhau.
  • Tư vấn xây dựng thỏa thuận cổ đông/thành viên phù hợp với yêu cầu và đặc thù của mỗi chủ doanh nghiệp.
  • Tư vấn xây dựng quy chế quản trị nội bộ cho bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp: quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát.
  • Tư vấn soạn thảo quy chế hoạt động của các phòng chuyên môn trong doanh nghiệp.
  • Tư vấn soạn thảo quy chế về quản trị nhân sự: tuyển dụng lao động, đào tạo nhân sự.
  • Tư vấn xây dựng bộ quy tắc về ứng xử trong doanh nghiệp.
  • Tư vấn xây dựng quy chế tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động.
  • Tư vấn soạn thảo các quy chế quản lý hoạt động kinh doanh như quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tư, quy chế quản lý hợp đồng.
  • Tư vấn xây dựng quy trình để triển khai từng quy chế, dễ dàng cho việc sử dụng, thuận tiện cho người lao động cũng như cấp quản lý của doanh nghiệp.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Luật Sư Giỏi Về Hợp Đồng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Tranh chấp Hợp đồng: Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.

A. /KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG:
I. Tranh chấp Hợp đồng: Là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ Hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng.

1.       Tranh chấp Hợp đồng là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm đó (trong khi vi phạm Hợp đồng là hành vi đơn phương của một bên đã xử sự trái với cam kết trong Hợp đồng).

2.       Các đặc điểm của tranh chấp Hợp đồng:
- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ Hợp đồng, nên luôn luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp (tức các bên trong Hợp đồng).
- Mang yếu tố tài sản (vật chất hay tinh thần) và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp.
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận.

II. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng:

1.       Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

2.       Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

3.       Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

4.       Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án.

5.       Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

6.       Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng :
- Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên.
- Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên.
- Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.
B./ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP Hợp đồng:
I. Phương thức thương lượng, hòa giải:

1.       Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng.

2.       Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

3.       Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

4.    Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồngKT trong thực tế bằng phương thức hòa giải:
- Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.
- Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên.
- Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
- Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
5.       Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:
- Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
- Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
6.       Các hình thức hòa giải:
- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.
- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
II. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài: Tức là các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
 
- Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.
- Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.
- Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.
- Thực tiễn giải quyết các tranh chấp ở các nước trên thế giới: có 2 hình thức trọng tài: Trọng tài vụ việc (Ad – hoc) và trọng tài thường trực.
- Trọng tài vụ việc (Ad – hoc): là loại trọng tài được các bên tranh chấp thỏa thuận lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể và sẽ giải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó.
- Trọng tài thường trực: liên tục tồn tại để giải quyết tranh chấp. Trọng tài thường trực có bộ phận giúp việc, có danh sách trọng tài viên và có qui tắc tố tụng riêng.
- Ở VN, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994).
- Ở VN hiện có 5 trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và TT/TTKT Cần Thơ.
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế trong đó có các tranh chấp Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh.
- Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp Hợp đồng trong kinh doanh ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với các chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân với nhau (theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ và Thông tư 02/PLDS-KT ngày 03/01/1995 của Bộ Tư Pháp).
- Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).
- Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
- Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
- Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể (theo khoản 2 điều 3 Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994 của Chính phủ).
- Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
- Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
- Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.
- Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.
- Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.
·         Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài:
a) Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
b) Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
c) Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
d) Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
e) Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
·         Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên.

C./ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG TƯ PHÁP:

I. Khái niệm: Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử tranh chấp Hợp đồng của Tòa án là Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự (có hiệu lực ngày 01/01/2005).
·         Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. 
b) Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
c) Với điều kiện thực tế tại VN, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.
 
·         Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).
b) Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.

II. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng của Tòa án:

1.   Thẩm quyền theo vụ việc:
- Là việc xác định những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế, tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án dân sự.
- Có thể dùng phương pháp loại trừ: những tranh chấp Hợp đồng mang yếu tố tài sản nào không thuộc thẩm quyền của Tòa án kinh tế thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự.
tCác tranh chấp Hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Kinh tế (theo Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005):
a. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD.
b. Các tranh chấp Hợp đồng có mục đích SXKD tại VN, nếu 1 hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài (trừ trường hợp Điều ước quốc tế của VN ký kết hoặc tham gia có qui định khác).
Lưu ý: Các Hợp đồng trong hoạt động thương mại thỏa mãn các điều kiện về chủ thể (pháp nhân với pháp nhân,giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD), về mục đích (phục vụ hoạt động kinh doanh) và về hình thức (ký kết bằng văn bản) sẽ mang tính chất của Hợp đồng kinh tế và tranh chấp phát sinh được Tòa án giải quyết thống nhất theo thủ tục tố tụng của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ngày 01/01/2005.
tCác tranh chấp Hợp đồng (tuy phát sinh từ hoạt động SXKD ) không được giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế:
a) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh tế không có tư cách pháp nhân.
b) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng được ký kết giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể.
c) Tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng không được ký kết dưới hình thức văn bản.
2.       Thẩm quyền theo cấp xét xử:
a) Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung Tòa án cấp huyện):
- Bộ Luật TTDS 2005 mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho các TAND Quận, Huyện khi qui định: “giao cho TAND cấp huyện giải quyết thủ tục sơ thẩm các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài (trừ những vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp tỉnh)”.
b) Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, TP thuộc TW (gọi chung là Tòa án cấp tỉnh):
 vGiải quyết theo thủ tục sơ thẩm: Những tranh chấp Hợp đồng không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh cũng có thể lấy lên để giải quyết các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
 vGiải quyết theo thủ tục phúc thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
 vGiám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị.
3.       Thẩm quyền theo lãnh thổ: 
a) Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp Hợp đồng là Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú.
b) Trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản: Tòa án nơi có bất động sản giải quyết sơ thẩm.
c) Nếu bị đơn là pháp nhân, thì xác định Tòa án theo nơi pháp nhân có trụ sở.
d) Nếu bị đơn là cá nhân, thì xác định Tòa án theo nơi cá nhân cư trú.
4.       Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn: Nguyên đơn được lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp (Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự ngày 01/01/2005) trong các trường hợp sau:
a) Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết.
b) Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh bị đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết.
c) Nếu vụ án phát sinh do vi phạm Hợp đồng, thi nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi thực hiện Hợp đồng giải quyết.
d) Nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết.
e) Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết.
f) Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án ở một trong các nơi đó giải quyết.
g) Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự , còn có qui định riêng: Nếu khi ký kết Hợp đồng mà các bên có thỏa thuận trước về Tòa án giải quyết tranh chấp thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Tòa án đó....

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Luật Sư Chuyên Về Các Loại Tranh Chấp Doanh Nghiệp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh càng được mở rộng thì song song với nó là nguy cơ phát sinh tranh chấp tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh nếu không có sự tham vấn, tư vấn về mặt pháp luật. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể gặp các tranh chấp dưới dạng:

- Tranh chấp nội bộ giữa các thành viên góp vốn với nhau về hoạt động quản lý, điều hành; đầu tư, đầu tư mở rộng, liên doanh, liên kết; phát hành cổ phiếu, cổ phần; phân phối lợi nhuận; mua, bán; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và giải thể doanh nghiệp;

- Tranh chấp hợp đồng kinh tế;

- Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại

- Tranh chấp hợp đồng đầu tư;

- Tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư;

- Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng vốn;

- Tranh chấp hợp đồng mua, bán, tặng cho, ký gửi bất động sản;

- Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

- Tranh chấp các loại hợp đồng khác.

Chúng tôi với đội ngũ luật sư, chuyên gia và chuyên viên có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và tham gia giải quyết các tranh chấp, xung đột trong các lĩnh vực trên, tin tưởng và cam kết sẽ góp phần giúp Quý Doanh nghiệp hạn chế tối đa các tranh chấp, xung đột có thể xảy ra và giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả nhằm đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của Quý Doanh nghiệp đối với các tranh chấp, xung đột phát sinh.

Hoạt động tư vấn và hỗ trợ của chúng tôi được thực hiện theo quy trình chuyên nghiệp và khép kín thông qua việc:

- Tư vấn, đưa ra các ý kiến pháp lý và giải pháp tối ưu nhằm giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả đối với các tranh chấp, xung đột phát sinh;

- Cử luật sư tham gia thương lượng, đàm phán trong quá trình giải quyết các tranh chấp, xung đột phát sinh;

- Cử luật sư tham gia tranh tụng tại các cơ quan tòa án, trọng tài thương mại nhằm bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Doanh nghiệp.

Luật Sư Gia Đình tin tưởng là điểm tựa pháp lý vững chắc của Quý Doanh nghiệp.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

26 Luật Sư Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Chúng tôi với các luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và cung cấp cách dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Thành lập công ty: tư vấn về cấu trúc công ty, soạn tài liệu, đàm phán với các công ty và chính quyền địa phương và có được giấy phép và chấp thuận.

Thủ tục tư vấn sau khi cấp giấy phép: tư vấn về việc hoàn thiện các giấy phép, và phê duyệt cần thiết cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hợp đồng thương mại: soạn thảo, đàm phán và sửa đổi nhiều loại hợp đồng thương mại bao gồm thỏa thuận cho thuê, bán hàng và thỏa thuận phân phối, cơ quan thỏa thuận và hợp đồng dịch vụ.

Quản lý: tư vấn về hoạt động của Hội đồng quản trị của một công ty liên doanh hoặc vốn đầu tư hoàn toàn vốn nước ngoài, việc bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt.

Nghiên cứu cẩn trọng: xem xét các văn bản và phát hành báo cáo thẩm định về tình trạng pháp lý và hoạt động của cả hai công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể các dịch vụ tư vấn các vấn để liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp:

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
  • Tư vấn các doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm: thay đổi vốn góp, thay đổi thành viên, trụ sở, người đại diện; bổ sung ngành nghề, đính chính thông tin thành viên…
  • Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất Doanh nghiệp;
  • Tư vấn các doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh: Giải thể, tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch;
  • Tư vấn hoạt động đơn vị sự nghiệp của doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập văn phòng giao dịch, địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến quản trị nội bộ doanh nghiệp:

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Luật Sư Tư Vấn Thành Lập Công Ty Có Vốn Pháp Định

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Để thành lập được một doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Một trong những yếu tố được quy định khá chặt chẽ trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp đó chính là ngành, nghề kinh doanh. Đối với các ngành nghề thông thường, doanh nghiệp chỉ cần mã hóa ngành nghề và kê khai theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2007, tuy nhiên các doanh nghiệp lưu ý đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định sau:

STT Ngành nghề có điều kiện Vốn pháp định Văn bản hướng dẫn Ghi chú
1. Kinh doanh lữ hành quốc tế   Nghị định số 92/2007/NĐ-CPngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch Ký quỹ 250 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

Ký quỹ  500 triệu đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài.

2. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 5 tỷ đồng Điều 3, NĐ126/2007 NĐ – CP ngày 01/08/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

theo hợp đồng.

Ký quỹ 1 tỷ đồng trong suốt quá trình hoạt động
3. Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng Luật kinh doanh bất động sản 2014 Ký quỹ 1%-3% vốn đầu tư dự án
4. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ Ký quỹ trong suốt thời gian hoạt động
5. Dịch vụ bảo vệ 2 tỷ đồng Nghị định 52/2008/NĐ-CP Ký quỹ
6. Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học     Ký quỹ 500 triệu trong thời gian hoạt động
7. Bán hàng đa cấp 10 tỷ đồng Nghị định 42/2014/NĐ-CP Ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng
8. Kinh doanh bảo hiểm     Tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm nhân thọ, môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng
9. Sản xuất phim 1 tỷ đồng Điều 11, NĐ

54/2010 NĐ-CP

Ngày 21/02/2010, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện

ảnh 2006

Ký quỹ
10. Kinh doanh cảng hàng không: –  Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng

– Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Ký quỹ
11. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không –     Quốc tế: 30 tỷ đồng

–     Nội địa: 10 tỷ đồng

Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 Ký quỹ
12. Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế – Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng

–  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng

–  Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 Ký quỹ
13. Vận chuyển hàng không nội địa –  Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng

–  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng

–  Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

Khoản 1 Điều 8 NĐ 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 Ký quỹ
14. Ngân hàng thương mại cổ phần 1000 tỷ đồng Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Ký quỹ
15. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Ký quỹ
16. Quỹ tín dụng nhân dân –         Trung ương: 1000 tỷ đồng

–         Cơ sở: 100 triệu đồng

Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Ký quỹ
17. Công ty tài chính 300 tỷ đồng Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Ký quỹ
18. Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Ký quỹ
19. Doanh nghiệp là thành viên môi giới Sở giao dịch hàng hóa 5 tỷ đồng NĐ 158/2006/NĐ-CP – Đ.19 Ký quỹ
20. Doanh nghiệp là thành viên kinh doanh Sở giao dịch hàng hóa 70 tỷ đồng NĐ 158/2006/NĐ-CP Ký quỹ trong thời gian hoạt động
21. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ 10 tỷ đồng NĐ 18/2005/NĐ-CP – Đ.32 Ký quỹ

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006