Luật Sư Doanh Nghiệp

Kinh Doanh Có Bắt Buộc Đăng Ký?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Trả lời:
 
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:
 
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
 
Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:
 
1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
 
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
 
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
 
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
 
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
 
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
 
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
 
2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."
 
Theo như bạn trình bày, gia đình bạn kinh doanh bi a cafe, có địa điểm kinh doanh cố định, không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định trên thì gia đình bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
 
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính như sau:
 
"....
 
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định. 
 
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 
 
..."
 
Để đăng ký kinh doanh thì gia đình bạn sẽ tự lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp (doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty TNHH,...).
 
Nếu gia đình bạn lựa chọn mô hình hộ kinh doanh thì bạn tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục. Nếu gia đình bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp thì gia đình bạn thực thủ tục tại Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì gia đình bạn cần tới cơ quan thuế đăng ký mã số thuế và làm thủ tục khai thuế cho đơn vị kinh doanh của mình.
 
Theo chúng tôi thì hiện nay bạn nên chọn mô hình công ty để đăng ký kinh doanh cho thuận tiện.
 
Trân trọng

Tại Sao Công Ty Nên Cần Có Văn Phòng Luật Sư Riêng?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Văn phòng luật sư - Điểm tựa pháp lý cho doanh nghiệp

Quá trình thay đổi tuy duy pháp lý trong xã hội thời kỳ hội nhập cần lắm sự hỗ trợ của các luật sư và văn phòng luật sư . Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp trên thị trường, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các văn phòng luật sư uy tín là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh nằm trong khuôn khổ hành lang pháp lý đồng thời có thể ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

Văn phòng luật sư hỗ trợ gì cho doanh nghiệp?

  • Tham gia tố tụng trong các vụ án kinh tế.
  • Tư vấn pháp lý về doanh nghiệp: Tư vấn khởi nghiệp, tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, tư vấn đặt tên doanh nghiệp, tư vấn về mức vốn điều lệ và cơ cấu góp vốn, tư vấn bộ máy điều hành và quản trị nội bộ, tư vấn về các vấn đề thuế, tài chính, lao động, bảo hiểm…
  • Đại diện tố tụng: thay mặt các doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật.
  • Các dịch vụ pháp lý khác: Làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, hồ sơ đấu thấu….

Vì sao doanh nghiệp nên lựa chọn các văn phòng luật sư uy tín?

Một văn phòng luật sư uy tín sẽ hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Các đơn vị này là nơi quy tụ của các luật sư được đào tạo bài bản, hiểu biết chuyên sâu về luật pháp nói chung và luật doanh nghiệp nói riêng đồng thời họ là những người có uy tín trong Hội luật sư, mang đến sự tin tưởng tuyệt đối cho thân chủ.

Các văn phòng luật sư uy tín không những cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin pháp lý mới nhất đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thông suốt mà hơn thế nữa, nếu trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, đội ngũ luật sư giỏi có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ không hề bỡ ngỡ trước các vụ việc xảy ra mà luôn đưa ra những giải pháp hoàn hảo nhất.

Không những vậy, do đã kinh qua nhiều vụ tranh chấp khác nhau, các văn phòng luật sư uy tín sẽ giải quyết ổn thỏa các vụ việc của khách hàng  trong khoảng thời gian nhanh chóng và với mức phí cạnh tranh nhất.

Có thể nói rằng, đó là một trong những điểm tựa pháp lý cho doanh nghiệp trong thời kỳ hoạt động kinh doanh nhiều biến động như hiện nay. Không chỉ là cung cấp giải pháp, văn phòng luật sư còn là nơi tạo nên sự tin tưởng và thành công cho doanh nghiệp.

Ưu điểm khi thuê VPLS?

Thứ nhất.Về kinh nghiệm: Các nhân viên pháp lý bị giới hạn kinh nghiệm trong phạm vi những công việc quen thuộc hàng ngày. Khi phát sinh những vấn đề phức tạp hoặc vấn đề mới thì không tránh khỏi sự lúng túng và khó đưa ra một giải pháp tối ưu, phù hợp thực tiển. Trong khi đó luật sư thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, luật sư có thể giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp một cách nhanh chóng, chính xác nhất;
 
Thứ hai. Nhân viên hành chính/pháp lý bị giới hạn bởi chính đặc thù mối quan hệ trong doanh nghiệp: Nghề luật là một nghề đòi hỏi tính độc lập trong suy nghĩ và hành động. Yêu cầu này đã trở thành một nguyên tắc quy định trong Luật luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
 
Tuy nhiên, mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ cấp trên – cấp dưới; mệnh lệnh – phục tùng. Trách nhiệm của cấp dưới là chấp hành và triển khai thực hiện các mệnh lệnh. Trong các vấn đề về quản lý, điều hành hay trong các thương vụ về hợp tác, kinh doanh, đầu tư..., ít nhân viên nào có đủ tự tin để đưa ra một quan điểm pháp lý trái ngược với chủ trương của lãnh đạo nếu chưa chắc chắn sẽ được lắng nghe hay có thể làm cấp trên nổi giận.
 
Hạn chế này khá phổ biến và vô hình trung đã giảm thiểu vai trò, chức năng của nhân viên pháp lý. Là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, thiệt hại không đáng có cho các doanh nghiệp
 
Khác với các nhân viên của Công ty,luật sư làm việc với tư cách là một đối tác của doanh nghiệp. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra những lời khuyên pháp lý để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện nhất, lường trước những thiệt hại, rủi ro pháp lý;  biện pháp phòng tránh và những giải pháp tối ưu.
 
Thứ ba. Sự tôn trọng của đối tác và cơ quan chức năng: Với tính chất là một cá nhân/tổ chức hành nghề chuyên nghiệp, luật sư thường nhận được sự tôn trọng và hợp tác hơn so với nhân viên pháp lý. Do vậy, hiệu quả công việc sẽ cao hơn, giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
 
Thứ tư, Không bị ràng buộc bởi quan hệ lao động: Sử dụng tư vấn luật thường xuyên của luật sư, doanh nghiệp có thể chủ động ngưng sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào theo quy định trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ. Hoàn toàn không bị ràng buộc về thời hạn và trình tự, thủ tục chấm dứt hợp đồng như trong quan hệ lao động.
 
Thứ năm. Chi phí thấp, hiệu quả cao, dịch vụ chuyên nghiệp: Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của chúng tôi, với một khoản phí hàng tháng, có thể chỉ bằng ½ mức lương của một nhân viên pháp lý, quý doanh nghiệp đã có một dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp, hiệu quả và đảm bảo bí mật thông tin.

Luật Sư Tư Vấn Về Kinh Doanh Đa Cấp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự đã bổ sung một điều về tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.Trong đó có thể xử lý hình sự đối với hoạt động kinh doanh đa cấpvà có quy định một điều luật riêng về hành vi này.

Tôi nhất trí và đồng ý với điều luật sửa đổi, bổ sung này.

Trong quá trình hành nghề hiện nay tôi thấy hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng dưới nhiều dạng kinh doanh đẩy nhiều người dân, nạn nhân vào chỗ điêu đứng, từ hoạt động kinh doanh bất động sản, cho thuê, hợp đồng góp vốn kinh doanh, đầu tư, diễn thuyết, học làm giàu đều núp bóng hình thức đa cấp gây ra biết bao nhiêu hệ lụy cho xã hội. Sau khi nhà nước có chính sách và xử phạt nhiều công ty đa cấp về lĩnh vực hàng hóa thì họ lại biến tướng dưới các hình thức mới như bất động sản, tiền ảo qua mạng, góp vốn đầu tư...làm nhiều người dân bị gài bẩy, tiền mất tật mang. Thực tế những hình thức kinh doanh không thu lại được lợi nhuận thực tế mà mang tính chất ảo, có dấu hiệu lừa đảo nhưng hiện nay chưa có quy định pháp lý cụ thể  nên những cá nhân, tổ chức vi phạm ngang nhiên thách thức dư luận, thách thức pháp luật nên gây bức xúc cho người dân. Thậm chí có những công ty không kinh doanh về đa cấp nhưng hoạt động kinh doanh giống đa cấp, tương tự đa cấp, hay nói cách khác là “núp” bóng đa cấp để dụ dỗ, lừa đảo khách hàng đã làm cho nhiều nạn nhân sập bẫy. Do quy định pháp luật không rõ ràng và thỏa thuận trên giấy tờ như hợp đồng góp vốn, đặt cọc góp vốn, đầu tư...nên rất khó để xử lý hình sự những hành vi này.

Do vậy, nếu điều luật được đưa vào luật hình sự thì đây là một bước tiến mới trong Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, theo tôi không nhất thiết phải thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng trở lên mới xử lý mà chỉ cần quy định tương tự như các tội xâm phạm về sở hữu đó là chỉ cần từ 5.000.000 đồng trở lên là có thể xử lý. Bởi thực tế có nhiều công ty chỉ gài bẫy nạn nhân từ mấy chục triệu đến 100.000.000 đồng của rất nhiều người là số tiền rất nhiều, gây nguy hiểm cho xã hội, nhiều người nông dân nghèo mấy chục triệu là rất lớn đối với họ.

Ngoài ra, theo tôi điều luật cần quy định cụ thể những hành vi nào là vi phạm để định khung hình phạt và thuận tiện cho việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm và tạo tính răn đe với người vi phạm.

LS Trần Minh Hùng Tư Vấn Về Thi Hoa Hậu...

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Hiện nay việc tuyển chọn thí sinh tham sự các cuộc thi tuyển chọn người đẹp quốc tế được điều chỉnh bởi Quyết định số 31/2000 của Bộ VHTT, cụ thể điều 8 của Quyết định quy định:

“2- Thí sinh tham dự các cuộc thi tuyển chọn Người đẹp Quốc tế tổ chức tại Việt Nam phải có các điều kiện sau:

a- Có giấy mời của Ban Tổ chức cuộc thi;

b- Có giấy chứng nhận đoạt giải Hoa hậu quốc gia của nước sở tại; thời gian đoạt giải ở nước sở tại cách thời gian tổ chức cuộc thi Hoa hậu quốc tế được tổ chức tại Việt Nam không quá 1 năm;

c- Được Nhà nước sở tại cho phép dự thi;

d- Được phép xuất, nhập cảnh vào Việt Nam.

3- Các thí sinh tham gia cuộc thi phải tuân thủ quy chế thi, luật pháp và thuần phong mỹ tục Việt Nam; nếu vi phạm sẽ bị tước quyền dự thi”

Ngoài ra, tại Nghị định79/2012 của Chính Phủ quy định tại điều 22 về Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế như sau:

1. Điều kiện đối với thí sinh:

a) Đã đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước;

b) Được một tổ chức trong nước có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật làm đại diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế và đưa đi dự thi.

Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết do thời gian gần đây một số đơn vị tổ chức cuộc thi không thực hiện đúng quy định của pháp luật cũng như bị dư luận, báo chí lên tiếng về tình trạng thương mại hóa, thí sinh đoạt giải không giữ gìn đạo đức, hình ảnh danh hiệu...vấn đề này có nhiều nguyên nhân.

Việc quy định về điều kiện tiêu chuẩn chỉ những người ở trong top 3 cuộc thi cấp quốc gia như hoa hậu, hoa khôi mới được thi thi sắc đẹp quốc tế có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Về ưu điểm thì quy định này hạn chế việc tuyển chọn không đúng người có năng lực, đạo đức, tài năng thật sự.

Tuy nhiên, quy định này đã hạn chế và tạo nên sự không công bằng cho những người đẹp, không có sự cạnh tranh và mang tính độc quyền của những người top 3. Thực tế có rất nhiều người tài năng thực sự nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan nên họ có thể không thi trước đó hoặc không thuộc trong top 3 thì việc mở rộng giới hạn sẽ tạo nhiều cơ hội cho những người đẹp khác, tạo tính công bằng trong thi chọn, và có tính cạnh tranh cao làm cho việc chọn người được chính xác và công bằng hơn. Các thí sinh thấy sự cạnh tranh khốc liệt và tỷ lệ chọi cao cũng phải nổ lực hết mình cho xứng đáng với danh hiệu.

Ngoài ra, việc mở rộng chọn thí sinh cũng tránh nhiều suy nghĩ tiêu cực cho các thí sinh hoặc các tổ chức khi tổ chức các cuộc thi không có giấy phép, vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến ngành nghề này cũng như xâm phạm đến quyền và lợi ích của những thí sinh do thi “chui” không có giấy phép nên nhiều quyền lợi thí sinh bị tổ chức “ép”.

Quy Định Về Người Đại Diện Theo Pháp Luật

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

Quy định về ngườiđại diện theo pháp luật của doanh nghiệp(Theo điều 13 – Luật doanh nghiệp 2014):

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

=> Đây là điểm đổi mới của luật doanh nghiệp 2014 so với luật doanh nghiệp 2005, loại hình công ty TNHH và công ty Cổ Phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để đáp ứng linh động được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, so với luật doanh nghiệp cũ 2005 thì mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên việc sử dụng bao nhiêu người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần cân nhắc xem xét kỹ để thuận tiện cho vấn đề quản lý, vì mô hình nhiều người đại diện theo pháp luật phù hợp đối với những doanh nghiệp lớn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có sự giám sát phân chia công việc về từng mảng kinh doanh khác nhau hoặc cần sự hiện diện điều hành ở những quốc gia khác nhau trong cùng 1 thời điểm.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

* Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006