Tư vấn sang tên nhà đất cho con khi cha mẹ chết

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Thủ tục khai nhận (chuyển nhượng) di sản thừa kế từ cha mẹ sang cho con ?

 

Không để lại di chúc thì làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào ? Đất hương hỏa thì có phải di sản thừa kế ? Khai nhận di sản thừa kế không có di chúc làm thế nào ? ... và một số vướng mắc khác liên quan đến chia tài sản thừa kế sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:
 

Mục lục bài viết

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế từ cha mẹ sang cho con ?

Thưa luật sư, Tôi xin tư vấn pháp luật: Gia đình tôi có một lô đất khoảng 900 m2 Đuoc cấp GCNQSDĐ (SỔ ĐỎ) vào năm 1998 mang tên bố tôi (căn nhà do cha mẹ tôi dựng và ở từ năm 1993 trên lô đất cấp giấy đỏ trên) có số nhà và hộ khẩu. Hiện tại bố tôi và mẹ tôi đã chết năm 2007 có giấy chứng tử và không để lại di chúc. Gia đình tôi có 6 anh chị em, tôi là con út.
Nay tôi muốn hợp thức hóa nhà ở lên giấy hồng mang tên tôi thì cần những thủ tục và công đoạn nào? (các anh chị em tôi còn sống và hòa thuận sẵn sàng ký giấy gì do cơ quan chuc năng yêu cầu).
Xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư:
Người gửi: Nghệ An

Trả lời:

Trước hết, VPLS GIA ĐÌNH cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi trả lời như sau:

Pháp luật quy định diện tích đất mà bố mẹ bạn để lại được coi là di sản thừa kế. Do bố mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn bao gồm:

- Ông bà nội (được hưởng phần di sản thừa kế do bố bạn để lại – nếu ông bà còn sống vào thời điểm mở thừa kế);

- Ông bà ngoại (được hưởng phần di sản thừa kế do mẹ bạn để lại – nếu ông bà còn sống vào thời điểm mở thừa kế);

- Sáu anh chị em của bạn (được hưởng phần di sản thừa kế do bố và mẹ bạn để lại).

Bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để hợp thức hóa căn nhà và diện tích đất đứng tên mình.

1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

 

Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nêu trên thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng ký tên vào Văn bản thỏa thuận có nội dung tặng cho quyền nhận di sản cho bạn. Cụ thể:

- Bạn sẽ tới phòng công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/chuyên viên thụ lý hồ sơ

- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng

- Hồ sơ công chứng gồm các thủ tục sau:

+ Đối với người yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản bao gồm các giấy tờ sau:

1. Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

2. Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản;

3. Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

4. Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. (Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy nhưng có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính không phải chứng thực nhưng khi nộp bản sao người yêu cầu công chứng phải nộp bản chính để đối chiếu).

+ Di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình: (theo khoản 2 Điều 49 Luật Công chứng)

 

1. Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

2. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình:

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

2. Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở:

Sau khi bạn đã làm thủ tục tục khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể làm thủ tục sang tên ngôi nhà theo quy định của pháp luật. Cụ thể thủ tục sang tên:

* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử …).

* Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.

Ý kiến bổ sung:

Chào bạn, Với trường hợp của bạn, cha mẹ bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản để lại sẽ được chia theo pháp luật. Theo bộ luật dân sự, 6 anh chị em trong gia đình bạn sẽ cùng được hưởng phần di sản đó. Vì vậy, để bạn được nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất bố mẹ bạn để lại thì cần phải được sự đồng ý của 5 người kia.

 

Để chuyển đổi quyền sử dụng đất của cha mẹ bạn sang cho bạn thì bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

Thứ nhất: khai nhận di sản thừa kế

Các anh em bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sở hữu nhà ở tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

Hồ sơ bao gồm :

- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

- Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;

- Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;

- Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

 

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế (6 anh em nhà bạn) có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (theo Điều 49 Luật Công chứng) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (theo Điều 50 Luật Công chứng).

Thứ hai: sang tên quyền sở hữu nhà ở:

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, bạn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

* Hồ sơ bao gồm :

+ Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử …).

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu.

Trân trọng./.

 

2. Tư vấn quy định về khai nhận di sản thừa kế ?

Thưa luật sư, tôi có vấn đề này mong luật sư tư vấn giúp: Hiện nay, Tôi đang tìm hiểu về các thủ tục Khai nhận thừa kế trong bài viết " Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế? " của Quý công ty.
Trong phần hồ sơ Khai nhận thừa kế có quy định "Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền *xác nhận đã "chết trước" thời điểm người để lại di sản thừa kế chết".
Vậy trong trường hợp: "Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi chết sau "thời điểm người để lại di sản thừa kế chết" thi thủ tục phải thực hiện như thế nào?
Rất mong được sự trợ giúp của Quý công ty. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Mặc dù khai nhận thừa kế có quy định "Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (sổ hộ khẩu, CMND), nếu đã chết thì phải có giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã chết trước thời điểm người để lại di sản thừa kế chết*" nhưng đấy là với trường hợp người được hưởng thừa kế muốn chứng minh những người cùng hàng thừa kế thứ nhất đã mất để có thể được hưởng toàn bộ thừa kế.

3. Giải đáp thắc mắc về thủ tục khai nhận di sản thừa kế ?

Chào luât sư, Em có câu hỏi muốn được tư vấn ông nội e qua đời có để lại di chúc cho bác ba thừa kế phần đất của ông nội.Trong đó có cả phần đất ông nội cho ba em từ năm 1977 tới nay ba e cất nhà ở và đất vườn canh tác.Do phần đất của cha em nằm trong sổ đỏ chung với phần đất của ông nội. Giờ bác ba em muốn chiếm luôn phần đất của ba em đag ở.
Vậy gia đình em phải làm gì để dành lại phần đất của mình ?
Cảm ơn!
 

Trả lời:

Bạn cần căn cứ việc ông nội tặng cho bố bạn đất có hiệu lực pháp luật hay không. Tức là theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật đất đai 2013 thì việc tặng cho quyền sử đụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Nếu ông bạn đã tặng cho mảnh đất cho bố bạn đúng pháp luật thì đương nhiên phần đất này sẽ thuộc về bố bạn và bố bạn nếu gặp phải sự tranh chấp từ bố bạn thì ban có thể tiến hành khởi kiện ra tòa để thực hiện hợp đồng tặng cho cũng như tiến hành phân chia di sản thừa kế, sau đó có thể thủ tục xin tách thửa để sở hữu đất đã được tặng cho.

Tuy nhiên, trường hợp ông bạn chỉ nói miệng về việc tặng cho đất cho bố bạn và không có giấy tờ hợp pháp gì về viêc tặng cho này thì việc tặng cho mảnh đất này không có hiệu lực pháp luật. Và căn cứ thông tin bạn trinh bày thì phần đất này sẽ tiếp tục được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật ( trong đó bố bạn chỉ được hưởng 1 phần thừa kế trong phần đất này).

4. Khai nhận di sản thừa kế không có di chúc ?

Xin chào luật sư! Xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề: Bà nội tôi đã mất và có 3 người con: bố tôi, chú và cô tôi. Khi mất bà không để lại di chúc. Khi còn sống bà sống chung cùng gia đình tôi và cùng có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ( Trong giấy CNQSDĐ có ghi nhận bà tôi, bố mẹ tôi và tôi là *đồng sở hữu* - *tôi còn 1 đứa em gái nhưng khi làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ nó chưa đủ 18 tuổi nên k được đưa tên vào cùng gia đình).* Những ngày gần đây cô và chú tôi có nói chuyện và yêu cầu làm thủ tục kê khai thừa kế.
Vậy cho tôi hỏi nếu tiến hành làm thủ tục kê khai thừa kế gia đình tôi có gặp bất lợi gì không vì hiện tại không có vấn đề gì mà họ lại yêu cầu làm như vậy. Và nếu kê khai thừa kế, thì phần tài sản nêu trên sẽ được phân chia như thế nào. Em tôi giờ đã đủ tuổi, vậy có nên làm thủ tục cho tên nó vào giấy CNQSDĐ trước khi tiến hành làm thủ tục kê khai thừa kế không?

Trả lời:

Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Như vậy, đất được cấp cho hộ gia đình thì thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Việc định đoạt quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý. Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình và đứng tên bà bạn, bố mẹ bạn và bạn nên bà bạn có quyền 1 phần trong mảnh đất đó.

Khi bà bạn mất mà không để lại di chúc thì việc chia thừa kế được giải quyết theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Như vậy, khi bà bạn mất thì những người thừa kế được xét đến đầu tiên là ông bạn, các bác hoặc cô, chú, bố hoặc mẹ bạn là con của bà bạn. Khi chia thừa kế thì một phần quyền lợi của bà bạn đối với mảnh đất đó sẽ thuộc về ông bạn, các bác hoặc cô, chú, bố hoặc mẹ bạn.

 

Về việc em gái bạn khi chưa đủ 18 tuổi không được đưa tên vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.

Khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.

Phạm vi đại diện được quy định tại khoản 2 Điều 141 BLDS 2015 như sau: “2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”.

Nay em gái bạn đã đủ 18 tuổi có tên trong sổ hộ khẩu giờ muốn được bổ sung tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn có thể làm thủ tục cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Bạn có thể làm thủ tục này trước khi tiến hành làm thủ tục kê khai thừa kế vì em gái bạn cũng có một phần quyền lợi đối với mảnh đất.

5. Tư vấn về đất hương hỏa trong di sản thừa kế ?

 

Trả lời:

Câu hỏi của bạn không nói rõ việc kí cam kết 158m2 đất hương hỏa không được phép bán giữa các thành viên trong gia đình là như thế nào nên chúng tôi hiểu là:khi còn sống, bố bạn đã làm một hợp đồng tặng cho có điều kiện với mảnh đất trên (điều kiện ở đây là 158m2 đất hương hỏa không được phép bán) cho bạn. Tuy nhiên, hợp đồng này không được công chứng, chứng thực và cũng chưa làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn nên hợp đồng này không có hiệu lực pháp lí. Hiện tại bố bạn đã mất mà không để lại di chúc nên quyền sử dụng mảnh đất này là di sản thừa kế của bố bạn để lại và về nguyên tắc khi có tranh chấp xảy ra sẽ được chia theo pháp luật. Những vấn đề trên được quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Vấn đề nữa là cam kết giữa các thành viên trong gia đình bạn là một thỏa thuận dân sự, không có chế tài gì buộc mọi người phải thực hiện nên nó có thể thay đổi được khi có sự đồng ý của các thành viên đó.

Do đó, chúng tôi xin đưa ra ý kiến mang tính chất tham khảo về câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, theo pháp luật dân sự thì mảnh đất của bố chồng bạn sau khi mất được chia theo pháp luật (vì không có di chúc) nên những người thừa kế khác yêu cầu tách sổ đỏ với mục đích chia thừa kế là hợp pháp và bạn không có quyền từ chối.

Thứ hai, việc chia tài sản thừa kế phải tuân theo pháp luật về thừa kế chứ gia đình bạn không thể lập ai làm người thừa kế mảnh đất được

Trân trọng./.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006