Hậu quả ít người biết khi "bóc phốt" công ty cũ trên mạng xã hội

Loan Tô
Chủ nhật, 05/11/2023 - 11:10
 
00:00/04:05
 
 
 

(Dân trí) - Cư dân mạng tranh cãi nảy lửa khi các nhân sự vừa nghỉ việc đã nhanh chóng "bóc phốt" công ty cũ trên mạng xã hội. Thậm chí, có người còn xóa tất cả dữ liệu mà công ty đã bỏ tiền tỷ ra chạy quảng cáo.

Nhân sự "bóc phốt", xóa dữ liệu sau khi nghỉ việc

Vừa qua, trên mạng xã hội bất ngờ lan truyền đoạn clip với nội dung: "Nhân viên Gen Z livestream (phát trực tiếp) bóc phốt công ty sau 1 tháng làm việc". 

Câu chuyện nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt quan tâm từ cư dân mạng. Trong đó, nhiều người tỏ ra đồng tình với chủ nhân đoạn clip khi phải làm việc trong môi trường bất cập, bên cạnh một vài ý kiến cho rằng đây là việc tối kỵ.

Hậu quả ít người biết khi bóc phốt công ty cũ trên mạng xã hội - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/7ssoxx8bOIiHtfh_mY_LVeD0K7g=/thumb_w/1360/2023/11/03/img0111-edited-1698985400961.jpeg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/-OsZTxdfjbv_TTDM6mnTc2alxSI=/thumb_w/1020/2023/11/03/img0111-edited-1698985400961.jpeg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/7ssoxx8bOIiHtfh_mY_LVeD0K7g=/thumb_w/1360/2023/11/03/img0111-edited-1698985400961.jpeg 2x">

Clip chàng trai "bóc phốt" công ty nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Theo đó, đoạn clip trên được cắt ra từ buổi phát sóng trực tiếp dài gần 2 tiếng của chàng trai tên C.T. Chàng trai này chia sẻ, trong thời gian học thử việc tại một công ty bảo hiểm, anh cảm thấy sự mập mờ và bất bình trong chính sách.

Ngay tại buổi phát sóng, quản lý đã gọi điện, yêu cầu C.T  tắt sóng. Thế nhưng, chàng trai không chấp nhận và trực tiếp đưa ra chất vấn ngay trên mạng xã hội.

Sau khi gây tranh cãi, C.T cũng đã đăng tải thêm clip phân trần và cho biết bản thân bất ngờ khi nội dung bị cắt, đăng tải tràn lan trên mạng. Theo đó, tất cả chia sẻ của chàng trai là trải nghiệm của bản thân ở thời điểm đi làm chứ không phải để hạ bệ công ty.

Trước đó, vào tháng 7, một công ty phụ kiện thời trang tại TPHCM cũng đăng bài tố 2 nhân viên "thiếu suy nghĩ, thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm". 

Theo đó, 2 sinh viên P.U và P.N làm marketing bán thời gian tại công ty đã có nhiều sai phạm nên bị cho nghỉ việc.

Bất ngờ thay, 2 nhân viên này đã vào Facebook xóa khoảng 300 bài đăng với lượt tương tác cao mà công ty đã bỏ hàng tỷ đồng chạy quảng cáo và các dữ liệu thông tin, hình ảnh lưu trữ trên Google drive.

Hậu quả ít người biết khi bóc phốt công ty cũ trên mạng xã hội - 2https://cdnphoto.dantri.com.vn/o0T2lgj-0Ym8oHMMxXRKYYbyoY8=/thumb_w/1360/2023/11/03/3613861381688555841666914967607760876497949n-edited-1689656400758jpeg-1698985305743.png 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/R8QIFG6dAckIm7JR8axh9byGaVU=/thumb_w/1020/2023/11/03/3613861381688555841666914967607760876497949n-edited-1689656400758jpeg-1698985305743.png 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/o0T2lgj-0Ym8oHMMxXRKYYbyoY8=/thumb_w/1360/2023/11/03/3613861381688555841666914967607760876497949n-edited-1689656400758jpeg-1698985305743.png 2x">

Hai cô gái bị chủ shop đăng bài tố vì xóa dữ liệu sau khi nghỉ việc (Ảnh chụp màn hình).

Cần làm gì để tránh tình trạng "bóc phốt" trên mạng xã hội?

Theo chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long, việc lao động "bóc phốt" công ty sau khi nghỉ việc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả công ty và bản thân người lao động. 

Về phía công ty, hành vi này tạo ra sự ngờ vực đối với đối tác, khách hàng và ngay cả những nhân viên đang làm việc, ứng cử viên tương lai. Một nguy cơ thấp hơn nhưng vẫn có thể xảy ra, bất cứ ồn ào của doanh nghiệp đều kéo theo việc cơ quan chức năng có thể thanh tra, kiểm tra.

Hậu quả ít người biết khi bóc phốt công ty cũ trên mạng xã hội - 3https://cdnphoto.dantri.com.vn/IvygKgPux68DGziP_iyfEQIcECs=/thumb_w/1360/2023/11/03/pexels-andrea-piacquadio-3760778-1698985297765.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/IozGNGiccCgq-un27r6IMvjoiOM=/thumb_w/1020/2023/11/03/pexels-andrea-piacquadio-3760778-1698985297765.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/IvygKgPux68DGziP_iyfEQIcECs=/thumb_w/1360/2023/11/03/pexels-andrea-piacquadio-3760778-1698985297765.jpg 2x">

Việc "bóc phốt" trên mạng xã hội sẽ kéo theo nhiều hậu quả đối với doanh nghiệp và người lao động (Nguồn ảnh: Pexels).

Về phía người lao động, việc "bóc phốt" sẽ tạo hình ảnh méo mó, thông tin được lưu giữ trên internet nên sau khi xin việc ở nơi khác luôn khiến nhà tuyển dụng e dè và đề phòng.

Nhằm hạn chế các tình huống xấu trên mạng xã hội, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long chia sẻ, phía công ty cần có cơ chế, bộ phận giám sát, kiểm sát, cố vấn nội bộ để xử lý các kiện cáo. Đồng thời, thiết lập các báo cáo ẩn danh đảm bảo được xem bởi lãnh đạo công ty nhằm giúp lao động được lắng nghe.

Riêng người lao động cần có ý thức hậu quả có thể xảy ra cho mình và cả công ty. Sau khi xảy ra xích mích, nhân sự cần đối thoại trực tiếp với công ty trước tiên để giải quyết. 

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết: Mỗi công dân đều có quyền trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân của mình nhưng không được tổn hại đến danh dự, uy tín cũng như lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 

Thay vì lên "bóc phốt" công ty cũ trên mạng xã hội, người lao động có thể thông báo hành vi vi phạm pháp luật, hành vi có dấu hiệu tội phạm của cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền. Mỗi cá nhân cần hiểu và áp dụng luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, tránh gây tổn hại cho tổ chức, doanh nghiệp mà bản thân đã từng làm việc. 

Riêng các hành vi "bóc phốt" công ty cũ trên mạng xã hội nếu có dấu hiệu vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào mức độ vi phạm của từng trường hợp mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP: "Các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng". 

Ngoài ra, căn cứ điểm e khoản 2 điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác thì nếu sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử "bóc phốt" mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 

Đồng thời, căn cứ điểm e khoản 2 điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử "bóc phốt" sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức thì người "bóc phốt" sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống, có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm.

Ngoài ra, tùy tính chất hành vi, hậu quả, mức độ… mà cũng có thể bị khởi tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331.

 

Link: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/hau-qua-it-nguoi-biet-khi-boc-phot-cong-ty-cu-tren-mang-xa-hoi-20231103112946437.htm

Vụ thầy dạy lái xe cho Ngọc Trinh bị khởi tố, thấy gì từ việc mua bằng giả?

Thứ bảy, 28/10/2023 - 08:28
 
00:00/06:40
 
 
 

(Dân trí) - Bằng lái xe giả được rao bán tràn lan trên mạng xã hội giá chỉ từ 1 đến 2 triệu đồng. Việc quảng cáo, tìm khách hàng nở rộ qua các hội nhóm kín.

Vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Xuân Đông (36 tuổi, ngụ quận 4) về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Gây rối trật tự công cộng. Đông là thầy dạy lái xe cho người mẫu Ngọc Trinh.

Cơ quan điều tra xác định, Trần Xuân Đông có hành vi mua xe mô tô phân khối lớn có giấy tờ giả để sử dụng. Bị can này khai mặc dù biết giấy chứng nhận đăng ký xe mô tô là giả, nhưng thấy mô tô mang biển kiểm soát số 59A3-115.88, nhãn hiệu BMW có giá rẻ nên vẫn cố ý mua về sử dụng.

Nhu cầu rao bán làm giấy tờ xe giả không phải là trường hợp hiếm hoi. Chỉ cần gõ cụm từ "thi bằng lái xe" trên mạng xã hội Facebook, có tới hàng chục hội nhóm kín lẫn công khai với sự tham gia của hàng nghìn người. Bên trong các hội nhóm này, mỗi ngày có tới hàng chục bài đăng rao bán làm bằng lái xe máy, ô tô giá rẻ, và các gói thi bằng lái dành cho người "không có thời gian".

Nở rộ các hội nhóm mua bán bằng lái giả

Dù cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc điều tra, xử lý các trường hợp mua bán, sử dụng bằng lái xe giả, tuy nhiên thời gian gần đây tình trạng mua bán bằng lái xe giả vẫn tiếp tục tái diễn, công khai trên mạng xã hội. Họ hoạt động dưới vỏ bọc có tên "trung tâm sát hạch lái xe" để tư vấn, rao bán bằng lái giả.

Nhập vai vào một vị khách, phóng viên liên hệ với trang có tên "Thầy H.P. Trung Tâm Sát Hạch Lái Xe" thông qua quảng cáo trên Facebook.

Sau khi nhắn tin, vờ mua bằng lái xe, trang này lập tức phản hồi: "Hãy để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể". Khi phóng viên gửi số, một người liên hệ lại, giới thiệu tên Phát, là nhân viên tiếp nhận hồ sơ của một trung tâm sát hạch lái xe có trụ sở tại TPHCM.

Vụ thầy dạy lái xe cho Ngọc Trinh bị khởi tố, thấy gì từ việc mua bằng giả? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/L-UhTu8HBhX3l_dd2WNUpiE4Zdw=/thumb_w/1360/2023/10/28/rao-ban-1698452771761.jpg 2x" data-ll-status="loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/C1TeDoytk3sEHztbomGl3BFl0Fo=/thumb_w/1020/2023/10/28/rao-ban-1698452771761.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/L-UhTu8HBhX3l_dd2WNUpiE4Zdw=/thumb_w/1360/2023/10/28/rao-ban-1698452771761.jpg 2x">

Bằng lái xe, giấy tờ giả được rao bán tràn lan trên mạng xã hội (Ảnh: chụp màn hình).

Theo người này, để có bằng lái xe hạng A1, người mua cần trả 1,5 triệu đồng. "Bên em sẽ nộp hồ sơ lên trung tâm, sau đó sẽ có người thi hộ cho anh. Bên em cam kết đầy đủ hồ sơ gốc đi kèm, có mã QR của Bộ Giao thông Vận tải. Không cần cọc trước, khi nhận bằng anh kiểm tra, nếu có vấn đề gì cứ trả lại. Khoảng 3 đến 5 ngày, anh sẽ nhận được bằng", người này tư vấn.

Tương tự, phóng viên tiếp cận một nhóm khác có tên "Làm giấy tờ giả", hoạt động công khai, với hơn 55.000 người tham gia. Tại đây có hàng loạt bài đăng rao bán bằng lái, giấy tờ giả. "Nhận làm tất cả các loại giấy tờ, chuyên làm sổ hồng, sổ đỏ, sổ tiết kiệm, tem đăng kiểm, bằng lái xe, giấy tờ tùy thân,…", đó là một trong hàng trăm lời mời chào khách đã đăng tải.

Liên hệ với một người có tên H.A. trong nhóm nói trên, người này nhận mình là đầu mối chuyên sản xuất, cung cấp trực tiếp bằng lái xe không qua trung gian. "Nếu lấy số lượng lớn, bên mình sẽ có mức giá hợp lý. Lấy tầm 20 bộ trở lên thì mỗi bộ bằng lái xe máy chỉ 1,3 triệu đồng, bằng lái ô tô 1,8 triệu đồng", H.A. nói.

Để khách tin tưởng hơn, người này đã gửi hàng loạt bằng lái, giấy tờ giả vừa làm xong cho khách. Anh ta nói để đảm bảo an toàn cho hai bên, phía người mua cần chuyển 500.000 đồng, sau đó bên người bán sẽ thực hiện làm mẫu 1 bản bằng lái theo thông tin khách hàng yêu cầu rồi gửi video xác nhận.

Có thể bị phạt tù đến 2 năm

Trao đổi với phóng viên Dân trí, một cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự ở TPHCM cho biết, bằng lái xe và giấy đăng ký xe được làm giả rất tinh vi, nhìn bằng mắt thường khó phát hiện.

Khi làm việc với người vi phạm, CSGT sẽ tra thông tin giấy phép lái xe qua ứng dụng chuyên ngành trên điện thoại di động mới phát hiện được thật hay giả. "Trên ứng dụng của Sở GTVT TPHCM có phần mềm tra cứu, bấm thông tin vào sẽ biết ngay", vị này nói.

Theo cán bộ CSGT, khi biết người vi phạm sử dụng bằng giả, lực lượng chức năng sẽ lấy thông tin sau đó báo cáo lên lãnh đạo, đề xuất xác minh. Công an sẽ làm rõ người vi phạm mua bằng ở đâu để có hướng xử lý tiếp theo.

Người dân muốn có bằng lái để sử dụng phương tiện cần phải đăng ký đi học, thi đúng nơi quy định của Sở GTVT và các trường dạy lái xe uy tín. Người dân tuyệt đối không nghe những lời quảng cáo trên mạng xã hội như mua bằng lái thật không cần thi để tránh hệ lụy về sau.

"Từ đầu năm đến nay, đơn vị phát hiện 2 trường hợp người lái xe máy dùng bằng giả", một cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an quận 1 chia sẻ.

Bên cạnh đó, một cán bộ CSGT thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an TPHCM (PC08) cho biết, khi kiểm tra giấy phép lái xe của người vi phạm, cán bộ sẽ vào ứng dụng của Sở GTVT TPHCM tra số seri, tên, tuổi… để kiểm tra ban đầu. Nếu muốn biết chính xác, CSGT phải gửi bằng lái nghi vấn qua Sở GTVT để xác minh.

Khi nào có kết luận của cơ quan có thẩm quyền CSGT mới xử lý. Đồng thời, CSGT sẽ gửi chứng cứ xác định bằng lái xe giả qua cơ quan cảnh sát điều tra làm việc với người mua bằng để làm rõ nơi mua, mục đích sử dụng…

Trao đổi với phóng viên, luật sư, Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Các loại giấy tờ này cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe bao gồm: Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải tại các địa phương.

Hành vi làm giả bằng lái xe và việc làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức như: sử dụng con dấu giả, in bằng giả,… là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam bởi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, bị phạt từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

"Nếu hành vi phạm tội từ hai lần trở lên, làm giả từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; Thu lợi bất chính từ 10 đến 50 triệu sẽ bị phạt tù 2-5 năm", luật sư Hùng viện dẫn.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019 sửa đổi Nghị định 123/2021, người điều khiển xe khi sử dụng bằng giả có thể bị phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu giấy phép lái xe giả. Ngoài ra, theo Thông tư 12/2017 sửa đổi Thông tư 38/2019, người điều khiển xe khi sử dụng bằng giả sẽ không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện vi phạm.

Cũng theo vị luật sư, đối với người có hành vi bán giấy phép lái xe giả qua hình thức trực tiếp hoặc trung gian cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tương tự như hành vi làm giả bằng lái xe hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với vai trò là đồng phạm giúp sức.

Để ngăn chặn hành vi này, theo luật sư Hùng, cơ quan chức năng cần xem xét nâng mức xử phạt vi phạm hành chính lên để đảm bảo đủ tính răn đe với những người vi phạm và có ý định vi phạm. Nếu có dấu hiệu của tội phạm, cần điều tra, truy tố và xét xử nghiêm khắc, góp phần làm tăng tính nghiêm minh của pháp luật nói chung cũng như tăng hiệu quả quản lý hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép lái xe.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền nhằm kịp thời phát hiện những hành vi sản xuất, mua bán bằng lái xe giả trên thị trường và có phương án xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm.

Nguồn:https://dantri.com.vn/phap-luat/vu-thay-day-lai-xe-cho-ngoc-trinh-bi-khoi-to-thay-gi-tu-viec-mua-bang-gia-20231028073938202.htm

 

LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN TRUYỀN HÌNH

Bị hại làm đơn bãi nại, số phận của 3 cựu công an bắn trộm dê sẽ ra sao? PV PV Thứ ba, 17/10/2023 - 09:18 00:00/02:48 (Dân trí) - Theo luật sư, việc bị hại gửi đơn bãi nại không phải căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho 3 cựu công an. Tuy nhiên, đây có thể được coi là tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Như Dân trí đã thông tin, TAND TP Hà Nội vừa hoãn phiên tòa xét xử các bị cáo Nguyễn Văn Nhân, Bùi Đình Việt và Bùi Tiến Tùng (đều là cựu công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về tội Trộm cắp tài sản. Nguyên nhân hoãn phiên tòa là do sự vắng mặt của bị hại và người làm chứng. Trước đó, 3 bị cáo này được xác định đã bắn và trộm dê của người dân. Sau đó, gia đình họ đã bồi thường cho chủ dê 20 triệu đồng. Vì vậy, bị hại trong vụ án là anh X. không yêu cầu bồi thường dân sự và có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho những cựu cán bộ này. Theo dõi diễn biến vụ việc, độc giả Dân trí băn khoăn việc bị hại trong vụ án đã có đơn bãi nại, 3 cựu cán bộ công an có được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hay không? Bị hại làm đơn bãi nại, số phận của 3 cựu công an bắn trộm dê sẽ ra sao? - 1 3 cựu công an bị bắt sau khi bắn dê của dân (Ảnh: FB HN). Quảng cáo của DTads Theo luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM), pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm đơn bãi nại/đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, qua các hoạt động pháp lý, có thể hiểu đây là một loại đơn của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại với mục đích rút lại yêu cầu khởi tố (nếu có) và xin miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo. Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đối với một số tội danh cụ thể, quyết định khởi tố vụ án sẽ chỉ được tống đạt khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại. Nếu người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì phải đình chỉ vụ án; trừ trường hợp có căn cứ xác định việc rút yêu cầu đó trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. "Có thể hiểu chỉ khi người bị khởi tố thuộc trường hợp bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì phía bị hại mới có thể tiến hành làm đơn bãi nại, xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của người đã bị khởi tố, sau khi có đơn. Khi đó, vụ án sẽ bị đình chỉ. Tuy nhiên, trong số các tội danh theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không có tội Trộm cắp tài sản. Do vậy, hành vi của 3 cựu cán bộ công an không thuộc trường hợp chỉ khởi tố vụ án nếu có yêu cầu của bị hại. Khi đó, việc bị hại có làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cũng không phải căn cứ để xem xét miễn trách nhiệm với những bị cáo này", luật sư Hùng phân tích. Cũng theo luật sư Hùng, dù việc bị hại làm đơn xin miễn trách nhiệm hình sự không phải căn cứ để đình chỉ vụ án nhưng đây vẫn có thể được tòa án xem xét như một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho những cựu cán bộ này. Về hình phạt, theo khoản 1, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội Trộm cắp tài sản, người phạm tội với tài sản có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng sẽ đối diện mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm. Ngoài ra, kết hợp với quy định tại các Điều 51, 54 và 65 Bộ luật Hình sự 2015, nếu có các tình tiết như có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên theo quy định của Bộ luật này, có nhân thân tốt hay nơi cư trú rõ ràng... các bị cáo có thể được xét xử với khung hình phạt thấp hơn mức phạt bị truy tố hoặc thậm chí được tòa án xem xét cho hưởng án treo. Hoàng Diệu Nguồn: https://dantri.com.vn/ban-doc/bi-hai-lam-don-bai-nai-so-phan-cua-3-cuu-cong-an-ban-trom-de-se-ra-sao-20231017091809730.htm LS TRẦN MINH HÙNG

Cô gái bị sát hại ở Thủ Đức: Người đàn ông chứng kiến nhưng bỏ đi bị xử lý thế nào?

02-10-2023 - 13:40|Pháp luật

Chia sẻ

https://nld.com.vn/news-20231002114705024.htm&layout=button_count&locale=vi_VN&sdk=joey&share=false&show_faces=false&size=small" style="text-align:justify;margin:0px;padding:0px;border:0px;vertical-align:baseline;outline:0px;float:left;max-width:100px;height:20px;overflow:hidden">
Theo dõi Người Lao Động trên
 

(NLĐO) - Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng tuỳ thuộc vào kết quả điều tra, lấy lời khai cụ thể… để xác định người đàn ông chứng kiến vụ cô gái bị sát hại ở Thủ Đức có chịu trách nhiệm hình sự hay không.

 
 

Liên quan đến vụ chị H.T.T.T. 26 tuổi bị sát hại ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP HCM), camera an ninh ghi lại toàn bộ tội ác của Nguyễn Thị Ngọc Dung (39 tuổi, ngụ quận 12) khi nhẫn tâm xuống tay với hơn 90 nhát dao.

Cô gái bị sát hại ở Thủ Đức: Người đàn ông chứng kiến nhưng bỏ đi bị xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Camera an ninh ghi lại tội ác của Dung.

Thời điểm xảy ra vụ việc, camera còn cho thấy lúc Dung quật ngã chị H.T.T.T, có người đàn ông mặc áo trắng đứng phía sau container. Nghe tiếng động, người này đến quan sát, khoảng vài giây sau thì người đàn ông bỏ đi trong tư thế chậm rãi.

 
 
 
 
 
00:00:59
 

Clip: Camera ghi lại cảnh người đàn ông chứng kiến vụ việc nhưng bỏ đi.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (TP HCM), cho biết giả sử tại thời điểm xảy ra vụ việc, nếu người đàn ông chứng kiến biết chị T. đang nguy hiểm đến tính mạng và biết Dung đang cầm dao; có điều kiện giúp đỡ mà không cứu giúp và với sức khỏe của một người đàn ông, người này đến can ngăn hoặc tri hô cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ thì có thể cô gái 26 tuổi không mất mạng thì cần điều tra làm rõ trách nhiệm của người đàn ông này.

Cô gái bị sát hại ở Thủ Đức: Người đàn ông chứng kiến nhưng bỏ đi bị xử lý thế nào? - Ảnh 3.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình.

Luật sư Hùng cho rằng cần điều tra, xác minh, theo đó người đàn ông có thể sẽ bị khởi tố theo tội danh căn cứ theo Khoản 1 Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm…

 
 

Ngoài ra, hành vi của người đàn ông trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nguồn: Cô gái bị sát hại ở Thủ Đức: Người đàn ông chứng kiến nhưng bỏ đi bị xử lý thế nào? - Báo Người lao động (nld.com.vn)

Nguồn: Vụ cô gái bị giết ở chợ Thủ Đức: Những người liên quan có thể đối diện với tội danh gì? (congluan.vn)

 

Vụ cô gái bị giết ở chợ Thủ Đức: Những người liên quan có thể đối diện với tội danh gì?

 15:47, 02/10/2023

(CLO) Sau khi biết vợ gây án, người chồng đã mang bộ đồ dính máu đi tẩm xăng đốt. Còn tại hiện trường trước đó, một người đàn ông đã nhìn thấy vụ ẩu đả nhưng không can ngăn.

 
Audio Player
 
 
 
00:00
 
00:00
 
Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume.
 
Audio

Ngày 2/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Đức (TP HCM) vẫn đang tạm giữ Nguyễn Thị Ngọc Dung (39 tuổi, ngụ quận 12, tạm trú TP Thủ Đức) để điều tra về hành vi Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân là chị H.T.T.T. (26 tuổi, ngụ tỉnh Long An).

vu co gai bi giet o cho thu duc nhung nguoi lien quan co the doi dien voi toi danh gi hinh 1

Dung đâm nhiều nhát khiến nạn nhân tử vong - Ảnh cắt từ clip

Liên quan vụ án mạng, nhà chức trách cũng tạm giữ chồng của Dung để điều tra.

Tại cơ quan Công an, Dung khai sau khi gây án đã trở về nơi ở tại phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức. Người phụ nữ 39 tuổi này mặc bộ đồ màu đen dính đầy máu và mang theo tang vật là con dao.

Khi thấy vợ cầm dao nhọn, chồng Dung nói "dao gì mà nhọn dữ vậy, bà đâm chắc người ta chỉ có chết". Dung trả lời "giờ người ta chết sống thế nào em chưa biết nữa". Dung không nhớ đã đâm nạn nhân bao nhiêu nhát và không dám nhìn lại hình của nạn nhân.

Sau khi biết vợ mình gây án, người chồng đã mang bộ đồ dính máu đi tẩm xăng đốt, trong lúc đốt không may bị bỏng ở chân. Còn Dung thì tắm rửa để sạch máu dính trên người.

vu co gai bi giet o cho thu duc nhung nguoi lien quan co the doi dien voi toi danh gi hinh 2

Sau khi sát hại nạn nhân, nghi phạm lấy tài sản cùng xe máy của nạn nhân rồi tẩu thoát - Ảnh cắt từ clip

Luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TP HCM) nhận định, Dung đã có hành vi dùng dao đâm liên tục vào nhiều vị trí trên cơ thể, cố ý tước đoạt mạng sống của nạn nhân đến cùng. Hành vi này có dấu hiệu của tội Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cùng với đó, Luật sư Tuấn cho rằng cần phải xác định rõ ý định chiếm đoạt tài sản của nghi phạm xảy ra trước hay sau khi thực hiện hành vi giết người. Nếu nghi phạm nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại từ trước rồi mới dùng dao đâm nạn nhân đến chết thì hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản này có dấu hiệu của tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015.

Tuy nhiên, nếu sau khi giết nạn nhân, nghi phạm phát hiện nạn nhân có mang theo tài sản và chiếm đoạt tài sản của bị hại thì hành vi này có dấu hiệu của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 hoặc tội Trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

"Quan điểm cá nhân tôi cho rằng hành vi của nghi phạm Dung có ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại trước nên mới xuống tay đâm nạn nhân đến chết. Hành vi này cấu thành tội Cướp tài sản đi liền tội Giết người. Ý thức chiếm đoạt tài sản này phát sinh từ việc không phải trả khoản nợ nếu bị hại chết và sau khi bị hại chết sẽ chiếm đoạt luôn số tài sản mà bị hại mang theo", Luật sư Tuấn nêu quan điểm.

 

Đối với chồng của nghi phạm, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) chỉ ra, sau khi biết vợ giết người nhưng không khuyên can vợ đi đầu thú, không trình báo cơ quan chức năng. Anh ta cố tình che giấu hành vi phạm tội của Dung, cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội bằng cách giúp vợ đốt quần áo dính máu.

“Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, do đó hành vi của người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Che giấu tội phạm theo Điều 389 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”, Luật sư Hùng phân tích.

Liên quan vụ án, theo đoạn phim do camera gần hiện trường quay lại, có một người đàn ông khi nghe tiếng la hét đã đến xem, nhưng bỏ đi sau đó.

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, nếu tại thời điểm đó, người đàn ông biết nghi phạm đang cầm dao gây nguy hiểm tới tính mạng của bị hại và đến can ngăn hoặc tri hô cho mọi người xung quanh đến giúp đỡ, thì có lẽ cô gái 26 tuổi đã không mất mạng.

Vì thế, luật sư cho rằng cần điều tra làm rõ trách nhiệm của người đàn ông này. “Cần điều tra, xác minh, nếu người đàn ông thấy người phụ nữ đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người đàn ông có điều kiện giúp đỡ nhưng lại không giúp đỡ dẫn đến hậu bị hại bị giết thì có thể người đàn ông này sẽ bị khởi tố theo Điều 132 của BLHS”, luật sư nêu.

Khoản 1 Điều 132 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bên cạnh đó, người  vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm…

Ngoài ra, luật sư cho rằng, hành vi của người đàn ông trên cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Không tố giác tội phạm theo Khoản 1 Điều 390 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

“Như vậy, cần tùy thuộc vào kết quả điều tra, xác minh, lấy lời khai, trích xuất camera cụ thể, chi tiết của cơ quan chức năng để xác định người đàn ông có chịu trách nhiệm hình sự hay không”, Luật sư Trần Minh Hùng đưa quan điểm.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h20 ngày 30/9, chị T. làm nghề bán rau củ trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đi cùng xe máy với Dung vào bãi xe sau chợ đầu mối, phường Tam Bình, TP Thủ Đức đứng nói chuyện. Tại đây, Dung bất ngờ rút dao thủ sẵn trong người ra đâm chị T. nhiều nhát khiến nạn nhân gục tại chỗ.

Sau đó, Dung lấy điện thoại, một đôi bông tai bằng kim loại màu vàng, một bộ lắc bằng kim loại màu vàng, một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng và một ví tiền chứa khoảng 15 triệu đồng tiền mặt rồi lên xe máy rời đi.

Sau hai giờ gây án, Dung bị các trinh sát Công an TP Thủ Đức cùng Công an phường Tam Bình bắt giữ tại nơi ở.

Kỳ Hoa

An Lộc                             

PHÁT THANH TRỰC TIẾP TƯ VẤN PHÁP LUẬT
NGÀY 22/9/2023
CHỦ ĐỀ: TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Khách mời: LS TRẦN MINH HÙNG – ĐOÀN LS TP.HCM
Logo chương trình.
An Lộc mến chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp, chương trình này do Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phối hợp với Đài PT-TH Bình Dương thực hiện. Được phát sóng trên tần số Fm 92,5 Mhz vào lúc 9 giờ 10 phút đến 10 giờ - thứ sáu hàng tuần.
Thưa quý vị! Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên thông tin, cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn, vụ án liên quan đến tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vì nhẹ dạ cả tin, ham lời, nhiều người vẫn bị mắc lừa. Tội phạm ừa đảo chiếm đoạt tài sản hoạt động trong tất cả các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, xuất khẩu lao động, làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu tài sản để cầm cố, thế chấp, mua bán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, các đối tượng đã lợi dụng không gian mạng để hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân…
Thưa quý vị! Trong chương trình Tư Vấn Pháp Luật hôm nay, với sự tham gia của LS Trần Minh Hùng– Đoàn LS TP.HCM chúng tôi sẽ trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạn tài sản… Ngay từ bây giờ, quý thính giả có thể gọi đến số 0274 – 3836.246 để được LS Trần Minh Hùng– Đoàn LS TP.HCM tư vấn, giải đáp những câu hỏi cho quý vị.
………….
Còn bây giờ sẽ là phần dành cho thính giả tham gia câu hỏi “Tìm hiểu về pháp luật”  để nhận 2 thẻ cào điện thoại, mỗi thẻ trị giá 100 ngàn đồng dành cho 2 thính giả trả lời đúng được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.

Câu hỏi tuần này là: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả lại tài sản hoặc đã bồi thường và người bị hại rút đơn kiện thì có bị khởi tố không?

  • Đáp án A: Có            (Đáp án đúng)
  • Đáp án B: Không    

Quý vị hãy nhanh tay gọi về số điện thoại 0274 – 3826.833 để tham gia nhé. Thính giả trúng thưởng, An Lộc sẽ công bố vào cuối chương trình. Xin được nhắc lại  số điện thoại để tham gia phần tìm hiểu về pháp luật đó là 0274 – 3826.833.
CHÀO ĐẦU

  1. Thưa LS, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta diễn ra khá phức tạp. Theo LS thì trong những năm gần đây hoạt động của tội phạm này có gì khác trước?

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự bùng nổ của các nền tảng ứng dụng số, mạng xã hội, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng tăng nhanh cả về số vụ, tính chất và mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản, bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong năm 2022, các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 2.620 trang web lừa đảo trực tuyến và 12.935 vụ việc lừa đảo trực tuyến với 02 hình thức lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Có thể thấy rằng, tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng đang diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt gây khó khăn trong quá trình phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội phạm này của các cơ quan chức năng.

  1. Lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng. Theo LS thì vì sao ngành chức năng, báo chí đã cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều người bị lừa, thậm chí là lừa với số tiển rất lớn?

Thời gian qua, không ít người dân đã bị lừa đảo bởi tội phạm công nghệ cao thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng, tránh bị “sập bẫy” của kẻ xấu.
Đây là thủ đoạn lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện bằng hình thức cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Với phương thức lừa đảo trên, tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo nhanh chóng và khi bị phát hiện thì ít để lại dấu vết.
Ngoài ra, một phần nguyên nhân còn là do người dân vẫn chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.
Tội phạm công nghệ được huấn luyện, tố chức phạm tội cá nhân ở nước ngoài, đánh vào tâm lý lòng tham, đánh bắt tâm lý bị nạn….ăn cắp thông tin cá nhân…..làm cho việc điều tra tuy tìm khó…..

  1. Câu hỏi dự phòng: Chào luật sư.. Em có tìm hiểu trên mạng về một trang page tư vấn vay tiền. Và em bị lừa số tiền 38 triệu em muốn hỏi nếu em muốn kiện họ thì em phải cần những gì. Và có điều kiện như thế nào để đâm đơn kiện ạ ?

Trước thực trạng các vụ lừa đảo vay tiền qua app ngày càng phức tạp cả về thủ đoạn và số vụ lừa đảo, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo người dân cần tìm hiểu xem app vay tiền đó thuộc sở hữu của công ty nào, có đầy đủ các thông tin gồm: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả,…). Sau đó, cần tìm hiểu xem lãi suất cho vay có nằm trong giới hạn quy định của Bộ luật Dân sự (không quá 20%/năm) không? App vay tiền có yêu cầu khách hàng phải cho phép truy cập vào danh bạ, truy cập tài khoản mạng xã hội của mình hay có yêu cầu phải đóng phí bảo hiểm hay không?... Ngoài ra, trong quá trình đăng ký vay, không thực hiện vay trên nhiều app khác nhau.
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo vay tiền qua app hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, khi bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến một trong các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

  1. Tội phạm lừa đảo qua không gian mạng có nhiều phương thức tinh vi, đa dạng về cách tiếp cận nạn nhân, vậy thì LS có cảnh giác đến người dân?

Để phòng tránh rủi ro, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân luôn đề cao cảnh giác và nhận biết một số dấu hiệu lừa đảo của các đối tượng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội. Không nên chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ ngân hàng, mã OTP, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác thực.  Theo đó, người dân cần hết sức cảnh giác, khi phát hiện các dấu hiệu, thông tin liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an gần nhất hoặc gọi điện thoại về đường dây nóng của Công an.
Đồng thời, khuyến cáo người dân không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Trước những thông tin không nên vội vàng chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của các đối tượng mà trao đổi với người thân, bạn bè và thông báo ngay với lực lượng công an gần nhất để chủ động phòng ngừa, đấu tranh…
Ngoài ra, nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan Công an để tố giác tội phạm:
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Số đường dây nóng là 08.3864.0508
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/
Thưa quý vị! Việc cập nhật những thông tin mới nhất về hành vi lừa đảo chiếm đoạt là một trong những điều cần thiết. Đây là hành vi phạm tội đáng bị xã hội bởi không chỉ gây tổn thất cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội. Nhưng trong trường hợp người bị hại đã nhận được bồi thường rút đơn kiện thì người phạm tội có bị khởi tố không? Trước khi tiếp tục câu hỏi với LS Trần Minh Hùng – Đoàn LS TP.HCM, mời quý vị nghe tiểu phẩm ngắn sau nhé.
TIỂU PHẨM.

  1. Thưa LS, việc bị chính người quen lừa xảy ra khá phổ biến… và trong tiểu phẩm mà chúng ta nghe thì người mẹ rất lo lắng vì con trai mình bị khởi tố. Nhưng có thắc mắc là vì sao đã bồi thường đủ số tiền con trai mình lừa và người bị lừa cũng đã rút đơn kiện nhưng vì sao con trai chị vẫn bị khởi tố?

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, dù người phạm tội đã trả hết số tiền cho người bị hại và bị hại đã rút đơn kiện nhưng cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.

  1. Trong tiểu phẩm thì 2 nhân vật có nhắc đến tình tiết giảm nhẹ. Vậy với yội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Việc đã trả hết số tiền chiếm đoạt cho bị hại và được bị hại rút đơn kiện là hành vi tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả nên đây được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Như vậy, tùy vào các yếu tố nhân thân, sự hối lỗi về hành vi, bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được xem xét gỡ tội, làm nhẹ tội. Ngoài ra, khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án
Theo khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”
Theo quy định nêu trên thì tuỳ thuộc vào tình hình hồ sơ vụ án để xác định những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

  1. Tài sản mà người hàng xóm bị lừa là 1 cái xe máy trị giá 50 triệu, vậy nếu bị khởi tố thì mức hình phạt được quy định như thế nào?

 Căn cứ  khoản 2, điều 174 BLHS quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Do đó, trường hợp này có thể bị khởi tố khung 2 với mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

  1. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì số tiền lừa đảo bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định trên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Tội cướp tài sản
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
+ Tội cưỡng đoạt tài sản
+ Tội cướp giật tài sản
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
+ Tội trộm cắp tài sản
+ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

Còn bây giờ sẽ là phần dành cho thính giả tham gia câu hỏi “Tìm hiểu về pháp luật”  để nhận 2 thẻ cào điện thoại, mỗi thẻ trị giá 100 ngàn đồng dành cho 2 thính giả trả lời đúng được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.
Câu hỏi tuần này là: Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng đã trả lại tài sản hoặc đã bồi thường và người bị hại rút đơn kiện thì có bị khởi tố không?

  • Đáp án A: Có            (Đáp án đúng)
  • Đáp án B: Không    

Quý vị hãy nhanh tay gọi về số điện thoại 0274 – 3826.833 để tham gia nhé. Thính giả trúng thưởng, An Lộc sẽ công bố vào cuối chương trình. Xin được nhắc lại  số điện thoại để tham gia phần tìm hiểu về pháp luật đó là 0274 – 3826.833.

  • Câu hỏi dự phòng: Tôi có thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị A với tổng giá trị là 750 triệu đồng. Sau khi thực hiện hành vi, tôi bị cơ quan công an bắt giữ. Sau khi bị bắt, tôi đã hoàn trả toàn bộ số tiền tôi đã chiếm đoạt và bà A cũng đã rút đơn không yêu cầu khởi tố tôi nữa. Vậy trong trường hợp trên, tôi có phải đi tù không? Xin cảm ơn!

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Vì vậy, dù người phạm tội đã trả hết số tiền cho người bị hại và bị hại đã rút đơn kiện nhưng cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.

  1. Mẹ tôi có giao dịch về việc mua đất rẫy giá 700 triệu đồng, vì tin tưởng chỗ quen biết cô T nên hai bên đã thiết lập hợp đồng (có giấy tờ viết tay) như sau: Cô T bán đất với giá 700 triệu đồng, hai bên đã xem đất chốt giá, sau đó Cô T đề nghị mẹ tôi đưa tiền cọc 200 triệu đồng hẹn 1 tuần sẽ giao sổ đỏ đất và mẹ tôi sẽ đưa đủ tiền khi giao xong giấy tờ đất. Nhưng ngay ngày hôm sau cô T đã đến nhà và đòi đưa thêm 300 triệu đồng để lấy sổ đỏ ra do sổ đỏ đó bị cô T đem thế chấp vay ngân hàng, sự việc vỡ lở mẹ tôi đã đi tìm hiểu nguồn gốc đất đó, được biết là đất đó là của chủ khác chỉ là cô T xiết nợ và chiếm đoạt luôn đất và cùng sổ đỏ. Sau đó cô T có nhiều hành vi mập mờ muốn lừa đảo chiếm đoạt luôn số tiền của mẹ tôi, vì sổ đỏ đó là sổ đỏ mang tên Cô T chỉ là giả mạo để lừa đảo. sau này mẹ tôi biết được có thêm hai người cũng bị lừa đảo mua bán rẫy lấy tiền cọc và không giao đất, y như mẹ tôi, có nghĩa là (trên cùng 1 mảnh đất, hành vi đã thực hiện lại 3 lần với 3 chủ khác nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Nhờ LS tư vấn cho trường hợp của tôi?

Trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, cô T đã làm giả sổ đỏ nhằm lừa dối mẹ bạn để mẹ bạn mua mảnh đất. Mẹ bạn đã đồng ý mua và đưa cho cô T 200 triệu tiền đặt cọc. Như vậy, hành vi của cô T đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền cô T lừa đảo chiếm, chiếm đoạt của mẹ bạn là 200 triệu đồng. Do đó, cô T có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 điều 174 BLHS với mức phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

  1. Thời hạn khởi tố đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao nhiêu ngày?

 Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau::
“Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.”
Như vậy, khi có tố giác của mẹ bạn, cơ quan điều tra có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác. Trong trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì thời hạn để ra quyết định khởi tố hay không có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 2 tháng. Khi cơ quan điều tra ra quyết định về việc giải quyết  tố giác, mẹ bạn sẽ được thông báo về kết quả giải quyết.

  1. Trong trường hợp nếu người lừa đảo không chịu hầu tòa và trốn nghĩa vụ phải trả cho người bị hại  thì sẽ xét xử ra sao? 

Trong trường hợp vụ án được đưa ra xét xử tại tòa, căn cứ theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án; nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị áp giải; nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử...”
Do đó, khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì cô T phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng sẽ bị áp giải, nếu vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa, nếu cô T trốn tránh thì sẽ bị truy nã và vụ án bị tạm đình chỉ. Trường hợp cô T bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì vụ án sẽ được tạm đình chỉ cho đến khi cô T khỏi bệnh. Tòa án có thể xét xử vắng mặt cô T trong trường hợp cô T trốn tránh và việc truy nã không có kết quả; cô T đang ở nước ngoài và không thể về triệu đập đến phiên tòa được; sự văng mặt của cô T không trở ngại cho việc xét xử và cô T đã được chuyển giao giấy triệu tập hợp lệ.
Sau khi xét xử và có bản án quyết định của Tòa án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cô T, mẹ bạn có quyền làm đơn đề nghị được nhân lại số tiền đã bị lừa đảo. Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn quy định, cô T sẽ phải thi hành án, trả lại số tiền đã lừa đảo cho mẹ bạn. Trong trường hợp hết thời hạn quy định, cô T có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

  1. Nếu người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 16 tuổi thì pháp luật quy định như thế nào?

 Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì chủ thể của tội này không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà chỉ có người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Vì vậy, người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này do vẫn chưa đủ 16 tuổi. Tuy nhiên người đó vẫn bị xử lý theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan.

  1. Khuyến cáo của LS?

Thực tế cho thấy, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số tội phạm. Bên cạnh đó, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có xu hướng cấu kết thành ổ nhóm tội phạm, có tổ chức thành đường dây với nhiều đối tượng tham gia tại nhiều địa phương khác nhau và có yếu tố nước ngoài.
Qua nhiều vụ việc cho thấy, người bị hại không còn tập trung vào người cao tuổi, phụ nữ trung niên nhẹ dạ cả tin, một bộ phận người dân thiếu kiến thức về kinh tế, trình độ khoa học ở khu vực nông thôn mà ngày càng đa dạng về độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống...
Một nguyên tắc khác người dân cần lưu ý là thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và tuyệt đối không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết. Đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là chuyển tiền qua Internet Banking, Mobile Banking, khi phát hiện hoạt động tội phạm người dân cần thông báo cơ quan công an để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết. Cơ quan công an cũng đề nghị người dân cảnh giác khi cài “app” vay tiền, bởi một là phải chịu lãi suất cao cùng việc đòi nợ theo kiểu “tín dụng đen”, hai là dính vào những đường link cài “app” lừa đảo.
Ngoài ra, khi cài app qua kho ứng dụng, các app vay tiền đều đòi hỏi người cài đặt cho truy cập danh bạ điện thoại, từ đó sẽ có cơ sở tìm ra những người liên lạc thường xuyên và không chỉ gửi tin nhắn đe dọa đến người vay, mà có thể những người trong danh bạ cũng bị vạ lây. Tuyệt đối không bấm vào các đường link do đối tượng gửi đến và hướng dẫn đóng thuế thu nhập hoặc nạp tiền để tăng hạn mức rút tiền…

Thưa quý vị! Những năm gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước và người dân, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Để ngăn chặn loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc đấu tranh quyết liệt của lực lượng chức năng, mỗi người dân cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh "sập bẫy" các đối tượng lừa đảo. Đến đây thì thời gian dành cho Chương trình Tư vấn Pháp Luật Trực Tiếp xin tạm dừng. AL và những người thực hiện chương trình xin chào và hẹn gặp. Chương trình tư vấn PL trực tiếp  được phát vào 9 giờ 10 phút thứ Sáu hàng tuần trên tần số Fm 92,5 MHz của Đài PT-TH Bình Dương. AL Xin chào và hẹn gặp lại.

LS TRẦN MINH HÙNG

Từ vụ hoa hậu bán dâm 200 triệu: Khách mua dâm có được trả lại tiền?

Thứ năm, 21/09/2023 - 09:10
 
00:00/03:14
 
 
 

(Dân trí) - Luật sư nhìn nhận, theo quy định pháp luật, số tiền phục vụ hoạt động mại dâm sẽ bị tịch thu. Người mua dâm không có quyền đòi lại số tài sản đó.

Công an TP.HCM mới đây đã triệt phá đường dây môi giới mại dâm do Nguyễn Thành Liêm (34 tuổi, quê Cà Mau) và Hà Thụy Vân Anh (24 tuổi, ở quận Tân Phú, TP.HCM) cầm đầu. Khai thác lời khai, cơ quan chức năng kiểm tra, bắt quả tang 4 cặp nam nữ có hành vi mua bán dâm thông qua môi giới của 2 nghi phạm tại tòa nhà O.R.S. (quận 7) và khách sạn La Galerie (huyện Bình Chánh, TP.HCM).

Trong số này, T.T.H. (36 tuổi, Hoa hậu Thế giới người Việt) bán dâm với giá 200 triệu đồng. N.N.T.T. (27 tuổi, Hoa khôi Du lịch Việt Nam) bán dâm giá 45 triệu đồng trong khi hai cô gái còn lại bán dâm với giá 5 triệu đồng.

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, những người mua dâm của các cô gái trên có thể được trả lại tiền hay không?

Từ vụ hoa hậu bán dâm 200 triệu: Khách mua dâm có được trả lại tiền? - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/S2_nUcaxb_JF8q3DbxtL46zWYlQ=/thumb_w/1360/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/deJ7G57EuU9wQu6FS_irX8MFaRQ=/thumb_w/1020/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/S2_nUcaxb_JF8q3DbxtL46zWYlQ=/thumb_w/1360/2023/09/21/z4695714069588952fd8c2f21a7cd848bf92e860b18a3f-1694764621623-1695261781613.jpg 2x" data-adbro-processed="true">

Liêm và Vân Anh tại thời điểm bị cảnh sát bắt giữ (Ảnh: Công an cung cấp).

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm như sau:

Đối với người mua dâm, Điều 22 Pháp lệnh này quy định tùy tính chất, mức độ vi phạm thì người mua dâm có thể bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong trường hợp mua dâm đối với người chưa thành niên hoặc người mua dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự.

Đối với người bán dâm, theo Điều 23 Pháp lệnh này, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà người đó có thể bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trường hợp người vi phạm là người nước ngoài thì có thể bị áp dụng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc trục xuất khỏi Việt Nam.

Đối với người môi giới mại dâm, đây là hành vi phạm tội và sẽ bị xử lý hình sự về tội Môi giới mại dâm theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015.

Như vậy, đối với các hành vi mua dâm và bán dâm, nếu không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, khung hình phạt đối với hành vi mua dâm sẽ là 1-5 triệu đồng. Đối với hành vi bán dâm, theo Điều 25 Nghị định này, mức phạt sẽ từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với cả 2 hành vi này, người vi phạm đều bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

Về khái niệm tang vật vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chưa quy định cụ thể về khái niệm này. Tuy nhiên, Điều 26 Luật này định nghĩa khái niệm "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" là việc sung vào ngân sách Nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.

Theo khoản 6, Điều 5 Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ, việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính có thể được áp dụng đối với trường hợp vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Căn cứ những quy định trên, có thể thấy tiền mua bán dâm là phương tiện liên quan trực tiếp tới vi phạm hành chính nên được coi là tang vật vi phạm hành chính. Nếu không có số tiền này, hành vi vi phạm hành chính không thể thực hiện được. Do đó, có cơ sở để áp dụng biện pháp tịch thu tang vật hành chính trong trường hợp này.

Như vậy, đối với những người mua bán dâm, số tiền phục vụ cho hoạt động mại dâm này sẽ bị tịch thu, sung công quỹ chứ không được trả lại cho chủ nhân của số tiền đó.

Hoàng Diệu

Link:https://dantri.com.vn/ban-doc/tu-vu-hoa-hau-ban-dam-200-trieu-khach-mua-dam-co-duoc-tra-lai-tien-20230921090956333.htm 

TAND TP.HCM thụ lý hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

 
twitterzalomailprinter
21/08/2023 | 16:41
SONG MAI
 
0:00/0:00
0:00
(PLO)-TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng và hiện đang tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo. 

Chiều 21-8, Chánh văn phòng TAND TP.HCM cho biết TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng và bốn đồng phạm bị truy tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 BLHS. Sau khi thụ lý vụ án, TAND TP.HCM sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng tiếp theo.

 

Bốn đồng phạm trong vụ án, gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), Đặng Anh Quân (giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM).

TAND TP.HCM thụ lý hồ sơ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng  ảnh 1

Bà Nguyễn Phương Hằng hiện đang bị tạm giam. Ảnh: FBNV

Trước đó, ngày 31-5, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ cho VKSND TP.HCM để điều tra bổ sung để làm rõ vai trò của ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Phương Hằng) có dấu hiệu đồng phạm với bà Phương Hằng hay không, do các buổi livestream của bà Hằng đều có sự xuất hiện của ông Dũng. Đề nghị làm rõ hành vi của những người bị truy tố có dấu hiệu làm nhục, vu khống người khác theo Điều 155, 156 BLHS hay không.

Đến ngày 26-7, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM ra kết luận điều tra bổ sung và giữ nguyên quan điểm của vụ án. Đối với hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng, CQĐT xác định chưa đủ cơ sở cấu thành tội phạm.

VKSND TP.HCM cũng giữ nguyên quan điểm truy tố. VKS cho rằng hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng chưa đủ cấu thành tội phạm.

 

Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Phương Hằng thông qua các tài khoản mạng xã hội, phát sóng trực tiếp (livestream) để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của các cá nhân, gồm: Ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM).

Để tăng độ uy tín, tin cậy, bị can Nguyễn Phương Hằng còn mời Tiến sĩ Luật, giảng viên trường Đại học Luật TP.HCM Đặng Anh Quân để tham gia livestream. Ông Quân cùng tương tác, góp phần cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội.

3 bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân là nhân viên và hưởng lương từ bị can Hằng, có hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng thực hiện hành vi phát ngôn, đăng tải các nội dung xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân.

Hiện hai bị can Nguyễn Phương Hằng và Đặng Anh Quân vẫn đang bị tạm giam.

SONG MAI

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng

 

(Dân trí) - Ở chưa đầy 1 tháng nhưng số điện lên đến 492kwh, chị Đ. thắc mắc thì bị chủ trọ đuổi thẳng, lấy luôn số tiền đã cọc.

Không thể phản kháng

"Họ đuổi chúng tôi đi trong ngày, khi con tôi mới có 6 tháng tuổi", chị B.A.Đ. (quê tại TP Hà Nội) bức xúc khi bị chủ trọ quỵt tiền.

Theo chị Đ., chị tìm được phòng trọ từ hội nhóm cho thuê trên mạng xã hội. Người quản lý khu trọ chào mời chị Đ. bằng nhiều lời lẽ ngon ngọt, để chị nhanh chóng đặt cọc.

Trong 18 ngày sống tại căn trọ, chị Đ. kiểm tra đồng hồ điện thì tá hỏa nhận ra đã lên 492 số điện, tạm tính hơn 1 triệu đồng.

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng - 1https://cdnphoto.dantri.com.vn/YvC_W-hGt-m8VNAB5NDPG5z9yDw=/thumb_w/1360/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/uDt5Em4c_HqvOuz3OyxyVchhxlQ=/thumb_w/1020/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/YvC_W-hGt-m8VNAB5NDPG5z9yDw=/thumb_w/1360/2023/08/15/luadaonhatronguyenvy-1-1692073005046.jpg 2x" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Chị Đ. bị chủ trọ thách thức khi thắc mắc về đồng hồ điện (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Dù có dùng điều hòa cả ngày thì cũng không hết từng đấy số điện được. Tôi nhắn tin cho chủ trọ để kiểm tra lại đồng hồ điện nhưng họ nói tôi không được thắc mắc, hỏi nhiều. Chủ trọ còn thách thức nếu thích thì tự đem đồng hồ điện đi kiểm tra", chị Đ. bức xúc.

Sau khi đăng tải sự việc này lên mạng xã hội, chị Đ. tiếp tục bị chủ trọ dọa nạt. Ở chưa đầy 1 tháng, chị Đ. nhận được thông báo bị đuổi khỏi phòng trọ. Chị Đ. mất trắng 5,2 triệu đồng tiền cọc và tiền trọ đã đóng ban đầu.

"Họ nói tiền điện cộng thêm tiền trọ chưa đầy 1 tháng đã âm vào tiền cọc, nên nhất quyết không trả", chị Đ. kể.

Bế đứa con còn đỏ hỏn trên tay, chị Đ. ứa nước mắt khi phải đi tìm chỗ ở mới ngay lập tức. Dưới phần bình luận của bài viết "phốt" chủ trọ trên mạng xã hội, chị Đ. nhận ra có nhiều người là nạn nhân giống như mình.

"Chỗ này đã lừa nhiều người lắm rồi. Họ còn lấy số điện thoại, hình ảnh của tôi đăng lên mạng khiến tôi bị "khủng bố" nhiều ngày qua", bà mẹ trẻ thở dài, nói.

Với chiêu thức khác, chị M.C. (ngụ tại TPHCM) cũng vừa bị chủ trọ quỵt 500.000 đồng tiền cọc. Theo đó, chị C. cũng tìm phòng từ các hội nhóm trên mạng xã hội. Chị C. nhanh chóng tìm được phòng trọ giá 800.000 đồng, khu vực gần Bệnh viện Da liễu TPHCM.

Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng - 2https://cdnphoto.dantri.com.vn/G2HG9pVaKjkN4fYlsny4rhZaHbk=/thumb_w/1360/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 2x" data-ll-status="loaded" class="entered loaded" srcset="https://cdnphoto.dantri.com.vn/P1v504E4GmPkvDP_AHz8rsLXsTg=/thumb_w/1020/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 1x, https://cdnphoto.dantri.com.vn/G2HG9pVaKjkN4fYlsny4rhZaHbk=/thumb_w/1360/2023/08/15/36377270922027080266033823039295884287056511n-1692073122467.jpg 2x" style="box-sizing:border-box;max-width:100%;height:auto;width:680px;cursor:zoom-in">

Nài nỉ xin lại số tiền cọc, chị C. đành ngậm ngùi khi chủ trọ chặn tin nhắn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngỏ ý muốn đến xem phòng, nhưng chủ trọ lại hẹn chị C. vào cuối tháng vì người ở cũ chưa dọn đi. Song, người này vẫn đề nghị chị phải đặt cọc trước để giữ phòng.

"Sau khi tôi chuyển khoản xong, tôi vẫn thấy người này đăng bài cho thuê tiếp nên đã biết mình bị lừa. Nhắn tin thắc mắc thì tôi bị chủ trọ chặn số, không trả lại tiền", chị C. nói.

Vì số tiền bị lừa ít, lại không có hợp đồng thuê nhà giữa hai bên nên chị C. đành ngậm "trái đắng".

Kiểm tra kỹ hợp đồng thuê nhà

Tương tự, chị M.D.Q. (quê tại tỉnh Nghệ An) hiện vẫn chưa lấy lại được số tiền cọc 2 triệu đồng, sau khi bị chủ trọ đuổi ra ngoài với lí do vô lý.

Q. cho biết, chị vào TPHCM để tìm việc từ ngày 10/8. Trước đó, vì không kiếm được nhà trọ, chị đăng tải lên mạng xã hội với mong muốn tìm phòng trọ.

Lúc này, chị N.T.T.L. (ngụ tại quận 8) ngỏ ý muốn cho Q. ở ghép với một khách nữ khác, với giá 2 triệu đồng/tháng. Căn phòng này nằm tại chung cư Topaz Elite (quận 8, TPHCM).

Nhanh chóng chuyển tiền cho chị L., nhưng chị Q. lại sơ ý không thắc mắc về hợp đồng giữa hai bên.

Khi vừa vào ở được 2 ngày, L. đột ngột nhắn tin ngay trong đêm, thông báo chị Q. bị đuổi khỏi phòng trọ. Theo chị Q., lí do chị L. cho rằng Q. dắt bạn về phòng trọ nên không được ở tiếp.

Mặc cho chị Q. nài nỉ, chị L. vẫn nhất quyết để Q. ngủ ngoài đường. Phải uống thuốc đặc trị bệnh 2 lần/ngày, nhưng Q. không thể vào nhà lấy vì bị chặn tin nhắn.

Sau khi trình báo với cơ quan chức năng phường 4, Q. được hỗ trợ đến để lấy đồ ra ngoài. Cô gái cố gắng nhắn tin đòi lại số tiền 2 triệu đồng, nhưng chị L. vẫn "bật vô âm tín".

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM), nếu hợp đồng thuê nhà còn thời hạn, nhưng chủ trọ không tiếp tục cho thuê, không trả tiền cọc sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Người thuê nhà có thể khởi kiện qua tòa án để giải quyết theo thủ tục dân sự. "Tuy nhiên, nếu số tiền bị quỵt không lớn, việc khởi kiện sẽ khiến người thuê cảm thấy bị mất thời gian, công sức", luật sư Hùng nói.

Bên cạnh đó, nếu chủ trọ giả vờ đăng tin cho thuê nhưng thực tế lại không có phòng trọ hoặc nhận cọc rồi nhưng không cho người thuê vào ở, sẽ bị xem là tội danh hình sự. Cụ thể, các tội danh bao gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản. Người bị lừa có thể tố cáo đến công an quận nơi chủ trọ đó cho thuê.

"Để tránh bị lừa, người thuê nhà cần phải ký hợp đồng đặt cọc rõ ràng, xem kỹ quyền và nghĩa vụ, thời hạn, mục đích đặt cọc,…", vị luật sự nói.

Nguồn: Mẹ mới sinh bế con đỏ hỏn đi tìm chỗ ở vì bị chủ trọ quỵt tiền, đuổi thẳng | Báo Dân trí (dantri.com.vn)

 

Page 2 of 53

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006