Khi nào luật sư phải tố giác tội phạm của thân chủ?
Theo tôi nghề luật sư có đặc thù riêng không như các nghề khác. Luật sư khi bào chữa cho thân chủ luôn cố gắng trong phạm vi, chức năng và trách nhiệm giữ bị mật thông tin thân chủ không được công khai những thông tin bất lợi cho thân chủ. Luật sư lúc này không những như những người nhà thân chủ mà còn là “cứu cánh”, y như “bác sĩ” chữa bệnh nan y cho bệnh nhân.
Thử hỏi làm sao một luật sư bào chữa cho thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì lại phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm đối với các tội này theo tôi vừa không thực tế và chưa phù hợp với chức năng và vai trò của người bào chữa. Theo tôi trách nhiệm này chỉ đặt ra đối với các luật sư không bào chữa cho các bị cáo. Lúc này các luật sư này mang tư cách là một công dân thì phải chịu trách nhiệm với hành vi không tố giác tội phạm còn nếu luật sư bào chữa trực tiếp cho các bị cáo phạm các tội này thì phải được loại trừ trách nhiệm. Bởi chúng ta biết rằng luật sư bào chữa không những bào chữa theo hướng vô tội mà còn bào chữa theo hướng giảm nhẹ. Do vậy, nếu luật sư bào chữa cho trực tiếp bị cáo nhận thấy bị cáo có dấu hiệu phạm tội thì bào chữa theo hướng giảm nhẹ tội còn nếu thấy không có dấu hiệu của tội phạm thì bào chữa theo hướng vô tội. Nếu luật sư bào chữa trực tiếp cho bị cáo mà lại tố giác chính thân chủ của mình thì theo tôi không thể gọi là “người bào chữa” hay “luật sư bào chữa cho thân chủ” được. Bởi theo Luật luật sư - là luật chuyên ngành áp dụng đối với luật sư thì đã quy định nghiêm cấm luật sư không “tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, pháp luật về luật sư, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp lại quy định luật sư không được tiết lộ thông tin khách hàng, trong đó có cả những thông tin về tội phạm. Chúng ta biết rằng, nghĩa vụ chứng minh tội phạm là thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Đã là người bào chữa cho thân chủ mà còn thêm nghĩa vụ phải tố cáo hành vi thân chủ thì về mặt đạo lý không chuẩn, đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo, không cho phép và sẽ dẫn đến tình trạng luật sư sẽ không bào chữa hoặc bị cáo không dám thuê luật sư.
Hơn nữa pháp luật hình sự đã quy định một người chưa được coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án. Như vậy, khi chưa có bản án có hiệu lực thì làm sao luật sư có thể khẳng định người đó phạm tội hay chưa phạm tội mà tố cáo hay không tố cáo và đó là điều không khả thi. Ngay cả cơ quan tố tụng khi chưa xét xử cũng chưa thể khẳng định là một người đã thực hiện hành vi nào đó là phạm tội cụ thể mà còn phải chờ tòa án xét xử.
Do vậy việc bắt buộc tất cả các luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm là không khả thi và chưa phù hợp với thức tiễn và có vẻ mâu thuẫn nhau theo các quy định pháp luật.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện, luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống.
Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Báo pháp luật TP.HCM, HTV, ĐÀI truyền hình Vĩnh Long, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ, báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Website: luatsuthanhpho.com