- Cháy chung cư trách nhiệm đầu tiên thuộc về ai?
- Hậu quả cháy khiến 13 người chết, vậy có thể khởi tố để điều tra hay không? Căn cứ khởi tố phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Trách nhiệm bồi thường tài sản thuộc về chủ đầu tư hay ban quản lý, hay đối tượng nào, thưa luật sư?
- Hiện nay có nhiều luồng ý kiến thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư (về an toàn chung cư), trách nhiệm PCCC trên địa bàn chung cư (không phát hiện hệ thống báo cháy bị tê liệt trong quá trình kiểm tra trước đó), ban quản lý chung cư (bỏ mặc sự an toàn của người dân), bảo vệ (tháo chạy, không hỗ trợ người dân). Quan điểm của luật sư về vấn đề này?
- Nếu vụ cháy không phải là sự cố về điện, hay nguyên nhân khách quan khác, mà do một tổ chức, cá nhân cố tình gây ra thì sẽ xử lý như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về người và tài sản phụ thuộc vào những điều kiện gì. Trường hợp rủi ro? trường hợp có đối tượng vi phạm?
- Bảo hiểm sẽ phải bồi thường như thế nào?
Theo tôi thì trách nhiệm ở đây thì sau khi có kết quả điều tra cụ thể thì mới có thể kết luật chính xác. Nhưng theo thông tin thì trách nhiệm ở đây bao gồm nhiều cá nhân tổ chức liên quan từ Ban quản trị chung cư, Chính quyền địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý chuyên môn về PCCC.
Theo tôi việc cháy chung cư xảy ra một sự cố đặc biệt nghiêm trọng như vậy, đầu tiên là phải khởi tố vụ án để tìm nguyên nhân của vụ cháy. Nếu có nguyên nhân cụ thể nếu có căn cứ khởi tố bị can thì sẽ khởi tố bị can sau khi điều tra cụ thể.
Việc khởi tố vụ án để làm rõ trách nhiệm về hình sự cũng như dân sự thuộc về ai, giải quyết ra sao. Về dân sự phải xem lại hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng, trong đó, cần phải xem xét các điều khoản về an toàn cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, thiết kế, có hay không bị lỗi trong thiết kế công trình, hệ thống phòng cháy chữa cháy có bảo đảm đúng pháp luật và tuân theo pháp luật chưa. Việc giải quyết dân sự cùng liên quan đến việc bồi thường thiệt hại cho người bị thương, người bị chết và các thiệt hại vật chất khác, các tổn thất khác. Việc đền bù thiệt hại cũng cần phải xem lại trong hợp đồng giữa các bên, theo quy định Bộ luật dân sự và Luật chuyên ngành liên quan. Xem xét nguyên nhân cháy nổ, điều kiện khách quan và chủ quan để xác định lỗi rồi mới tính cụ thể vấn đề bồi thường. Như vậy thì phải điều tra cụ thể nên cần phải khởi tố vụ án.
“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu của tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những yếu tố mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định. Như vậy, Luật quy định khả năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án chính là khi xác định có dấu hiệu của tội phạm. Dấu hiệu tội phạm chính à những tài liệu ban đầu về sự kiện phạm tội nói chung, chưa phải tài liệu về người phạm tội cụ thể nào và thực tế cho thấy có những trường hợp lúc đầu mới chỉ biết những thông tin về sự kiện nhưng khi kiểm tra thì sự kiện đó không đủ dấu hiệu tội phạm.
Như vậy vụ cháy chung cư gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm và tính chất hành vi…nên đó là những căn cứ khởi tố vụ án…
Sau khi điều tra cụ thể thì lúc đó xác định được trách nhiệm của cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm.
Tôi cho rằng chỉ có quyết định khởi tố vụ án hình sự là tiền đề quan trọng, và là căn cứ để xác định trách nhiệm thuộc về ai. Do vậy, vụ việc này bắt buộc phải khởi tố vụ án. Bởi khi có kết quả điều tra cụ thể qua xác minh, thu thập chứng cứ, khám nghiệm, thử nghiệm, đối chất..và các hoạt động điều tra khác thì mới tìm ra được nguyên nhân của vụ cháy và mới quy trách nhiệm được.
Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện chủ đầu tư có vi phạm trong việc quản lý, duy trì hệ thống PCCC thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi vi phạm về PCCC.
Khi đó, dựa theo Khoản 10 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra vụ việc, cơ quan chức năng cũng sẽ xác định trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra vụ cháy như đơn vị quản lý, Ban quản trị, vận hành tòa nhà, đội bảo vệ, tuần tra kiểm soát...
Khi điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì những người chịu trách nhiệm có thể phải bị truy tố theo quy định tại Điều 313 Bộ luật luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định:
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Việc xác định cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới bồi thường sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra cụ thể của cơ quan chức năng.
Nếu thiệt hại do sự kiện bất khả kháng thì bên gây thiệt hại được miễn trừ nhưng còn tùy thuộc vào hợp đồng mua bán giữa người mua và chủ đầu tư (bên bán) có thỏa thuận bồi thường trong những trường hợp nào được miễn bồi thường và những trường hợp nào phải bồi thường. Nếu xác định lỗi chủ đầu tư thì bảo hiểm sẽ bồi thường các thiệt hại về người và tài sản cho người bị thiệt hại theo Luật phòng cháy chữa cháy và Luật kinh doanh bảo hiểm
Tại khoản 9 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, trong trường hợp xảy ra cháy nổ ngoài ý muốn, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường.
8. Một số quan điểm, bổ sung của anh về sự việc này.
Theo thông tin cư dân chung cư này đã nhiều lần khiếu nại và UBND quận 8 đã có công văn yêu cầu chấn chỉnh các vấn đề PCCC và vẫn chưa được khắc phục. Người dân nơi đây đã đóng tiền để bảo trì và sữa chữa hệ thống PCCC đã hư hỏng bao năm nay nhưng Ban quản trị chung cư mặc dù thu tiền nhưng vẫn chưa làm.
Như vậy Ban quản trị có một trách nhiệm lớn trong vụ việc này, tất nhiên cần phải có kết quả điều tra cụ thể. Ngoài ra, cần phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương từ khâu giám sát đến giai đoạn hoàn công dự án để nghiệm thu công trình, đặc biệt là về PCCC. Trong trường hợp, nếu chủ đầu tư thiếu trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm, cơ quan hữu quan có trách nhiệm phải xử lý, xử phạt và cưỡng chế xử phạt... Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý phớt lờ, thiếu kiên quyết và để gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy thì cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong vụ cháy này. Cụ thể là trong vụ chung cư này thì dân cư đã khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Theo tôi thì UBND TPHCM cũng cần phải có các biện pháp nghiêm inh mang tính đồng bộ để đảm bảo an toàn cho người dân, bảo đảm vật chất, phải quản lý chặt chễ Nhà nước trong công tác PCCC đối với các dự án.Phải minh bạch, công tâm và nghiêm khắc trong PCCC.
XEM LINK TRÊN BÁO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY:
http://phunuonline.com.vn/thoi-su/chay-chung-cu-carina-plaza-trach-nhiem-o-dau-trong-vu-hoa-hoan-kinh-hoang-124696/