Đề tài: ĐỀ NGHỊ BÃI BỎ QUY ĐỊNH BUỘC CHỤP ẢNH CHÂN DUNG THUÊ BAO DI ĐỘNG - TỪ PHẢN ỨNG, MÂU THUẪN ĐẾN LÃNG PHÍ!
1/. Một văn bản pháp luật được ban hành và đưa vào triển khai, nếu như gặp phải sự phản ứng của đại đa số người dân và nhiều chuyên gia cũng lên tiếng thì cần được lý giải như thế nào? (Có thể là do chạm đến lợi ích của nhiều người hoặc cũng có thể là nó không mang tính thực tiễn...)
TRẢ LỜI:
Một văn bản pháp luật khi được ban hành, đưa vào triển khai và được sự đồng thuận từ phía người dân thì văn bản pháp luật đó cần phải có tính khả thi. Phân tích về tính khả thi một văn bản QPPL có tính khả thi phải là khả thi đối với cả 2 nhóm đối tượng:
- Đối tượng phải chấp hành nghĩa vụ pháp lý mà văn bản pháp luật quy định (hoặc đối tượng được hưởng quyền lợi mà văn bản pháp luật quy định);
- Các cơ quan nhà nước (hoặc cán bộ, công chức) phải tổ chức thi hành các quy định trong các văn bản QPPL
Thông thường, khi một văn bản pháp luật được ban hành và đưa vào triển khai, nếu như văn bản đó không có tính khả thi thực hiện thì có thể sẽ gặp sự phản đối của đại đa số người dân và nhiều chuyên gia cũng lên tiếng về văn bản này. Tính khả thi không được đảm bảo có thể là do chưa phù hợp và xâm phạm đến các quyền lợi ích hợp pháp của đối tượng phải chấp hành (người dân), các quy định của pháp luật giải quyết các vấn đề không mang tính thực tiễn, xa rời thực tế, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cuản gười dân hay các quy định đó còn mang tính áp đặt, khuôn khổ,…
2/. Như trường hợp của Nghị định 49/2017/NĐ-CP vừa qua, sau 6 tháng triển khai, Bộ Thông tin và truyền thông đã tổng kết và đề nghị bãi bỏ vì không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý. Vậy những thiệt hại về thời gian, kinh tế mà người dân đã bỏ ra sẽ như thế nào? (khả năng được bồi thường dường như là không có)
TRẢ LỜI:
Việc một văn bản pháp luật được ban hành nhưng không có tính thực tiễn và tính cần thiết áp dụng thì sẽ không mang lại ý nghĩa cho người dân cũng như trong công tác quản lí của cơ quan nhà nước, từ đó dẫn đến một số thiệt hại nhất định. Đối với bên nhà mạng, quy định này gặp không ít khó khăn bởi khi áp dụng các nhà mạng đã phải tốn chi phí trạng bị hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và cả thời gian để thuyết phục khách hàng, trường hợp khách hàng không đồng ý thì giao dịch hợp đồng sẽ phải bị hủy bỏ, họ còn phải đầu tư máy móc chụp ảnh, bộ nhớ lưu ảnh, đường truyền, đầu tư, nâng cấp hệ thống nhập, lưu trữ ảnh hàng chục triệu khách hàng trên hệ thống. Việc này vừa tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian.
Còn đối với bên khách hàng, họ cũng sẽ phải bỏ ra một khoản thời gian và chi phí chụp ảnh để cung cấp cho nhà mạng.
3/. Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng, Trong Luật Viễn thông không có quy định về việc bắt buộc người dân chụp ảnh, nhưng trong Nghị định 49 lại có, như vậy là quy định trên Luật? Đánh giá của ông về vấn đề này như thế nào?
TRẢ LỜI:
Tại Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về Nghị định của Chính Phủ:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong Luật Viễn thông không có quy định về việc bắt buộc người dân chụp ảnh, nhưng trong Nghị định 49 lại có thì không xem là quy định trên luật, bởi Nghị định 49 quy định chi tiết hơn những điều khoản trong luật và quy định về những vấn đề mà chưa đủ điều kiện để đưa vào luật.
Đề tài: LÃI VAY TIÊU DÙNG - DOANH NGHIỆP LẬP LỜ HAY NGƯỜI TIÊU DÙNG QUÁ DỄ DÃI
1/. Thông thường, nhiều người khi có nhu cầu vay tiền chỉ quan tâm đến số tiền mình có thể vay tối đa, lãi suất và thời hạn trả nợ. Chứ ít khi quan tâm đến các điều khoản hợp đồng ràng buộc. Ông có thể phân tích một vài nguyên nhân về tình trạng này? (do không nắm được các quy định pháp luật, do hợp đồng nhiều điều khoản con không dễ để có thể hiểu được...)
Trả lời:
Vay tiền tại các công ty tài chính là hình thức vay tiền nhanh và khách hàng không phải thế chấp nên mức độ rủi ro cũng khá cao. So với các ngân hàng thì thủ tục rất nhiều nhưng khi vay tiền tại các công ty tài chính thì chỉ chỉ trong một thời gian ngắn là khách đã nhận được tiền.
Khi có nhu cầu vay tiền, những người đi vay thường chỉ quan tâm đến số tiền mình có thể vay tối đa, lãi suất và thời hạn trả nợ, mà ít khi quan tâm đến các điều khoản khác trong hợp đồng vay, dẫn đến việc bỏ sót những điều khoản quan trọng khác, điều này thường xuất phát từ tâm lí “nóng vội” của người đi vay vì một số lí do cá nhân nhanh chóng được nhận được tiền mà không đọc kĩ tất cả các điều khoản trong hợp đồng, họ thường chỉ quan tâm đến mức lãi suất phải trả trong mỗi tháng và kì hạn trả nợ - đó là những điều khoản quan trọng mà tâm lí của một người đi vay thường quan tâm. Họ chỉ tính đơn giản phải trả bao nhiêu tiền trong một tháng, còn ít khi đánh giá những rủi ro khác cũng như tính toán mức lãi suất và số tiền thực trả, mức phạt vi phạm hợp đồng,…
Đồng thời, đứng về phía góc độ người có nhu cầu vay, việc đọc một hợp đồng dày cộp với những thuật ngữ tài chính – kinh tế, thuật ngữ pháp lí khó hiểu thì với những ai đang cần tiền gấp, sơ suất không đọc kỹ thì sẽ bỏ qua những điều khoản quan trọng này, và vô tình trở thành món mồi ngon cho các đơn vị cho vay.
Mặc khác, một phần nguyên nhân xảy ra thực trạng trên xuất phát từ sự tư vấn mập mờ của nhân viên tài chính của công ty do một mặt nhân viên không giải thích kĩ các điều khoản trong hợp đồng mà chỉ sơ lược thông tin, mặt khác nhân viên thường hối thúc người đi vay nhanh chóng kí hợp đồng.
Chính những lí do trên mà người đi vay thường xảy ra tình trạng không đọc kĩ hợp đồng vay, và khi xảy ra tranh chấp khách hàng thường sẽ là người bị thiệt hại.
2/. Chính điều này sẽ khiến họ phải đối diện với những nguy cơ nào ạ?
TRẢ LỜI:
Việc không đọc kĩ khi giao kết hợp đồng có thể dẫn đến nhiều thiệt hại cho khách hàng – bên yếu thế hơn khi thực hiện giao dịch dân sự, nhất là khi có bất kì tranh chấp xảy ra. Việc người đi vay thường ít khi đọc các điều khoản ràng buộc khác bên cạnh các điều khoản quan trọng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như việc vi phạm dẫn đến mức phạt vi phạm quá cao mà người đi vay phải trả, lãi suất cao hơn mức lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định, hay việc hợp đồng quy định phí trả trước tiền nợ cũng là những nguy cơ người đi vay gặp phải khi không để ý trong hợp đồng
3/. Vậy đâu là những điều khoản quan trọng trong hợp đồng vay mượn mà người dân cần nắm kỹ để tránh việc làm sai hoặc sẽ bị phạt vì vi phạm?
TRẢ LỜI:
Khi thực hiện một giao dịch dân sự, mà cụ thể là hợp đồng vay mượn, thì người dân cần đọc thật kĩ một hợp đồng trước khi đặt bút xuống kí, cụ thể cần chú trọng những điều khoản quan trọng sau:
- Điều khoản về thời hạn vay
- Điều khoản về mức tính lãi suất
- Các điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng
- Điều khoản phương thức thanh toán
- Điều khoản giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Đề tài: PHÍ BẢO TRÌ CHUNG CƯ - TRANH CHẤP DAI DẲNG
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về phí bảo trì chung cư như sau:
4. Sau khi Ban quản trị được thành lập và có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lý thì chủ đầu tư và Ban quản trị thống nhất lập hồ sơ quyết toán số liệu kinh phí bảo trì; căn cứ vào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì thuộc diện phải chuyển giao theo quy định của pháp luật về nhà ở sang cho Ban quản trị quản lý thông qua hình thức chuyển khoản. Cách thức lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì của Ban quản trị và thủ tục bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư sang cho Ban quản trị được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư phải có văn bản báo cáo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi.
Như vậy, phí bảo trì chung cư sẽ do chủ đầu tư tạm thu, chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp; sau khi lập Ban quản trị chung cư hay Ban quản lí chung cư, chủ đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao toàn bộ số tiền này để Ban quản lí, Ban quản trị chung cư tiếp tục công tác bảo trì phần sở hữu chung của chung cư.
TRẢ LỜI:
Tại khoản 1, điều 109 Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định:
“1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.”
Như vậy quy định về quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư, đã được cụ thể hóa trong Luật Nhà ở năm 2014, trong nghị định và các văn bản hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại những tranh chấp, lùm xùm về quản lý, sử dụng quỹ này giữa Chủ đầu tư và Ban quản trị và người mua nhà chung cư vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định nguyên nhân không phải xuất phát từ pháp luật chưa có quy định cụ thể mà xuất phát từ phía các chủ đầu tư vẫn thờ ơ, phớt lờ việc bàn giao quỹ cho ban quản trị, chậm tiến hành tổ chức bầu ra bản quản trị chung cư, chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì và làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán, thậm chí còn có chủ đầu tư tỏ ra chây ì chưa giao khoản tiền này về cho cư dân,…
TRẢ LỜI:
Để tránh những tranh chấp đáng tiếc xảy ra, cần một ban quản trị mạnh, có đủ sự hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình và những người sử dụng chung cư.
Khi tiến hành kí hợp đồng, người mua cần yêu cầu rõ các điều khoản trong việc tạm thu và bàn giao phí bảo trì cho Bna quản trị.
Nếu chủ đầu tư có hành vi không bàn giao hoặc chậm tiến độ bàn giao thì Ban quản trị có thể sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 36 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở có quy định trong thời hạn bảy ngày sau khi BQT nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao toàn bộ phí bảo trì cho Ban quản trị.
Nếu không bàn giao sẽ thực hiện các thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Theo đó, trình tự cưỡng chế sẽ là:
Biện pháp cưỡng chế thực hiện bằng các cách: Chuyển từ tài khoản phí bảo trì đã lập, từ tài khoản khác của chủ đầu tư hoặc xử lý tài sản của chủ đầu tư. Trong quá trình thực hiện cưỡng chế, nếu phát hiện CĐT có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì UBND tỉnh phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đề tài: TÍN DỤNG ĐEN - DỄ VAY MÀ KHÓ THOÁT
TRẢ LỜI:
Tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
''1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Tuy nhiên, việc xử lí tội cho vay nặng lãi thường ít được xử lí hơn mà thay vào đó là xử lí về hành vi đòi nợ thuê, bởi hiện nay dịch vụ đòi nợ thuê được sinh ra từ việc cho vay nặng lãi, vay tín dụng đen.
Đồng thời, hành vi người cho vay tiền nặng lãi cần phải chứng minh mức lãi suất cụ thể mà các bên thỏa thuận, chứng minh có tính chất “chuyên bóc lột”. Điều này khó chứng minh hơn và cần thời gian… Đó chính là nguyên nhân khiến cho những vụ cho vay với lãi suất “cắt cổ” chỉ bị phát giác khi mà hậu quả đã thành những hành vi vi phạm pháp luật đủ các dấu hiệu cấu thành tội danh hình sự khác. Việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi lúc này sẽ áp dụng cho các hành vi như “bắt giữ người trái pháp luật”, “cưỡng đoạt tài sản”, “cố ý gây thương tích”…
TRẢ LỜI:
Trong thời gian gần đây, TP.HCM là địa bàn mà dịch vụ đòi nợ thuê hoạt động rầm rộ nhất, nhiều vụ đòi nợ thuê hiện nay mang tính chất biến tướng“xã hội đen”, khủng bố tinh thần… liên tục xảy ra và ngày càng phát triển gây hoang mang cho xã hội.
Đòi nợ thuê là hành vi xuất phát từ nhu cầu của xã hội có cung có cầu, xuất phát từ quan hệ giao dịch dân sự vay nợ-trả nợ. Việc cấm hoạt động này không hẳn có thể xóa bỏ hoàn toàn dịch vụ, mà ngược lại có thể phát sinh thêm nhiều Doanh nghiệp đòi nợ “chui” do nhu cầu xã hội ngày càng cao.
Từ lâu, ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đã được quy định trong văn bản pháp luật, mà cụ thể là Nghị định 104/2007/NĐ-CP, nghị định đã quy định về điều kiện kinh doanh, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiêu chuẩn của người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ thuê,… Luật quy định rất rõ nhưng vẫn để xảy ra thực trạng biến tướng thì do cơ quan quản lý không chặt, không tiến hành các biện pháp rà soát, kiểm tra nghiêm ngặt, đồng thời chế tài cho Doanh nghiệp vi phạm còn thấp, chưa có tính răn đe, chưa có biện pháp mạnh cho các Doanh nghiệp “trá hình” đòi nợ. Vì vậy, điều cần làm là sửa luật và tiến hành quản lý, chế tài và xử lý cơ quan chức năng được luật cho phép quản lý.
Về các hành vi biến tướng của các doanh nghiệp đòi nợ thuê thì có thể áp dụng các quy định của bộ luật dân sự, bộ luật hình sự để áp dụng, chẳng hạn như trong trường hợp người đòi nợ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm cũng như gây ảnh hưởng đến tài sản của người vay nợ.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện, luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống.
Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Báo pháp luật TP.HCM, HTV, ĐÀI truyền hình Vĩnh Long, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ, báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...
Website: luatsuthanhpho.com