Nhiều người lao động vốn không hiểu biết pháp luật thì cứ tin vậy và vẫn nghĩ nếu kiện thì sau khi lấy quyết định đi kiện vẫn không muộn nhưng họ không biết doanh nghiệp đang gài bẫy họ.
Sau 05 ngày họ lên lấy quyết định thì công ty lại thông báo bằng văn bản người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng mà không có lý do nên họ lập biên bản sa thải người lao động theo quy định tại điều 126 Bộ luật lao động.
Đây là một việc làm có phần tiểu nhân của nhiều doanh nghiệp nếu tôi là luật sư tư vấn cho doanh nghiệp cũng không tư vấn cái kiểu vô đạo đức này. Vì luật sư làm việc phải đúng pháp luật và có đạo đức chứ không phải bất chấp đạo lý.
Gặp những trường hợp này người lao động nên vẫn cứ tới làm việc ngày hôm sau nếu họ không cho vào công ty thì mời thừa phát lại lập vi bằng cho an tâm có chứng cứ. Bởi khi tranh chấp người lao động làm trong công ty chẳng ai dám làm chứng cho bạn cả.
Vi bằng để khi ra tòa án có chứng cứ chứng minh cho việc họ không cho mình vào làm việc chứ không phải mình tự ý nghỉ việc 5 ngày để họ (DN) còn quay ngược lại phản tố người lao động tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và NLĐ phải chịu những tổn thất theo quy định tại điều 43 luật lao động, tức:
1. Người lao động Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Mình đã lường trước được những kiểu này nên khi hòa giải khi bản tự khai mình đều nói biên bản họp xử lý sa thải, quyết định ...đều là khống, giả tạo ...chưa cần phải xem hồ sơ vụ án đã biết những điều này từ phía doanh nghiệp. Có nhiều thẩm phán khi nghe mình nói thế thì hỏi sao anh biết? câu trả lời của mình là như đã trình bày ở trên.và tất nhiên mình chưa vội vàng cung cấp chứng cứ, cứ để bên doanh nghiệp họ "phản cung" thế nào. Có mấy vụ gần đây mình không cung câp vi bằng, chứng cứ mà cứ để doanh nghiệp cãi khống thoải mái đến giờ mình đưa chứng cứ ra thì mặt tím ra.
Qua đây để thấy được vai trò của Vi bằng là chứng cứ quan trọng trong các vụ án này, vì mời người làm chứng là một việc không đơn giản khi cả cơ quan tố tụng và bên doanh nghiệp đều cho là không khách quan...
Tuy nhiên, hiện nay lập 1 vi bằng giá thấp cũng phải 3 triệu nhiều người lao động không có để làm và vi bằng chỉ mới áp dụng thí điểm 1 số tỉnh... Vậy cũng không có gì khó trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bạn nghỉ bạn nên gặp luật sư nhờ luật sư gửi công văn và ủy quyền cho luật sư với chi phí ban đầu rất thấp (đối với mình còn các ls khác thì mình ko rõ - công nhân thì mình làm miễn phí).
Hoặc cũng có thể bạn gửi 1 công văn bằng bưu điện có hồi báo về kèm theo email về việc doanh nghiệp không cho bạn vào làm việc trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cty không cho bạn vào làm việc để làm chứng cứ về vấn đề này.
Để an toàn hơn bạn nên làm đơn lên Phòng lao động - Liên loàn lao động ngay (không để quá 05 ngày) để lưu lại chứng cứ và được cơ quan này giải quyết cho bạn ngay. Đa số Phòng lao động sẽ ghi nhận ý kiến này cho bạn và đây là chứng cứ và bạn không tốn chi phí gì cả.
Cũng không có gì ngạc nhiên khi có nhiều người lao động thấy cty cho nghỉ thì ko lo đi tìm hiểu hay đi hỏi luật sư cứ nằm gác chân ở nhà hay phòng trọ nghỉ ngơi cho đã quá 05 ngày sau lên gặp cty thì nghe tin buồn thì ko còn tinh thần để về vì thấy mình bị lừa ngoạn mục.
Đây là kinh kinh nghiệm của LS Trần Minh Hùng chia sẻ cho mọi người rút bài học đồng thời là luật sư tư vấn thường xuyên cho nhiều doanh nghiệp nhưng chúng tôi không bao giờ tư vấn những cái sai, vô đạo đức.
LS Trần Minh Hùng