Luật Sư Tranh Tụng

Đang chấp hành án có được ra nước ngoài du lịch không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Đang chấp hành án hình sự có được ra nước ngoài du lịch không?

 
 
  • Tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, có quy định:

    Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: Trong đó có.

    - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

    Đồng thời, tại Luật thi hành án hình sự 2010, có quy định:

    Thi hành án hình sự là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản.

    => Theo như quy định trên thì người đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự thì không được xuất cảnh ra nước ngoài dù đó là lý do gì kể cả đi du lịch.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

HÌNH ẢNH LS TRẦN MINH HÙNG - LS GIỎI VÀ GIÀU KINH NGHIỆM BÀO CHỮA NHIỀU VỤ ÁN LỚN NÊN ĐƯỢC NHIỀU ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA NHƯ HTV, VTV,VOV,VOH, TRUYỀN HÌNH CÔNG AN ANTV, TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM, QUỐC PHÒNG, TÂY NINH, CẦN THƠ, BÌNH DƯƠNG, TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG, TƯ VẤN LUẬT TRÊN BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG, NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỜI PHỎNG VẤN, CHIA SẼ KINH NGHIỆM, TRAO ĐỔI PHÁP LÝ, GÓP Ý KIẾN PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN, SINH VIÊN, CHO CÁC CHUYÊN GIA.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH Với phương châm chủ đạo “LUẬT SƯ CỦA GIA ĐÌNH BẠN”, Tên LUẬT SƯ GIA ĐÌNH không có nghĩa chúng tôi chỉ chuyên về hôn nhân gia đình, mà nghĩa là Chúng tôi là Luật sư của Gia Đình Bạn, Luật sư của doanh nghiệp. Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn pháp luật, nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng là đối tác tư vấn pháp luật được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh VOH TPHCM, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương, Truyền hình Quốc Phòng, VTC... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện lớn, được mời dạy bồi dưỡng nghiệp vụ cho các luật sư……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thong, các tổ chức, xã hội uy tín và chuyên nghiệp và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa – Phú Yên, Đại án Vụ cướp bitcoin 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa vụ Đại Án Đăng Kiểm, Bào chữa vụ đại án Khai thác Cát Cần giờ, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng ngân hàng... .… và rất nhiều các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Đối tác tư vấn pháp luật của các tờ báo uy tín, đài truyền hình uy tín, nhiều khách hàng, đối tác, doanh nghiệp như: Khoa Luật đại học Mở TPHCM, Đại học luật TPHCM, Cao đẳng Nghề Phú Lâm, Công ty chế biến trái cây Yasaka (Nhật bản), Công ty Nam Chê (Hàn Quốc), Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Bến Thành (Cổ phần nhà nước), Công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng, Công ty Vina Buhmwoo (Hàn Quốc), Công ty ECO SYS Kim Trường Phát (Hàn Quốc), Công ty cổ phần BĐS BiG Land, Công ty TNHH dược phẩm  AAA, Công ty TNHH Hanwa Kakoki Việt Nam (Nhật Bản), Công ty TNHH DV BV Ti Tan, Công ty CP Chuỗi Nông sản Sài gòn, Công ty CP BĐS Happy Land S, Công ty CP SG Xây dựng (cổ phần hóa nhà nước), Công ty CP Maduphar, Công ty Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên), Công ty Thủy Sản Ocean Country, Công ty Blue Bay, Công ty Gallent country, Công ty Hàn Quốc DEASUNG, Công ty Innoluk,Công ty TNHH FURUSHIMA VIỆT NAM, Công ty Kim Trường Phát (Hàn Quốc), Công ty VEDAN, Tư vấn luật công ty DEASUNG Hàn Quốc, Bệnh viện MVN…và nhiều công ty, khách hàng khác trên khắp cả nước.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố).

Văn phòng quận 6: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

Văn phòng quận 1: 68/147 Trần Quang Khải (số mới: Trần Nguyên Đán), Tân Định, quận 1, TPHCM

Văn phòng Biên Hòa: 5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

Điện thoại: 0972238006- 028-38779958; Fax: 08-38779958

Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006 (zalo, facebook, viber,telegram)

https://www.youtube.com/@LUATSUTUVANBAOCHUA/about

tiktok: www.tiktok.com/@luatsuminhhung

facebook: Trần Minh Hùng

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

http://www.luatsugiadinh.net.vn

 

Mẫu mời luật sư bào chữa, ủy quyền cho luật sư

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Đà Nẵng, ngày   …  tháng     …  năm  ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT

Kính gửi:Tòa án nhân dân quận …, thành phố …

Tên tôi là: …

Sinh ngày: …/ …/ …

Chức vụ: …

Giấy chứng minh nhân dân số …., cấp ngày  …/ …/ …, tại Công an …

Hiện đang thường trú tại: …

Điện thoại: …                                              

Email: …

Căn cứ quyết định số … /…/QĐXX…-… ngày … / … / … của Tòa án nhân dân quận … về việc …, thì tôi phải có trách nhiệm tham gia phiên tòa với tư cách là người …;

Tuy nhiên, tôi không thể có mặt và tham gia phiên tòa vào lúc … giờ …’ ngày …/…/… tại trụ sở Tòa án nhân dân quận … (địa chỉ: …);

Lý do: …

Tôi cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn này, đề nghị Hội đồng xét xử, Tòa án nhân dân quận …, thành phố … tiến hành phiên tòa và thực hiện xét xử vắng mặt tôi theo quy định của pháp luật;

Rất mong nhận được sự quan tâm, chấp thuận của Hội đồng xét xử, Toà ánnhân dân quận …, thành phố …./.

Trân trọng cảm ơn!

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

01/08/2013
Cỡ chữ:     Tương phản
 
I. Công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 49. Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa là quyền năng pháp lý và là nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong chương XXI Bộ Luật tố tụng hình sự và chương III Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án...

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa

            Viện KSND tỉnh Quảng Ninh

I. Công tác triển khai, thực hiện Nghị quyết số 49.

Tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa là quyền năng pháp lý và là nhiệm vụ của Viện kiểm sát được quy định trong chương XXI Bộ Luật tố tụng hình sự và chương III Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Nó không chỉ là sự đánh giá kết quả của cả giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có ý nghĩa quyết định trong giai đoạn xét xử; nó bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa và để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật. Năm 2002 ngành kiểm sát Quảng Ninh đã chỉ đạo VKS 2 cấp tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng THQCT và tranh tụng cho kiểm sát viên; thông qua rút kinh nghiệm, trình độ, năng lực thực tiễn của KSV tại phiên tòa đã từng bước được nâng lên.

 Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 49 - NQ/TW ngày 02.6.2005  của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, VKSQN càng nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Do đó, hàng năm, ngành Kiểm sát Quảng Ninh đều tổ chức quán triệt trong toàn ngành để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của VKS nói chung; vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên nói riêng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử và tranh tụng tại phiên tòa, không ngừng học tập, rút kinh nghiệm Nâng cao chất lượng THQCT & KSXX đặc biệt là nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa.

Cùng với việc tổ chức, quán triệt thực hiện Nghị quyết, trên cơ sở kết quả kinh nghiệm tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của những năm trước, ngành kiểm sát Quảng Ninh đã chủ động đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và chất lượng tranh tụng tại  phiên tòa như: đào tào, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ kiểm sát viên; Thực hiện thông khâu KSĐT & KSXX; Lựa chọn, bố trí những kiểm sát viên có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp làm công tác THQCT & KSXX, tạo điều kiện cho KSV được nắm chắc hồ sơ ngay từ giai đoạn điều tra vụ án, chủ động hơn cho việc xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa; trong đó chú trọng nâng cao chất lượng bản luận tội, tranh luận, đối đáp và tham dự phiên tòa rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, trong kế hoạch hàng năm, Viện kiểm sát Quảng Ninh đều xác định “tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên và nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV” là một chỉ tiêu thi đua của các đơn vị; mỗi kiểm sát viên phải được tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa ít nhất 01 lần/1 năm. Giao cho phòng 3 theo dõi việc thực hiện chuyên đề, tham mưu cho lãnh đạo viện mỗi quý thông báo rút kinh nghiệm chung toàn ngành 01 lần. Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá những việc làm tốt, những việc còn thiếu sót, tồn tại và tập huấn kỹ năng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự để năng cao trình độ nghiệp vụ cho Kiểm sát viên;

Từ 7.2005 đến 31.5.2013 đã ban hành 101 thông báo rút kinh nghiệm; tổ chức 01 hội nghị sơ kết chuyên đề Luận tội (2009), tổ chức 2 hội nghị sơ kết thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và Tranh luận, đối đáp tại phiên tòa hình sự (2010 và 2013); tổ chức 2 hội nghị tập huấn kỹ năng THQCT, KSXX án hình sự và nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm (2012, 2013).   

Từ việc tổ chức cho kiểm sát viên trong đơn vị tham dự, rút kinh nghiệm phiên tòa, đến nay một số đơn vị trong ngành đã phối hợp với Tòa án, Đoàn Hội thẩm nhân dân tổ chức tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm chung cho cả kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm; cấp tỉnh dự phiên tòa của cấp huyện và cấp huyện dự phiên tòa của cấp tỉnh để cùng rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót, tồn tại nhằm nâng cao chất lượng THQCT, KSXX và tranh tụng tại phiên tòa. Sau phiên tòa đã tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những thiếu sót tồn tại và xếp loại KSV THQCT theo 4 mức: Giỏi, Khá, Trung bình và yếu

Trên cơ sở kế hoạch công tác năm và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng tỉnh, một số đơn vị đã linh hoạt, đa dạng hóa việc nâng cao trình độ tranh tụng cho kiểm sát viên như: Ghi âm, ghi hình sau đó về đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm, hoặc tổ chức phiên tòa nội bộ tại cơ quan để KSV đối đáp, trả lời những quan điểm trái chiều do Lãnh đạo viện hoặc các KSV khác đưa ra. Điển hình là VKS Quảng Yên, Hải Hà, Vân Đồn.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên và đánh giá đúng chất lượng THQCT, KSXX và chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa, 6 tháng đầu năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên”; xây dựng biểu chấm điểm từng nội dung từ tư thế tác phong, đeo mang trang phục, đọc các trạng, luận tội, đặt câu hỏi, tham gia xét hỏi, luận tội, tranh luận đối đáp và kiểm sát biên bản phiên tòa của kiểm sát viên.

 Tính đến nay, cả hai cấp đã tổ chức tham dự, rút kinh nghiệm 1023 phiên tòa/1023 lượt KSV theo tinh thần cải cách tư pháp. 

 Thông qua việc thực hiện chế độ thông khâu KSĐT, KSXX và thông qua tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm, công tác THQCT, KSXX; vai trò, vị thế của kiểm sát viên ngày càng được nâng lên rõ nét, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Kiểm sát viên được phân công THQCT, KSXX đã nắm chắc những tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, dự kiến được những tình huống có thể xẩy ra, dự thảo đề cương xét hỏi và luận tội, vì vậy tại phiên tòa kiểm sát viên đã bình tĩnh, tự tin, thể hiện tác phong chững chạc, theo dõi chặt chẽ diễn biến phiên tòa, đấu tranh xét hỏi làm rõ thêm các nội dung, tình tiết của vụ án; tranh tụng mạch lạc, rõ ràng; tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng bảo đảm dân chủ với Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; bảo vệ thành công quyết định truy tố của VKS, giúp cho Hội đồng xét xử ra Bản án nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có trường hợp nào Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội. đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Nhiều phiên tòa được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là các phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Tiến Phương (CĐP), phạm các tội “Giết người”, “Che giấu tội phạm”, “Không tố giác tội phạm”; xét xử bị cáo Lu Minh Cheng (CĐP), phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” (7.981,665 Kg nhựa cần sa); xét xử vụ án Vũ Thị Chín, phạm tội “Giết người”; xét xử bị cáo Ngô Văn Trang (CĐP) phạm tội “Cướp tài sản”.v.v.

Có được những kết quả nêu trên là do:

- Trong những năm qua, ngành kiểm sát Quảng Ninh đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC, quy chế của ngành và đặc biệt là quán triệt và thực hiện NQ số 08 và NQ số 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

- Thường xuyên tranh thủ được sự Lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, của Viện trưởng VKSTC; bám sát nhiệm vụ chính trị địa phương; tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính quyền địa phương, của các vụ nghiệp vụ VKSTC, trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Hà Nội (nay là trường Đại học kiểm sát Hà Nội) và Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp giữa VKS với các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế cho cán bộ, Kiểm sát viên nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay

- Xây dựng được một đội ngũ Kiểm sát viên ở cả 2 cấp kiểm sát đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc. Việc bố trí cán bộ ở các khâu công tác bảo đảm tính kế thừa với năng lực, sở trường để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng của cán bộ, Kiểm sát viên.

II. Những vướng mắc, bất cập.

+ Mặc dù Nghị quyết của Bộ Chính trị ra đời nhiều năm nay nhưng hệ thống pháp luật chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể, chưa có sự nhận thức thống nhất về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa - điểm nhấn của cải cách tư pháp, vấn đề trọng tâm lại chưa được thể hiện thành nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự. Bản chất, nội dung, chủ thể, phạm vi tranh tụng vẫn đang còn nhiều quan điểm bàn cãi. Vì vậy, mỗi cấp Tòa án, mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên có nhận thức và cách thức điều hành phiên tòa khác nhau: Có chủ tọa chỉ tạo điều kiện dân chủ cho các bên trong giai đoạn tranh luận, còn ở giai đoạn bắt đầu phiên tòa, giai đoạn xét hỏi thì vai trò chính vẫn thuộc chủ tọa phiên tòa. Kiểm sát viên, luật sư chỉ hỏi mang tính chất bổ sung.  

+ Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũng như văn bản pháp luật khác chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tranh luận. Ví dụ: quy định về sự có mặt của những người tham gia tố tụng: Trong mọi trường hợp, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Nhưng nếu người bào chữa, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành xét xử. 

+ Tỷ lệ số vụ án có Luật sư, người bào chữa tham gia không nhiều (dưới 20%), trong đó 50% là Luật sư chỉ định nên việc tranh luận là rất ít, mà thường chỉ đề nghị xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Chính vì vậy mà Kiểm sát viên (đặc biệt ở cấp huyện) ít được tiếp xúc, nghe việc tranh luận, đối đáp để học hỏi dẫn đến thiếu kinh nghiệm trong đối đáp, tranh luận.  

+ Một số kiểm sát viên hạn chế trong việc nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm, nghiên cứu hồ sơ không sâu nên khi xét hỏi không sát, thiếu sắc bén, tính thuyết phục chưa cao, có lúc bị động trong phiên tòa có nhiều Luật sư dẫn đến chất lượng hạn chế. 

            + Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa vẫn còn tình trạng không tạo điều kiện cho KSV và Luật sư tranh luận, mà tự mình điều hành, hạn chế việc tranh luận của các bên.   

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác xét xử của Tòa án còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được cho yêu cầu công tác.

III. Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng THQCT & KSXX, đặc biệt là chất lượng  tranh tụng tại phiên toà, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo các Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đề ra các giải pháp sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 08, Nghị quyết số 49, kết luận số 79 /KL - TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Viện trưởng VKSTC về nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự trong quá trình tranh tụng tại phiên toà nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

- Bố trí Kiểm sát viên làm công tác THQCT & KSXX ở cả 2 cấp kiểm sát đủ về số lượng, đảm bảo giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao trước công việc, bảo đảm tính kế thừa để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng của cán bộ, Kiểm sát viên.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, hội nhập quốc tế cho cán bộ, Kiểm sát viên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay.

- Tiếp tục tổ chức cho kiểm sát viên tham dự, rút kinh nghiệm sau phiên toà; tập huấn, thông báo rút kinh nghiệm theo chuyên đề để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện và ứng dụng có hiệu quả các chuyên đề “Nâng cao chất lượng THQCT; chuyên đề Luận tội; chuyên đề tham dự phiên tòa, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên; chuyên đề nâng cao chất lượng tranh luận, đối đáp tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự” vào thực tiễn.

IV. Một số đề xuất, Kiến nghị.

- Các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành cũng như một số văn bản pháp luật hình sự có liên quan theo hướng: Xác định rõ tranh tụng tại phiên tòa là một nguyên tắc của Tố tụng hình sự; Quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia tố tụng, phạm vi tranh tụng...

- Mở rộng phạm vi bào chữa để có nhiều người tham gia bào chữa; Tạo điều kiện cho Luật sư tiếp cận hồ sơ, quy định trách nhiệm của Luật sư.

- Liên ngành Trung ương cần sớm ban hành các Thông tư giải thích, hướng dẫn một số chế định, dấu hiệu trong BLHS như “Chế định phòng vệ chính đáng”, “ khối lượng lớn, giá trị lớn” trong các tội phạm về kinh tế; “Đồng phạm” đối với tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”, “Tàng trữ trái phép chất ma tuý”; “Chống trả một cách cần thiết”...

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng phù hợp với hoạt động đặc thù của ĐTV, KSV và Thẩm phán.

- Tổ chức tập huấn chuyên đề chuyên sâu về công tác tranh luận; có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tranh luận, đối đáp cho KSV.   

- Tổ chức tham dự phiên tòa, đặc biệt tham dự phiên tòa đông bị cáo, có nhiều Luật sư tham gia, phiên tòa xét xử lưu động để rút kinh nghiệm nâng cao trình độ cho kiểm sát viên.

- Phối hợp với Tòa án để 2 ngành tổ chức rút kinh nghiệm một số vụ án hình sự, dân sự... để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót nhằm từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ cho những người tiến hành tố tụng. Đồng thời tổng hợp những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để có hướng dẫn thực hiện cho thống nhất và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm phục vụ tốt hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

 

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/6z3ofTFj_Iw" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN TRÊN ANTV

 

Bàn về nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Bàn về nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015

PHẠM TIẾN ĐẠI ( Phó Chánh án TAND Tp Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn) - Tranh tụng được coi là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng ao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội.

 

1. Những vấn đề chung về tranh tụng trong tố tụng hình sự

Tranh tụng hiểu theo nghĩa cơ bản nhất theo Từ điển tiếng Việt thì chính là sự kiện cáo nhau. Đó là tranh luận giữa hai bên có lập trường tương phản nhau, yêu cầu Tòa án làm trọng tài phân xử . Tuy nhiên, đây là cách hiểu thông thường, và ở khía cạnh này, thuật ngữ tranh tụng được dùng để nói chung trong tất các các hình thức tố tụng như: dân sự, hình sự, hành chính… Tranh tụng trong tiếng Anh là từ “Adversarial” có nghĩa là đối kháng, đương đầu. Xét về bản chất, tranh tụng là “cuộc đấu” giữa hai bên trong tố tụng hình sự (bên buộc tội và bên bị buộc tội) mà người đứng ra phân xử trong cuộc tranh đấu này chính là Tòa án.
Xét về mặt lịch sử, tranh tụng hình sự là một nội dung cụ thể của nền tư pháp tranh tụng hình thành từ thời cổ đại mà tư tưởng của nó bắt nguồn từ nhà triết học cổ đại nổi tiếng người Hy Lạp là Plato. Ông cho rằng “Bằng cách nói chuyện (đối thoại) về một điều gì đó trong một thời gian dài, một vài dấu hiệu hoặc hiểu biết sẽ xuất hiện, và cả hai bên sẽ cùng nhìn ra sự thật”. Ý tưởng này của Plato được các Luật gia Hy Lạp cổ đại phát triển và xây dựng thành một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS ở Nhà nước Hy Lạp cổ đại. Sau đó, nguyên tắc này được đưa vào áp dụng ở La Mã và các quốc gia khác ở Châu Âu, với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục” . Như vậy, vấn đề tranh tụng đã được đề cập từ rất lâu trong lịch sử tư pháp, bản chất của nó là hoạt động đối đáp liên tục giữa các bên có lợi ích đối kháng nhau trước người trọng tài đóng vai trò phân xử để đi tìm chân lý.

Bên cạnh đó, xét về khía cạnh thuật ngữ pháp lý, tranh tụng được hiểu theo ba nội dụng khác nhau: thứ nhất được hiểu là một mô hình tố tụng; thứ hai được hiểu là một nguyên tắc thuộc tố tụng hình sự; thứ ba được hiểu là phương thức, là giai đoạn thực hiện vai trò của các chức năng đối lập nhau và có quyền ngang nhau trong tố tụng hình sự hay còn gọi là hoạt động tranh tụng. Dù hiểu theo nghĩa nào thì tranh tụng luôn có bản chất là phương thức đi tìm sự thật khách quan của vụ án mà hoạt động tố tụng hình sự muốn hướng tới. Theo nhiều luật gia, phương thức tranh tụng là phương thức có ưu điểm nhất trong việc vừa có thể tìm ra sự thật khách quan của vụ án vừa có thể bảo vệ hữu hiệu quyền con người của người buộc tội và chống oan sai. Có thể hiểu: “Tranh tụng là việc từng bên đưa ra các quan điểm của mình và tranh luận lại để bác bỏ một phần hay toàn bộ quan điểm của phía bên kia” .

Với ý nghĩa là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, nguyên tắc tranh tụng là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho các chủ thể trong việc thực hiện quá trinh tranh cãi bình đẳng dựa trên chứng cứ, quy định của pháp luật nhằm thực hiện chức năng buộc tội hoặc chức năng bào chữa, từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án . Như vậy, tranh tụng trong tố tụng hình sự thực chất là quá trình vận động tác động qua lại giữa hai chức năng cơ bản của tố tụng hình sự: chức năng buộc tội và chức năng bào chữa. Chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng này được tạo điều kiện “bình đẳng” với nhau trong việc bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án mà đỉnh điểm của quá trình này diễn ra tại phiên tòa sơ thẩm.

Nguyên tắc này được thừa nhận rộng rãi trên thế giới không chỉ ở những nước có mô hình tố tụng tranh tụng mà còn ở những nước có mô hình tố tụng pha trộn (ví dụ như ở Việt Nam). Tuy có sự thể hiện ở các mức độ khác nhau, mặc dù có thể được thể hiện hoặc chưa thể hiện trong văn bản pháp luật cụ thể là BLTTHS thì nguyên tắc tranh tụng vẫn đang là cơ sở định hướng cho việc xây dựng quy định của BLTTHS cũng như thực hiện quá trình giải quyết vụ án để tìm ra sự thật khách quan.

2. Sự thể hiện của nguyên tắc tranh tụng trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Mặc dù đã xuất hiện và được thừa nhận từ rất lâu trong lịch sử tư pháp ở các nước phát triển khác, nhưng vấn đề tranh tụng cũng như nguyên tắc tranh tụng rất ít được nghiên cứu ở Việt Nam và đặc biệt cho đến trước năm 2013 thì nó chưa được thừa nhận trong các văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước. Sự thừa nhận mang tính sơ khai đầu tiên về tranh tụng ở Việt Nam trong các văn bản chính thức của Đảng đó chính là Nghị quyết 08/2002/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, xác định“…việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo …để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” . Tiếp theo đó, vấn đề tranh tụng tiếp tục được Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” thể hiện, theo đó: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả phiên tòa xét xử, coi đây là hoạt động đột phá của các cơ quan tư pháp” .

Như vậy, tranh tụng được coi là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng ao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Sự thể hiện của vấn đề tranh tụng trong các văn kiện của Đảng là tiền đề và là cơ sở để tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng nói chung trong đó điển hình là hoàn thiện BLTTHS năm 2003 về nguyên tắc tranh tụng.

Năm 2013 Hiến pháp mới của Việt Nam được ban hành, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận chính thức trong một văn bản pháp lý của Nhà nước, tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Đây là định hướng chỉ đạo cho việc tiếp tục quy định nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS.

Vào ngày 27/12/2015, BLTTHS đã được Quốc hội thông qua, nguyên tắc tranh tụng được thể hiện tại Điều 26 như sau: Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án hình sự do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ trước Tòa án.

Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Như vậy, đây là lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong BLTTHS, đồng thời từ đó vấn đề tranh tụng cũng đã được thể hiện trong một loạt các quy định khác nhau của Bộ luật, với mục đích tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án. Với nội dung của Điều 26 BLTTHS năm 2015 vấn đề tranh tụng đã được thể hiện qua một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về thời điểm xuất hiện tranh tụng. Trong tố tụng hình sự, việc xác định sự thật khách quan của vụ án được trải qua các giai đoạn khác nhau, trong mỗi giai đoạn có mục đích và nhiệm vụ khác nhau do các chủ thể khác nhau thực hiện. Hiện nay về việc xác định tranh tụng xuất hiện từ thời điểm nào của tố tụng hình sự có nhiều ý kiến khác nhau: Có quan điểm cho ràng, tranh tụng được bắt đầu muộn hơn thời điểm bắt đầu của quá trình tố tụng hình sự (sau khởi tố vụ án) và kết thúc sớm hơn thời điểm kết thúc của nó (khi bản án có hiệu lực pháp luật); có quan điểm lại cho rằng quá trình tranh tụng bắt đầu cùng với thời điểm bắt đầu của quá trình tố tụng hình sự (cùng với giai đoạn khởi tố vụ án); cũng có quan điểm cho rằng tranh tụng chính là tranh luận tại tòa (tranh tụng chỉ có trong giai đoạn xét xử). Các quan điểm trên đây đều đã đưa ra các lập luận của mình để bảo vệ cho quan điểm đó.

Tuy nhiên hiểu theo nghĩa thông thường nhất, tranh tụng được thể hiện tập trung, rõ nhất trong phiên xét xử vụ án và gắn liền với chức năng tài phán. Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa và với sự tham gia của đầy đủ tất cả các chủ thể buộc tội, bào chữa. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn nhận tranh luận tại phiên tòa là tranh tụng thì quan điểm này đã phủ nhận những quy định về quyền được tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trước khi mở phiên tòa và cả sau phiên tòa.

Nếu quan điểm tranh tụng bắt đầu cùng với giai đoạn bắt đầu của tố tụng hình sự thì cũng chưa cho thấy sự xác đáng. Bởi lẽ trong giai đoạn ban đầu của tố tụng hình sự, hoạt động khởi tố vụ án (đã xác định có dấu hiệu tội phạm) trong nhiều trường hợp khi chưa có quyết định khởi tố bị can thì cũng không xuất hiện hai lợi ích đối kháng nhau, thực hiện các chức năng tố tụng đối lập nhau là chức năng buộc tội (của nhà nước) và chức năng gỡ tội. Do đó, tranh tụng xuất hiện khi trong tố tụng hình sự xuất hiện hai chức năng tố tụng đối lập nhau của các chủ thể đó là chức năng buộc tội và chức năng bào chữa, tức là tranh tụng chỉ xuất hiện khi có sự tham gia của bên có lập trường tương phản với quan điểm của sự buộc tội.

Thống nhất với quan điểm trên, Điều 26 BLTTHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi của việc tranh tụng hơn so với quan điểm được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng cũng như quy định của Hiến pháp 2013. Theo đó, tranh tụng được xác định cả trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều được quyền tham gia vào quá trình tranh tụng. Đây là điểm mới, tiến bộ hơn so với Hiến pháp 2013, khi Hiến pháp chỉ quy định “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Thứ hai, về chủ thể tranh tụng. Bản chất của hoạt động tranh tụng là sự tranh luận qua lại giữa hai bên buộc tội và bào chữa để tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì vậy, tranh tụng chỉ đặt ra giữa bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra trực tiếp nhất là Điều tra viên và Viện kiểm sát, trực tiếp nhất là Kiểm sát viên và bên bào chữa gồm bị can, bị cáo và/hoặc người bào chữa.

Như vậy, tranh tụng chỉ thực sự có thể có và được bảo đảm nếu có sự phân chia các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự ra thành ba chức năng chính là: buộc tội, bào chữa và xét xử. Theo đó, Tòa án chỉ đứng ra thực hiện nhiệm vụ là “trọng tài” xem xét quá trình tranh tụng của các bên. Điều này cũng cho thấy, một số quyền hạn của Tòa án/Hội đồng xét xử theo quy định của BLTTHS hiện hành như: quyền khởi tố vụ án khi xét thấy có việc bỏ lọt tội phạm không đảm bảo nguyên tắc Tòa án chỉ là “trọng tài” trong tố tụng hình sự.

Nghiên cứu Điều 26 BLTTHS năm 2015 cho thấy, điều luật đã quy định rất rõ các chủ thể tiến hành tranh tụng trong tố tụng hình sự đó là “Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Điều này đã xác định cụ thể vị trí, vai trò của các bên trong quan hệ tranh tụng tại vụ án hình sự.

Thứ ba, về nội dung của hoạt động tranh tụng. Vấn đề đặt ra của việc thể hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự đó chính là, việc tranh tụng trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào, nhiệm vụ quyền hạn của các bên tham gia vào quá trình tranh tụng được thể hiện ra sao? Đây là vấn đề mà nguyên tắc tranh tụng của BLTTHS cần thể hiện cụ thể để có thể áp dụng trên thực tiễn cụ thể.

Để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiệu quả trên thực tế, bên cạnh việc BLTTHS vẫn quy định quyền thu thập, đánh giá chứng cứ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là chủ yếu như: Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát thì Điều 26 BLTTHS cũng đã lần đầu tiên quy định bị can, bị cáo, người bào chữa có quyền đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ do cơ quan tố tụng thu thập và yêu cầu Tòa án thu thập, bổ sung chứng cứ nếu đã yêu cầu ở giai đoạn điều tra, truy tố mà không được chấp nhận. Xét về lý luận cũng như trên thực tế, việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng có nghĩa là sự đối kháng nhau của các chủ thể có các chức năng khác nhau trong tố tụng. Chính vì vậy, trong tranh tụng không thể chỉ cho phép một chủ thể được đơn phương, độc quyền trong việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Điều này là sự bảo đảm cho quá trình tranh tụng được bình đẳng và hiệu quả cao hơn. Vấn đề này đã được BLTTHS năm 2015 cụ thể hóa hơn trong các quy định về: quyền và nghĩa vụ của bị can (Điều 60), quyền và nghĩa vụ của bị cáo (Điều 61), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (Điều 73)…

Trong việc quy định nguyên tắc tranh tụng, vấn đề xác định chứng cứ là rất quan trọng. Bên cạnh việc quy định quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ của các bên trong quan hệ tranh tụng, Điều 26 còn quy định các chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra Tòa án để xét xử phải được quy định đầy đủ, mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của BLHS để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Như vậy, điều này cũng cho thấy, hoạt động tranh tụng công khai tại phiên tòa là sự thể hiện tập trung nhất, cơ bản nhất của nguyên tắc tranh tụng. Bản chất của quá trình tranh tụng này là việc các bên đưa ra những trình bày, tranh luận để làm rõ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa. Tòa án được trao cho nhiệm vụ, quyền hạn là trọng tài trong quá trình xác định việc đánh giá chứng cứ của cả hai bên buộc tội và gỡ tội.

Ngoài ra nguyên tắc tranh tụng tại Điều 26 BLTTHS còn có nội dung rất quan trọng khác đó là “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”. Đây là sự thể hiện cụ thể hóa yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian qua của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Đảng. Việc tranh tụng chỉ là hình thức nếu kết quả tranh tụng không được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Mặc dù không hoàn toàn dựa vào kết quả tranh tụng như mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng việc quy định bản án, quyết định của toàn án phải dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng là một trong những điểm mới nổi bật trong quy định về nguyên tắc tranh tụng. Điều này cũng cho thấy mô hình tố tụng hình sự Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét các đặc điểm của mô hình tố tụng kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng....

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nghien-cuu/ban-ve-nguyen-tac-tranh-tung-trong-bltths-nam-2015

 

 

Luật sư tranh tụng tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định các điều của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì luật sư tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

Luật sư tham gia bào chữa cho chị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi của Người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự:

– Luật sư Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

– Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

– Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS;

– Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

– Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

– Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

– Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

– Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sư.

– Làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

– Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

Các bước thực hiện thủ tục “Luật sư tranh tụng trong các vụ án hình sự” của một vụ án hình sự:

Thứ nhất: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Tường trình vi phạm, quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáovà từ người bị hại, người liên quan.

Thứ hai: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Thứ ba: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư và cơ sở để người bị hại, người liên quan trình báo vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền và phục vụ công tác tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan của luật sư.

Thứ tư: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

– Tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo vàbảo vệ quyền lợi cho người bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự.

Liên hệ Luật sư tư vấn để được tư vấn hoặc có thông tin chi tiết....

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006