Theo ông Đào Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn thì cái khó nhất hiện nay là khâu vận chuyển hành khách từ Ga Sài Gòn đến Biên Hòa và ngược lại. Phương án mới nhất hiện nay của ngành đường sắt là áp dụng phương thức vận chuyển hành khách, hàng hóa từ Ga Sài Gòn ra Sóng Thần.
Từ đây, hành khách sẽ di chuyển bằng xe trung chuyển về Biên Hòa để thực hiện các chuyến đi tiếp theo về miền Trung, Bắc theo nhu cầu. Phương án này thay thế cho phương thức vận bằng xe trung chuyển từ Ga Sài Gòn đến Biên Hòa gây khó khăn cho ngành đường sắt và người dân.
Ga Sài Gòn ảm đạm trong những ngày sập cầu Ghềnh
Ngoài ra theo Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã bắt Phan Thế Thượng (63 tuổi, quê Sóc Trăng), chủ tàu kéo sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Hai tài công là Trần Văn Giang (36 tuổi, quê Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ (28 tuổi, quê Sóc Trăng) cũng bị bắt khẩn cấp khi đang lẩn trốn tại Sóc Trăng để điều tra Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy khi chạy sà lan đâm sập cầu Ghềnh.
Hiện Công an vẫn đang lấy lời khai ban đầu của 3 nghi can. Theo ông Thượng lái tàu kéo sà lan chở cát do từ Trà Vinh về Đồng Nai từ ngày 17/3. Khi đi ngang qua TP.HCM vì có việc nên ông Thượng lên bờ và giao tàu kéo sà lan cho hai phụ việc là Giang và Lẹ (không có bằng lái) chạy về Đồng Nai.
Ba nghi can trong vụ sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Ảnh: Phước Tiến
Tàu kéo xuôi dòng đến cầu Ghềnh, gặp dòng nước xoáy, Giang và Lẹ không có kinh nghiệm chui cầu nên để sà lan bị lệch. Giang định kéo sà lan lại nhưng máy tàu kéo bất ngờ tắt. Cả hai luống cuống để mạn trái sà lan đâm vào mố cầu, gãy nhịp. Sau tai nạn, sà lan lật úp, tàu kéo bị chìm.
Chia sẻ về vấn đề Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình) cho biết: “Theo thông tin thì nguyên nhân chính dẫn đến sập cầu ghềnh là do 2 tài công trực tiếp điều khiển chiếc sà lan, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.