Đánh chết vịt vào phá lúa: Luật sư nói bên nào cũng có lỗi
TTO - Vụ 3 người thuộc tổ bảo vệ tự quản của thôn Đông Lôi, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng dùng gậy xua đuổi khiến 101 con vịt bị chết đang được dư luận quan tâm.
Nhiều ý kiến cho rằng vịt vào phá lúa có thể gây thiệt hại lớn cho chủ ruộng lúa. Vậy trong vụ việc này các bên có lỗi như thế nào và có thể bị xử lý ra sao?
Có dấu hiệu hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng cả hai bên là các thành viên tổ bảo vệ tự quản lẫn chủ vịt đều có lỗi.
Ba thành viên tổ bảo vệ tự quản của thôn Đông Lôi đã có lỗi khi dùng gậy xua đuổi, dẫn đến 101 con vịt bị đánh chết. Theo luật sư, có nhiều biện pháp để ngăn chặn đàn vịt phá ruộng lúa, chứ không thể đánh chết vịt là tài sản của người khác.
Nếu 101 con vịt bị đánh chết có giá trị từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ... thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trong vụ án, cơ quan chức năng cũng cần giám định thiệt hại của ruộng lúa. Đồng thời, xác định ý thức chủ quan của chủ vịt là cố ý hay vô ý để vịt vào phá lúa. Nếu chủ vịt cố ý để vịt vào phá lúa và thiệt hại ruộng lúa từ 2 triệu đồng trở lên thì chủ vịt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nếu chủ vịt không trông coi, để vịt vào phá lúa của người khác thì đây là lỗi vô ý. Chủ vịt có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng theo quy định tại khoản 2, điều 5 nghị định 167/2013 do để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điều 603 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán gây thiệt hại, chủ sở hữu phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Như vậy, chủ ruộng lúa có thể yêu cầu chủ vịt bồi thường dân sự theo quy định pháp luật.
Có thể giải quyết bằng thương lượng
Còn luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng tính chất hành vi đánh chết vịt thì có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản.
Tuy nhiên, luật sư Hùng đánh giá các góc độ lỗi, nguyên nhân, hậu quả, thiệt hại và mối quan hệ hành vi và hậu quả cũng như tập quán thì không cần khởi tố, mà các bên nên giải quyết với nhau bằng dân sự.
Bên bị thiệt hại (chủ vịt) có thể yêu cầu bên gây thiệt hại (thành viên tổ bảo vệ) bồi thường và bên bị thiệt hại (chủ ruộng lúa) cũng có quyền yêu cầu chủ vịt bồi thường, bởi chủ vịt cũng phải chịu trách nhiệm chăn nuôi, không để vịt vào phá lúa người khác.
"Bản chất những người nông dân không suy nghĩ hết những hậu quả pháp lý về mặt hình sự. Do vậy, sẽ là hợp lý khi hướng dẫn các bên giải quyết bằng dân sự.
Việc giải quyết bằng dân sự trong vụ án trên vẫn có sự nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho các bên, bảo bảm thi hành đối với các bên.
Còn khởi tố một vụ án hình sự trong trường hợp trên, theo tôi không cần thiết và không hẳn bảo đảm được quyền lợi cho các bên, không hẳn bảo đảm được sự thuyết phục cho bên chủ ruộng lúa và chưa phù hợp tập quán nhiều vùng quê" - luật sư Hùng đánh giá.

Luật sư lý giải vì sao xét xử kín vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành ở TP.HCM?
Vụ việc bé V.A (8 tuổi) bị dì ghẻ và cha ruột bạo hành dẫn đến tử vong dự kiến được xử kín vào ngày 21/7. Ngoài ra, tòa còn triệu tập 5 nhân chứng và 2 giám định viên thuộc Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP. HCM.
27/06/2022 19:19
Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) dự kiến xét xử Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) và Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) vào lúc 8h sáng 21/7 tới đây. Theo thông báo, vụ án này sẽ được xét xử kín.
Theo cáo trạng, Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị truy tố về tội Giết người (giết người dưới 16 tuổi, có tính chất côn đồ và vì động cơ đê hèn) và tội Hành hạ người khác theo Điều 123 và 140 Bộ luật Hình sự, tổng hợp khung hình phạt cao nhất là tử hình
Nguyễn Kim Trung Thái bị truy tố về tội Hành hạ người khác và Che giấu tội phạm quy định tại Điều 389, tổng hợp khung hình phạt cao nhất là 8 năm tù.
Nguyễn Kim Trung Thái và Nguyễn Võ Quỳnh Trang
Về việc vụ án được xét xử kín, luật sư Trần Minh Hùng - Văn phòng luật sư Gia đình cho hay: Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 423 luật này cũng quy định: Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì tòa án có thể quyết định xét xử kín.
Luật sư Trần Minh Hùng

Công bố kết quả điều tra của Công an TP. HCM vụ bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành đến tử vong

Tiết lộ toàn bộ chi tiết sốc bé gái 8 tuổi nghi bị dì ghẻ bạo hành đến tử vong: Tội ác tàn nhẫn khiến hàng triệu người phẫn nộ
Cũng tại điểm d, khoản 1, Điều 7, Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán: Tòa án phải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi thì tòa cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theo quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Do vậy, việc cháu bé bị bạo hành là người dưới 18 tuổi thì bắt buộc xử kín nhằm bảo vệ quyền đời tư, danh dự, quyền riêng tư, bảo vệ người dưới 18 tuổi.
Những dụng cụ mà Trang dùng để hành hạ bé V.A (Ảnh Luật sư Anh Thơm cung cấp).
Dự kiến chủ tọa phiên tòa xét xử kín là thẩm phán Nguyễn Văn Tuấn. Những người tham gia bảo vệ quyền và lợi ích cho bé N.T.V.A gồm các luật sư: Trần Thị Ngọc Nữ, Phạm Công Hùng, Khưu Mỹ Vinh và Nguyễn Anh Thơm.
Ngoài ra, tòa còn triệu tập 5 nhân chứng và 2 giám định viên thuộc Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM.
Theo cáo trạng, trong thời gian sinh sống cùng cháu N.T.V.A, mặc dù biết cháu bé mới 8 tuổi, chưa phát triển đầy đủ về tinh thần và thể chất, hoàn toàn phụ thuộc vào mình nhưng Trang vẫn nhiều lần dùng tay, chân, dùng roi, cây kim loại (ống nối của máy hút bụi), cây gỗ... đánh đập, hành hạ cháu N.T.V.A.
Trang bắt cháu N.T.V.A cởi quần áo, giơ hai tay lên cao quỳ gối học, chui vào chuồng chó, vừa đánh vừa chửi mắng cháu... Hành vi lặp đi lặp lại trong thời gian dài đã để lại những đau đớn về thể xác, lẫn tinh thần cho cháu bé.
Thái là cha, phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ cháu N.T.V.A nhưng khi chứng kiến con mình bị Trang đánh đập, hành hạ đã không can ngăn mà còn tham gia chửi mắng, đánh cháu N.T.V.A.
Ngày 22/12/2021, Trang sử dụng cây gỗ tròn (dài 90cm, đường kính rộng 2,2 cm) là hung khí nguy hiểm, đồng thời dùng tay, chân đánh đập liên tục lên cơ thể của cháu N.T.V.A trong khoảng thời gian 4 giờ liên tiếp làm cho nạn nhân tử vong.
Khi biết hành vi phạm tội của Trang, Thái đã xóa tất cả dữ liệu camera của căn hộ nhằm che giấu cho hành vi của Trang, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gây cản trở trong quá trình điều tra, xử lý.
Người vẽ bậy lên tàu metro có thể bị xử lý hình sự
TTO - Liên quan việc 2 toa tàu metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang ở depot Long Bình (TP Thủ Đức) bị xịt sơn, vẽ bậy, các chuyên gia pháp lý cho rằng người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Về pháp lý, luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc dùng sơn vẽ làm cho hình ảnh của những toa tàu này bị ảnh hưởng.
Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại điều 178 Bộ luật hình sự, có mức hình phạt lên đến 20 năm tù.
Ngoài ra người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng. Thậm chí thiệt hại về tài sản dưới 2 triệu đồng vẫn có thể xử lý vì hành vi này nếu gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Nếu trong quá trình điều tra mà chứng minh được động cơ, mục đích của người vi phạm "nhằm chống chính quyền nhân dân" thì có thể bị xử lý về tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 114 hoặc tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo điều 303 Bộ luật hình sự
Trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể bị xử lý hành chính theo điều 15 nghị định 144/2021, có mức phạt đến 5 triệu đồng
Còn theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc vẽ lên tàu hay những công trình công cộng thì tùy theo tính chất, mức độ, hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính, hình sự.
Tuy nhiên, theo luật sư Hùng, vụ việc có người vẽ lên tàu tại nơi công cộng cần xem xét về tính chất hành vi, ý chí chủ quan của người vẽ vì có thể họ không nhận thức được hành vi hủy hoại tài sản, ý thức khi họ vẽ cũng chỉ có mục đích cho đẹp, không có mục đích tư lợi, gây thù hay cố ý hủy hoại tài sản của cá nhân hay tổ chức nào.
Trừ khi tại các tàu, bức tường, nơi công cộng đã có bảng cấm vẽ lên nhưng vẫn cố tình vẽ thì mới cân nhắc xử lý hình sự…
Cơ quan bị thiệt hại có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường theo điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-ve-bay-len-tau-metro-co-the-bi-xu-ly-hinh-su-20220612112504191.htm
LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI
Giám sát, xử lý nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm kém chất lượng
Thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tình trạng các nghệ sĩ, diễn viên, hotgirl mạng xã hội quảng cáo mỹ phẩm không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra phức tạp trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok hay nền tảng trực tuyến là YouTube… Việc quảng cáo thông qua các công nghệ này khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát hơn.
Các nghệ sĩ như Q.L, V.D, Q.T, Đ.T... quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm béo, ung thư dạ dày, u xơ, u nang, viêm họng... nhưng bị dư luận phàn nàn sản phẩm không đủ chất lượng, hoặc nói quá lên. L.D.B.L, L.G… cũng từng quảng bá về kem trộn, thuốc giảm cân khi các sản phẩm này chưa được kiểm chứng nguồn gốc… Sau khi bị dư luận phản ánh và phàn nàn, các nghệ sĩ đã xin lỗi và xóa bài viết.
Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã gửi công văn nêu tình trạng một số nghệ sĩ ở TP Hồ Chí Minh giới thiệu, quảng cáo trái luật một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, tiền ảo..., có thể gây ảnh hưởng sức khỏe và tài sản người tiêu dùng. Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật thành phố phải yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng nghệ sĩ tham gia quảng cáo sản phẩm kém chất lượng.
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Sở cũng đã ban hành và triển khai nhiều kế hoạch đột xuất kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm trên địa bàn.

Vào cuối tháng 5 vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm ngàn sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu nhập lậu tại một kho rộng gần 500m2 của Công ty TNHH Công nghệ Dotcom (quận Tân Phú). Các sản phẩm này chủ yếu là kem tẩy tế bào chết, kem dưỡng, kem chống nắng, nước tẩy trang, nước hoa hồng, nước hoa, son dưỡng, sữa rửa mặt, chì kẻ mắt…
Trên các sản phẩm có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Sản phẩm không có tài liệu liên quan đến chất lượng của hàng hóa kèm theo và không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp của hàng hóa để xuất trình chứng minh nguồn gốc. Có tới gần 92.000 sản phẩm…
Cùng thời điểm, Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, sữa bột... không rõ nguồn gốc, nghi nhập lậu tại Công ty TNHH Kamiki (quận 10)…
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Thanh tra Sở Y tế sẽ xử phạt hành chính, kiên quyết tịch thu và tiêu hủy các sản phẩm dạng này. Cũng theo bà Như thì Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cùng phối hợp với Sở Y tế thành phố để giám sát, xử lý nghệ sĩ, diễn viên quảng cáo mỹ phẩm không đúng theo quy định pháp luật.
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, cho biết khi nghệ sĩ, diễn viên… đã ký kết hợp đồng quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhưng nói không đúng sự thật về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, người sử dụng không có kết quả tốt như lời quảng cáo hoặc gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng thì những người truyền tải sản phẩm quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất hành vi và hậu quả mà người sử dụng sản phẩm bị ảnh hưởng. Nếu người tiêu dùng khởi kiện thì những người nghệ sĩ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.
Để tránh trường hợp này, khi ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm, nghệ sĩ phải hiểu rõ về mặt pháp lý, Luật Quảng cáo, truyền tải sản phẩm quảng cáo đúng sự thật theo quy định pháp luật, không nói quá, nói sai về sản phẩm.
Khi nghệ sĩ làm việc với chủ sở hữu sản phẩm, nghệ sĩ phải hiểu mình truyền tải những gì đúng pháp luật, đồng thời người nghệ sĩ thấy trách nhiệm trong hợp đồng quảng cáo đó và đưa ra giới hạn câu, từ không phải hoàn toàn nói theo câu, từ người quảng cáo. Khi ký hợp đồng quảng cáo, các nghệ sĩ nên liên hệ với cơ quan, cá nhân am hiểu về pháp lý để được tư vấn về trách nhiệm, lời nói, hành động khi truyền tải sản phẩm quảng cáo này…
'Cuỗm' nhiều tài sản giá trị khi cưỡng chế phá dỡ nhà dân
(CLO) Khi cưỡng chế tháo dỡ nhà xây không phép, thành viên trong đoàn đã lén lấy nhiều tài sản giá trị của chị HTBC (ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM), khiến người dân vô cùng bức xúc.
“Cuỗm” tài sản của người dân trong lúc cưỡng chế
Chị C cho biết, vào năm 2013 gia đình mua đất giấy tay, có công chứng vi bằng từ một người khác với diện tích 48m2. Thời điểm chị C mua, tại khu đất đã có sẵn móng nhà và trụ nhà bê tông.

Các tài sản được thu hồi từ nhóm công nhân tháo dỡ nhà trả lại cho gia đình chị C - Nguồn: PLO
Đến năm 2017, gia đình chị dựng thêm ít bức tường, cất mái tôn lên để ở. Chị C cũng cho biết nhà mình xây trái phép và đồng ý với chủ trương cưỡng chế của UBND phường.
Ngày 29/4, gia đình chị C nhận được thông báo của UBND phường Hiệp Bình Chánh rằng lúc 8h ngày 17/5, UBND phường sẽ tổ chức thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của gia đình ông Đ (chồng chị C) tại đường số 1, KP 7.
Song, vào thời điểm này chị C đi Bình Dương công tác, còn anh Đ về quê ở Bình Định. Trước khi đoàn cưỡng chế thực hiện tháo dỡ, anh C có thông báo đến ông Giảng Phan Hồng Phúc (Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, trưởng đoàn cưỡng chế) về việc cắt khoá nhà, tháo dỡ nhà phải đảm bảo tài sản không bị mất và phải chịu trách nhiệm nếu tài sản mất hoặc hư hỏng.
Ngày 17/5, đoàn cưỡng chế gồm UBND phường, Đô thị phường, Công an phường và lực lượng Đô thị TP Thủ Đức đến cắt khoá, thu dọn đồ đạc của gia đình chị C để sang phía đối diện nhà. Toàn bộ ngôi nhà sau đó được cưỡng chế bằng cách tháo dỡ mái tôn, đập bỏ các bức tường.
Khoảng 5h30 sáng 18/5, chị C đến nơi tập kết đồ đạc kiểm tra thì phát hiện mất một chiếc nhẫn, mắt kính và nhiều cái đồng hồ đeo tay, tổng ước tính hơn 50 triệu đồng.
Lần lượt trả lại tài sản bị mất
Chị C mang vụ việc trình báo với anh H, Công an khu vực phường Hiệp Bình Chánh. Song, anh H cho biết đoàn cưỡng chế nhất quyết phủ nhận việc lấy tài sản.
Sau khi gia đình chị C khóc lóc, đòi “làm lớn chuyện”, ngày 18/5, anh H đem trả lại cho chị C một chiếc nhẫn và một cái đồng hồ. Sau khi kiểm tra, chị C thông báo còn thiếu 3 cái đồng hồ giá trị nữa.
Sau nhiều lần phủ nhận rằng “không ai lấy nữa”, đến ngày 19/5, ông Giảng Phan Hồng Phúc (Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh) lần lượt trả lại cho chị C 3 chiếc đồng hồ trên. Ông Phúc cho biết đã phải vận động và đến gặp người trong đoàn cưỡng chế để lấy lại tài sản cho chị C.
Phó chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh đồng thời gửi lời xin lỗi đến gia đình chị C. Ông Phúc cho biết trường hợp này trước đây chưa từng xảy ra và tự nhận bản thân quá chủ quan.
Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Thủ Đức cho biết đang phối hợp cùng Công an phường Hiệp Bình Chánh làm việc với năm công nhân, lao động tự do được UBND phường Hiệp Bình Chánh thuê tháo dỡ nhà chị C.
Có thể bị xử lý hình sự
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP. HCM), trong trường hợp trên, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là UBND phường Hiệp Bình Chánh, đứng đầu là chủ tịch Phường phải chịu trách nhiệm.
“Khi cưỡng chế tài sản, về nguyên tắc không được lấy tài sản của người bị cưỡng chế mà phải được lập danh sách tài sản đang có tại nơi bị cưỡng chế và gửi giữ tài sản cho người bị cưỡng chế theo quy định. Việc lấy tài sản của người bị cưỡng chế là vi phạm pháp luật.
Tùy số tiền bị lấy, tùy tài sản giá trị bao nhiêu mà có thể bị xử lý về hành chính thậm chí có thể hình sự. Nếu tài sản lớn đủ định lượng thì tùy tính chất, mức độ, hành vi mà có thể bị xử lý về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ hoặc có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản”, luật sư Hùng nêu quan điểm.
Cũng theo luật sư Hùng, trong trường hợp tài sản không được thu hồi thì cơ quan tiến hành thi hành quyết định cưỡng chế phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người dân bị mất tài sản. Ngoài việc phải bồi thường thì các cá nhân, cán bộ vi phạm phải chịu trách nhiệm như đã nêu trên. Đồng thời, người lấy tài sản của người dân cũng sẽ bị xử lý theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định Luật cán bộ công chức, viên chức bằng các hình thức như cảnh cáo, buộc thôi việc…
'Cuỗm' nhiều tài sản giá trị khi cưỡng chế phá dỡ nhà dân (congluan.vn)
Kỳ Hoa
MV gây tranh cãi của Sơn Tùng M-TP bị xử phạt ra sao?
Lạc Xuân
Lạc Xuân
1 2 3 4 5
Thạch Anh
Thạch Anh
1 2 3 4 5
09:17 - 01/05/2022 0 THANH NIÊN ONLINE
Theo luật sư, MV There's No One At All của Sơn Tùng M-TP nếu xác định dấu hiệu vi phạm, làm tác động tiêu cực đến suy nghĩ giới trẻ thì có thể bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng.
MV gây tranh cãi của Sơn Tùng M-TP bị xử phạt ra sao? - ảnh 1
Các luật sư cho rằng cần xử phạt nặng những MV trái thuần phong mỹ tục, tác động tiêu cực đến cộng đồng, xã hội
FBNV
Như Thanh Niên thông tin, chiều 29.4, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đã có thư mời ông Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP) đến làm việc, cung cấp thông tin liên quan đến MV ca nhạc There's No One At All. Trong khi đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn nhận thấy nội dung biểu diễn của bản ghi âm, ghi hình There's No One At All mang thông điệp tiêu cực, không có tính giáo dục với nhiều cảnh đuổi bắt, đập phá, bạo lực và kết thúc là hình ảnh nhân vật tự tử đã tác động mạnh đến tâm lý người xem, dễ gây ảnh hưởng, định hướng hành vi tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trẻ em.
Cục Nghệ thuật biểu diễn đánh giá nội dung trên có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội” tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14.12.2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
MV gây tranh cãi của Sơn Tùng M-TP bị xử phạt ra sao? - ảnh 2
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, phía Sơn Tùng M-TP xin lỗi và ẩn MV khỏi YouTube Việt Nam...
FBNV
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết bên cạnh việc xử lý kênh đăng tải, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm thì còn tùy vào mức độ mà Sơn Tùng có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Cụ thể, theo điểm b Khoản 5 Điều 19 thì mức xử phạt cao nhất đối với hành vi “Triển lãm tác phẩm, hiện vật, tài liệu có nội dung vi phạm quy định về nếp sống văn minh, tuyên truyền bạo lực, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội gây hại cho sức khỏe, hủy hoại môi trường sinh thái” có thể từ 30-40 triệu đồng.
Cũng theo Nghị định trên, văn hóa phẩm có nội dung độc hại buộc phải tháo gỡ (trên môi trường mạng), tiêu hủy; buộc nộp lại số lợi ích hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm.
Luật sư Hùng nói thêm, việc mạnh tay với những MV có dấu hiệu trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội là đúng với pháp luật. Luật sư lý giải: “Nếu những MV như vậy xuất hiện ngày càng nhiều sẽ mang lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng như tâm lý tiêu cực, nhạy cảm, chênh vênh, ảnh hưởng lớn tới xã hội”.
MV gây tranh cãi của Sơn Tùng M-TP bị xử phạt ra sao? - ảnh 3
... Dù vậy, khán giả vẫn không ngừng chỉ trích phía nam ca sĩ khi cho ra mắt MV có nội dung tiêu cực
FBNV
Theo ông Hùng, Sơn Tùng M-TP được công chúng, đặc biệt là giới trẻ, yêu thích. Tuy nhiên, tác phẩm trên có ca từ nhạy cảm, nội dung hình ảnh tiêu cực, cổ súy cho thanh thiếu niên những hành động đi vào ngõ cụt làm cho người xem có thể bị tác động tiêu cực. “Cần xử phạt nặng những ca sĩ, nghệ sĩ có những hành vi phản cảm này để tạo tính răn đe, làm gương. Không thể bất chấp vì lợi nhuận, vì câu view mà không nghĩ đến điều tốt cho xã hội, bất chấp… có những vi phạm rất khó chấp nhận”, ông Hùng nhấn mạnh.
Trong khi đó, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật thường thì cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ xem xét, đánh giá và ban hành ngay quyết định xử phạt hành chính. Trường hợp There's No One At All của Sơn Tùng M-TP bị dư luận phản đối vì nội dung có thể khiến giới trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, có dấu hiệu vi phạm khoản 4, điều 3, Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14.12.2020: "Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội”.
Cũng theo luật sư Hà Hải, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình này cũng có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29.3.2021 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. “Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của vi phạm mà phía cơ quan chức năng áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau", ông cho hay.
Nguồn: https://thanhnien.vn/mv-gay-tranh-cai-cua-son-tung-m-tp-bi-xu-phat-ra-sao-post1454113.html
Cháy xe trên cao tốc, ai chịu trách nhiệm bồi thường?
- Hoàng Linh
- Thứ năm, 5/5/2022 14:31 (GMT+7)
Theo luật sư, nếu vụ hỏa hoạn xảy ra không thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, chủ xe tải sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trưa 4/5, một xe tải chở dầu nhớt bất ngờ bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Vụ hỏa hoạn khiến chiếc xe bị thiêu rụi, làm tê liệt 2 chiều giao thông và gây thiệt hại lớn về tài sản.
Trường hợp này, ai phải gánh chịu thiệt hại tài sản và có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho các cá nhân, đơn vị liên quan?

![]() |
Vệt dầu loang khiến lửa lan nhanh, tạo thành đám cháy lớn. Ảnh: N.H. |
Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình) đánh giá đây là sự cố đáng tiếc, gây tổn thất về thời gian, tiền bạc, tài sản cho không chỉ chủ xe mà còn nhiều tổ chức, cá nhân khác. Để xác định trách nhiệm bồi thường và gánh chịu thiệt hại tài sản, cần làm rõ yếu tố lỗi của những cá nhân liên quan và mức độ, hậu quả mà hành vi này gây ra.
Trích dẫn Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, ông Hùng cho biết phương tiện giao thông vận tải cơ giới và chất nổ, chất cháy được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra kể cả khi không có lỗi, trừ 2 trường hợp là thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, cần xác định tài xế xe tải có phải chủ xe hay không. Nếu là chủ xe, người này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho Nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi vụ hỏa hoạn. Trường hợp lái xe chỉ là người làm thuê và được trả công, đây không phải người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe. Khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về người sở hữu phương tiện.
Trách nhiệm bồi thường chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, Điều 156 Bộ luật này quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy, nếu chứng minh được vụ hỏa hoạn xảy ra hoàn toàn khách quan, không thể lường trước và người tài xế đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể khắc phục được, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không đặt ra đối với người này.
Bên cạnh đó, nếu quá trình xác minh nhận thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự, cơ quan công an có thể khởi tố vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 để điều tra theo thẩm quyền.

![]() |
Vụ hỏa hoạn khiến giao thông tê liệt. Ảnh: H.Q. |
Còn luật sư Trần Xuân Tiền (Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội) nhận định vụ hỏa hoạn trên cao tốc đã gây thiệt hại về tài sản của cá nhân (xe tải), Nhà nước (hư hỏng mặt đường, cây xanh) và làm giao thông tê liệt, ảnh hưởng tới hoạt động giao thương của nhiều tổ chức, cá nhân. Đây được coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, người nào xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do đó, cần làm rõ yếu tố lỗi của những người liên quan trong vụ việc này.
Trường hợp thiệt hại do tài xế là chủ xe gây ra thì người này sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Khoản 3, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu chiếc xe và xăng bốc cháy là do người của pháp nhân gây ra thì đơn vị quản lý phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ theo Điều 597 Bộ luật này. Sau đó, đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền yêu cầu người có lỗi phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định.
Ngoài ra, nếu chủ xe, pháp nhân có mua bảo hiểm cho xe đối với bên thứ ba phát sinh từ lỗi vô ý gây thiệt hại về người và tài sản thì bên bảo hiểm sẽ xem xét đến việc hỗ trợ bồi thường. Điều này phụ thuộc vào nội dung bảo hiểm mà hai bên có thỏa thuận.
Đối với những tổ chức, cá nhân có công việc bị ảnh hưởng do tắc nghẽn giao thông, căn cứ Điều 13 và Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp cá nhân có quyền dân sự bị xâm phạm thì được bồi thường toàn bộ thiệt hại; đồng thời người nào có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường. Do đó, người dân bị ảnh hưởng công việc do vụ tai nạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Có áp dụng tình tiết nặng nhất cho nhóm cướp làm chết nữ sinh?
Nhân chứng vụ việc cho biết trước khi xảy ra tai nạn, cô gái chạy xe máy tốc độ cao để đuổi theo một xe máy phía trước và truy hô cướp. Còn theo gia đình nạn nhân, khi tai nạn xảy ra, V. mới mua chiếc iPhone 13 được 3 ngày.
Trường hợp công an xác định thông tin cô gái đuổi theo cướp dẫn tới tử vong là thật, kẻ gây án sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao?
Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác minh thực sự có hành vi cướp tài sản trong trường hợp này hay không.
![]() |
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường sau vụ tai nạn. Ảnh: T.L. |
Nếu nghi án cướp là thật, công an sẽ làm rõ tính chất, động cơ, phương thức thực hiện hành vi của nghi phạm, từ đó xác định hành vi sẽ phạm vào tội Cướp tài sản (Điều 168) hay Cướp giật tài sản (Điều 171) tại Bộ luật Hình sự 2015.
Quá trình phạm tội, nếu các nghi phạm vô ý gây tai nạn hoặc cố ý gây tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì sẽ bị xử lý về một trong 2 tội danh nêu trên cùng tình tiết định khung làm chết người.
Với tội Cướp tài sản, nếu người phạm tội làm chết người, khung hình phạt áp dụng sẽ là phạt tù 18-20 năm hoặc tù chung thân. Với tội Cướp giật tài sản cùng tình tiết định khung làm chết người, nghi phạm sẽ đối diện mức án 12-20 năm tù hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, nghi phạm còn phải bồi thường thiệt hại về tính mạng bị xâm hại cho gia đình nạn nhân. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, căn cứ Bộ luật Dân sự 2015.
link: Có áp dụng tình tiết nặng nhất cho nhóm cướp làm chết nữ sinh? - Pháp luật - ZINGNEWS.VN
CLB TP.HCM có sai khi giảm tiền lót tay của cầu thủ?
- Hoàng Linh
- Thứ sáu, 15/4/2022 08:00 (GMT+7)
Những ngày qua, việc 11 cầu thủ của CLB TP.HCM lãn công thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc xuất phát từ khoản tiền lót tay đội bóng trả cho nhóm cầu thủ này.
Cụ thể, ở mùa giải 2021, V.League chỉ thi đấu giai đoạn một rồi hoãn vì dịch Covid-19. CLB TP.HCM vì thế chỉ muốn chi tiền lót tay của giai đoạn một cộng thêm 10% tiền lót tay của giai đoạn hai, tổng cộng là 55% phí lót tay cả mùa 2021.
Tuy nhiên, đội bóng này đã thanh toán xong 100% lót tay mùa 2021 cho cầu thủ. Bởi thế, họ sẽ trừ 45% còn lại vào phí lót tay mùa giải 2022. Điều đó khiến các cầu thủ đội TP.HCM phản ứng bằng cách bỏ tập, mời gọi luật sư.
Trong vụ việc này, hành động tự ý cắt giảm tiền lót tay của cầu thủ có vi phạm quy định pháp luật không?
Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình.
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương được quy định là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Pháp luật hiện hành có quy định về tiền lương song chưa có định nghĩa, giải thích cụ thể về tiền lót tay. Do đó, trường hợp các bên tranh chấp về tiền lót tay, cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào việc khoản tiền này có được quy định trong hợp đồng lao động giữa các bên hay không.
Bùi Tiến Dũng cùng 10 đồng đội khác phản ứng với CLB vì bị cắt giảm tiền lót tay. Ảnh: Quang Thịnh. |
Trường hợp có điều khoản về lót tay, khoản tiền này có thể được phân loại vào các khoản bổ sung khác trong tiền lương. Khi đó, việc cắt giảm tiền lót tay được xem như cắt giảm tiền lương. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động và người sử dụng lao động cần đạt được thỏa thuận trước khi đi đến quyết định cắt giảm này.
Còn nếu hợp đồng không có điều khoản về lót tay, con số này do các bên tự thỏa thuận bằng một hình thức khác không liên quan tới hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, đối tượng tranh chấp ở đây là giao dịch dân sự. Khi đó, việc giải quyết sự việc sẽ căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Tuy nhiên, để vụ việc được giải quyết, cần có đầy đủ chứng cứ liên quan tới thỏa thuận tiền lót tay giữa các bên như hợp đồng hay biên lai giao nhận tiền. Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận bằng miệng và thanh toán bằng tiền mặt, không chứng minh được việc giao nhận tiền, việc giải quyết tranh chấp sẽ rất khó khăn.
Như vậy, để xác định CLB TP.HCM đúng hay sai trong sự việc này cần căn cứ các điều khoản trong hợp đồng lao động đã ký giữa cầu thủ và đội bóng. Nếu hợp đồng có điều khoản quy định về lót tay nhưng đội bóng tự ý cắt giảm mà không được cầu thủ chấp thuận, lỗi thuộc về câu lạc bộ.
Trường hợp hợp đồng không quy định về điều này và giữa các bên xảy ra tranh chấp, CLB cùng cầu thủ nên đám phán, thỏa thuận, đưa ra chính sách hợp lý để các bên hình thành nhận định chung. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì có thể giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động. Nếu tranh chấp vẫn còn, họ có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, căn cứ quy định tại các Điều 191, 192 Bộ luật Lao động 2019.
Tội lợi dụng các quyền do dân chủ phân loại phạm vi lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (điều 331) Theo điều 331, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội lợi dụng các quyền của nhân dân chủ phạm vi lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau: 1. Mọi người sử dụng các quyền của tự luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền do dân chủ khác phạm vi lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm or tù giam từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh thứ tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Như vậy, đối với lợi ích của các quyền tự do dân chủ hàng loạt lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phạt tù cao nhất đến 07 năm. Căn cứ theo quy định trên thì chất lượng, mức độ, hành vi, hậu quả mà có thể áp dụng khung hình phạt khác nhau. If hành vi phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, thứ tự, an xã hội, thì phạt toàn bộ từ 02 năm đến 07 năm. Như vậy phạt cao nhất có thể đến tù 07 năm. Về thời hạn tạm giam để điều tra 1. Thời hạn tạm giam có thể để điều tra không quá 02 tháng đối với phạm vi ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với phạm vi nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với phạm vi rất quan trọng và quan trọng đặc biệt phạm vi. 2. Trường hợp dịch vụ có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn để điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời gian hạn tạm giam, Kiểm tra cơ quan phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm dừng. The GIỚI HẠN CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH as after: a) Đối đầu với phạm vi nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; b) Đối với phạm vi quan trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; c) Đối chiếu với phạm vi rất quan trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; d) Đối đầu với phạm vi đặc biệt quan trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng Tại điều 9 của bộ luật của năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, căn cứ vào tính chất nguy hiểm an toàn của hành vi mà phạm vi phạm tội cũng được phân tích thành 4 loại: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật, phạm tội được phân loại sau đây: 1. Tội phạm ít quan trọng là phạm vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức độ cao nhất của khung hình do Bộ luật này quy định đối với tội phạm đó là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù 03 năm; 2. Mức độ quan trọng của tội phạm là phạm vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức độ cao nhất của khung hình phạt Bộ luật này quy định đối với tội phạm từ 03 năm đến 07 năm tù; 3. Tội phạm rất quan trọng là phạm vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức độ cao nhất của khung hình do Bộ luật này quy định đối với tội phạm từ 07 năm đến 15 năm tù. ; Căn cứ theo quy định trên, thì Tội phạm sử dụng các quyền do dân chủ phân loại lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân khung hình phạt cao nhất đến 7 năm tù. Do vậy, be can be duoc giam can 3 thang de tra theo quy dinh.
LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV