Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội
(Dân trí) - Tin tưởng người nhà hay bị "hoa mắt" bởi những khoản tiền trước mắt, không ít người lao động thu nhập thấp đồng ý đứng tên giúp để người "giàu" mua nhà ở xã hội.
Dính bẫy... người nhà
"Vì người nhà nên tôi cũng tin tưởng. Lúc đó còn nhỏ nên ai nói gì cũng nghe, hầu như mọi giấy tờ, thủ tục tôi đều không được biết. Chỉ được đến để… ký tên xác nhận thôi", anh Quang Minh (ngụ TPHCM) nhớ lại.
Năm 2015, khi anh Minh vẫn còn là một sinh viên, chưa có nguồn thu nhập, không biết khái niệm về nhà ở xã hội. Anh cũng "mù tịt" kiến thức về thị trường bất động sản.
Tận dụng sự "non nớt" của Minh, người chị họ đã gọi điện nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội đang thu hút nhiều người lao động có thu nhập thấp tìm mua, với giấc mơ an cư, lạc nghiệp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).
"Lúc đó tôi cũng nghĩnhà ở xã hộilà nhà của nhà nước cấp hoặc của tổ chức xã hội. Tôi có lên mạng tìm hiểu thử, nhưng vì là sinh viên mới ra trường nên không đủ kiên nhẫn tiếp thu, tìm hiểu hết luật pháp. Tôi không biết cho người khác mượn tên mua nhà là lách luật", Minh nói.
Không những vậy, vì là người thân nên anh có phần cả nể, không đề phòng. Mặt khác, người chị họ cũng bày tỏ hoàn cảnh khó khăn, gia đình lục đục, muốn chuyển ra ngoài ở để tự nuôi 2 con. Vậy nên, Minh không thể từ chối.
"Chị nói chuyện cũng niềm nở, ngọt ngào nên tôi lung lay. Chị trình bày không có khả năng mua ngôi nhà bình thường, thu nhập lại hơn 10 triệu đồng/tháng nên không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội", anh Minh kể.

Từ những lợi ích giá thấp, không ít người có thu nhập cao lợi dụng người lao động nghèo để nhờ đứng tên mua nhà giúp (Ảnh minh họa, nguồn D.T).
Quá trình tư vấn, chuẩn bị và ký tên mua nhà chỉ diễn ra trong vài tháng. Những cuộc gặp mặt giữa anh Minh, người chị họ và một người xưng là "cò" chỉ diễn ra chớp nhoáng. Anh Minh cũng chỉ được giải thích sơ bộ về nhà ở xã hội là gì, vì sao phải nhờ đứng tên giúp chứ không được nghe những rủi ro nếu anh đồng ý ký tên.
Thời điểm đó, anh Minh nhận thấy quy trình này có đầy đủ giấy tờ, có công chứng nhà nước và thầm nghĩ là nhà ở xã hội nên không cần tranh chấp. Vì vậy, anh không ngại ngần vì thủ tục có phần nhanh gọn.
"Người "cò" ấy đã làm cho tôi bộ hồ sơ giả. Họ liên hệ với một công ty không rõ danh tính, rồi nhờ xác nhận rằng tôi đã làm ở đó với mức lương 3 triệu đồng/tháng, làm việc đã 15 tháng. Người này cũng chuyển cho nơi đó 25 triệu, "phí" làm hồ sơ", anh Minh cho hay.
Một chữ ký, một người nghèo mất cơ hội sở hữu nhà
Anh Minh chia sẻ, thời điểm đó nhà ở xã hội vẫn chưa "rầm rộ" như hiện nay nên anh không mảy may quan tâm.
Đến giờ, khi công nghệ thông tin phát triển, anh mới "mò" lên tìm hiểu và tá hỏa biết rằng bản thân sẽ không có cơ hội mua nhà ở xã hội được nữa. Không những vậy, căn nhà mà người chị họ nhờ anh đứng tên để mua, cũng đã được bán cho người khác vào 3 năm trước.

Nếu đồng ý đứng tên mua giúp nhà ở xã hội, người lao động nghèo khó sở hữu được loại tài sản này trong tương lai (Ảnh minh họa, nguồn D.T).
"Mọi việc chớp nhoáng lắm. Tôi nhớ lúc đó vài tháng là xong giấy tờ rồi, chỉ nghe báo lại mọi việc đã xong chứ tôi cũng không nghĩ gì nhiều", anh Minh nhớ lại.
May mắn hơn những người khác, thời điểm hiện tại, anh Minh là một kỹ sư điện tử với mức lương hơn 1.000USD. Vậy nên, nhà ở xã hội không phải tài sản mà anh nhắm tới.
"Nhưng không phải mỗi tôi mà còn nhiều người khác nữa. Có nhiều người họ sẵn sàng chi 100 triệu đồng cho người có thu nhập thấp để nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội. Bản thân tôi không tiếc vì không mua được nhà ở xã hội, mà tiếc vì tiếp tay cho người thân lách luật", anh Minh nói.
Dù vẫn chưa chịu quá nhiều rủi ro từ việc bị mượn tên mua nhà ở xã hội, anh Minh vẫn cảnh báo nhiều người khác về tình trạng này. Anh cho hay, người được ngỏ ý mượn tên bản thân cần tìm hiểu rõ hơn về dạng nhà ở này. Bởi không chỉ mất quyền lợi sở hữu tài sản phù hợp với túi tiền, người bị "dụ" có thể vướng vào nhiều rắc rối liên quan đến pháp luật.
Cùng tâm sự như anh Minh, chị T.L. (ngụ TPHCM) cũng cho biết đã nghe rất nhiều thông tin về việc nhờ đứng tên mua nhà ở xã hội. Bản thân chị L. cũng từng bị một người thân "dụ" đứng tên giúp và hứa sẽ mua tặng một chiếc điện thoại mới. Tuy vậy, chị nhất quyết từ chối vì biết đó là hành vi trái pháp luật.
"Nếu mình chấp nhận làm việc đó thì vô tình đã cướp đi cơ hội sở hữu nhà của một ngườilao độngnghèo, lương tâm mình không cho phép mình làm vậy. Tuy vậy, không ít người sẵn sàng làm việc đó với chi phí chỉ vài triệu đồng hoặc vài chục triệu đồng", chị L., thở dài.
Theo luật sư Trần Minh Hùng (đoàn luật sư TPHCM), Luật Nhà ở có quy định cụ thể về các đối tượng và điều kiện để được hưởngchính sáchhỗ trợ về nhà ở xã hội. Những người không thuộc các đối tượng được hưởng chính sách và không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chính sách, mà mượn tên người khác để mua nhà ở xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, trái với nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
"Giao dịch khi mượn tên người khác mua nhà ở xã hội không được pháp luật công nhận. Do vậy, nếu bị phát hiện, người mượn sẽ bị cơ quan nhà nước thu hồi nhà ở xã hội đã mượn tên để mua trước đó, các giao dịch này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo", luật sư nói.
Về phía người cho mượn tên, họ sẽ không đáp ứng đủ điều kiện để có thể tiếp tục mua căn nhà ở xã hội thứ hai. Ngoài ra, họ sẽ không được hưởng các chính sách, ưu đãi, phúc lợi mà lẽ ra họ đã được hưởng.
Việc những người có tiền mượn tên người khác để mua nhà ở xã hội sẽ dẫn đến hiện tượng "đầu cơ", khiến loại hình nhà ở này mất đi ý nghĩa vốn có, không đáp ứng đúng đối tượng cần thiết.
Bên cạnh đó, người nhận tiền để làm giả hồ sơ cho người khác có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Nhà ở sửa đổi sáng 19/6, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, chính sách về nhà ở xã hội là một trong 8 nhóm chính sách quan trọng trong lần sửa đổi luật lần này. Chính sách trên được thể hiện trong các quy định chung và tại chương 6 của dự thảo luật.
Qua nghiên cứu, đại biểu nhận thấy chính sách được thể hiện trong dự thảo chưa thực sự trúng và xử lý đúng vướng mắc từ thực tiễn.
Đại biểu chỉ rõ hai vướng mắc, trong đó có những chính sách đi theo hướng cố gắng hỗ trợ nhà cho người thu nhập thấp thay vì bảo đảm nguyên tắc để người dân có quyền có chỗ ở hợp pháp.
Nhưng thực tế, người có thu nhập thấp, nhất là công nhân, người mới đi làm có thu nhập thấp hơn mức trung bình. Trong khi, nhà ở là tài sản quá lớn, quá sức với đại bộ phận người có thu nhập thấp.
Vậy nên việc mua, sở hữu một căn hộ dù là nhà ở xã hội trả góp cũng là gánh nặng tài chính quá lớn".
Do vậy, theo đại biểu, xác định mục tiêu như trên sẽ dẫn đến hệ quả là người dân khai man các điều kiện thu nhập, diện tích để hưởng lợi từ việc mua nhà ở xã hội với giá thấp.
Bên cạnh đó, người có tiền mượn tên công nhân để đăng kí mua nhà dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm cho nhà ở xã hội không phục vụ đúng đối tượng, mất đi ý nghĩa vốn có.
Link bài: Nam kỹ sư hối hận vì lỡ "dính bẫy" mượn tên mua nhà ở xã hội | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Vụ chuyến bay giải cứu: Hàng trăm tỉ đồng các bị cáo nộp lại được xử lý ra sao?
TAND TP Hà Nội đang nghị án kéo dài vụ chuyến bay giải cứu, sẽ tuyên án vào ngày 28-7.
Tính đến ngày 17-7, nhiều bị cáo đã nộp khắc phục số tiền hơn 100 tỉ đồng và 1,5 triệu USD. Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng số tiền này sẽ được xử lý ra sao theo quy định của pháp luật?
![]() |
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, đã nộp 1,5 triệu USD. Ảnh: PHI HÙNG |
Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Điều 364 BLHS quy định người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Như vậy trong trường hợp, người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và trả lại tiền đưa hối lộ.
Nếu người đưa hối lộ không chủ động khai báo hoặc chỉ nộp lại tiền hối lộ để khắc phục hậu quả và giảm nhẹ hình phạt so với mức truy tố thì số tiền này sẽ được xem là tiền vi phạm pháp luật, chỉ nộp khắc phục hậu quả và sẽ không được trả lại cho người đưa hối lộ, mà sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo quy định, vụ án được xét xử ở cấp nào thì số tiền khắc phục hậu quả sẽ được nộp tại Cục THADS hoặc Chi cục THADS cùng cấp. Đồng thời, số tiền thu được từ việc khắc phục hậu quả này sẽ được sung vào ngân sách nhà nước.
Theo Luật sư Trần Thị Thanh Thảo (Đoàn Luật sư TP.HCM), điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018 quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân hướng dẫn thi hành điểm b khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, thì tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân là vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, số tiền các bị cáo nộp lại thực chất đó là khoản tiền thu lợi bất chính và sẽ được xem là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 29/2018 hướng dẫn thi hành khoản 4 Điều 111 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, đối với việc xử lý tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện chuyển tài sản là tiền Việt Nam, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý vào Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày phương án xử lý tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện đổi giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp giấy tờ có giá không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản.
Luật sư phân tích thế nào vụ ông Huỳnh Uy Dũng bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng
Nhiều luật sư cho rằng, việc ông Huỳnh Uy Dũng bị tố giác đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng là thủ tục tố tụng bình thường. Căn cứ đơn tố giác, cơ quan chức năng cần xem xét, giải quyết đơn theo quy định, dù khởi tố hay không cũng phải trả lời cho người tố cáo bằng văn bản.

Ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện trong một buổi livestream trước đây (ảnh cắt từ clip).
Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng, ông Nguyễn Quang Tuấn (ngụ TP. Hồ Chí Minh, con trai bà Nguyễn Phương Hằng) tố giác về việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng đã bỏ lọt tội phạm đối với ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) là người giúp sức tích cực cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Ông Nguyễn Quang Tuấn cho rằng, ông Dũng là người cùng có vai trò tổ chức, cùng thực hiện hành vi, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức khi cùng bà Phương Hằng thực hiện livestream, tham gia một số buổi livestream và có hô hào, khích lệ, ủng hộ tinh thần bà Hằng khi mắng chửi, xúc phạm người khác; cho sử dụng trường đua chó, đua ngựa của Công ty CP Đại Nam để tổ chức đặt tên chó đua, ngựa đua với tên của những người muốn xúc phạm….
Theo ông Tuấn, 3 trợ lý chỉnh máy, giúp bà Hằng đăng bài viết, phụ họa là phạm là Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam), hiện đã bị khởi tố. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn không bị xử lý mặc dù dấu hiệu đồng phạm của ông là rất nhiều và các bị hại của mẹ ông Tuấn đã có yêu cầu xử lý đồng phạm.
Trước đó, tháng 6.2023, TAND TP.Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ vụ bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm cho Viện TP. Hồ Chí Minh để điều tra bổ sung. Theo đó, tòa yêu cầu Viện KSND TP.Hồ Chí Minh làm rõ một số nội dung. Trong đó có nội dung ông Huỳnh Uy Dũng với tư cách chủ tịch HĐQT, bà Hằng với tư cách tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam đã có những lần livestream ở Công ty Đại Nam, ở nhà riêng...
Do đó TAND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu Viện KSND TP. Hồ Chí Minh làm rõ hành vi của ông Dũng có đồng phạm với bà Hằng hay không. Hiện chưa có kết luận về điều này.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
Liên quan vụ việc này, theo Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, việc ông Tuấn tố giác ông Dũng là quyền của ông Tuấn và đây cũng là thủ tục tố tụng bình thường. Căn cứ đơn tố giác tội phạm, cơ quan chức năng cần xem xét và giải quyết đơn đúng theo quy định pháp luật và dù khởi tố hay không khởi tố thì cũng phải trả lời cho người tố cáo bằng văn bản. Đến nay, cơ quan tố tụng đã tiếp nhận đơn tố giác của ông Tuấn và đang thụ lý vụ việc theo quy định.
Luật sư Trần Minh Hùng phân tích thêm, nhìn mắt thường qua các clip nhận thấy có dấu hiệu đồng phạm, tuy nhiên cơ quan điều tra cũng cần điều tra cụ thể, xác minh, làm rõ tính chất hành vi, động cơ, mục đích, yếu tố cấu thành tội phạm…, nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án, nếu không có dấu hiệu tội phạm thì cũng phải trả lời cho ông Tuấn biết.

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật - Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh
Cùng quan điểm trên, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Về mặt chủ quan, những người đồng phạm thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Do đó, đối với hành vi có “những lời lẽ cho rằng vợ mình là bà Hằng nói rất thật và cùng thách thức người khác sao kê; cùng tổ chức sử dụng trường đua, hô hào, vỗ tay khi xem đua chó có đặt tên người bị xúc phạm nhiều cá nhân” như ông Tuấn tố cáo và các clip thể hiện trong trường hợp này có thể được coi là đồng phạm. Tuy nhiên, kết quả như thế nào còn phải tùy thuộc vào Cơ quan điều tra và Viện KSND TP. Hồ Chí Minh.
Chiêu mạo danh, lừa đảo trên mạng: Hàng loạt bệnh viện lớn trở thành nạn nhân. Ls Hùng nêu quan điểm
Chiêu mạo danh, lừa đảo trên mạng: Hàng loạt bệnh viện lớn trở thành nạn nhân
Mạo danh bệnh viện và bác sĩ trên mạng xã hội không phải tình trạng mới nhưng ngày càng rầm rộ. Các hình thức lừa đảo thời đại 4.0 lấy người bệnh là mục tiêu trục lợi ngày càng tinh vi hơn, từ việc sử dụng hình ảnh bác sĩ bán thực phẩm chức năng, hay gọi điện cho phụ huynh để báo "con cấp cứu ở Chợ Rẫy", cho đến lập hàng loạt Fanpage gắn thương hiệu bệnh viện lớn theo kiểu "lập lờ". Thiệt hại không chỉ là tài chính mà còn là sức khỏe, tính mạng người bệnh, người dân.
Trong khi chờ đợi sự quyết liệt và phương thức quản lý hiệu quả hơn từ cơ quan chức năng, VietNamNet xin đăng tải tuyến bài về Mạo danh bác sĩ, bệnh viện trên không gian mạng, góp phần cảnh báo đến quý độc giả và người dân trước những chiêu trò ngày càng tinh vi trên mạng xã hội.
Ngay sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “Cò bệnh viện” online, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cũng gửi đi cảnh báo về việc tái diễn nạn mạo danh thương hiệu, bác sĩ để trục lợi, lừa đảo người bệnh.
Bệnh viện trở thành nạn nhân
Bệnh viện Quân y 175 cho hay thủ đoạn của các Fanpage giả mạo đang tinh vi hơn khi ngang nhiên sao chép và đăng tải lại nội dung từ Fanpage chính thức của bệnh viện. Nội dung đăng lại bao gồm các bài đăng, logo, ảnh bìa hoặc lợi dụng danh tiếng của bác sĩ để giả mạo, gây nhầm lẫn, trục lợi.
Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Chủ nhiệm chính trị, Bệnh viện Quân y 175 khẳng định các hành vi trên có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người sử dụng dịch vụ và ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cũng phát đi cảnh báo khi mạng xã hội xuất hiện video nhân vật tự xưng là bác sĩ, giới thiệu sách Minh triết trong ăn uống của người phương Đông "có thể chữa bệnh". Sau đó, tài khoản này dẫn dắt, quảng cáo để bán thực phẩm chức năng.
Bệnh viện này khẳng định việc mạo danh để trục lợi như trên tạo những tư tưởng sai sự thật, lệch lạc, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Nhân viên y tế cũng không bán thực phẩm chức năng và không bán thuốc ngoài phạm vi bệnh viện.
Trước đó, cơ sở y tế này cũng từng nhiều lần phát đi cảnh báo về việc bị mạo danh trên mạng xã hội để quảng cáo khám chữa bệnh, phẫu thuật thẩm mỹ.
Là "nạn nhân" thường xuyên của chiêu mạo danh trên mạng xã hội, có lẽ phải kể đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Những năm qua, hàng loạt Fanpage có chèn cụm từ “Chợ Rẫy” xuất hiện rầm rộ, chủ yếu trong mảng thẩm mỹ. Hậu quả là, người bệnh hiểu nhầm các cơ sở thẩm mỹ có chữ “Chợ Rẫy” trong tên gọi đều do bác sĩ Chợ Rẫy phụ trách hoặc bệnh viện liên kết. Từ đó, đồng ý lựa chọn thực hiện dịch vụ.
Bệnh viện Chợ Rẫy rất nhiều lần khẳng định đây là tình trạng mạo danh bệnh viện để trục lợi. Năm 2021, Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi đơn khẩn cấp đến Công an TP.HCM khi phát hiện một công ty lập ra các Fanpage và tài khoản Facebook giả mạo thương hiệu bệnh viện, vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp.
Tại thời điểm đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gửi đơn đến Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư của TP.HCM và Cần Thơ để giải quyết. Kết quả, công ty bị phản ánh đã buộc phải đổi tên.
Bệnh viện này cũng nghiêm cấm cán bộ, công nhân viên, bác sĩ, điều dưỡng sử dụng thương hiệu Bệnh viện Chợ Rẫy đi làm ăn, hợp tác bên ngoài. Quyết liệt như thế, nhưng đến nay, Facebook vẫn tràn ngập các tài khoản mạo danh có cụm từ "Chợ Rẫy".

Có quy định xử phạt sao vẫn ngang nhiên vi phạm?
Phó giáo sư, bác sĩ Đỗ Quang Hùng, nguyên Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, bức xúc vì đã chứng kiến rất nhiều nạn nhân của trò lừa đảo này. Ông cho rằng nếu một tài khoản Facebook đăng tin thất thiệt liên quan đến chính sách sẽ bị phạt 7,5 triệu đồng. Vậy nhưng việc xử lý này chưa thấy áp dụng với các Fanpage giả mạo thương hiệu bệnh viện. Trong khi đó, khi tên tuổi của bệnh viện càng lớn, nguy cơ rơi vào bẫy mạo danh trên mạng xã hội lại càng nhiều.
“Ai quản lý thông tin trên Facebook? Sở Thông tin Truyền thông, Sở Y tế quản lý như thế nào? Tôi cho rằng phải có đội ngũ IT, theo dõi sát và phát hiện các trang giả mạo này. Không thể để tình trạng trách nhiệm không thuộc về ai”, bác sĩ Hùng nói.
Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết quy định của Bộ Y tế nêu rõ các bác sĩ không được phép tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng. Do đó, tất cả đối tượng xưng danh là bác sĩ để bán thực phẩm chức năng trên mạng là giả mạo.
Cũng theo luật sư Hùng, pháp luật nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác. Việc mạo danh người khác để quảng cáo trên Facebook là vi phạm Luật Công nghệ thông tin.
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nếu tổ chức vi phạm, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ở mức độ vi phạm hành chính, khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định, các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo như quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… sẽ bị xử phạt từ 60-80 triệu đồng.
“Các sản phẩm, dịch vụ như khám chữa bệnh, thuốc, thực phẩm chức năng, trang thiết bị, hóa chất và chế phẩm sử dụng trong lĩnh vực y tế, mỹ phẩm... thuộc nhóm quảng cáo có điều kiện, phải qua kiểm định nội dung mới được đưa ra quảng cáo, tránh đưa thông tin quá mức về chất lượng sản phẩm”, luật sư Hùng nói.
Giống như nhiều bệnh viện, Bộ Y tế cũng chỉ có thể đưa ra các cảnh báo về chiêu trò, dấu hiệu bất thường của tình trạng mạo danh bác sĩ, bệnh viện trục lợi. Từ đó, giúp người bệnh nhận diện nguy cơ bị lừa trên không gian mạng.
Dù muốn hay không, người dân bắt buộc phải thông thái hơn để tránh rơi vào những chiếc bẫy tinh vi trên Facebook. Sau một cú click chuột, người bệnh có thể không chỉ tổn hại về tiền bạc mà còn là sức khoẻ và tính mạng.
Bài 3: Khi người bệnh buộc phải... thông thái
Link bài: Chiêu mạo danh, lừa đảo trên mạng: Hàng loạt bệnh viện lớn trở thành 'nạn nhân' (vietnamnet.vn)
TAND TP Hà Nội đang xét xử vụ án chuyến bay giải cứu đối với 54 bị cáo.
Trước đó, tại phiên tòa ngày 17-7, HĐXX đã tạm ngừng phiên tòa để luật sư, bị cáo cung cấp tài liệu chứng cứ nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.
Từ đây, nhiều bạn đọc đặt ra câu hỏi, liệu các bị cáo nộp tiền khắc phục hậu quả có được giảm án, giảm đến đâu?
![]() |
Các bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu tính đến ngày 17-7 đã nộp khắc phục số tiền tổng cộng hơn 100 tỉ đồng và 1,5 triệu USD. Ảnh: CTV |
Giải đáp vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, sau khi thực hiện hành vi phạm tội cho đến khi bị tòa án đưa ra xét xử nếu người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội của mình và có ý thức khắc phục hậu quả, thì việc nộp tiền khắc phục hậu quả ở giai đoạn này được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS.
Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Vì vậy, người phạm tội phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả mới được coi là tình tiết giảm nhẹ.
Hiện nay, luật không quy định rõ mức đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả là bao nhiêu thì người phạm tội sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Xét theo thực tế thì mức đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả phải tương xứng với thiệt hại gây ra thì người phạm tội mới được giảm nhẹ hình phạt.
Cạnh đó, đối với tội phạm nhận hối lộ, theo LS Hùng thì việc nộp tiền là một biện pháp khắc phục hậu quả. Việc thu hồi lại tài sản nhận hối lộ là điều cần thiết, sau khi thu hồi có thể xem xét việc giảm nhẹ hình phạt chứ không phải “nộp tiền thay vì đi tù”.
Ngoài ra, quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 40 BLHS quy định về việc không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Theo một thẩm phán tại TP.HCM, căn cứ Khoản 2, Điều 5 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ có quy định, trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Như vậy, trong quá trình xét xử, nếu bị cáo nộp ít nhất 3/4 tài sản hối lộ thì về nguyên tắc sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình.
Link vụ án: Từ vụ chuyến bay giải cứu: Nộp tiền khắc phục hậu quả được giảm án ra sao? (plo.vn)
Hủy hợp đồng bảo hiểm qua ngân hàng: Cơ quan công an cần vào cuộc điều tra
Việc hủy hợp đồng khiến hàng ngàn tỉ đồng của khách hàng bị mất trắng. Công an cần làm rõ liệu có dấu hiệu lừa dối khách hàng, có hành vi gian dối? Nếu có dấu hiệu tội phạm, cần khởi tố vụ án và người bị hại cần được bồi thường.
Khách hàng khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm nhân thọ bán tại ngân hàng - Ảnh: BÔNG MAI
Với tỉ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất tại một số công ty bảo hiểm nhân thọ cao ngất ngưởng, hàng ngàn tỉ đồng của người dân đã bị mất trắng, ngay giữa lúc kinh tế khó khăn.
Theo kết luận thanh tra, việc bán bảo hiểm qua các ngân hàng trong năm 2021 của bốn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ gồm BIDV Metlife, Prudential, Sun Life VN và MB Ageas, vừa được Bộ Tài chính công bố, tỉ lệ hợp đồng bị hủy chỉ sau năm thứ nhất rất cao: thấp nhất là 32,4% và cao nhất lên tới 73%.
Trong năm nay, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra chuyên đề bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm, tỉ lệ hủy hợp đồng có thể còn khủng hơn.
"Phí bôi trơn" khi vay ngân hàng?
Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh vào năm 2021, nhiều người dân và cả doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn, phải lụy ngân hàng để có vốn hoạt động. Và đây cũng là năm mà doanh thu bảo hiểm nhân thọ bán qua ngân hàng tăng nóng với doanh thu phí hơn 159.400 tỉ đồng, tăng 22% so với năm trước đó.
Như Tuổi Trẻ từng điều tra, hàng loạt khách vay đã bị nhân viên các ngân hàng ép mua bảo hiểm nhân thọ, nếu không sẽ không được giải ngân.
Do quá cần tiền, nhiều khách vay chấp nhận bỏ ra một khoản để mua bảo hiểm nhân thọ và xem đây như là một loại "phí bôi trơn" để được ngân hàng giải ngân khoản vay, thay vì mua bảo hiểm nhân thọ theo nhu cầu.
Và trong thực tế, như kết luận thanh tra vừa được Bộ Tài chính công bố, tỉ lệ hủy hợp đồng mua bảo hiểm qua ngân hàng chỉ sau một năm rất cao: thấp nhất là 32,4% và cao nhất lên tới 73%.
Cụ thể, 80.100 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được Công ty Sunlife bán qua TPBank và ACB trong năm, nhưng có đến 73% số hợp đồng bảo hiểm bán qua TPBank bị hủy chỉ sau năm đầu tiên, với ACB là 39%. Prudential có đến 38.700 hợp đồng bảo hiểm bán qua các ngân hàng (41%) bị hủy và mất hiệu lực sau năm thứ nhất.
Theo quy định của các công ty bảo hiểm, nếu hủy hợp đồng trước hạn (năm thứ nhất đến năm thứ ba), khách hàng sẽ bị mất trắng toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng.
Trong khi khách vay mất trắng hàng ngàn tỉ đồng, không chỉ các công ty bảo hiểm nhân thọ hưởng lợi mà các ngân hàng cũng bỏ túi số tiền khủng.
Theo Bộ Tài chính, đến cuối năm 2021, Sun Life VN đã trả chi phí hỗ trợ ban đầu, phí hợp tác cho TPB và ACB với tổng số tiền lên tới 10.300 tỉ đồng. Cũng trong năm 2021, Prudential đã trả cho các đại lý là các ngân hàng hơn 1.972 tỉ đồng.
Trong khi đó, dù kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, niềm tin vào bảo hiểm nhân thọ suy giảm, nhưng theo Tổng cục Thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (bao gồm kênh đại lý cá nhân, kênh đại lý tổ chức - bán qua ngân hàng...) ước đạt 81.400 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2023, chỉ giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước.
Và theo dữ liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), gần 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh ngân hàng trong năm 2022, với doanh số đạt hơn 23.300 tỉ đồng, chiếm 46% tổng doanh số khai thác mới.
Nguồn: Bộ Tài chính - Dữ liệu: LÊ THANH - Đồ họa: T.ĐẠT
Phải cấm bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng?
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán (Hội Luật gia Việt Nam) cho rằng cần thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, trong đó tập trung vào hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng.
"Cần xem xét lại toàn bộ quy trình bán bảo hiểm qua ngân hàng. Không chỉ thu thập dữ liệu của ngân hàng và công ty bảo hiểm mà phải phỏng vấn các khách hàng. Đặc biệt, nên lưu ý tới những khách hàng có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời gian giải ngân khoản vay hoặc trong vòng một tháng tất toán sổ tiết kiệm", ông Đán đề xuất.
Cũng theo ông Đán, để thị trường phát triển minh bạch và bền vững, cần siết chặt hoạt động bán bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Đối với những ngân hàng có tỉ lệ hủy và mất hiệu lực trên 50%, cần cấm bán bảo hiểm nhân thọ trong 1-2 năm rồi mới xem xét tiếp.
Với những ngân hàng có tỉ lệ hủy và mất hiệu lực từ 30% trở lên, không cho tăng trưởng phí bảo hiểm, đến khi tỉ lệ được cải thiện. "Nếu ngân hàng nào ép khách hàng mua bảo hiểm mà Bộ Tài chính vẫn cho bán tức là đang đồng lõa với bên làm bậy", ông Đán nói.
Một chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng về mặt tín dụng, ngân hàng đã nắm trong tay tài sản thế chấp của người đi vay nên bảo hiểm nhân thọ không phải là điều kiện bắt buộc. Việc cho vay phải dựa trên khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn vay và uy tín lịch sử tín dụng của người đi vay.
"Nếu ưu tiên cho vay dựa trên việc mua mới bảo hiểm nhân thọ là vô trách nhiệm với người gửi tiền. Bởi ngân hàng được lợi nhuận từ việc bán bảo hiểm, không chia bất kỳ đồng nào mà còn đặt rủi ro lên người gửi tiền", vị này nói.
Cũng theo vị này, Ngân hàng Nhà nước cũng cần phải xem lại quy trình thẩm định cấp tín dụng cho khách vay.
Việc giới thiệu bảo hiểm nhân thọ phải diễn ra ngay từ đầu, không thể để khách hàng mất thời gian dài làm hồ sơ, sao kê, thế chấp..., đến khi chuẩn bị được giải ngân lại bị chào mua bảo hiểm, không mua không được giải ngân, khiến khách hàng cảm thấy bị dồn vào thế phải mua bảo hiểm.
Do vậy, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần lập website chuyên cập nhật tiến độ thanh tra, quá trình xử lý khiếu nại về hợp đồng bảo hiểm bị "ép" mua khi vay vốn, khiếu nại bị lừa chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang bảo hiểm nhân thọ... để người dân theo dõi.
"Cũng cần có văn bản quy định rõ hơn về việc như thế nào là ép mua bảo hiểm nhân thọ. Chẳng hạn, đó có thể là những hành vi thể hiện hàm ý chỉ mua bảo hiểm nhân thọ mới được ưu tiên giải ngân khoản vay", vị này đề xuất.
Cơ quan công an cần vào cuộc điều tra
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), thời gian qua nhiều người dân đã gửi đơn tố cáo, khiếu nại liên quan đến hoạt động bán bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng. Và khi người đi vay phải "cắn răng" mua bảo hiểm để được giải ngân khoản vay, tức phải gánh thêm một khoản nợ, những người gửi tiết kiệm bị "hô biến" thành bảo hiểm nhân thọ cũng thiệt hại nặng.
Do đó, theo ông Hùng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thuộc Bộ Công an (C03) cần làm rõ ngân hàng và công ty bảo hiểm liệu có dấu hiệu lừa dối khách hàng hay không, có hành vi gian dối, vi phạm pháp luật không. Nếu có dấu hiệu tội phạm, cần khởi tố vụ án theo đúng quy định. Trong đó, người bị hại cần được bồi thường tương xứng.
Trong thực tế, nhiều người dân tố cáo, khiếu nại rằng đã bị kê khống thu nhập, kê sai nghề nghiệp, thời gian chuyển tiền từ ngân hàng vào công ty bảo hiểm trước cả thời gian ký hợp đồng bảo hiểm, bị giả chữ ký, chưa từng tiếp xúc với người đại lý đứng tên trên hợp đồng bảo hiểm...
Khách hàng tố bị tư vấn mập mờ từ tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng sang bảo hiểm nhân thọ - Ảnh: BÔNG MAI
Đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng ký thay bên mua bảo hiểm!
Cũng theo Bộ Tài chính, qua thanh tra chọn mẫu tại Sun Life về triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng, cơ quan này đã phát hiện bốn đại lý bảo hiểm và hai nhân viên ngân hàng ký thay bên mua bảo hiểm trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm lập qua ứng dụng SunSmart và tại biên nhận bàn giao hợp đồng bảo hiểm...
Còn tại Prudental, ba đại lý bảo hiểm cá nhân và ba nhân viên ngân hàng chưa đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, chưa thu thập chính xác thông tin của khách hàng trong quá trình tư vấn sản phẩm.
Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị tổng giám đốc các công ty bảo hiểm nêu trên rà soát, tăng cường công tác quản lý bán bảo hiểm qua ngân hàng để kiểm soát tình trạng hủy hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua bảo hiểm, an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp này rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý đại lý bảo hiểm, đảm bảo đại lý bảo hiểm thực hiện đúng quy định pháp luật, của công ty.
Đặc biệt, trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kiến nghị, phản ánh của khách hàng tham gia bảo hiểm, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
LÊ THANH
Hành vi ông trùm buôn siêu xe bị "tố" có gì đặc biệt? Hải Hà Ngọc Hảo Hải Hà và Ngọc Hảo Thứ hai, 10/07/2023 - 14:24 00:00/04:47 Nam miền Bắc (Dân trí) - Theo luật sư, sau thời hạn tạm giữ, cơ quan điều tra có thể trả tự do hoặc ra quyết định khởi tố nếu xác định Khanh phạm tội. Trường hợp phạm tội, số tiền chiếm đoạt được sẽ là căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý của người này. Tối 9/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đang tạm giữ "ông trùm buôn siêu xe" Phan Công Khanh (tức Khanh Super) để điều tra hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Theo thông tin ban đầu, Phan Công Khanh bị một người nộp đơn tố cáo có hành vi chiếm đoạt tài sản liên quan đến mua bán dòng ô tô đắt tiền. Tuy nhiên, Công an TPHCM chưa thông tin chi tiết về vụ việc. Ông Phan Công Khanh (sinh năm 1994) quê Bến Tre, được xem là tay chơi siêu xe có tiếng ở miền Nam. Ông cũng là người đại diện pháp luật của Công ty K-Super ở TP.HCM, chuyên kinh doanh ôtô hạng sang. Hành vi cụ thể của ông Phan Công Khanh chưa được công bố, song động thái này được đưa ra trong quá trình điều tra theo đơn tố giác tội phạm liên quan đến "trùm buôn siêu xe". Quan tâm tới sự việc, độc giả Dân trí đặt câu hỏi, số phận pháp lý của Khanh có thể ra sao sau khi bị công an tạm giữ? Hành vi ông trùm buôn siêu xe bị tố có gì đặc biệt? - 1 Ông chủ của K-Super thường xuyên cập nhật hình ảnh chụp cùng siêu xe và người nổi tiếng trên mạng xã hội (Ảnh: Facebook nhân vật). Hành vi ông trùm buôn siêu xe đang bị điều tra được quy định như thế nào? Liên quan đến sự việc trên, độc giả báo Dân trí có đặt câu hỏi, hành vi mà Phan Công Khanh đang bị điều tra được quy định thế nào trong Bộ luật hình sự? Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội phạm xâm phạm quan hệ sở hữu. Theo đó, một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ khi có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội này theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, bao gồm: Về khách thể: Người phạm tội xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Về chủ thể: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Về mặt khách quan: Thứ nhất, người đó phải có hành vi vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng. Thứ hai có hậu quả chiếm đoạt tài sản xảy ra (người này dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản). Trong đó, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự hiện hành. Như vậy, đối với tội danh này, người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản của bị hại sau khi đã nhận được tài sản thông qua giao dịch hợp pháp ban đầu, khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản trước khi nhận tài sản của bị hại). Về mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý. Về chủ thể: Người phạm tội có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Trong vụ việc này, theo thông tin nhận được ban đầu, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã tạm giữ Phan Công Khanh để điều tra hành vi "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo đơn tố giác của người dân. Tuy nhiên, hành vi cụ thể chưa được cơ quan chức năng công bố. Do đó, để xác định Phan Công Khanh có phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh của cơ quan chức năng. Trong trường hợp, kết quả điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm thì căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, người này có thể phải đối diện với mức hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; mức hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 20 năm. Hành vi ông trùm buôn siêu xe bị tố có gì đặc biệt? - 2 Khanh - Super được coi là "thánh địa siêu xe" ở Sài Gòn (Ảnh Phan Công Khanh). Sau thời hạn tạm giữ, có 2 trường hợp có thể xảy ra Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia đình, Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, về mặt tố tụng, căn cứ Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn tạm giữ tối đa đối với người bị buộc tội là 9 ngày. Sau thời gian này, có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau: Thứ nhất, nếu chưa đủ căn cứ xử lý hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Tuy nhiên, việc trả tự do chưa đồng nghĩa với việc người đó vô tội. Trong thời hạn xác minh tin báo về tội phạm, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thu thập lời khai của Khanh cũng như tài liệu, chứng cứ liên quan tới sự việc. Tới khi kết thúc thời hạn, tùy thuộc kết quả xác minh, cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra một trong các quyết định gồm: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thứ hai, nếu sau thời gian tạm giữ, cơ quan điều tra đã thu thập đủ chứng cứ chứng minh có dấu hiệu tội phạm, đơn vị có thể ra các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật. Đối chiếu với trường hợp này, theo luật sư Hùng, trước tiên, cần làm rõ ý chí chủ quan của Khanh khi thực hiện hành vi phạm tội (nếu có) là gì. Tiếp đó, cần xác định hành vi phạm tội được thực hiện dưới phương thức, thủ đoạn nào và tài sản bị chiếm đoạt có giá trị bao nhiêu. Tùy thuộc giá trị tài sản bị chiếm đoạt, Khanh có thể đối diện các khung hình phạt khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 trong trường hợp bị xác định phạm tội. Cụ thể, nếu giá trị tài sản từ 4 triệu tới dưới 50 triệu đồng, mức án tối đa người phạm tội đối mặt là 3 năm tù. Nếu giá trị tài sản từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng, mức phạt là 2-7 năm tù còn nếu ở mức từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng, khung hình phạt là 5-12 năm tù. Trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên, mức phạt có thể áp dụng với người phạm tội là 12-20 năm tù. Nguồn: https://dantri.com.vn/ban-doc/hanh-vi-ong-trum-buon-sieu-xe-bi-to-co-gi-dac-biet-20230710115307134.htm
PHÁT THANH TRỰC TIẾP TƯ VẤN PHÁP LUẬT
NGÀY 2/6/2023
CHỦ ĐỀ: NHỮNG VI PHẠM THƯỜNG GẶP VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ.
Khách mời: LS Trần Minh Hùng – Đoàn LS TP.HCM
Logo chương trình.
An Lộc mến chào quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp, chương trình này do Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương phối hợp với Đài PT-TH Bình Dương thực hiện. Được phát sóng trên tần số Fm 92,5 Mhz vào lúc 9 giờ 10 phút đến 10 giờ - thứ sáu hàng tuần.
Thưa quý vị! Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường bao gồm: Ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân chính là do sự tác động của con người, cụ thể là ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Vứt rác thải không đúng nơi quy định, tiểu tiện ở nơi công cộng, để vật nuôi phóng uế bừa bãi…, những hành động tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Quý vị thân mến! Những vi phạm về môi trường thường gặp và hình thức xử lý là chủ đề của chương trình Tư Vấn Pháp Luật Trực Tiếp hôm nay. Khách mời của chương trình là LS Trần Minh Hùng – Đoàn LS TP.HCM. Nếu quý vị có những câu hỏi về vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi qua 2 số 0274 – 3826.833 và 0274 – 3836.246. LSTrần Minh Hùng – Đoàn LS TP.HCM sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc cho quý vị trong chương trình hôm nay.
Đây cũng là 2 số điện thoại mà quý vị có thể gọi điện đến tham gia phần “Tìm hiểu về pháp luật” với câu hỏi tuần này là:
Nếu để chó phóng uế ra nơi công cộng có bị xử phạt không?
Đáp án A: Có
Đáp án B: Không
Nếu thính giả nào có câu trả lời đúng, sẽ được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên và công bố vào cuối chương trình. An Lộc xin được nhắc lại 2 số điện thoại đó là 0274 – 3826.833 và 0274 – 3836.246.
Nhạc cắt...................
- LS đánh giá như thế nào về ý thức bảo vệ môi trường của người dân nước ta?
- Theo LS thì những vi phạm về môi trường thường do những nguyên nhân nào?
CÂU HỎI PHÁP LUẬT
Quý vị thân mến! Trong những vi phạm về môi trường thường gặp thì thì hành vi người nuôi chó để cho phóng uế bữa bãi ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, nhất là ở TP đông người. Trước khi trao đổi với LS Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng LS Gia Đình – Đoàn LS TP.HCM, mời quý vị nghe tiểu phẩm sau nhé.
TIỂU PHẨM
- LS có nhận xét gì khi nghe tiểu phẩm vừa rồi?
- Hành vi vật nuôi, cụ thể là chó mèo phóng uế ngoài đường pháp luật quy định như thế nào?
- Ai có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vật nuôi phóng uế bữa bãi?
- Thưa LS, qua cuộc trò chuyện trong tiểu phẩm mà chúng ta vừa nghe thì ngoài việc vật nuôi phóng uế gây ô nhiễm môi trường thì một vấn đề người dân lo lắng nữa là có thể ảnh hưởng tinh thần, gây nguy hiểm cho người dân, thực tế đã có nhiều trường hợp bị chó thả rông cắn bị thương, thậm chí là tử vong. Vậy hành vi này được quy định như thế nào? Mức phạt?
- Nếu chưa gây ra hậu quả nguy hiểm thì có bị xử phạt nếu để cho thả rông mà không rõ mõm hay tiêm ngừa?
- Theo báo chí thông tin thì những tháng gần tỉ lệ người dân tiêm phòng dại gia tăng. Vậy theo LS làm thế nào để hạn chế được tình chó thả rông?
Bên cạnh đó, cần thực hiện việc thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương (loa, đài) và niêm yết tại trụ sở của UBND xã, phường, khu dân cư, tổ dân phố đối với các hộ có nuôi chó. Mặt khác, việc thành lập tổ bắt chó thả rông theo quy định và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nuôi không chấp hành quy định về quản lý chó nuôi là thiết yếu.
- (Câu hỏi dự phòng). LS, nhà tôi ở ngay thị xã nhưng gần nhà bên cạnh có người nuôi heo gây hôi thối qua nhà tôi và những nhà xung quanh. Xin hỏi việc nuôi heo như vậy có vi phạm không? Tôi phải làm gì?
Bên cạnh đó, căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau: Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư; Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải; Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh. Việc chăn nuôi không đảm bảo gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh thì sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Để đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường thì cá nhân, tổ chức nếu có phát hiện ra hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện về môi trường theo quy định pháp luật.
- Thưa LS, có rất nhiều hành vi liên quan đến môi trường, nhưng ít ai nghĩ đến việc gây tiếng ồn ảnh hưởng đến những người xung quanh cũng là hành vi được pháp luật quy định là ô nhiễm môi trường. LS đánh giá như thế nào về tìnht trạng gây tiếng ồn ở nước ta hiện nay? Những vi phạm tiếng ồn nào thường gặp trong cuộc sống?
Một số các vi phạm tiếng ồn thường gặp trong cuộc sống:
- Do phương tiện giao thông: Một số các phương tiện khi tham gia giao thông đã được cải tạo, “độ pô”, “độ máy” gây ra những âm thanh rất lớn.
- Do tiếng ồn trong sản xuất, xây dựng, kinh doanh: Trong quá trình công nghiệp và sản xuất phải sử dụng những máy móc gây ồn ào cho các hộ dân sống gần các khu công nghiệp.
- Do hoạt động sinh hằng ngày: Sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều âm thanh đến từ tiếng la hét, tiếng nhạc từ loa thùng, máy nghe nhạc…
- Các tụ điểm về đêm: Các tụ điểm hoạt động về đêm có thể kể đến như: các vũ trường hoạt động vào đêm, quán nhậu cũng một phần làm cho ô nhiễm tiếng ồn gia tăng. Karaoke tại nhà là nạn nhức nhối gây ra nhiều án mạng, các vụ đánh nhau, gây thương tích kể từ khi công nghệ phát triển ra đời….
- Hát Karaoke bất kể giờ giấc những năm gần đây rất phổ biến ở các địa phương, vậy hát ở mức độ nào thì bị xử phạt và mức phạt như thế nào?
Bên cạnh đó, theo Điều 22 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ tiếng ồn vượt quá bao nhiêu dBA so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn
- Thưa LS, một hành vi gây ô nhiễm môi trường, đã gây không ít bức xúc cho người dân đó là hiện nay rất nhiều xe tải, xe continer vận chuyển nguyên vật liệu không che chắn Vậy theo quy định của PL thì hành vi này được quy định như thế nào? Mức xử phạt?
- Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này?
- Còn hành vi tự ý đốt rác, chất thải ở khu vực dân cư, nơi công cộng thì xử phạt như thế nào thưa LS?
- Vẫn còn rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. LS có chia sẻ gì để góp phần bảo vệ môi trường.
- Hút thuốc lá nơi công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật phòng chống tác hại thuốc lá đã có hiệu lực hơn 10 năm, nhưng xử phạt rất ít. Luật sư chia sẻ gì về điều này?
- Những địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ các trường cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.
+ Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
- Người vi phạm các quy định về địa điểm hút thuốc lá sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử hoặc gây khói, cháy trên tàu bay.
Thưa quý vị! Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề báo động không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường còn phải mất rất nhiều thời gian nhưng điều mà mỗi người chúng ta có thể làm được ngay bây giờ đó là nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường xung quanh khu vực mình sinh sống. Đừng chỉ vì chữ “tiện” mà chúng ta có thể vứt rác bữa bãi, để vật nuôi phóng uế làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Đến đây thì thời gian dành cho Chương trình Tư vấn Pháp Luật Trực Tiếp xin tạm dừng. AL và những người thực hiện chương trình xin chào và hẹn gặp. Chương trình tư vấn PL trực tiếp được phát vào 9 giờ 10 phút thứ Sáu hàng tuần trên tần số Fm 92,5 MHz của Đài PT-TH Bình Dương. AL Xin chào và hẹn gặp lại.

Cái gì lợi cho dân thì nên làm
Chủ Nhật, 21/05/2023 10:59 | An Hòa
(CATP) Ngày 11/05 vừa qua, Chuyên đề CATP đăng bài phản ánh về những khó khăn do không thể tách thửa đất vì vướng mắc Quyết định số 15/2021 được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) ban hành ngày 20/9/2021 (QĐ 15). Ngay sau khi đăng tải, tòa soạn đã nhận được nhiều ý kiến của các luật sư, chuyên gia bất động sản… bày tỏ quan điểm về vụ việc này.
Phải hài hòa lợi ích của người dân
Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, TPHCM) cho biết, pháp luật quy định "về điều kiện tách thửa, diện tích tối thiểu tách thửa" do UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cho phù hợp từng địa phương. Về điều kiện tách thửa đất, ngoài trường hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh BR-VT, theo điểm c và d, khoản 2, Điều 3, QĐ 15 quy định "điều kiện để được tách thửa đất đối với cá nhân, hộ gia đình" đã phát sinh thêm điều kiện vô cùng khó khăn đó là, thửa đất xin tách thửa phải hội đủ 3 điều kiện: phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 hoặc quy hoạch phân khu 1/2000.
Việc đưa ra các điều kiện này là quá khó khăn cho người dân vì việc thửa đất ngoài diện tích tối thiểu còn phải đáp ứng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 hoặc quy hoạch phân khu 1/2000 thì rất nhiều thửa đất không đáp ứng điều kiện. Điều này cản trở quyền lợi của người dân.

Việt Nam là đất nước có dân số đông. Trong thành viên gia đình thường có nhiều hộ, nhiều thế hệ, nhu cầu để ở, an cư lạc nghiệp, tách thửa cho con cháu rất cao. Chưa kể, tách thửa còn để chuyển nhượng, đảm bảo mục đích thiết yếu gia đình như: chữa bệnh, con ăn học, tài chính, lập di chúc phân chia cho con cái là rất cấp bách. Do vậy, với QĐ 15 đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân. UBND tỉnh BR-VT cần xem xét và thay thế, hoàn thiện lại quy định trên để bảo đảm quyền lợi cho người dân. Pháp luật ban hành để thực hiện đúng nhưng phải hài hòa, có lợi cho dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, không gây khó khăn cho dân và phải đi vào cuộc sống.
Chung quan điểm, chuyên gia bất động sản (BĐS) Nguyễn Duy Thành cho biết, thực tế sau khi QĐ 15 ban hành được vài tháng đã bộc lộ nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cản trở cho điều kiện giao dịch bất động sản chính đáng của người dân. Để hạn chế sai sót trong việc ban hành quy định thay thế, từ nhiều tháng qua, tỉnh BR-VT đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân và các sở ban ngành. Tuy nhiên, khi hoàn thành xong dự thảo, dự kiến ban hành tháng 12/2022 nhưng lại kéo dài thời gian dự kiến ban hành vào tháng 03/2023. Hiện tại là có kế hoạch dự kiến ban hành vào quý 2 năm nay.
Việc tồn tại bất cập của QĐ 15 càng kéo dài đã gây trở ngại cho người dân và gây xáo trộn trong các giao dịch. Trong điều kiện thực tế này, tại một số địa phương như: Tây Ninh, Khánh Hòa đã ban hành quy định mới phù hợp với thực tế của địa phương. Tỉnh BR-VT cần tham chiếu quy định tại các địa phương có BĐS nóng sốt trong thời gian qua và cần lưu ý một điều: các quy định thuộc trách nhiệm của người dân do Nhà nước quản lý thì người dân đều tuân thủ. Tuy nhiên, một số quy định thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước như quy hoạch 1/500 hay 1/2000 lại chậm trễ, gây khó cho người dân, những thiếu sót đó thuộc trách nhiệm của địa phương mà cụ thể ở đây là QĐ 15.

Cần sớm có giải pháp
Trong lần trả lời mới đây, ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh BR-VT khẳng định, trong quý 2 năm nay, lãnh đạo tỉnh sẽ ban hành thay thế QĐ 15. Chúng tôi đã liên hệ làm việc với ông Nguyễn Công Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, người ký QĐ 15/2021 để tìm hiểu thêm thông tin. Tuy nhiên, ông Vinh hiện đi công tác. Trao đổi với PV, Chánh VP UBND tỉnh BR-VT Phan Khắc Duy cho biết, QĐ 15 gây khó khăn cho người dân thì Ban Cán sự Đảng, Thường trực UBND tỉnh đã nắm bắt được. Lãnh đạo tỉnh sẽ nhanh chóng sửa đổi, thay thế QĐ 15 trong thời gian tới để tháo gỡ khó cho bà con.
Hiện, người dân tỉnh BR-VT đang mong chờ UBND tỉnh sớm bổ sung, điều chỉnh những bất cập trong QĐ 15, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách, nhập thửa đất, đảm bảo tính phù hợp và đúng luật. Theo đó, nếu khu đất nào chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch phân khu 1/2000 thì áp dụng quy hoạch sử dụng đất đã được Nhà nước phê duyệt để làm căn cứ tách thửa như các tỉnh, thành khác đang áp dụng thực hiện.

Từ thực trạng khó khăn của rất nhiều người dân và sự thừa nhận những điểm vướng mắc trong QĐ 15, rất mong lãnh đạo tỉnh BR-VT sớm xem xét điều chỉnh, bổ sung về quy định tách thửa của QĐ 15 để không hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của người dân đã được hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Đồng thời, tránh gây lãng phí nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực đất đai và các nguồn lực khác.


23
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng việc một người đặt vấn đề dùng 2.500 tỉ đồng thay Nguyễn Thái Luyện (CEO Công ty địa ốc Alibaba) khắc phục thiệt hại để đổi lấy tài sản đang bị kê biên là khá hy hữu.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện tại phiên tòa phúc thẩm- Ảnh: Đ.T.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, tại phiên tòa phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba do Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm thực hiện, hội đồng xét xử cho biết quá trình giải quyết vụ án, ông Lê Viết An có đơn đề nghị thay bị cáo Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) khắc phục toàn bộ 2.500 tỉ đồng tiền thiệt hại.
Đổi lại, quyền sở hữu bất động sản của Alibaba đang bị kê biên trong vụ án sẽ được chuyển cho ông An.
Tòa án tạo điều kiện cho người khắc phục thay bị cáo vụ Alibaba
Hội đồng xét xử đã mời ông An đến làm việc và giải thích nếu ông An có thiện chí giúp đỡ và muốn khắc phục hậu quả thay bị cáo Luyện thì tòa sẽ ra thông báo để ông An đến cơ quan thi hành án nộp tiền, tòa sẽ xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Tuy nhiên, hội đồng xét xử không có quyền công nhận hợp đồng mua bán giữa Luyện và ông An. Đây là quan hệ dân sự, nằm ngoài phạm vi xét xử của vụ án này. Đồng thời, hội đồng xét xử cũng không thể hủy lệnh kê biên. Tuy nhiên đến nay ông An vẫn chưa có động thái nộp tiền.
Hội đồng xét xử hỏi bị cáo Luyện về khả năng ông An nộp tiền khắc phục hậu quả thay mình thì bị cáo Luyện cho biết do đang bị tạm giam, chưa thể liên lạc ông An để trao đổi.
Tòa đề nghị bị cáo thông qua luật sư hoặc vợ (đang tại ngoại) để trao đổi với ông An về việc trên. Hội đồng xét xử cũng cho biết đã có thư mời ông An tham dự phiên tòa với tư cách là người có liên quan đến yêu cầu kháng cáo của bị cáo Luyện nhưng ông An không đến.
"Nếu ông An hoặc bất kỳ cá nhân nào đồng ý khắc phục thay cho bị cáo thì chúng tôi cam kết làm thông báo cho Cục Thi hành án dân sự TP.HCM", chủ tọa nói.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Luyện có trách nhiệm bồi thường 2.500 tỉ đồng, đồng thời kê biên khoảng 5 triệu m2 đất.
Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người khắc phục thay?
Mặc dù được tòa tạo điều kiện để khắc phục hậu quả, tuy nhiên, đặt giả thiết ông An sẽ nộp tiền thay cho vợ chồng bị cáo Nguyễn Thái Luyện thì làm sao thực hiện được cam kết tiếp theo cũng như đảm bảo quyền lợi của ông An là những vấn đề cần được quan tâm.
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp ông An và bị cáo Luyện đạt được thỏa thuận, cả hai bên có thể cam kết với nhau bằng hợp đồng.
Sau khi ông An thay Luyện thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và sau đó tài sản bị kê biên để thi hành án được gỡ bỏ lệnh kê biên thì lúc đó bị cáo Luyện và ông An tiến hành mua bán tài sản như mọi giao dịch khác.
Tuy nhiên luật sư cũng cho rằng để đảm bảo quyền lợi của ông An, hội đồng xét xử dù không công nhận việc mua bán tài sản nhưng có thể ghi nhận sự thỏa thuận giữa Luyện và ông An vào bản án để làm cơ sở cho việc thực hiện thỏa thuận đó khi tài sản đã được gỡ lệnh kê biên.
Theo luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý (Đoàn luật sư TP.HCM), việc kê biên tài sản của bị cáo là để đảm bảo trách nhiệm bồi thường của bị cáo đối với các bị hại. Việc một cá nhân bỏ 2.500 tỉ đồng ra khắc phục trước, giúp bị cáo được xem xét thêm tình tiết giảm nhẹ chứ không được xem là để mua lại tài sản bị kê biên.
"Trường hợp này, ông An và Luyện có thể thỏa thuận dân sự riêng với nhau. Sau khi ông An dùng tiền của mình thay Luyện thực hiện xong hoàn toàn nghĩa vụ bồi thường thì các tài sản sẽ được trả lại cho Luyện. Từ đó, Luyện và ông An có thể thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu theo quy định", luật sư Ý nói.
Link báo tuổi trẻ: Hy hữu vụ Alibaba khi có người muốn nộp 2.500 tỉ thay bị cáo, chuyên gia nói gì? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)