Luật Sư Trần Minh Hùng Trả Lời Báo Chí Vụ Văn Phòng Công Chứng Giả

Câu hỏi 1: Hành vi sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức, sẽ bị xử lý hành chính, trách nhiệm dân sự và hình sự như thế nào, thưa Luật sư?

Theo quy định tại Điều 341 quy định về Tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức"

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Câu hỏi 2: Xử lý đối với công chứng viên và văn phòng công chứng hoạt động "chui" như thế nào?.

Theo điều 74 Luật Công chứng 2014:

"Các cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật".

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thẻ công chứng viên giả;

b) Sử dụng thẻ công chứng viên của người khác để hành nghề công chứng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm giả thẻ công chứng viên;

b) Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa người có thẩm quyền công chứng.

Còn đối với việc văn phòng công chứng hoạt động mà không có giấy phép hành nghề thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng:

“6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng.

Và buộc phải nộp lại các khoản lợi bất hợp pháp do thực hiện các hành vi vi phạm để khắc phục hậu quả, và phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 8 Điều 14, khoản 7 Điều 15 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 14.Hành vi vi phạm quy định về công chứng viên

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

“Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này.

Câu hỏi 3: Phải chăng những quy định của luật pháp về hoạt động của công chứng viên và văn phòng công chứng chưa chặt chẽ, nên mới xảy ra vụ việc như vậy?.

Quy định của luật pháp về hoạt động của công chứng viên và văn phòng công chứng là có, nhưng chưa thật rõ ràng, còn thiếu tính răn đe, các biện pháp xử lý không thật sự hiệu quả, và các hình thức quản lý còn yếu kém nên mới dẫn đến tình trạng xảy ra như trên.

Câu hỏi 4: Nếu những bản công chứng được văn phòng công chứng này công chứng, đã được khách hàng mang đi giao dịch, chúng ta phải xử lý hậu quả, trách nhiệm như thế nào?

Hậu quả của các hồ sơ được công chứng tại văn phòng này sẽ bị vô hiệu về mặt pháp lý. Tuy nhiên đối với các loại hồ sơ chứng thực có nội dung tự nguyện, các giao dịch không cần công chứng, chứng thực thì vẫn có hiệu lực nếu các bên ký kết có đủ năng lực dân sự để ký kết và thực hiện giao dịch.

Nếu xảy ra tranh chấp, buộc phải ra tòa thì văn bản đó bị tuyên vô hiệu.

Trường hợp, đối với các hợp đồng giao dịch nhà đất bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm trong thủ tục công chứng thì người mua không được cấp giấy chứng nhận. Người mua có thể yêu cầu khởi kiện đòi lại tiền hoặc yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu

Câu hỏi 5: Trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cụ thể ở đây là UBND phường về quản lý hoạt động của văn phòng công chứng này ra sao?

Theo quy định tại Điều 70 Luật công chứng 2014 về  nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh và các Sở tư pháp trong công tác quản lý về nhà nước về công chứng:

“Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;

b) Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này;

d) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng;

đ) Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương;

e) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về công chứng;

g) Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ;

h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật này và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Trách nhiệm quản lý và kiểm soát tình hình hoạt động của các Văn phòng công chứng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cùng với Sở tư pháp, việc trên tỉnh có chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan cấp dưới quản lý, kiểm soát các văn phòng công chứng hoạt động trên địa bàn là hoạt động của UBND cấp tỉnh, không thuộc thẩm quyền của cấp quận, huyện hay phường, thị xã.

Câu hỏi 6: Hiện đang có chủ trương mở rộng việc cấp phép nhiều hơn nữa cho các văn phòng công chứng và công chứng viên. Từ vụ việc này, liệu có nên siết lại việc thành lập văn phòng công chứng và cấp chứng chỉ hành nghề cho công chứng viên?

Đây là hành vi sai phạm do các cá nhân có thái độ không chuẩn mực đối việc hoạt động văn phòng công chứng. Cùng với đó là công tác quản lý, kiểm soát hoạt động đối với lĩnh vực công chứng của các cơ quan quản lý, thanh tra có trách nhiệm còn yếu kém, không kiểm soát hết được, tạo cơ hội cho các tổ chức thực hiện các sai phạm của mình.

Câu hỏi 7: Từ vụ việc này, có thể khẳng định hoạt động công chứng, chứng thực đang bị buông lỏng, vậy theo...làm thế nào để môi trường công chứng, chứng thực trong sạch?

Quản lý nhà nước về giai đoạn hiện nay phải cần được tăng cường hơn nữa, trong đó thanh tra với vai trò là một khâu thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước cần phải được tăng cường. Thanh tra nhằm mục đích đưa hoạt động đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra. Qua thanh tra sẽ rà soát, đánh giá được thực trạng về tổ chức, hoạt động; nắm bắt được những bất cập, mâu thuẫn, khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ cũng như phát hiện được những vi phạm pháp luật trong hoạt động, từ đó có kết luận, kiến nghị cụ thể để cấp có thẩm quyền kịp thời xem xét, có biện pháp chấn chỉnh về tổ chức, hoạt động; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, giải quyết kịp thời những vướng mắc về nghiệp vụ, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, từng bước đưa công tác vào nề nếp.

 

Rate this item
(0 votes)
Ls. Trần Minh Hùng

Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện, luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống.

 Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Báo pháp luật TP.HCM, HTV, ĐÀI truyền hình Vĩnh Long, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ, báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

Website: luatsuthanhpho.com

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006