Mang giáo trình photo vào trường có đáng bị đình chỉ 1 năm học?
Theo nhà trường, nguyên nhân do sinh viên này đã “sao in và phát hành các loại giáo trình, tài liệu học tập trái với các quy định của nhà trường và của pháp luật”. Việc đình chỉ 1 năm học đối với sinh viên của nhà trường gây nhiều ý kiến trái chiều.
Chia sẻ với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia đình – đoàn luật sư TP HCM đã có những chia sẻ trên phương diện pháp luật về vấn đề này.
Sinh viên bị kỷ luật khi nào?
“Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 5/4/2016 ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Thông tư quy định một số hành vi sinh viên không được làm như sau:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác;
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ;
- Sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác;
- Hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học; say rượu, bia khi đến lớp học;
- Tổ chức hoặc tham gia tụ tập đông người, biểu tình, khiếu kiện trái pháp luật; tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh, trật tự an toàn trong cơ sở giáo dục đại học hoặc ngoài xã hội;
- Tổ chức hoặc tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép; Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma túy, các loại dược phẩm, hóa chất cấm sử dụng; các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước;
- Tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong cơ sở giáo dục đại học và các hành vi vi phạm đạo đức khác;
- Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa cơ sở giáo dục đại học khi chưa được Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học cho phép;
- Đăng tải, bình luận, chia sẻ bài viết, hình ảnh có nội dung dung tục, bạo lực, đồi trụy, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng Intenet; Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.

Quyết định kỷ luật sinh viên vì photo giáo trình.
Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm:
Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
Đình chỉ 1 năm học với nữ sinh trường Luật có đáng?
Căn cứ theo quy chế trên thì việc em sinh viên Trường đại học Luật TP.HCM chỉ photo 8 giáo trình của 8 môn khác nhau chỉ để học tập mà bị áp dụng hình thức kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm là chưa đúng theo quy định trên.
Hình thức kỷ luật đình chỉ học tập 1 năm chỉ áp dụng đối với những HSSV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi HSSV không được làm. Trong khi đó, hành vi của sinh viên chỉ photo giáo trình phục vụ cho việc học tập không phải mục đích mua bán nên không thể gọi là hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Bộ GD&ĐT có ban hành quy chế công tác SV, kèm theo Thông tư số 10/2016, trong đó quy định 10 hành vi HSSV không được làm, kèm theo đó là các hình thức kỷ luật tương ứng.
Nhưng thông tư số 10/2016 không thấy quy định hành vi “sao in và phát hành các loại giáo trình, tài liệu học tập”. Phần bảng liệt kê chỉ nêu “các vi phạm khác”.
Tại điều 25 Luật sở hữu trí tuệ quy định: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
"Căn cứ theo quy định trên, việc sinh viên photo 8 giáo trình khác nhau không phải 8 cuốn giáo trình của 1 môn theo tôi chưa phải là hành vi nghiêm trọng khi chỉ nhằm mục đích học tập", Luật sư Hùng cho hay.
Hành vi này chưa ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả...
Hơn nữa nếu cho rằng sinh viên này vi phạm luật sở hữu trí tuệ thì chỉ có Tòa án có thẩm quyền phán quyết nếu có tranh chấp giữa liên quan quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong trường hợp này, chủ sở hữu quyền tác giả cũng chưa lên tiếng. Bên cạnh đó, nếu chủ sở hữu quyền tác giả có tranh chấp với sinh viên này thì Tòa án giải quyết, Trường ĐHL TPHCM không có thẩm quyền.
Mỹ Lan
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: Trí thức trẻ
Facebook, Youtube, Google… sẽ bị xử lý như thế nào nếu vi phạm Thông tư 38?
Nếu vi phạm Thông tư 38, tùy theo mức độ, các DN nước ngoài xuyên biên giới sẽ phải ra tòa và chịu trách nhiệm dân sự cũng như các khoản bồi thường thiệt hại mà họ gây ra.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Thông tư số 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, qua đó siết chặt quản lý đối với một số trang mạng như Facebook, Google... nhằm đối phó với tình trạng thông tin giả mạo.
Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia Đình – đoàn luật sư TP HCM sẽ giải đáp một số thắc mắc về Thông tư mới ban hành này:
- Chào ông, Thông tư 38 vừa được ban hành. Vậy khi phát hiện, khiếu nại về thông tin giả, xuyên tạc, bôi nhọ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì các cá nhân, tổ chức sẽ phải khiếu nại ở đâu?
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 và điều 7, Thông tư số 38 /2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 thì thì DN (doanh nghiệp) viễn thông, DN cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam, cá nhân khi phát hiện các nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP thì có các quyền nghĩa vụ như sau:
Luật sư Trần Minh Hùng.
1. Với DN viễn thông, cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam:
1. Có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử có địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. trong thời gian 03 (ba) giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
2. Có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực thi các quy định tại Điều 5 Thông tư này. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu (a); Thực hiện việc báo cáo lượng truy cập của người sử dụng tại Việt Nam tới các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới theo yêu cầu của Bộ (b).
3. DN cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông báo với Bộ TT&TT về việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam theo định kỳ 06 tháng một lần vào ngày 15/6 và ngày 15/12 hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu:
a) Nội dung thông báo gồm: Tên DN cho thuê chỗ, địa chỉ và điểm đặt thiết bị, pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ, thời hạn thuê, số lượng thiết bị, dung lượng kết nối internet;
b) Thông báo được gửi bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi thư điện tử tại địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ;
c) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, DN cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam phải thực hiện thông báo bổ sung trong trường hợp có thay đổi thông tin đã thông báo theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
2. Đối với cá nhân:
Người sử dụng tại Việt Nam khi phát hiện thông tin do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thông báo thông tin vi phạm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Thông báo vi phạm cho Bộ TT&TT bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc qua thư điện tử tại địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. .
3. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền tại Việt Nam nếu thông tin vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết luận:
Theo quy định trên thì các cá nhân, tổ chức mà có khiếu nại về thông tin giả, xuyên tạc, bôi nhọ hoặc vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam thì có quyền và nghĩa vụ thông báo với Bộ TT hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam.

Nhiều hình ảnh phản cảm được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
- Nếu các DN xuyên biên giới vi phạm bị phát hiện, khiếu nại sẽ bị xử lý như thế nào?
- Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Thông tư 38, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Bộ TT&TT gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm.
1. Sau khi nhận được đề nghị phối hợp từ Bộ TT&TT, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị.
Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ TT&TT sẽ gửi thông báo lần 2.
Trường hợp 24 giờ sau khi Bộ TT&TT gửi thông báo lần 2, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi trở lại, Bộ TT&TT sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
2. Khi phát hiện thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, đe dọa đến lợi ích quốc gia Việt Nam thì cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực thi ngay lập tức các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn thông tin vi phạm không được cung cấp tới người sử dụng tại Việt Nam, đồng thời gửi yêu cầu xử lý thông tin vi phạm theo quy trình được nêu tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Biện pháp chặn kỹ thuật chỉ được gỡ bỏ sau khi các thông tin vi phạm đã được tổ chức, cá nhân nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, khi tòa án tuyên xử doanh nghiệp đó thua kiện thì còn phải chịu trách nhiệm dân sự cũng như các khoản bồi thường thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có yêu cầu mà Tòa án buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Hồng Minh
Nguồn: Theo Trí Thức Trẻ


Thời gian gần đây, cộng đồng cư dân chung cư New Horizon City 87 Lĩnh Nam do Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) làm chủ đầu tư đang bày tỏ sự bức xúc vì bị lừa dối về màu sơn của ngôi nhà.
Theo các cư dân, thời điểm mở bán, chủ đầu tư quảng cáo dự án này có màu sơn trắng nhằm đồng bộ với các tòa nhà của khu đô thị Times City. Bởi vì New Horizon City 87 Lĩnh Nam nằm kế bên tòa nhà này và đươc hưởng lợi từ các tiện ích hạ tầng của Times City.
Nhưng khi hoàn thiện dự án thì cư dân mới ngã ngửa bởi quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo. Thay vì màu sơn trắng như quảng cáo, chủ đầu tư đã cho sơn màu vàng cho dự án. Việc này khiến hầu hết cư dân phản ứng vì cho rằng mình bị lừa dối, chủ đầu tư thiếu tôn trọng khách hàng.

Vì điều này, cư dân đã nhiều lần khiếu nại đến chủ đầu tư nhưng sự việc không được giải quyết. Chủ đầu tư vẫn quyết định sử dụng màu sơn vàng và cho rằng, đơn vị bán hàng đã tự ý quảng cáo dự án với màu sơn trắng.
Cư dân cho rằng, việc chủ đầu tư dự án là Vinaenco cố tình thay đổi màu sơn khác với quảng cáo bán hàng không chỉ lừa dối người mua nhà mà còn vi phạm Luật Quảng cáo và Luật Thương mại.
Cụ thể, Khoản 7, Điều 109, Luật Thương mại năm 2005 quy định về những điều cấm trong quảng cáo thương mại ghi rõ: Cấm quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại bao bì, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ.

Theo Khoản 9, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012 cũng quy định: Cấm quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, về nguyên tắc quảng cáo sản phẩm, hình thức, kiểu dáng... thế nào thì khi bán sản phẩm phải đúng như nội dung quảng cáo. Nếu bán sản phẩm không đúng như nội dung quảng cáo là có hành vi lừa dối khách hàng, không trung thực trong việc cung cấp thông tin và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.
Theo luật sư này, mặc dù quy định về màu sơn không được quy định trong hợp đồng mua bán nhà ở nhưng bên chủ đầu tư đã quảng cáo màu sơn để bán cho khách hàng nên mặc nhiên đây là một tập quán thương mại mà các bên phải thừa nhận có sự cung cấp thông tin của chủ đầu tư.
Hơn nữa, rất nhiều hộ dân phản đối họ bị lừa dối về vấn đề này nên không thể chủ đầu tư đổ lỗi cho bên bán hàng tự quảng cáo, bởi chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về vấn đề quảng cáo sản phẩm của mình. Nếu có 1,2 hộ dân phản đối còn có thể chấp nhận nhưng nhiều hộ dân phản đối thì theo tôi chủ đầu tư phải bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
“Chủ đầu tư phải thực hiện đúng yêu cầu của các hộ dân mới thể hiện sự tôn trọng và trung thực với khách hàng”, ông Hùng nói.
Vị luật sư cũng chia sẻ, thực tế hiện nay nhiều chủ đầu tư lợi dụng sự kém hiểu biết của khách hàng nên cố ý lập hợp đồng sơ sài, quy định nhiều điểu khoản có lợi cho chủ đầu tư để khi xảy ra rủi ro, tranh chấp thì khách hàng luôn gánh chịu bất lợi. Do vậy khách hàng cần cẩn thận đọc kỹ hợp đồng trước khi ký vào các loại hợp đồng này.
Hoài Phong
Có nên đưa việc hiến máu vào quy định bắt buộc?
Máu được xem như là một bộ phận trong cơ thể con người, là bất khả xâm phạm về thân thể trừ khi người đó tự nguyện.
Mới đây, trong dự án Luật về máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đã đưa ra 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu.
Giải pháp 1 là quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;
Lý giải về việc đưa ra giải pháp 1, Bộ Y tế cho rằng, với đất nước hơn 90 triệu dân, việc hiến máu bắt buộc sẽ giúp một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ 30,3 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu) giúp cho có nguồn máu đầy đủ và ổn định.
Bộ Y tế khẳng định giải pháp trên không có tác động đến tăng chi cho Nhà nước mà chỉ tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.
Cụ thể, nếu thực hiện chính sách này thì hằng năm sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng, trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi khoảng 400 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà NLĐ sự dụng để đi hiến máu và bản thân NLĐ sẽ phải bỏ ra tên 580 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.
Bởi theo luật sư Hùng, đã gọi là "hiến", "cho", "tặng"... thì không có nghĩa vụ phải thực hiện, người đó có quyền hiến hay không là quyền của họ, không nên đồng nhất khái niệm “hiến” với “nghĩa vụ bắt buộc” là một.
"1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm".
Căn cứ quy định trên hiện hiến máu là việc tự nguyện chứ không thể là nghĩa vụ. Do vậy, không nên bắt buộc mà chỉ nên khuyến khích và chỉ dừng ở mức trách nhiệm.
Nguồn: Thời báo
Câu hỏi vụ chung cư gửi anh LS Hùng !
Báo Phụ Nữ nhận được phản ánh của Ban quản trị (BQT) chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh (P.9, Q.5) bức xúc về việc chủ đầu tư của chung cư này là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 chiếm giữ phí bảo trì 2% của chung cư này khiến cho đời sống của cư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Theo đó, chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2012 với 272 căn hộ. Hiện tại, chính thức có 267 hộ dân đang sinh sống trong chung cư. Từ đầu năm 2015 đến nay, thì chung cư đã có thành lập BQT theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ đầu tư của chung cư vẫn không bàn giao phí bảo trì 2% cho BQT chung cư để tiến hành bảo trì chung cư theo quy định của pháp luật..
Sau nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì nhưng không có kết quả. Ngày 25/8, BQT chung cư đã có cuộc họp với chủ đầu tư để thỏa thuận bàn giao phí bảo trì. Tuy nhiên, tại cuộc họp này đại diện lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 xác nhận, chủ đầu tư không lập tài khoản ngân hàng quản lý 2% kinh phí bảo trì theo quy định và hiện tại chủ đầu tư không có khả năng chi trả phí bảo trì.
Hiện tại chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều căn hộ phần trần nhà đã bị thủng, nứt và thấm nước. Trong khi đó nhiều nơi hệ thống điện đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống PCCC của chung cư cũng đã cũ nhiều năm nay chưa được nâng cấp do không có kinh phí.
Qua vụ việc này em có một số câu hỏi gửi anh Hùng:
1. Việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh có vi phạm luật nhà ở và các quy định của pháp luật hay không ? Luật sư hãy phân tích rõ vi phạm này ? Hiện tại chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT như vậy có hợp lý và đúng pháp luật hay không ?
Theo quy định tại khoản 1, điều 108 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:
“ 1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó”.
Ngoài ra, tại điều 109 Luật nhà ở quy định:Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:
“1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.
2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại”.
Căn cứ theo quy định trên thì việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh là vi phạm Luật nhà ở và vi phạm với các chủ sở hữu chung cư theo như hợp đồng mà các bên đã ký kết khi mua chung cư. Việc chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT là trái quy định của Pháp luật và Luật nhà ở, bởi theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.
2. Quan điểm của luật sư liên quan đến vụ việc này ?
Theo tôi chủ đầu tư của Chung cư không những vi phạm Luật nhà ở mà còn vi phạm hợp đồng mua bán căn hộ với các chủ sở hữu chung cư. Đây là hành vi không những vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh, kinh doanh thiếu trách nhiệm. Việc không chuyển kinh phí bảo chỉ cho Ban quản trị khi chung cư đã xuống cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nơi đây thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của các hộ dân. Căn cứ theo quy định trên thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ để bảo đảm quyền lợi cho dân. Vì chung cư là nơi nhiều hộ dân sinh sống, chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng pháp luật và hợp đồng đã ký kết để bảo đảm tính mạng, tài sản cho dân chứ không thể kinh doanh theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” xong việc là bỏ của chạy lấy người là thiếu trách nhiệm, coi thường pháp luật và tính mạng, tài sản của người khác cần phải xử lý nghiêm để răn đe làm gương cho các nhà đầu tư khác.
Cảm ơn luật sư Trần Minh Hùng
Sơn Lâm - Báo phụ nữ TP.HCM
Câu hỏi vụ chung cư gửi anh LS Hùng !
Báo Phụ Nữ nhận được phản ánh của Ban quản trị (BQT) chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh (P.9, Q.5) bức xúc về việc chủ đầu tư của chung cư này là Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 chiếm giữ phí bảo trì 2% của chung cư này khiến cho đời sống của cư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Theo đó, chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2012 với 272 căn hộ. Hiện tại, chính thức có 267 hộ dân đang sinh sống trong chung cư. Từ đầu năm 2015 đến nay, thì chung cư đã có thành lập BQT theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ đó đến nay chủ đầu tư của chung cư vẫn không bàn giao phí bảo trì 2% cho BQT chung cư để tiến hành bảo trì chung cư theo quy định của pháp luật..
Sau nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì nhưng không có kết quả. Ngày 25/8, BQT chung cư đã có cuộc họp với chủ đầu tư để thỏa thuận bàn giao phí bảo trì. Tuy nhiên, tại cuộc họp này đại diện lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.5 xác nhận, chủ đầu tư không lập tài khoản ngân hàng quản lý 2% kinh phí bảo trì theo quy định và hiện tại chủ đầu tư không có khả năng chi trả phí bảo trì.
Hiện tại chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều căn hộ phần trần nhà đã bị thủng, nứt và thấm nước. Trong khi đó nhiều nơi hệ thống điện đã xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống PCCC của chung cư cũng đã cũ nhiều năm nay chưa được nâng cấp do không có kinh phí.
Qua vụ việc này em có một số câu hỏi gửi anh Hùng:
1. Việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh có vi phạm luật nhà ở và các quy định của pháp luật hay không ? Luật sư hãy phân tích rõ vi phạm này ? Hiện tại chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT như vậy có hợp lý và đúng pháp luật hay không ?
Theo quy định tại khoản 1, điều 108 Luật nhà ở 2014 quy định như sau:
“ 1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;
b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó”.
Ngoài ra, tại điều 109 Luật nhà ở quy định:Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:
“1. Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.
2. Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật này chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác; trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại”.
Căn cứ theo quy định trên thì việc chủ đầu tư trì hoãn, không chỉ trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT chung cư Nguyễn Chí Thanh là vi phạm Luật nhà ở và vi phạm với các chủ sở hữu chung cư theo như hợp đồng mà các bên đã ký kết khi mua chung cư. Việc chủ đầu tư cam kết là trong năm 2017 khi hoàn thành công tác kiểm toán mới chi trả trả kinh phí bảo trì 2% cho BQT là trái quy định của Pháp luật và Luật nhà ở, bởi theo quy định trên thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.
2. Quan điểm của luật sư liên quan đến vụ việc này ?
Theo tôi chủ đầu tư của Chung cư không những vi phạm Luật nhà ở mà còn vi phạm hợp đồng mua bán căn hộ với các chủ sở hữu chung cư. Đây là hành vi không những vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng mà còn vi phạm đạo đức kinh doanh, kinh doanh thiếu trách nhiệm. Việc không chuyển kinh phí bảo chỉ cho Ban quản trị khi chung cư đã xuống cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nơi đây thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của các hộ dân. Căn cứ theo quy định trên thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ để bảo đảm quyền lợi cho dân. Vì chung cư là nơi nhiều hộ dân sinh sống, chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng pháp luật và hợp đồng đã ký kết để bảo đảm tính mạng, tài sản cho dân chứ không thể kinh doanh theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ” xong việc là bỏ của chạy lấy người là thiếu trách nhiệm, coi thường pháp luật và tính mạng, tài sản của người khác cần phải xử lý nghiêm để răn đe làm gương cho các nhà đầu tư khác.
Cảm ơn luật sư Trần Minh Hùng
Sơn Lâm - Báo phụ nữ TP.HCM
Vụ chết người ở bệnh viện Trí Đức: Có thể xử lý hình sự
(NTD) - "Có thể xử lý về mặt hình sự đối với những cá nhân, tập thể liên quan đến vụ hai người chết tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Bệnh viện Trí Đức) do sốc thuốc phản vệ", đó là ý kiến của luật sư Trần Minh Hùng, đoàn luật sư TP.HCM
Liên quan đến vụ chết người ở Bệnh viện Trí Đức, bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã khẳng định, lô thuốc gây mê sử dụng cho 2 nạn nhân này đã sử dụng cho bệnh nhân khác và an toàn.
“Sở Y tế Hà Nội đã làm việc với nhà cung cấp loại thuốc gây mê trên, xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân thì đây là những thuốc thông thường vẫn sử dụng tại các bệnh viện” – bà Trần Thị Nhị Hà nói.
Hiện giờ, Công an Q.Hai Bà Trưng đã niêm phong phòng mổ, vỏ thuốc gây mê đã sử dụng cho 2 bệnh nhân và các sổ sách… liên quan đến ca gây mê. Ngoài ra công an cũng đã làm việc với 2 bác sĩ chịu trách nhiệm về gây mê ở hai kíp mổ, lấy lời tường trình tại thời điểm xảy ra vụ việc.
![]() |
Bệnh viện Trí Đức nơi xảy ra vụ chết hai bệnh nhân. Ảnh internet |
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác điều tra, hiện Sở Y tế Hà Nội đã tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại Bệnh viện Trí Đức, cũng như các cá nhân tham gia 2 kíp mổ. Hiện công tác điều tra nguyên nhân vụ hai bệnh nhân chết đang được các cơ quan Công an lẫn ngành Y tế khẩn trương.
Sở Y tế cũng đã kiểm tra và niêm phong, bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn các thuốc có liên quan phục vụ gây mê tại bệnh viện này. Toàn bộ các hóa đơn, chứng từ liên quan đã được Đội điều tra tổng hợp Công an Q.Hai Bà Trưng thu giữ.
Còn hồ sơ lưu lại Sở Y tế do Bệnh viện Trí Đức gửi báo cáo danh sách cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên tại bệnh viện tháng 12/2015, trong đó hai kíp phẫu thuật này chưa có tên của kỹ thuật viên gây mê Phạm Thị Hương và nhân viên dụng cụ Bùi Thị Kim Oanh (hai người trong ekip phẫu thuật cho anh T.)
![]() |
Luật sư Trần Minh Hùng. Ảnh NVCC |
Trao đổi xung quanh vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết thêm: "Nếu như theo thông tin mà báo chí đã đưa thì chỉ khi có kết luận cụ thể của cơ quan chức năng, mới xác định được trách nhiệm của bệnh viện này sẽ bị xử lý cụ thể thế nào. Trách nhiệm ở đây bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
Tùy tính chất của hành vi, nguyên nhân là chết do bệnh nhân hay do sự sơ suất của bác sĩ, bệnh viện, chưa tuân thủ các quy tắc khám chữa bệnh, không có giấy phép khám chữa bệnh hoặc có giấy phép nhưng do lỗi của bác sĩ, bệnh viện.... thì có thể bị xử lý về mặt hình sự về "tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo quy định tại điều 315 Bộ luật hình sự. Ngoài trách nhiệm hình sự thì bệnh viện còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân như tiền thuốc men, ma chay, chi phí cứu chữa, tiền công chăm sóc, tiền tổn thất tinh thần..."
Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo nhanh vụ hai bệnh nhântử vong tại Bệnh viện đa khoa Trí Đức (Bệnh viện Trí Đức). Nguyên nhân được xác định ban đầu là do sốc phản vệ sau khi gây mê chuẩn bị mổ. Hai bệnh nhân đã chết được xác định là Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, P.Trúc Bạch, Q.Ba Đình, Hà Nội) và bệnh nhân Hoàng Văn T. (sinh năm 1982, trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội).
Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác 1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thuộc một trong các trường hợp dưới đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Chu Du
Nguồn: Báo người tiêu dùng

Luật Căn cước công dân bắt đầu có hiệu lực thi hành từ đầu năm nay (ngày 01/01/2016). Theo đó, CMND (chứng minh nhân dân) được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng.
Tuy nhiên, theo Khoản 3, Điều 38, Luật Căn cước công dân quy định:
“Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019”.
Như vậy, hạn cuối đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước có phải ngày 31/12/2019 không?
Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia đình – đoàn luật sư TP HCM, Điều 38, Luật Căn cước công dân quy định đầy đủ như sau:
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.
2. CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.
3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ CMND được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01/01/2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12 năm 2019.
Căn cứ Khoản 2 nêu trên, nếu đến ngày 31/12/2019, CMND của bạn vẫn có giá trị sử dụng thì bạn chưa phải đổi sang thẻ căn cước công dân, trừ khi bạn muốn đổi.
Luật cũng quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Như vậy, căn cứ Khoản 5 nêu trên, CMND cấp trước ngày 31/12/2004 sẽ hết hạn và buộc phải chuyển sang thẻ căn cước.
Mỹ Lan
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: Trí thức trẻ

Mới đây, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng khiến người hâm mộ và cộng đồng mạng bất ngờ khi chia sẻ clip livestream kể về nỗi khổ “gánh nợ” hơn 20 tỉ đồng cho mẹ ruột trong nhiều năm qua.
Điều đặc biệt là người sinh thành ra anh thường xuyên lấy danh nghĩa nam ca sĩ để vay mượn bạn bè, thậm chí cả fan của anh.
Nếu rơi vào tình cảnh như Đàm Vĩnh Hưng khi bố mẹ ghi giấy nợ giống mẹ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, bạn có phải trả tiền không?
Theo luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia đình – đoàn luật sư TP HCM, xét về luật, bạn hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả khoản tiền nợ đó.
Cụ thể, theo quy định tại điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:
"Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định".
Như vậy, theo quy định về hợp đồng vay tài sản thì chủ thể đứng vay là người phải trực tiếp trả nợ vay, bên nhân danh người khác để vay nợ đều không có giá trị nếu bên được nhân danh không đồng ý hoặc không biết. Người vay vẫn phải trả khoản nợ vay và bên được nhân danh không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì.
Pháp luật cũng cấm việc nhân danh người khác để thực hiện vay tài sản hoặc thực hiện các giao dịch khác khi nhân danh một bên thứ ba mà không có sự đồng ý của họ.
Theo đó, trong trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng (như anh chia sẻ gần đây), thì ca sĩ này hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm trả nợ cho mẹ đẻ của mình theo đúng pháp luật.
Mai Lan
Theo Trí Thức Trẻ
Siêu thị "bêu" hình kẻ cắp để chống trộm?
(Tin tức) - Theo quy định của siêu thị 7 Mập, người nào đến siêu thị mua đồ mà “quên” tính tiền hoặc ăn trộm thì sẽ bị chụp hình cùng tang vật “bêu” ở cửa ra vào. Việc “bêu” hình như vậy là để... chống trộm.
Theo quy định của siêu thị 7 Mập (đường Kinh Dương Vương, An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM), người nào đến siêu thị mua đồ mà “quên” tính tiền hoặc ăn trộm thì sẽ bị chụp hình cùng tang vật “bêu” ở cửa ra vào. Quản lý siêu thị này cho biết, việc “bêu” hình như vậy là để... chống trộm. Tuy nhiên, nhiều người dân đến mua hàng tại siêu thị này cảm thấy bức xúc bởi nhiều hình ảnh được “trưng bày” quá phản cảm.
Hình thức trừng phạt phản cảm
Những ngày qua, báo Phụ Nữ liên tục nhận được phản ánh của người dân ở Q.Bình Tân bức xúc về việc siêu thị 7 Mập “bêu” hình của những người trộm đồ tại siêu thị này.
Chị Trần Thị Thanh Hiền (26 tuổi, ngụ P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân) cho biết, chị là khách hàng thân thiết của siêu thị 7 Mập nhưng đến mua hàng, chị cảm thấy bất bình việc siêu thị này “bêu” hình người ăn trộm cùng tang vật chiếu lên màn hình ngay cửa ra vào. Chị Hiền đã nhiều lần góp ý với nhân viên siêu thị và đề nghị chấm dứt việc làm trên. Tuy nhiên, nhiều năm nay, siêu thị 7 Mập vẫn duy trì cách làm này.
Cuối tháng 11, khi đến mua hàng tại đây, chị không khỏi choáng váng khi chứng kiến cảnh một người quen của mình bị siêu thị “bêu” hình ảnh trên tay cầm chiếc quần lót. Một số nhân viên trong siêu thị cho biết, cách đây không lâu người này vào siêu thị trộm đồ lót bị bắt quả tang.
Chị Hiền cho hay: “Tôi thấy siêu thị bắt chị ấy cầm chiếc quần lót đưa trước mặt để chụp hình và “bêu” lên như vậy là không chấp nhận được. Thường ngày chị này rất hiền lành và không có tiền án tiền sự gì... Theo tôi, việc siêu thị “bêu” hình ảnh của chị ấy là vi phạm đạo đức và pháp luật”.
Những hình ảnh phản cảm được “bêu” ở gần cửa ra vào siêu thị 7 Mập |
Anh Nguyễn Văn Khang (30 tuổi, ngụ P.An Lạc A, Q.Bình Tân) nói, anh rất bức xúc với cách “xử lý” người ăn trộm của siêu thị 7 Mập. Theo anh, những người bị siêu thị này “bêu” hình hầu hết là phụ nữ, những món hàng mà họ lấy cắp có khi trị giá chỉ vài ngàn đồng, chưa đến mức để xử lý theo quy định của pháp luật nên người ăn trộm không đáng bị hạ nhục như vậy.
“Tôi từng chứng kiến cảnh một người phụ nữ trộm đồ bị bảo vệ phát hiện. Chị này khóc lóc van xin nhưng bảo vệ siêu thị vẫn đưa chị ấy ra phía sau lập biên bản, chụp hình. Hôm sau, hình ảnh người phụ nữ này xuất hiện trên màn hình của siêu thị và được chiếu đi chiếu lại suốt gần một năm”.
Không còn cách nào khác?
Sáng 3/12, chúng tôi có mặt tại siêu thị 7 Mập để ghi nhận thông tin bạn đọc phản ánh. Một màn hình to dựng ngay tại cổng ra vào của siêu thị trình chiếu hình ảnh của những người được cho là trộm đồ của siêu thị, như hình ảnh một người phụ nữ cầm chiếc quần lót đưa ra trước mặt, một cô gái cầm tang vật là chiếc kẹp tóc…
Bà Nguyễn Thị Tuyết Phượng (quản lý siêu thị 7 Mập) cho biết, sở dĩ phải “bêu” hình người trộm đồ là để ngăn chặn tình trạng trộm cắp thường xuyên xảy ra tại siêu thị. Theo bà Phượng, khi phát hiện, siêu thị bàn giao cho công an phường xử lý. Tuy nhiên, tình trạng trộm cắp vẫn không giảm. Sau nhiều lần nghiên cứu và tham khảo một số biện pháp xử lý người ăn trộm của nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi khác, siêu thị 7 Mập chọn phương án “xử lý nội bộ” người trộm cắp bằng cách lập biên bản và đăng ảnh người trộm cùng tang vật tại nơi bảo vệ đứng.
“Mục đích của việc đăng ảnh không chỉ để bảo vệ mà còn để tất cả nhân viên đều nhận dạng được kẻ trộm, và để người ăn trộm không dám vào trộm lần hai. Quan trọng hơn, việc đăng ảnh như thế sẽ cảnh tỉnh và hạn chế những người có ý định ăn trộm”, bà Phượng lý giải.
Bà Phượng cho biết, theo quy định tại siêu thị, người ăn trộm đồ vật gì sẽ bị chụp hình kèm với đồ vật đó nên có một số hình ảnh gây phản cảm. “Nhiều người lấy quần lót hay áo ngực thì tôi cho chụp hình đăng lên cùng tang vật như vậy. Nếu khách hàng phản ánh là phản cảm quá thì sắp tới tôi sẽ khắc phục bằng cách chỉ đăng ảnh người ăn trộm không gồm tang vật cũng như tên tuổi hay bất kỳ nội dung gì khác”.
Một đại diện của Phòng Quản lý khiếu nại thuộc siêu thị 7 Mập cho biết, từng có nhiều người bị siêu thị đăng hình đã đến năn nỉ gỡ hình xuống. Với những trường hợp này nếu thấy họ thật sự ăn năn hối cải, siêu thị sẽ gỡ hình. Những trường hợp khác thì sau một năm siêu thị mới gỡ.
Vị đại diện này cho hay: “Đến thời điểm này, chúng tôi cho rằng biện pháp xử lý người trộm cắp như trên là hiệu quả nhất và giảm tối thiểu tình trạng trộm cắp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thường xuyên cập nhật và tiếp nhận ý kiến đóng góp khắp nơi để có thể giảm tình trạng trộm cắp xuống mức tối thiểu, cũng như không gây phiền lòng những người xung quanh”.
Sơn Vinh
Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM