Cần khởi tố kẻ tung tin gây rối dư luận ở TP HCM

15-07-2021 - 07:01|Trong nước

Chia sẻ

 
 

Người dân và các luật sư đều đề nghị cơ quan công an cần vào cuộc để có cơ sở khởi tố hình sự những kẻ tung tin gây rối dư luận TP HCM trong mấy ngày vừa qua

 
 

Trong lúc lãnh đạo TP HCM nỗ lực tập trung triển khai mọi giải pháp bảo đảm đời sống cho người dân khi thực hiện Chỉ thị 16, thì liên tiếp 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền không ít tin đồn đoán: "Từ 0 giờ ngày 15-7, TP HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài" hay "TP HCM sẽ thực hiện phong tỏa theo phương án mới"... Qua đó, những tài khoản mạng xã hội đó nói rằng người dân cần mua trữ lương thực. Đọc tin chưa kiểm chứng, không ít người hoang mang, đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ vào sáng 14-7.

Bịa đặt, xuyên tạc và gây rối

Làm rõ sự thật, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức khẳng định thông tin "Từ 0 giờ ngày 15-7, TP HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài và kêu gọi người dân mua trữ lương thực", và "Lãnh đạo UBND TP HCM dương tính với SARS-CoV-2" lan truyền trên mạng xã hội hoàn toàn sai sự thật. Đó là những thông tin bịa đặt.

Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh lãnh đạo TP HCM đang tập trung chủ động, quyết liệt nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Đồng thời, chính quyền TP triển khai tốt nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. "Đề nghị người dân bình tĩnh, không chia sẻ những thông tin không chính thống, không lan truyền các thông tin không kiểm chứng khiến dư luận hoang mang" - Phó Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu.

Cần khởi tố kẻ tung tin gây rối dư luận ở TP HCM - Ảnh 1.

TP HCM đang triển khai tốt nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu Ảnh: TẤN THẠNH

Tương tự, khi kẻ xấu trên mạng xã hội tung tin "TP HCM sẽ thực hiện phong tỏa theo phương án mới" khiến nhiều người đổ xô đến siêu thị mua hàng, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM lập tức thông báo đó là thông tin sai sự thật, xuyên tạc. Ban Tuyên giáo kêu gọi người dân bình tĩnh; không nghe theo, không lan truyền những thông tin không chính xác.

Trong khi đó, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, nói rất bức xúc vì thông tin "Các chốt kiểm soát ngăn không cho phương tiện chở hàng hóa vào TP HCM sau 4 ngày áp dụng Chỉ thị 16" lan truyền trên mạng xã hội. Ông Lâm giải thích đó cũng là thông tin bịa đặt trắng trợn. Đến nay, việc kiểm soát phương tiện từ địa phương khác vào TP HCM vẫn tuân theo Chỉ thị 16.

Không chỉ vậy, thông tin Sở GTVT TP HCM đang quá tải trong việc cấp giấy nhận diện phương tiện khi tạo luồng xanh cho xe tải chở hàng hóa cũng hoàn toàn không chính xác. "Chúng tôi ứng dụng công nghệ trong việc cấp giấy nhận diện phương tiện. Đơn vị đầu mối chỉ cần nộp hồ sơ qua mạng. Cán bộ sẽ xem xét, trả kết quả qua mạng ngay khi hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ đúng định dạng và gửi đúng trình tự (doanh nghiệp gửi qua cơ quan đầu mối để kiểm soát mục đích, lộ trình lưu thông cũng như đúng đối tượng ưu tiên) thì giải quyết trong vòng 2 tiếng. Mỗi ngày, chúng tôi có thể cấp tối đa 10.000 giấy. Tất cả hồ sơ đều giải quyết trong ngày" - Giám đốc Sở GTVT TP quả quyết. Sau hơn 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Sở GTVT TP HCM đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện cho 41 đơn vị.

Liên quan đến những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trên, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức yêu cầu các cơ quan chức năng của TP kiểm tra, xử lý nghiêm.

Quá nguy hiểm, phải răn đe!

Bà Lê Anh Đào (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) nhận xét những kẻ tung tin bịa đặt chính là thủ phạm làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang trong một bộ phận dân cư. Nghiêm trọng hơn, việc làm ấy còn khiến công tác phòng chống dịch bệnh đã khó càng thêm khó. "Nhiều người chen chúc mua hàng hóa vì tin lầm mạng xã hội khiến nguy cơ lay lan bệnh dịch tăng cao. Công an cần vào cuộc làm rõ động cơ, mục đích của hành động phạm pháp này. Khởi tố hình sự những kẻ tung tin bịa đặt, xuyên tạc như vậy là động thái cần thiết ở hoàn cảnh hiện nay" - bà Lê Anh Đào đề nghị. Bà Đào phản ánh những thông tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM nói riêng, cả nước nói chung có nhiều tác động tiêu cực đối với dư luận xã hội và tâm lý của người dân; gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự.

 
 

Căn cứ nội dung Báo Người Lao Động phản ánh, luật sư Trần Quí Lễ (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích những thông tin trên có hai yếu tố, là "thông tin bịa đặt" và "mạng xã hội". Những thông tin bịa đặt này đã và đang gây hoang mang trong nhân dân. Như vậy, pháp luật hoàn toàn đủ căn cứ xử lý người có hành vi đưa thông tin bịa đặt nêu trên. Tùy mức độ vi phạm, mức nghiêm trọng về hậu quả do hành vi đó gây ra, người vi phạm có thể chịu xử lý vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

"Luật An ninh mạng 2018 nêu rõ việc sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác là hành vi bị nghiêm cấm" - luật sư Trần Quí Lễ viện dẫn.

Với những vi phạm: cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; người vi phạm có thể phải nộp phạt từ 10-20 triệu đồng. Trường hợp cơ quan chức năng đủ bằng chứng truy cứu trách nhiệm hình sự, người sai phạm chắc chắn ra tòa với tội danh "Vu khống", với hình phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Xem xét yếu tố "mạng xã hội" trong những thông tin thất thiệt, luật sư Trần Quí Lễ cho rằng cơ quan pháp luật còn có thể xử lý người vi phạm ở tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" khi có đủ bằng chứng chứng minh hành vi sai phạm gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin đưa lên mạng xã hội trái quy định pháp luật; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tương tự tội "vu khống", người phạm tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" cũng có thể phải nhận mức án cao nhất 7 năm tù.

Nêu quan điểm trước thực tế xử lý, luật sư Trần Quí Lễ băn khoăn: "Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề trên khá đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ít vấn đề khúc mắc nằm ở khâu thực hiện, ở cả hai phía - người dân và cơ quan thực thi pháp luật".

Đồng tình, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình) cảnh báo khi chưa xác minh rõ tính chất sự việc, nguồn tin mà cố tình chia sẻ thông tin gây hậu quả như pháp luật quy định, người sai phạm sẽ bị xử phạt hành chính, buộc gỡ bỏ thông tin theo luật định.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, hình thức xử phạt người có hành vi bịa đặt, vu khống trên mạng xã hội chủ yếu là xử phạt hành chính. Do đó, luật sư nhận thấy pháp luật cần mạnh tay hơn nữa khi đối phó với loại vi phạm này. Nếu hành vi có dấu hiệu hình sự thì cần xử lý nghiêm. Trước hết, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ động cơ, mục đích việc tung tin đồn. Nếu tìm ra căn cứ chứng minh hành vi tung tin đồn là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh (ví dụ: nhiều người tập trung vào siêu thị rồi lây bệnh trong đó) thì cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự người tung tin đồn với tội danh "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người". Ngoài ra, pháp luật cần tăng mạnh số tiền phạt nhằm bảo đảm tính răn đe. 

Đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện

Theo ông Trần Quang Lâm, sau hơn 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Sở GTVT TP HCM đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện cho 41 đơn vị.

Lý giải rõ hơn về các đơn vị đầu mối để doanh nghiệp nắm rõ hơn, ông Trần Quang Lâm nhắc lại hiện Sở GTVT TP chỉ tiếp nhận hồ sơ từ các đầu mối, không nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị đầu mối được phân định một cách rõ ràng. Cụ thể, xe vận chuyển hàng hóa như lương thực, thực phẩm, gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa… doanh nghiệp thông qua đầu mối là Sở Công Thương. Xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, xe chở chuyên gia, công nhân từ các tỉnh vào TP HCM… đầu mối là Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp. Xe vận chuyển hàng hóa ra vào cảng thì đầu mối là đơn vị quản lý cảng;...

DI LÂM - THU HỒNG - MINH ANH
https://nld.com.vn/thoi-su/can-khoi-to-ke-tung-tin-gay-roi-du-luan-o-tp-hcm-20210714213303438.htm?zarsrc=10&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR18Vznr1c7raoVZC-kfEeBvJkde1PAqgoVLvxTNKaqPPQC909RsPZZ1ovQ
 

Cần khởi tố kẻ tung tin gây rối dư luận ở TP HCM

15-07-2021 - 07:01|Trong nước

Chia sẻ

 
 

Người dân và các luật sư đều đề nghị cơ quan công an cần vào cuộc để có cơ sở khởi tố hình sự những kẻ tung tin gây rối dư luận TP HCM trong mấy ngày vừa qua

 
 

Trong lúc lãnh đạo TP HCM nỗ lực tập trung triển khai mọi giải pháp bảo đảm đời sống cho người dân khi thực hiện Chỉ thị 16, thì liên tiếp 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền không ít tin đồn đoán: "Từ 0 giờ ngày 15-7, TP HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài" hay "TP HCM sẽ thực hiện phong tỏa theo phương án mới"... Qua đó, những tài khoản mạng xã hội đó nói rằng người dân cần mua trữ lương thực. Đọc tin chưa kiểm chứng, không ít người hoang mang, đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ vào sáng 14-7.

Bịa đặt, xuyên tạc và gây rối

Làm rõ sự thật, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức khẳng định thông tin "Từ 0 giờ ngày 15-7, TP HCM sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển ra ngoài và kêu gọi người dân mua trữ lương thực", và "Lãnh đạo UBND TP HCM dương tính với SARS-CoV-2" lan truyền trên mạng xã hội hoàn toàn sai sự thật. Đó là những thông tin bịa đặt.

Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh lãnh đạo TP HCM đang tập trung chủ động, quyết liệt nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Đồng thời, chính quyền TP triển khai tốt nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu. "Đề nghị người dân bình tĩnh, không chia sẻ những thông tin không chính thống, không lan truyền các thông tin không kiểm chứng khiến dư luận hoang mang" - Phó Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu.

Cần khởi tố kẻ tung tin gây rối dư luận ở TP HCM - Ảnh 1.

TP HCM đang triển khai tốt nhiều giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu Ảnh: TẤN THẠNH

Tương tự, khi kẻ xấu trên mạng xã hội tung tin "TP HCM sẽ thực hiện phong tỏa theo phương án mới" khiến nhiều người đổ xô đến siêu thị mua hàng, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM lập tức thông báo đó là thông tin sai sự thật, xuyên tạc. Ban Tuyên giáo kêu gọi người dân bình tĩnh; không nghe theo, không lan truyền những thông tin không chính xác.

Trong khi đó, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, nói rất bức xúc vì thông tin "Các chốt kiểm soát ngăn không cho phương tiện chở hàng hóa vào TP HCM sau 4 ngày áp dụng Chỉ thị 16" lan truyền trên mạng xã hội. Ông Lâm giải thích đó cũng là thông tin bịa đặt trắng trợn. Đến nay, việc kiểm soát phương tiện từ địa phương khác vào TP HCM vẫn tuân theo Chỉ thị 16.

Không chỉ vậy, thông tin Sở GTVT TP HCM đang quá tải trong việc cấp giấy nhận diện phương tiện khi tạo luồng xanh cho xe tải chở hàng hóa cũng hoàn toàn không chính xác. "Chúng tôi ứng dụng công nghệ trong việc cấp giấy nhận diện phương tiện. Đơn vị đầu mối chỉ cần nộp hồ sơ qua mạng. Cán bộ sẽ xem xét, trả kết quả qua mạng ngay khi hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ đúng định dạng và gửi đúng trình tự (doanh nghiệp gửi qua cơ quan đầu mối để kiểm soát mục đích, lộ trình lưu thông cũng như đúng đối tượng ưu tiên) thì giải quyết trong vòng 2 tiếng. Mỗi ngày, chúng tôi có thể cấp tối đa 10.000 giấy. Tất cả hồ sơ đều giải quyết trong ngày" - Giám đốc Sở GTVT TP quả quyết. Sau hơn 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Sở GTVT TP HCM đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện cho 41 đơn vị.

Liên quan đến những thông tin bịa đặt, xuyên tạc trên, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức yêu cầu các cơ quan chức năng của TP kiểm tra, xử lý nghiêm.

Quá nguy hiểm, phải răn đe!

Bà Lê Anh Đào (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) nhận xét những kẻ tung tin bịa đặt chính là thủ phạm làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang trong một bộ phận dân cư. Nghiêm trọng hơn, việc làm ấy còn khiến công tác phòng chống dịch bệnh đã khó càng thêm khó. "Nhiều người chen chúc mua hàng hóa vì tin lầm mạng xã hội khiến nguy cơ lay lan bệnh dịch tăng cao. Công an cần vào cuộc làm rõ động cơ, mục đích của hành động phạm pháp này. Khởi tố hình sự những kẻ tung tin bịa đặt, xuyên tạc như vậy là động thái cần thiết ở hoàn cảnh hiện nay" - bà Lê Anh Đào đề nghị. Bà Đào phản ánh những thông tin sai sự thật liên quan đến tình hình dịch Covid-19 ở TP HCM nói riêng, cả nước nói chung có nhiều tác động tiêu cực đối với dư luận xã hội và tâm lý của người dân; gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự.

 
 

Căn cứ nội dung Báo Người Lao Động phản ánh, luật sư Trần Quí Lễ (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích những thông tin trên có hai yếu tố, là "thông tin bịa đặt" và "mạng xã hội". Những thông tin bịa đặt này đã và đang gây hoang mang trong nhân dân. Như vậy, pháp luật hoàn toàn đủ căn cứ xử lý người có hành vi đưa thông tin bịa đặt nêu trên. Tùy mức độ vi phạm, mức nghiêm trọng về hậu quả do hành vi đó gây ra, người vi phạm có thể chịu xử lý vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

"Luật An ninh mạng 2018 nêu rõ việc sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác là hành vi bị nghiêm cấm" - luật sư Trần Quí Lễ viện dẫn.

Với những vi phạm: cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; người vi phạm có thể phải nộp phạt từ 10-20 triệu đồng. Trường hợp cơ quan chức năng đủ bằng chứng truy cứu trách nhiệm hình sự, người sai phạm chắc chắn ra tòa với tội danh "Vu khống", với hình phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù.

Xem xét yếu tố "mạng xã hội" trong những thông tin thất thiệt, luật sư Trần Quí Lễ cho rằng cơ quan pháp luật còn có thể xử lý người vi phạm ở tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" khi có đủ bằng chứng chứng minh hành vi sai phạm gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin đưa lên mạng xã hội trái quy định pháp luật; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tương tự tội "vu khống", người phạm tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" cũng có thể phải nhận mức án cao nhất 7 năm tù.

Nêu quan điểm trước thực tế xử lý, luật sư Trần Quí Lễ băn khoăn: "Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề trên khá đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ít vấn đề khúc mắc nằm ở khâu thực hiện, ở cả hai phía - người dân và cơ quan thực thi pháp luật".

Đồng tình, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình) cảnh báo khi chưa xác minh rõ tính chất sự việc, nguồn tin mà cố tình chia sẻ thông tin gây hậu quả như pháp luật quy định, người sai phạm sẽ bị xử phạt hành chính, buộc gỡ bỏ thông tin theo luật định.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, hình thức xử phạt người có hành vi bịa đặt, vu khống trên mạng xã hội chủ yếu là xử phạt hành chính. Do đó, luật sư nhận thấy pháp luật cần mạnh tay hơn nữa khi đối phó với loại vi phạm này. Nếu hành vi có dấu hiệu hình sự thì cần xử lý nghiêm. Trước hết, cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ động cơ, mục đích việc tung tin đồn. Nếu tìm ra căn cứ chứng minh hành vi tung tin đồn là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh (ví dụ: nhiều người tập trung vào siêu thị rồi lây bệnh trong đó) thì cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự người tung tin đồn với tội danh "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người". Ngoài ra, pháp luật cần tăng mạnh số tiền phạt nhằm bảo đảm tính răn đe. 

Đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện

Theo ông Trần Quang Lâm, sau hơn 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16, Sở GTVT TP HCM đã cấp 21.000 giấy nhận diện phương tiện cho 41 đơn vị.

Lý giải rõ hơn về các đơn vị đầu mối để doanh nghiệp nắm rõ hơn, ông Trần Quang Lâm nhắc lại hiện Sở GTVT TP chỉ tiếp nhận hồ sơ từ các đầu mối, không nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp. Theo đó, các đơn vị đầu mối được phân định một cách rõ ràng. Cụ thể, xe vận chuyển hàng hóa như lương thực, thực phẩm, gạo, mì, thịt, cá, trứng, sữa… doanh nghiệp thông qua đầu mối là Sở Công Thương. Xe vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, xe chở chuyên gia, công nhân từ các tỉnh vào TP HCM… đầu mối là Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp. Xe vận chuyển hàng hóa ra vào cảng thì đầu mối là đơn vị quản lý cảng;...

DI LÂM - THU HỒNG - MINH ANH
https://nld.com.vn/thoi-su/can-khoi-to-ke-tung-tin-gay-roi-du-luan-o-tp-hcm-20210714213303438.htm?zarsrc=10&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR18Vznr1c7raoVZC-kfEeBvJkde1PAqgoVLvxTNKaqPPQC909RsPZZ1ovQ
 

Có thể khởi động sự kiện người đăng ký clip nữ sinh bật khóc xin được đưa mèo đi chữa bệnh theo mùa dịch lên mạng xã hội

HOÀNG LÊ,  THEO NHỊP SỐ VIỆT  2 GIỜ TRƯỚC
CHIA SẺ
 
BỐ NÓI - 3:54
 
  • TP.HCM tăng hơn 1.700 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ, bước vào giai đoạn cao điểm quyết định chế độ dịch

 

  • 2 ca tử vong do COVID-19 trên bệnh nhân có bệnh nền nặng ở An Giang, TP Hồ Chí Minh

 

  • Bộ Y tế giảm thời gian xuống 14 ngày với mọi cách thức định dạng

 

 

Theo luật sư, để xác định việc đưa thú cưng đi khám bệnh có trường hợp cấp hay không thì phải kiểm tra lại văn bản áp dụng Chỉ thị 16 của tỉnh Long An. Tuy nhiên, hành động đăng ảnh của người khác lên mạng xã hội khi chưa được đồng ý là phạm vi luật.

 
 

Liên quan đến việc một nữ sinh đưa mèo đi chữa bệnh nhưng được người ở chốt kiểm tra dịch bệnh COVID-19 ở TP Tân An, tỉnh Long An chặn lại, có lời nói "tiến tới" và quay clip đăng tải lên mạng xã hội đen ngày 13/7, tối cùng ngày tôi đã liên hệ với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM để có những phân tích ở góc độ pháp lý.

Xử lý phạt người đưa mèo đi cấp cứu đúng hay sai?

Trước câu hỏi về việc nữ sinh cùng bạn đi chung xe bị phạt vì ra đường trong trường hợp không cần thiết là đúng hay sai, luật sư Hùng chia sẻ, Chỉ thị 16 / CT-TTg năm 2020 về thực hiện pháp luật bách phòng, COVID-19 chống dịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nội dung:

"Yêu cầu mọi người dân tại nhà, chỉ ra bên ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ dịch vụ, chủ yếu thiết bị hàng hóa không đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp hỗ trợ khác nhau; thực hiện giám sát giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;

Không tập trung quá 2 người bên ngoài công ty, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng ".

Có thể khởi động sự kiện người đăng ký clip nữ sinh khóc xin đưa mèo đi chữa bệnh trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Luật sư Trần Minh Hùng.

Theo chỉ dẫn trên, người dân được ra khỏi nhà trong "các trường hợp khác nhau". Tuy nhiên, không xác định rõ trường hợp thú cưng đi khám bệnh có thể được xem là trường hợp hỗ trợ khác hay không.

Thực tế, ứng dụng Chỉ thị 16 ở các thuộc địa phương vào hoạt động điều chỉnh của từng phương thức.

Vì vậy theo luật sư, để xác định trường hợp cho thú cưng đi khám bệnh có thể xem là trường hợp cấp hay không, thì phải kiểm tra lại văn bản áp dụng Chỉ thị 16 của tỉnh Long An.

"Quan điểm của tôi cho rằng, trường hợp này là" trường hợp hỗ trợ khác "theo Chỉ thị 16. Vì phòng chống dịch để bảo vệ con người là điều quan trọng nhưng không phải vì thế mà chúng ta không chấp nhận tất cả .

If this case is not see is the field need to people out out, tôi đề nghị cần phải có phương án, chữa bệnh cho thú cưng phù hợp "- luật sư nói.

You may be boot the character up to the network xã hội

Cũng theo luật sư Trần Minh Hùng, những lời nói của lực lượng chức năng ghi lại trong đoạn clip chưa đến mức xúc phạm danh sách, nhân phẩm của người khác.

Nhưng đối với ảnh chụp của người điều hành khác lên mạng xã hội khi chưa được đồng ý của họ là phạm vi luật.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được đồng ý với mọi người.

Do đó, cá nhân này (cụ thể là nữ sinh tên Diễm My) có quyền khởi kiện đến tòa án, yêu cầu người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt, gỡ bỏ hình ảnh sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Có thể khởi động sự kiện người đăng ký clip nữ sinh khóc xin đưa mèo đi chữa bệnh trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Luật sư cho người ôm mèo đi cấp cứu tự ý đăng clip lên mạng xã hội có thể khởi động bồi thường.

Trước đó như thông tin, chiều 13/7 mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài 2 phút 26 giây ghi lại cảnh hai bạn trẻ, trong đó có một cô gái ôm chú mèo nhỏ có dấu hiệu bị chặn lại tại một Thanh kiểm tra được chọn ở TP Tân An, tỉnh Long An.

Trong clip, cô gái ôm mèo trần tình với người trước mặt rằng mèo của mình bị bệnh rất nặng nên cần đưa đi khám.

 
 

Người đàn ông tại chốt trực (và cũng là người quay clip) yêu cầu xuất trình giấy tờ nhưng hai bạn trẻ cho biết quá vội mang mèo cứu chữa nên không đem theo.

Sau đó dù cô gái liên tục xin thông cảm thậm chí bật khóc nhưng người đàn ông vẫn không chấp nhận cho qua mà vẫn liên tục quay clip và nói giọng khá mỉa mai, rằng "khóc vì con mèo luôn hả", và "tính mạng con mèo có quan trọng bằng tính mạng của con người ta và cả một cộng đồng không".

Cuối cùng, hai bạn trẻ bị lập biên bản đóng phạt.

nguồn:  https://afamily.vn/co-the-khoi-kien-nguoi-tu-y-dang-clip-nu-sinh-bat-khoc-xin-duoc-dua-meo-di-chua-benh- mua-dich-len-mang-xa-hoi-20210713211637592.chn? fbclid = IwAR0bKAozpS7MdSscMUad28KphJxzaE8UC4Z9VtjX7S3cjRq-112WfsPZ68Q

Có thể khởi kiện người tự ý đăng clip nữ sinh bật khóc xin được đưa mèo đi chữa bệnh mùa dịch lên mạng xã hội

HOÀNG LÊ, THEO NHỊP SỐNG VIỆT 2 GIỜ TRƯỚC
CHIA SẺ
 
BÁO NÓI - 3:54
 
  • TP.HCM lại tăng hơn 1.700 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ, bước vào giai đoạn cao điểm quyết định việc khống chế dịch

 

  • 2 ca tử vong do COVID-19 trên bệnh nhân có bệnh nền nặng ở An Giang, TP Hồ Chí Minh

 

  • Bộ Y tế giảm thời gian xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly

 

 

Theo luật sư, để xác định việc đưa thú cưng đi khám bệnh có là trường hợp khẩn cấp hay không thì phải kiểm tra lại văn bản áp dụng Chỉ thị 16 của tỉnh Long An. Tuy nhiên hành vi đăng hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý là vi phạm pháp luật.

 
 

Liên quan đến sự việc một nữ sinh đưa mèo đi chữa bệnh nhưng bị người ở chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở TP Tân An, tỉnh Long An chặn lại, có lời nói "mỉa mai" và quay clip đăng tải lên mạng xã hội xảy ra ngày 13/7, tối cùng ngày chúng tôi đã liên hệ với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP.HCM để có những phân tích ở góc độ pháp lý.

Xử phạt người đưa mèo đi cấp cứu đúng hay sai?

Trước câu hỏi về việc nữ sinh cùng người bạn đi chung xe bị phạt vì ra đường trong trường hợp không cần thiết là đúng hay sai, luật sư Hùng chia sẻ, Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nội dung:

"Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp;

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng".

Có thể khởi kiện người tự ý đăng clip nữ sinh khóc cầu xin đưa mèo đi chữa bệnh mùa dịch lên mạng xã hội - Ảnh 1.

Luật sư Trần Minh Hùng.

Theo Chỉ thị nêu trên, người dân được ra khỏi nhà trong "các trường hợp khẩn cấp khác". Tuy nhiên không quy định rõ trường hợp đưa thú cưng đi khám bệnh có được xem là trường hợp khẩn cấp khác hay không.

Thực tế, việc áp dụng Chỉ thị 16 ở các địa phương tùy thuộc vào sự điều chỉnh linh hoạt của từng địa phương.

Vì vậy theo luật sư, để xác định trường hợp đưa thú cưng đi khám bệnh có được xem là trường hợp khẩn cấp hay không thì phải kiểm tra lại văn bản áp dụng Chỉ thị 16 của tỉnh Long An.

"Quan điểm của tôi cho rằng, trường hợp này là "trường hợp khẩn cấp khác" theo Chỉ thị 16. Vì việc phòng chống dịch để bảo vệ con người là điều quan trọng nhưng không phải vì thế mà chúng ta bất chấp tất cả.

Nếu trường hợp này không được xem là trường hợp cần thiết để người dân ra ngoài, tôi đề nghị cần phải có phương án khám, chữa bệnh cho thú cưng phù hợp" - luật sư nói.

Có thể khởi kiện người tự ý đăng clip lên mạng xã hội

Cũng theo luật sư Trần Minh Hùng, những lời nói của lực lượng chức năng ghi lại trong đoạn clip chưa đến mức xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Nhưng đối với hành vi đăng hình ảnh của người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1, Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Do đó, cá nhân này (cụ thể là nữ sinh tên Diễm My) có quyền khởi kiện đến tòa án, yêu cầu người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt, gỡ hình ảnh việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Có thể khởi kiện người tự ý đăng clip nữ sinh khóc cầu xin đưa mèo đi chữa bệnh mùa dịch lên mạng xã hội - Ảnh 2.

Luật sư cho rằng người ôm mèo đi cấp cứu bị tự ý đăng clip lên mạng xã hội có thể khởi kiện đòi bồi thường.

Trước đó như đã thông tin, chiều 13/7 mạng xã hội chia sẻ đoạn clip dài 2 phút 26 giây ghi lại cảnh hai bạn trẻ, trong đó có một cô gái ôm chú mèo nhỏ có dấu hiệu bị bệnh bị chặn lại tại một chốt kiểm soát dịch được cho là ở TP Tân An, tỉnh Long An.

Trong clip, cô gái ôm mèo trần tình với người trước mặt rằng mèo của mình bị bệnh rất nặng nên cần đưa đi khám.

 
 

Người đàn ông tại chốt trực (và cũng là người quay clip) yêu cầu xuất trình giấy tờ nhưng hai bạn trẻ cho biết quá vội mang mèo cứu chữa nên không đem theo.

Sau đó dù cô gái liên tục xin thông cảm thậm chí bật khóc nhưng người đàn ông vẫn không chấp nhận cho qua mà vẫn liên tục quay clip và nói giọng khá mỉa mai, rằng "khóc vì con mèo luôn hả", và "tính mạng con mèo có quan trọng bằng tính mạng của con người ta và cả một cộng đồng không".

Cuối cùng, hai bạn trẻ bị lập biên bản đóng phạt.

nguồn: https://afamily.vn/co-the-khoi-kien-nguoi-tu-y-dang-clip-nu-sinh-bat-khoc-xin-duoc-dua-meo-di-chua-benh-mua-dich-len-mang-xa-hoi-20210713211637592.chn?fbclid=IwAR0bKAozpS7MdSscMUad28KphJxzaE8UC4Z9VtjX7S3cjRq-112WfsPZ68Q

Phải xử nghiêm tội phạm tấn công mạng

SGGP  Thứ Tư, 16/6/2021 10:37
Vụ việc Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đề nghị Bộ Công an làm rõ các cuộc tấn công mạng nhằm vào trang báo điện tử vov.vn và nền tảng mạng xã hội của cơ quan này đang được dư luận quan tâm. Việc tấn công đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của tòa soạn và quyền truy cập thông tin của độc giả VOV, đồng thời gióng hồi chuông báo động về an ninh mạng. 
 

Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK

Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK

* Luật sư TRẦN MINH HÙNG (Đoàn Luật sư TPHCM):

Nếu đủ cơ sở, cần sớm xử lý hình sự

Hiện các quy phạm pháp luật quy định xử lý hành vi vi phạm về an ninh mạng, về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử khá đầy đủ. Tùy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của người tấn công mạng (hacker). 

Căn cứ theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi truy cập trái phép vào mạng để chiếm quyền điều khiển của người khác, làm cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ, ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng... thì bị phạt tiền 30 - 50 triệu đồng (hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 điều này).

Tuy nhiên, từ tính chất và mục đích của hành vi vi phạm, các hacker có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử” quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”. 

Như vậy, nếu hành vi của các hacker tấn công VOV thuộc các trường hợp nêu trên có thể bị phạt tiền, hoặc xem xét đủ cơ sở thì cần xử lý hình sự theo quy định pháp luật. 

* Luật sư NGUYỄN CHÍNH HẠNH (Đoàn Luật sư TPHCM):

Có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia

Việc một số đối tượng sử dụng công nghệ mạng tấn công nhằm vào VOV không chỉ gây khó khăn cho người đọc mà còn làm gián đoạn quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan báo chí quốc gia. Hành vi sai trái này cần phải được điều tra làm rõ và xử lý nghiêm khắc vì có dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia.

Điều này đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; Luật An ninh mạng; Bộ luật Hình sự 2015. 

Trong đó, Điều 18 Luật An ninh mạng đã quy định phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những hành vi phải truy cứu trách nhiệm hình sự cũng được quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể, người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù 7 - 12 năm: Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin, giao dịch tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông; Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại 1,5 tỷ đồng trở lên; Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ; Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức 168 giờ trở lên. 

NGUYỄN HÒA - ĐỨC TRUNG ghi

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/phai-xu-nghiem-toi-pham-tan-cong-mang-739465.html?fbclid=IwAR3XrMA-iBf_DoX-lIZOO7Kzh7O8bYbYgsGacAsAfvLKG3vmm_i7AhO80vE

LS HÙNG TRÊN HTV

Chăn dắt trẻ ăn xin giữa mùa dịch

 10/06/2021 - 06:52
A A
 
 
 
 
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. " style="box-sizing:border-box;padding:0px;margin:0px;transition:all 0.3s ease 0s"> 

PNO - Ban ngày, hai phụ nữ mập mạp, khỏe mạnh thường ở trong nhà nhưng tối đến, lại dắt nhau ra lảng vảng ở sòng bài, tụ tập với đám thanh niên ở góc chợ. Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên Báo Phụ Nữ TPHCM phát hiện hai người này sống bằng “nghề” chăn dắt trẻ ăn xin với thủ đoạn rất tinh vi.

Xem clip:

 

Tiếng khóc ở ngã tư

Cái nắng trưa tháng Năm khiến nhiều người đi đường có cảm giác bỏng rát da, ngột ngạt. Nhiều người tranh thủ nấp dưới bóng cây ở công viên Văn Lang (quận 5, TPHCM) để tránh cái nắng như đang thiêu đốt. Thế nhưng, cách đó chỉ vài chục mét, ngay ngã tư Ngô Quyền - Hồng Bàng, một đứa trẻ vẫn đang ngồi phơi mình dưới nắng trưa để xin tiền người đi đường.

 

Cậu bé chừng 10 tuổi, chỉ được mặc một chiếc quần đùi, bế theo một đứa bé khoảng ba tuổi xin ăn. Thỉnh thoảng, đứa bé nhỏ xíu lại khóc thét, nước mắt giàn giụa càng khiến người đi đường xót xa.

Khoảng 8g30 hằng ngày, Cu Lỳ phải bồng em ra ngã tư chìa nón xin tiền Ả NH: SƠN VINH
Khoảng 8g30 hằng ngày, Cu Lỳ phải bồng em ra ngã tư chìa nón xin tiền

Khoảng 12g trưa 17/5, một phụ nữ chạy xe tay ga dừng ở giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng hỏi thăm và ngỏ ý muốn đưa chiếc áo khoác trong cốp xe để bé trai 10 tuổi chống nắng, nhưng bé chần chừ rồi từ chối: “Con mặc vầy quen rồi”. Người phụ nữ bèn móc vội tờ tiền mệnh giá 20.000 đồng bỏ vào chiếc nón mà đứa bé đang chìa ra rồi rồ ga.

Sau nhiều ngày tìm hiểu, chúng tôi được biết, cậu bé 10 tuổi nói trên có tên thường gọi là Cu Lỳ. Trước đây, Lỳ thường ngồi ở gần Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện 7A, Bệnh viện An Bình… Khoảng hai tháng nay, Lỳ bồng theo em nhỏ đến bám trụ ở giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng để xin tiền.

Khu vực này có lưu lượng xe đông đúc, gần nhiều bệnh viện nên có khá nhiều người cho tiền. Ông K. - bán hàng gần Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho hay: “Thấy hai anh em nó đáng thương nên người ta cho tiền nhiều lắm. Có hôm, tôi thấy người ta cho hẳn tờ 500.000 đồng”.

Tiếp xúc với chúng tôi, Lỳ tỏ ra khá lễ phép. Cậu cho biết, cha mẹ là dân lao động, rất khó khăn nên hằng ngày Lỳ phải bồng em ra đường kiếm tiền giúp cha mẹ. Nhà Lỳ cũng ở quận 5 nên em thường đi bộ ra giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng.

Chúng tôi hỏi: “Ngồi ăn xin, không sợ người ta đem xe tới đưa vô trung tâm bảo trợ xã hội à?”. Như đã được huấn luyện từ trước, cậu bé 10 tuổi vội vàng móc ra vài tờ vé số cất trong chiếc túi ni-lông, nói: “Con bán vé số mà, còn vài tờ nữa thôi rồi con về. Chú đừng kêu người ta bắt con nha”.

Vài tấm vé số như một “chứng chỉ” để đứa bé 10 tuổi chứng minh không hành nghề ăn xin. Chắc chắn một đứa trẻ 10 tuổi sẽ không nghĩ ra cách để “né” cơ sở bảo trợ xã hội như vậy.

Cu Lỳ lưng trần ngồi phơi nắng xin tiền ở giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng
Cu Lỳ lưng trần ngồi phơi nắng xin tiền ở giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng

Sau nhiều ngày quan sát, chúng tôi chỉ thấy Lỳ chìa nón xin tiền chứ không hề bán vé số. Đứa bé lưng trần dầm mưa dãi nắng, cùng với tiếng khóc xé lòng của đứa trẻ nhỏ khiến không ít người đi đường rút ví cho tiền. 

Thế nhưng, cuộc mưu sinh của hai đứa trẻ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Những ngày vừa qua, dịch COVID-19 bùng phát cộng thêm những trận mưa xối xả khiến người dân ít ra đường hơn, người dừng xe cho tiền vì vậy giảm hẳn.

Một ngày cuối tháng Năm, hai đứa trẻ ngồi co ro trong mưa hơn hai giờ. Cánh tay của đứa bé 10 tuổi nhiều lần chìa ra nhưng không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào. Nhìn cảnh tượng này, chúng tôi không khỏi xót xa. Gần khuya, mưa dứt, Lỳ xé một túi bánh ăn tạm vài miếng rồi canh ô tô dừng đèn đỏ để chạy ra gõ cửa, xin tiền. Gần 23g, Lỳ bồng em ra một góc đường khuất gần đó rồi nhanh chóng “biến mất”.

Hai kẻ chăn dắt “ngồi đồng” ở sòng bài

Sau nhiều ngày theo dõi, chúng tôi phát hiện, hằng ngày, Lỳ và cháu bé được một phụ nữ chở đến ngã tư Ngô Quyền - Hồng Bàng để ngồi xin tiền. Thông thường, khoảng 10g sáng, hai đứa trẻ sẽ có mặt và ngồi đến tận khuya mới được đón về, bất kể hôm đó mưa hay nắng. 

Trong những ngày TPHCM giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, lượng người ra đường ít hơn, hai đứa trẻ cũng bị đẩy ra đường xin tiền sớm hơn. Trong ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, hai đứa trẻ bị chở đến ngồi ở lề đường từ 8g30 cho đến tận khuya mới được đón về. Ngồi dầm mưa dãi nắng cả ngày thấm mệt, Cu Lỳ ôm đứa em ngủ thiếp đi. Thế nhưng, chỉ được vài phút, tiếng còi xe đã buộc đứa trẻ phải đứng dậy, lê từng bước mệt nhọc ra đường mưu sinh. Cha mẹ bé ở đâu trong những lúc này?

Khoảng 19g30 ngày 1/6, lúc hai đứa trẻ đang vật vạ ngồi xin tiền, một phụ nữ khoảng 35 tuổi, dáng người to khỏe chạy xe máy tới, đậu cách chỗ Lỳ khoảng 10m. Nhận được tín hiệu, Lỳ vội vàng bồng em chạy đến. Hỏi han vài câu, người phụ nữ vét sạch số tiền hai đứa bé kiếm được rồi phóng xe đi mất. Cu Lỳ lại bồng đứa bé quay về chỗ cũ.

T. “mập” chạy đến chỗ Cu Lỳ để vét toàn bộ số tiền xin được
T. “mập” chạy đến chỗ Cu Lỳ để vét toàn bộ số tiền xin được

Chúng tôi quyết định bám theo người phụ nữ nói trên. Sau khi lướt qua nhiều tuyến đường, người này chạy xe vòng ra mái hiên phía sau chợ An Đông. Tại đây, về khuya, một sòng bài kiểu “dã chiến” được một nhóm khoảng mười người dựng lên để sát phạt. Người phụ nữ ngồi ở chỗ sòng bài hồi lâu, đưa tiền cho một người đàn ông khoảng 45 tuổi rồi ra ngồi cạnh đó, thong dong hút thuốc, cười nói với một số thanh niên đang ngồi vật vạ sau chợ. Theo một số người dân ở gần chợ An Đông, người phụ nữ này được gọi là T. “mập”. 

Vài tháng nay, mỗi buổi tối, T. “mập” thường xuất hiện sau chợ An Đông cùng một nhóm khoảng 20 người. Ngoài đánh bài, nhóm người này thường ngồi tụ tập trong các góc tối, thậm thà thậm thụt đến tận khuya. Có hôm, thấy lực lượng chức năng đi tuần ngang qua, nhóm người này vội vàng tản ra.

Như đã được lập trình, trong đêm, cứ khoảng 2 giờ một lần, T. “mập” lại rời đám đông, chạy đến chỗ Cu Lỳ để thu vét tiền. Sau đó, T. “mập” vội vàng quay về chỗ tụ tập đánh bài ở chợ An Đông. Có hôm, do trời mưa, số tiền Cu Lỳ xin được không nhiều, T. “mập” lộ ra vẻ mặt không vui, cằn nhằn khiến đứa trẻ 10 tuổi này có vẻ sợ sệt.

Nếu buổi tối, T. “mập” làm nhiệm vụ thu gom “chiến lợi phẩm” thì vào buổi sáng, một phụ nữ khác khoảng 30 tuổi làm nhiệm vụ chở hai đứa trẻ đến điểm xin tiền. 

Gần 9g ngày 28/5, người phụ nữ khoảng 30 tuổi điều khiển xe máy biển số 53V2 - 763.47 chở Cu Lỳ đến giao lộ Ngô Quyền - Hồng Bàng rồi chạy một mạch đến khu chợ An Đông. 10 phút sau, người này chạy xe máy đến đường An Bình mua thuốc lá và cơm rồi chạy về căn nhà số 39-41 Bùi Hữu Nghĩa, phường 5, quận 5. Lúc này, trên căn phòng ở lầu 2, T. “mập” vẫn đang ngồi chờ người kia mang cơm về ăn sáng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, căn nhà số 39-41 Bùi Hữu Nghĩa có rất nhiều phòng cho thuê. Trong đó, T. “mập” thuê một căn phòng ở lầu 2, sống với người phụ nữ khoảng 30 tuổi và ba đứa trẻ. Ngoài Cu Lỳ, còn có hai đứa trẻ khác, một bé khoảng ba tuổi và bé còn lại chỉ khoảng hơn một tuổi. 

Hằng ngày, Cu Lỳ và đứa bé khoảng ba tuổi được T. “mập” cho ra đường để xin tiền. Riêng hai phụ nữ và đứa bé hơn một tuổi thường ở nhà vào ban ngày. Thỉnh thoảng, một trong hai phụ nữ chạy đến chỗ hai đứa trẻ xin tiền, lấy “chiến lợi phẩm”. Tối đến, họ lại ra chợ An Đông tụ tập lập sòng bài. 

Sau khi lấy tiền từ Cu Lỳ, T. “mập” thường chạy đến sòng bài phía sau chợ An Đông
Sau khi lấy tiền từ Cu Lỳ, T. “mập” thường chạy đến sòng bài phía sau chợ An Đông

Một người ở gần căn nhà số 39-41 Bùi Hữu Nghĩa cho biết, qua giao tiếp hằng ngày, đứa bé 10 tuổi được xác định là con của T. “mập”, nhưng không rõ hai đứa trẻ và người phụ nữ còn lại có quan hệ thế nào. Cu Lỳ đang ở độ tuổi đến trường nhưng từ ngày đến đây sinh sống, người dân chưa từng thấy bé được đến trường.

“Hai người phụ nữ để mấy đứa nhỏ sống rất bầy hầy, nhếch nhác. Họ rất ít giao tiếp với xung quanh. Sáng ra, họ chở bọn trẻ đi xin tiền, đến khuya mới về. Đời sống của họ rất phức tạp, kết giao với những người trông rất đáng sợ” - một hàng xóm của T. “mập” tiết lộ.

Theo đại diện UBND phường 5, quận 5, người phụ nữ và nhóm trẻ em nói trên chỉ mới đến thuê trọ ở lầu 2 căn nhà số 39-41 Bùi Hữu Nghĩa một thời gian. Căn nhà này ngăn nhiều phòng cho thuê. Do người cho thuê chưa khai báo tạm trú, chưa cung cấp thông tin về những người nói trên nên địa phương chưa nắm được cụ thể về gia cảnh của họ. 

Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc

Căn cứ vào tài liệu do Báo Phụ Nữ TPHCM cung cấp, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, hai phụ nữ nói trên đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, bà T. “mập” và người phụ nữ còn lại có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính (nếu có). 

Cũng theo luật sư Trần Minh Hùng, nếu đối tượng lợi dụng trẻ em để trục lợi có hành vi đánh đập, gây thương tích, bắt làm việc trong môi trường độc hại mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự về tội tương ứng (tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, tội “hành hạ người khác”, tội “làm nhục người khác” hoặc tội “vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi”).

Nếu hai phụ nữ nói trên là mẹ, cô, dì, người giám hộ có một số hành vi như đánh đập con tàn nhẫn, bắt con đi ăn xin lúc nửa đêm, dọa bỏ rơi, không cho con ăn uống đầy đủ, không cho con đi học, có thể bị xem xét truy cứu về tội “ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu” theo quy định tại điều 185, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 

“Hành vi của hai phụ nữ trên có dấu hiệu bóc lột, ngược đãi trẻ em. Cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý hành vi vi phạm, đồng thời có biện pháp bảo vệ những đứa trẻ trên khỏi cảnh bị bóc lột, ngược đãi” - luật sư Trần Minh Hùng nói.

Nhiều trẻ bị người lớn dùng làm “công cụ mưu sinh”

Theo quan sát của chúng tôi, có rất nhiều em nhỏ bị người lớn đẩy ra đường ở TPHCM làm “công cụ mưu sinh”, dù đang trong thời dịch bệnh. 

Tại giao lộ Hồng Bàng - Ngô Gia Tự (quận 5), khoảng 20g hằng ngày, có một trẻ khoảng chín tuổi đứng ở vạch dừng đèn đỏ chờ xin tiền người đi đường, được một người đàn ông chở đến và đón về lúc khuya.

Tại ngã tư Võ Văn Kiệt - An Dương Vương (quận 8, TPHCM), gần đây, xuất hiện một nhóm trẻ chờ đèn đỏ để lao ra chặn đầu xe xin tiền người đi đường.

Tại giao lộ Võ Văn Kiệt - Hồ Học Lãm (quận 8), khoảng một tháng nay, có một phụ nữ dắt theo hai đứa trẻ khoảng 10 tuổi và 3 tuổi bán vé số. 

Tại giao lộ Nguyễn Tri Phương - Hùng Vương (quận 5), một người đàn ông để hai đứa trẻ ngồi lên xe ba gác rồi cùng bán vé số…

Tháng 6/2021 là Tháng hành động vì trẻ em, với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”. Cục Trẻ em vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ trong đại dịch.

Yêu cầu ngăn chặn nạn chăn dắt trẻ em ăn xin để trục lợi

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa ký văn bản gửi Sở LĐTB&XH các địa phương về tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch.

Theo đó, Cục Trẻ em đề nghị Sở LĐTB&XH các địa phương cần phối hợp các ngành, các đơn vị chức năng tại địa phương để tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai kịp thời các biện pháp bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trẻ em cùng với việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt quan tâm phòng, chống nguy cơ xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em, phòng ngừa sang chấn và hỗ trợ ổn định tâm lý cho trẻ em.

Ngoài ra, cần phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cấp xã, mạng xã hội và phân phát tờ rơi, tờ gấp, áp phích… đến từng địa bàn giãn cách, cơ sở cách ly các nội dung hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em trong đại dịch COVID-19. Sử dụng các sản phẩm truyền thông mẫu đã được Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và các tổ chức quốc tế xây dựng, sản xuất.

Liên hệ với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) để được hướng dẫn, tư vấn về: an toàn cho trẻ em; chăm sóc, ổn định tâm lý, phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý những sang chấn tâm lý của trẻ em trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội; hỗ trợ, can thiệp, xử lý khẩn cấp để bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em.

Thường xuyên thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em ảnh hưởng bởi COVID-19, việc hỗ trợ cho trẻ em hoặc các vấn đề phát sinh, trường hợp khẩn cấp liên quan đến đối tượng trẻ em cho các cấp, cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và cho Cục Trẻ em để có giải pháp xử lý, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Trước đó, Sở LĐTB&XH TPHCM cũng có văn bản gửi Phòng LĐTB&XH các quận, huyện yêu cầu chủ động rà soát, kịp thời phát hiện các đối tượng, ngăn chặn tình trạng chăn dắt, lợi dụng các đối tượng yếu thế đi ăn xin để trục lợi.

Sở LĐTB&XH TPHCM yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, kịp thời phát hiện các đối tượng, ngăn chặn tình trạng chăn dắt, lợi dụng các đối tượng yếu thế đi ăn xin để trục lợi; tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, hành động của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình trong việc chăm sóc trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi không nơi nương tựa, không để tình trạng lợi dụng, ép buộc, dụ dỗ lang thang ăn xin; kịp thời phát hiện và giải quyết các trường hợp xin ăn, sinh sống nơi công cộng, đặc biệt là những đối tượng người cao tuổi, nhằm bảo vệ tốt tính mạng, sức khỏe cho người dân. 

Ngoài ra, Sở LĐTB&XH còn yêu cầu các Phòng LĐTB&XH đảm bảo khẩu trang phát cho đối tượng ngay khi được tập trung; thực hiện khai báo y tế và phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn kiểm tra, làm rõ sức khỏe đối tượng, đảm bảo chắc chắn không nhiễm virus SARS-CoV-2; phát hiện sớm các trường hợp ho, sốt, khó thở để tổ chức cách ly kịp thời. Phòng LĐTB&XH phải tham mưu cho chính quyền địa phương chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn thực hiện tốt công tác xác minh nơi cư trú và giải quyết hồi gia đối với đối tượng có địa chỉ cư trú trên địa bàn… 

Sơn Vinh

Nhóm Phóng viên

Nguồn: báo phụ nữ

 tphcmhttps://www.phunuonline.com.vn/chan-dat-tre-an-xin-giua-mua-dich-a1436563.html

Nghệ sĩ Đức Hải bị miễn nhiệm chức vụ, luật sư nói gì?

Lam Thanh | 09/06/2021, 23:10
  •  

Liên quan đến việc nghệ sĩ Đức Hải bị miễn nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng, luật sư cho rằng nếu HĐQT trường không ủy quyền cho hiệu trưởng thì văn bản này đã ban hành không đúng thẩm quyền.

duchai_zxlq(1).jpgNghệ sĩ Đức Hải bị miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng

Ngày 9.6, TS Vũ Khắc Chương - Hiệu trưởng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cho biết ký quyết định miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng của NSƯT Trần Đức Hải.

Trước đó, vào đầu tháng 6, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp màn hình status, bình luận trên trang cá nhân của nghệ sĩ Đức Hải. Bài viết công kích người khác với một số từ ngữ thô tục. Nhiều người bức xúc cho rằng diễn viên phát ngôn không đúng chuẩn mực người thầy, người nghệ sĩ trước công chúng.

Ban đầu, nghệ sĩ Đức Hải cho biết mình bị hack Facebook. Nhưng đến ngày 8.6, nam nghệ sĩ nói không có chuyện bị cướp tài khoản mạng xã hội mà do con nuôi nghịch dại. Người con biết mật khẩu Facebook nên vào trang cá nhân của ông tự viết bài, sau đó nhận lỗi với Đức Hải. Không chỉ vậy, ông còn nói bị nhiều số điện thoại lạ gửi tin nhắn tống tiền, phải làm việc với cơ quan chức năng để tìm hiểu nguyên nhân sự việc.

duchai-1623034399456.jpegẢnh chụp màn hình status trên trang cá nhân của nghệ sĩ Đức Hải

Đại diện Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cho biết: "Sự việc kéo dài, nhiều tình tiết chưa rõ ràng nên nhà trường quyết định miễn nhiệm chức danh của nghệ sĩ Đức Hải. Sau khi có kết quả điều tra, chúng tôi có hướng xử lý tiếp theo. Trong trường hợp nghệ sĩ vô can, trường sẽ tiếp tục hợp tác nếu ông muốn công tác". Hiện nam nghệ sĩ hiện chưa lên tiếng về sự việc.

Tuy nhiên, ngay sau khi quyết định này được công bố, nhiều ý kiến cho rằng quyết định này ban hành sai quy định, không đúng với điều lệ trường cao đẳng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Đây là trường tự thục nên việc miễn nhiệm phải do Hội đồng quản trị thực hiện chứ không phải hiệu trưởng.

 

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết căn cứ theo điểm e, khoản 2, Điều 12 Thông tư số 1308/VBHN-BLĐTBXH quy định về điều lệ trường cao đẳng, Hội đồng quản trị có quyền miễn nhiệm các phó hiệu trưởng.

Cũng theo quy định tai Điều 15 trong Thông tư này, hiệu trưởng có một số nhiệm vụ và quyền hạn nhưng không có thẩm quyền tự ban hành quyết định miễn nhiệm phó hiệu trưởng của trường cao đẳng.
Trong nội dung của quyết định miễn nhiệm 60-21/QĐ-CĐSG của Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn không thể hiện nội dung Hội đồng quản trị có ủy quyền bằng văn bản cho hiệu trưởng là ông Vũ Khắc Chương ban hành Quyết định miễn nhiệm phó hiệu trưởng là ông Trần Đức Hải.

Như vậy, theo ông Hùng, nếu Hội đồng quản trị của trường cao đẳng không ủy quyền cho ông Chương ban hành Quyết định miễn nhiệm phó hiệu trưởng thì văn bản này đã ban hành không đúng thẩm quyền và hậu quả là quyết định này không có hiệu lực pháp luật. Cơ quan, tổ chức có liên quan phải thu hồi, hủy bỏ quyết định này.

Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Vũ Khắc Chương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, cho biết nhà trường thực hiện đúng quy định về pháp lý, quy trình miễn nhiệm.

Theo ông Chương, sáng nay 9.6, Hội đồng quản trị của trường đã họp về việc xét kỷ luật với trường hợp của nghệ sĩ Đức Hải. Hội đồng thống nhất miễn nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng với nghệ sĩ Đức Hải. Sau đó, hội đồng có ra nghị quyết ủy quyền cho hiệu trưởng ký quyết định miễn nhiệm.

Được biết, nghệ sĩ Đức Hải sinh năm 1966, quê Nam Định. Ông từng du học ở Viện hàn lâm Sân khấu điện ảnh Saint Petersburg, Nga. Sau khi về nước, ông làm giảng viên Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội.

Ông cũng là một trong những nghệ sĩ đầu tiên của nhà hát Tuổi trẻ Hà Nội cùng với các nghệ sĩ khác như: Chí Trung, Ngọc Huyền, Lê Khanh, Lan Hương… Mặc dù lúc nhỏ ông đã hướng mình vào trường Đại học Ngoại thương, tuy nhiên do đam mê với sân khấu nên ông đã giấu gia đình thi vào nhà hát Tuổi trẻ. Ông đã đậu cả 2 trường cùng một lúc và chọn học trường nghệ thuật. Một thời gian sau đó ông đã đi du học tại Nga và trở về làm giảng viên tại Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Nguồn: https://1thegioi.vn/nghe-si-duc-hai-bi-mien-nhiem-chuc-vu-luat-su-noi-gi-166775.html

Dự án đường Đất Sét – Bến Củi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã làm hết trách nhiệm?

Dự án đường Đất Sét – Bến Củi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã làm hết trách nhiệm?
(TGA) - Mới đây Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đã phải ban hành quyết định thu hồi các quyết định đã ban hành trước đó với lý do “Quyết định thu hồi đất chưa đảm bảo thời gian thu hồi đất theo quy định pháp luật”.
Thứ ba, 08/06/2021 | 17:10
 

Được biết, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Tây Ninh là cơ quan kiểm tra, hướng dẫn, đơn vị thực hiện theo đúng quy định, tuy nhiên mới đây Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đã phải ban hành quyết định thu hồi các quyết định đã ban hành trước đó với lý do “Quyết định thu hồi đất chưa đảm bảo thời gian thu hồi đất theo quy định pháp luật”, “để thực hiện quy trình thủ tục thu hồi đất đảm bảo theo quy định của pháp luật”.

Niêm yếu công khai một hộ biết, đại diện?

Theo hồ sơ người dân cung cấp, nội dung Biên bản về việc công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư vào ngày 10/7/2020 do Trung tâm phát triển quỹ đất huyện phối hợp với UBND xã Lộc Ninh niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng thực hiện công trình: Đường Đất Sét – Bến Củi, đoạn từ Suối Hùng đến Trường Tiểu Học Lộc Hiệp: 114 hộ gia đình, cá nhân, thuộc xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh như sau: 1, Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (phương án bồi thường hỗ trợ về đất, phương án bồi thường hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc và hoa màu, cây trái, phương án hỗ trợ), 2, Địa điểm niêm yết công khai (tại trụ sở UBND xã Lộc Ninh, Văn phòng ấp Lộc Hiệp và Lộc Thuận). Trong đó, thành phần tham gia có ông Nguyễn Văn Sanh – Giám đốc trung tâm phát triển quỹ đất huyện; ông Nguyễn Khắc Điệp – Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh; ông Nguyễn Đắc Thịnh – Chuyên viên Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; ông Nguyễn Hoàng Minh – Công chức Địa chính – Xây dựng xã Lộc Ninh; ông Huỳnh Văn Duy – Mặt trận tổ quốc xã Lộc Ninh; và ông (bà) Phan Thị Nhiễu – Đại diện hộ dân.

Biên bản kết thúc niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày 04/08/2020, có nội dung “Các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có đất trong dự án thống nhất với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và đã được niêm yết công khai”.

Biên bản kết thúc niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày 4/08/2020, có nội dung “Các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có đất trong dự án thống nhất với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và đã được niêm yết công khai”.

Ngày kết thúc niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là ngày 4/8/2020, bao gồm các thành phần tham dự nêu trên đồng thời có thêm một nội dung khiến người dân vô cùng bất ngờ là “Các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức có đất trong dự án thống nhất với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và đã được niêm yết công khai”.

Đáng chú ý, khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 năm 2020 thì tài khoản Facebook có tên Huỳnh Văn Duy đã đăng tải thông tin trong nhóm Lộc Ninh Suối Hùng, trong đó có nhiều nội dung cho thấy đã có đến 5 đợt chi hỗ trợ, bồi thường thực hiện công trình đường Đất Sét – Bến Củi cùng với đó là nhiều hình ảnh, nội dung số tiền đã chi trả. “MTTQ xã Lộc Ninh giám sát việc cấp phát tiền bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án nâng cấp đường Đất Sét – Bến Củi; Ngày 27/04/2020 tại Hội trường UBND xã Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Lộc Ninh đã tổ chức giám sát việc chi hỗ trợ, bồi thường thực hiện công trình đường Đất Sét – Bến Củi đợt 5 cho các hộ dân thuộc ấp Lộc Thuận và ấp Lộc Hiệp xã Lộc Ninh có đất và vật kiến trúc nằm trong dự án.

Được biết trong đợt này có 37 hộ dân được mời đến nhận tiền và đã có 22/37 hộ đến nhận với số tiền là 4.843.370.352đ. Qua giám sát nhìn chung Hội đồng bồi thường đã cấp phát cho nhân dân qua 5 đợt được 174 hộ, với tổng số tiền là 15.086.437.807đ cho nhân dân kịp thời đúng quy định, các hộ dân đến nhận tiền đều động thuận cao”, Facebook Huỳnh Văn Duy đăng tải nội dung vào ngày 28/4/2020.

Tài khoản Facebook có tên Huỳnh Văn Duy đã đăng tải thông tin trong nhóm Lộc Ninh Suối Hùng, trong đó có nhiều nội dung cho thấy đã có đến 5 đợt chi hỗ trợ, bồi thường thực hiện công trình đường Đất Sét – Bến Củi 

Đối chiếu về mặt thời gian, có thể thấy những thông tin đăng tải của Facebook Huỳnh Văn Duy vào thời điểm tháng 3 và tháng 4 của năm 2020 là trước thời gian công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bởi, tới tận ngày 10/7/2020 thì Trung tâm phát triển quỹ đất mới phối hợp với UBND xã Lộc Ninh thực hiện công khai niêm yết dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và kết thúc niêm yết vào ngày 4/8/2020. Nếu đúng như thông tin tài khoản Facebook Huỳnh Văn Duy đưa thì việc đền bù, hỗ trợ đã được thực hiện rồi Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Dương Minh Châu mới tiến hành “hợp thức hóa” hồ sơ.

Trong khi đó, một số hộ dân phản ánh về vấn đề này cho biết, họ không hề hay biết việc, địa phương niêm yết công khai dự thảo các phương án bồi thường, hỗ trợ. “Không được nghe cũng không ai thông báo, nói chung là không có biết gì về vấn đề niêm yết công khai; cũng không ủy quyền cho ai về thống nhất nội dung dự thảo; không nghe thông báo cũng không nghe loa phát thanh”, bà Trần Thị Thanh Thảo nói về việc không được biết thông tin gì về công khai niêm yết dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ.

Liên quan đến vấn đề công khai, niêm yết, Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, “Mục đích của việc này nhằm tổng hợp tất cả ý kiến từ người dân để thực hiện đối thoại trực tiếp, thỏa thuận để người dân toàn ý chấp nhận phương án bồi thường, hoàn tất việc hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng. Như vậy, việc niêm yết công khai đó là chưa đảm bảo theo đúng quy trình mà pháp luật quy định. Các hộ dân có liên quan chỉ có hộ bà Nhiễu có xác nhận trong Biên bản làm việc, các hộ dân còn lại đều không biết việc này và không ủy quyền cho cá nhân nào khác để tham gia buổi làm việc về giải quyết phương án bồi thường. Quy trình này vi phạm nghiêm trọng về thành phần tham gia buổi làm việc và địa điểm niêm yết”.

Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời báo chí.

Cũng theo Luật sư Hùng “Biên bản về việc công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Biên bản về việc kết thúc niêm yết công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chỉ có một chữ ký của hộ gia đình bà Phan Thị Nhiễu là không đúng quy định pháp luật. Trong các buổi làm việc này và trong biên bản làm việc phải có ý kiến và xác nhận của các hộ gia đình có quyền lợi liên quan. Việc một hộ gia đình đại diện cho các hộ còn lại phải được lập thành văn bản về việc ủy quyền, nhưng các hộ dân khác đều không biết việc niêm yết này nên việc ủy quyền là không có. Các buổi làm việc này không khách quan, minh bạch về thủ tục và nội dung của buổi làm việc. Theo tôi, UBND xã cần phải thực hiện lại các thủ tục này để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của các hộ dân nhằm đạt được sự thống nhất trong phương án giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng”.

Thu hồi đất ở nông thôn đền bằng giá đất trồng cây lâu năm

Theo hồ sơ hộ ông Kiều Lê Mộng Xuyên cung cấp, ông Xuyên chỉ nhận được Thông báo thu hồi đất số 1467/TB-UBND ngày 4/10/2019 của UBND huyện Dương Minh Châu, thông báo này ghi “diện tích đất dự kiện thu hồi 89,2m2, loại đất đang sử dụng: Đất ở nông thôn”. Còn Bản chi tiết bồi thường, hỗ trợ có con dấu của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Dương Minh Châu (chi tiết bồi thường này, không có ngày tháng năm, cũng không có chữ ký). Tuy nhiên, bản chỉ tiết bồi thường lại chia diện tích đất bị thu hồi của ông Xuyên làm 02 loại đất là đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm (Đất ONT 85,5m2, đất CLN 3,7m2), trong khi đó, toàn bộ 295m2 đất của ông Xuyên đã được chuyển đổi thành đất ở tại nông thôn theo Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số AK617605.

Bản chi tiết bồi thường, hỗ trợ “cào bằng” giá đất ở nông thôn và giá đất trồng cây lâu năm với mức giá 300.000đồng/m2.

Chưa dừng lại ở đó, Bản chi tiết bồi thường, hỗ trợ này lại “cào bằng” giá đất ở nông thôn và giá đất trồng cây lâu năm với mức giá 300.000đồng/m2. Cụ thể, giá bồi thường của 85,5m2 đất ở nông thôn nhân với đơn giá 300.000 đồng/m2 thành tiền là 25.650.000 đồng còn 3,7m2 đất trồng cây lâu năm nhân với đơn giá 300.000 đồng/m2 thành tiền là 1.110.000 đồng. Số tiền bồi thường về đất của ông Xuyên nhận được là 26.760.000 đồng.

Quyết định 245/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá đất cụ thể để bồi thường đất thực hiện công trình đường Đất Sét – Bến Củi, huyện Dương Minh Châu.
Quảng cáo
 

Theo Luật sư Hùng, “ông Xuyên đã đáp ứng đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Cụ thể ở đây: Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; ông Xuyên có Giấy chứng nhận QSDĐ). Cho nên, ông Xuyên phải được bồi thường giá đất tính theo Quyết định 245/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh về Phê duyệt giá đất cụ thể để bồi thường thực hiện công trình đường Đất Sét – Bến Củi .Nhưng theo vụ việc, giá đất theo phương án bồi thường cho ông Xuyên là 300.000 đồng/m2 , như vậy là chưa đúng quy định pháp luật”.

“Căn cứ khoản 6 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: "Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại". Như vậy, trong trường hợp việc bồi thường thu hồi đất không thỏa đáng, NSDĐ không đồng ý với quyết định thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, không đồng ý với giá đất bồi thường tại thời điểm thu hồi… thì có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là khiếu nại đến Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu”, Luật sư Hùng nói thêm.

Dân mất thêm đất khi UBND huyện Dương Minh Châu ký quyết định cưỡng chế

Theo hồ sơ PV có được, gia đình bà Thêu nhận được Thông báo thu hồi đất, diện tích đất dự kiến thu hồi dự kiến là 150,8m2, loại đất đang sử dụng là Đất ở nông thôn. Tuy nhiên bà Thêu nhận thấy việc đền bù, hỗ trợ là chưa thỏa đáng nên chưa đi nhận tiền đền bù, hỗ trợ thì ngày 06/04/2021 Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đã ký quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Điều đáng nói, diện tích đất mà quyết định cưỡng chế ban hành lại dôi ra đến gần 30m2 tức là 181,6m2 chứ không phải là 150,8m2 đất như trong thông báo thu hồi và chi tiết bồi thường đã đưa cho người dân trước đó (bản chi tiết bồi thường này không có ngày tháng năm, không có con dấu, cũng không có chữ ký).

Thông báo thu hồi đất số 2749/TB-UBND của bà Thêu, trong đó diện tích đất dự kiến thu hồi dự kiến là 150,8m2, loại đất đang sử dụng là Đất ở nông thôn.

Bản chi tiết bồi thường của bà Thêu được chia làm 2 loại đất là đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm (bản này không có ngày tháng năm, không có con dấu, cũng không có chữ ký).

Thêm nữa, ở bản chi tiết đền bù, hỗ trợ diện tích đất bị thu hồi được chia làm 2 loại đất là đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm. Cụ thể, Trong 150,8m2 đất bị thu hồi thì có 127,7m2 được đền bù là đất ở nông thôn còn 23,1m2 được đền bù là đất trồng cây lâu năm, trong khi đó Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của bà Thêu có đến 448m2 đất, tất cả diện tích đất này đều là đất ở tại nông thôn.

Tiếp đó, Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đã ra Quyết định thu hồi lại các quyết định đã ban hành gồm. Ngày 12/5/2021 UBND huyện Dương Minh Châu ra Quyết định số 2435/QĐ-UBND về việc thu hồi quyết định thu hồi đất của hộ bà Lê Thị Thêu; lý do thu hồi là “Quyết định thu hồi đất chưa đảm bảo thời gian thu hồi đất theo quy định pháp luật;

Thu hồi quyết định 102/QĐ-UBND ngày 26/02/2020 phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ hộ bà Lê Thị Thêu; Thu hồi quyết định 174/QĐ-UBND ngày 22/03/2021 về việc phê duyệt bổ sung chi tiết phương án bồi thường, hỗ trợ hộ bà Lê Thị Thêu với lý do “Thực hiện quyết định số 2435/QĐ-UBND ngày 12/5/2021 của Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu về việc Thu hồi quyết định thu hồi đất”

Đáng nói, trong Quyết định số 2448/QĐ-UBND Về việc thu hồi Quyết định cưỡng chế thu hồi đất với lý do mà Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đưa ra là “để thực hiện quy trình thủ tục thu hồi đất đảm bảo theo quy định của pháp luật”.

 

Quyết định số 2448/QĐ-UBND Về việc thu hồi Quyết định cưỡng chế thu hồi đất với lý do mà Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu đưa ra là “để thực hiện quy trình thủ tục thu hồi đất đảm bảo theo quy định của pháp luật”.

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, “Như tôi đã phân tích ở trên, việc diện tích đất bị thu hồi có 02 loại đất là đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm thì dựa theo mục đích sử dụng đất thể hiện trên GCNQSDĐ và Quyết định thu hồi đất để xác định. Căn cứ vào Bảng giá đất của từng khu vực và loại đất để xác định giá đất phải bồi thường cho người dân. Quy trình giải quyết của UBND huyện Dương Minh Châu có sai phạm trong việc điều tra, khảo sát, kiểm đếm về tình hình đất của người dân dẫn đến phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân không đảm bảo quyền lợi cho các hộ gia đình có liên quan. Khi nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết về quyền lợi của mình bị ảnh hưởng do quyết định hành chính ban hành không đúng pháp luật của UBND huyện Dương Minh Châu. Căn cứ vào đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ xử lý các sai phạm nêu trên, bổ sung, sửa đổi hoặc có thể thực hiện lại quy trình thủ tục kiểm tra, khảo sát, kiểm đếm việc thu hồi đất ngay từ ban đầu để bảo đảm quyền lợi cho người dân”.

“Việc ông Phạm Văn Tín ban hành hàng loạt các Quyết định sai phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân có liên qua đến việc thu hồi đất có thể bị xử lý theo Chương 9 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “Điều 98. Áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức để xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai”, Luật sư Hùng nói thêm.

Ngày 15/4/2021, ông Phạm Văn Tín – Chủ tịch UBND huyện Dương Minh Châu trả lời báo chí, “Những vấn đề áp giá đền bù thì Trung tâm phát triển quỹ đất áp giá là đúng nhưng mà có cái nó sai là nó sai chỗ kiểm đếm á, nó sai là dầy nè người dân thắc mắc nên đo đi đo lại nhiều lần, việc áp giá đền bù theo Quyết định 245 và áp giá loại đất là có sơ đồ của từng hộ thì nó chính xác hết, không có vấn đề gì đâu. Trung tâm phát triển quỹ đất chỗ anh Sanh tụi tui cũng nhắc nhở anh hoài tức là đừng có vội vã với người dân thì cũng phải thận trọng để lắng nghe. Nói chung tất cả ý kiến của người dân đều phải ghi nhận hết. Có cái là quá trình anh em đi làm cũng áp lực nhiều quá”.

Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh ông Phó Giám đốc Trần Quang Sang trả lời báo chí “Trách nhiệm của Sở Tài Nguyên Môi trường cũng như một số sở liên quan, tham mưu cho huyện, UBND tỉnh để giải quyết các khó khăn trước mắt phát sinh

Cũng theo ông Sang “Theo đúng quy định của pháp luật, thời gian dự thảo phương án được niêm yết công khai tại trụ sở, tại điểm dân cư thời gian 20 ngày đây là theo quy định. Huyện Dương Minh Châu thực hiện đúng như thế, trường hợp do điều kiện ở đây là dự án cấp bách là phương án này vừa niêm yết công khai theo quy định, vừa gửi trực tiếp đến người dân để công khai đến với người dân. Rõ ràng là tính công khai; Liên quan đến các bước thực hiện của Dương Minh Châu, anh khẳng định một điều, có thể sơ xuất nào đó về lỗi đánh máy hoặc là có thể có luôn cách thức tuyên truyền vận động, tức là cách thức tiếp cận; thì vấn đề này nó thuộc tính chủ quan, có nghĩa là nó còn tùy thuộc theo năng lực, trình độ, mình không thể nói mèo nheo được. Nói đi thì nói, cũng không loại trừ, anh đảm bảo số này không nhiều. Nhưng mà có nhiều khi thì cũng có thể do lời ăn tiếng nói có thể gây hiểu lầm nhau; nếu giả dụ có thì mình cũng phải chia sẽ, cán bộ đâu phải ai cũng như nhau, đâu phải đồng đều trình độ như nhau”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Nhóm PV
nguồn: http://thegioianh.diendandoanhnghiep.vn/du-an-duong-dat-set--ben-cui-so-tai-nguyen-va-moi-truong-tinh-tay-ninh-da-lam-het-trach-nhiem-3390.htm?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR3ZHASFvOPEPN7U5_MqKmcMd2-H-Lw8yWckFbe4KCaqBneFIRUIpPAMuBY

 

: Đấu giá để tránh thất thoát

SGGP Thứ Hai, 7/6/2021 06:03
Công ty CP Đầu tư Quảng trường Mê Linh vừa có đơn gửi Chủ tịch UBND TPHCM, đề xuất nộp 2.713 tỷ đồng với mong muốn tiếp tục sở hữu khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1.
 

Khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM)  bị bỏ hoang trong thời gian dài

Khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng (quận 1, TPHCM) bị bỏ hoang trong thời gian dài

Đây là khu đất liên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, cần đưa khu đất này ra đấu giá công khai, minh bạch để tránh thất thoát ngân sách nhà nước.

Đề xuất nộp thêm tiền!

Theo đề xuất của Công ty CP Đầu tư Quảng trường Mê Linh (Công ty Mê Linh), công ty đang là chủ đầu tư khu đất này, là đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án xét xử ông Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công thương) và 9 đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Vụ án do TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm và ban hành bản án ngày 22-4-2021. Công ty Mê Linh cho rằng, đơn vị là bên thứ 3 ngay tình, sử dụng đất hợp pháp và không liên quan đến các hành vi phạm tội của các bị cáo. Do đó, mong muốn được đóng cho Nhà nước số tiền 2.713 tỷ đồng, là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đối với Nhà nước để bổ sung chức năng ở cho dự án tại khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, tiếp tục triển khai dự án.

Trước đó, cuối tháng 4-2021, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với vụ án liên quan khu “đất vàng” này. Về phần dân sự, bản án sơ thẩm 134-2021/HS-ST kết luận: Quy trình thoái vốn, chuyển quyền sở hữu và sử dụng tài sản khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng không đúng chủ trương của Nhà nước, khi thoái vốn không thông qua đấu thầu… là vi phạm pháp luật, gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.700 tỷ đồng. Mặt khác, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín không tuân thủ nghị quyết của Chính phủ mà căn cứ các văn bản của Sabeco và Bộ Công thương, chấp thuận việc chuyển quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Sabeco Pearl không đúng đối tượng, không qua đấu giá, trái với các quy định của pháp luật về đất đai. Do đó, cần thiết phải giao lại thửa đất 2-4-6 Hai Bà Trưng cho UBND TPHCM xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không gây thiệt hại cho tài sản nhà nước, cũng như đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

Đất công phải được đấu giá

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TPHCM), cho rằng, theo bản án sơ thẩm, tòa án đã kết luận việc các bị cáo giao đất có thu tiền sử dụng đất là trái pháp luật. Hiện nay, các bị cáo đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Như vậy, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tòa án có thẩm quyền vẫn kết luận việc giao đất là trái pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ theo nội dung bản án để ban hành quyết định thu hồi đất theo điểm b khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013. 

“Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thu hồi đất từ doanh nghiệp, căn cứ theo Điều 114 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có kế hoạch sử dụng diện tích đất thu hồi nêu trên như sau: giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất…”, luật sư Trần Minh Hùng cho biết. Trong đó, phương án xử lý đem lại nguồn lực tài chính tốt nhất cho cơ quan nhà nước là giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước sẽ giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Theo luật sư Trần Minh Hùng, TPHCM từng tổ chức đấu giá thành công nhiều khu “đất vàng”, như vậy sẽ tránh tình trạng trục lợi, gây thất thoát tài sản nhà nước. 

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, mặc dù đã có nhiều luật, nghị định về quản lý, sử dụng tài sản công nhưng qua vụ án Sabeco có thể nhận thấy còn có sự buông lỏng quản lý, kiểm tra giám sát, hậu kiểm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, công sản. Mặt khác, các quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở để các cá nhân, pháp nhân lợi dụng “biến” tài sản công thành tài sản tư. Do đó, theo luật sư Trần Minh Cường, việc đấu giá quyền sử dụng đất sau khi thu hồi trong các vụ án, trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công là cần thiết, vừa tạo ra mặt bằng giá thị trường công khai, minh bạch, vừa thu về số tiền cao nhất có thể cho ngân sách nhà nước. 

Theo các chuyên gia pháp lý, quy phạm pháp luật về quản lý tài sản công hiện nay khá chặt chẽ. Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (ban hành ngày 21-6-2017) quy định, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. “Việc quản lý, sử dụng, sắp xếp phải tuân theo các quy định có liên quan như Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định về việc sắp xếp lại tài sản công. Theo đó, chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định; trường hợp bán tài sản công phải thông qua đấu giá...”, luật sư Trần Minh Cường nhấn mạnh.

ĐỨC TRUNG

nguồn: https://www.sggp.org.vn/khu-dat-vang-246-hai-ba-trung-tphcm-dau-gia-de-tranh-that-thoat-737234.html

 

20207dc

Nghệ sĩ sẽ lĩnh hậu quả nếu quảng cáo sản phẩm sai sự thật'
25/05/2021    13:30 GMT+7

“Những người truyền tải sản phẩm quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất hành vi và hậu quả mà người sử dụng sản phẩm bị ảnh hưởng”, luật sư Trần Mạnh Hùng chia sẻ với VietNamNet.

 

Thời gian gần đây, rất nhiều nổi tiếng, như ca sĩ, diễn viên, người mẫu..., quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc Đông y,... trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, Tik Tok. Với thù lao cao, việc quảng bá đơn giản, gọn nhẹ nên nhiều nghệ sĩ đã nhận quảng bá mỹ phẩm, thuốc giảm cân, chữa bệnh ung thư dạ dày, u xơ, u nang, viêm họng... 

Sức ảnh hưởng của nhiều nghệ sĩ lớn nên các sản phẩm được giới thiệu và quảng bá rộng rãi và tác động không nhỏ đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng, nhưng chính các thông tin mập mờ, sản phẩm chất lượng kém gây ra nhiều bức xúc và liên tiếp bị phản ánh trong thời gian qua.

'Nghệ sĩ sẽ lĩnh hậu quả nếu quảng cáo sản phẩm sai sự thật'
Quyền Linh phải xin lỗi khán giả sau khi giới thiệu sản phẩm thiếu tiết chế.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn luật sư TP.HCM để trao đổi về vấn đề này

Nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không đúng tác dụng hoặc gây phản ứng đối với người tiêu dùng sẽ phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

- Nếu nghệ sĩ đã ký kết hợp đồng quảng cáo nhưng nói không đúng sự thật về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, người sử dụng không có kết quả tốt như lời quảng cáo hoặc gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng thì những người truyền tải sản phẩm quảng cáo sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với tính chất hành vi và hậu quả mà người sử dụng sản phẩm bị ảnh hưởng.

Nếu người tiêu dùng khởi kiện yêu cầu bồi thường các thiệt hại về mặt dân sự, sức khoẻ những người nghệ sĩ vẫn liên đới phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trường hợp những người quảng cáo tự lấy danh xưng, tên tuổi không liên quan đến người nghệ sĩ (người nghệ sĩ chưa đồng ý) nếu xảy ra các thiệt hại khác thì người nghệ sĩ không phải liên đới hay chịu trách nhiệm.

Nhiều khán giả phản ánh một nghệ sĩ quảng cáo cho rất nhiều sản phẩm, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác nhưng không sử dụng sản phẩm. Họ sẽ bị xử lý như thế nào nếu những sản phẩm ấy không mang lại kết quả như quảng cáo?

Pháp luật xử lý không phân biệt nghề nghiệp. Ở góc độ công chúng nghệ sĩ được công chúng yêu mến, tin tưởng có lượng người theo dõi nhất định. Nghệ sĩ quảng cáo không đúng công dụng của thực phẩm chức năng, làm cho nhiều người ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khoẻ, sắc đẹp dưới hình thức livestream, phát trên Youtube vẫn liên đới, chịu trách nhiệm trước thiệt hại của người tiêu dùng khi họ yêu cầu khởi kiện hoặc đưa ra cơ quan chức năng xử lý.

Các nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm vẫn liên đới chịu trách nhiệm, nếu người chủ sản phẩm bị xử lý hình sự, người nghệ sĩ vẫn liên đới cả về mặt hành chính, dân sự, thậm chí hình sự. Thực tế, hầu như các nghệ sĩ không sử dụng sản phẩm đó mà chỉ là người ký hợp đồng quảng cáo với chủ sản phẩm để nói những lời quảng cáo theo yêu cầu.

Khán giả chỉ mặt, điểm tên nhiều nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng hiệu quả không như mong muốn hoặc tác động xấu đến sức khoẻ, có phải các nghệ sĩ đang thiếu trách nhiệm, ý thức đối với việc quảng cáo?

Tôi cho rằng nhiều người nghệ sĩ này chủ yếu nghĩ đến lợi ích của bản thân, nhận thức sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật nhưng vì lợi ích quá lớn nên sẵn sàng mà bất chấp.

Qua vấn đề này, tôi thấy các nghệ sĩ ngoài tuân thủ các quy định pháp luật trongLuật Quảng cáo, pháp luật cần hoàn thiện hơn những chế tài đối với những người nghệ sĩ trong trường hợp này. Những người nghệ sĩ nên rút bài học kinh nghiệm về chuẩn mực đạo đức, người của công chúng phải hướng đến công chúng, hướng đến xã hội, không nên đặt lợi ích của mình lên tất cả mà bất chấp tác hại của sản phẩm đó gây ảnh hưởng đến người hâm mộ đặc biệt là người hâm mộ “ruột”.

Việc này xảy ra từ lâu nhưng gần đây người dân đã biết quan tâm, lên án những hành vi này. Đây là sự văn minh có mặt tích cực để ngăn ngừa những người nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm tràn lan trên livestream, Youtube, Facebook như hiện nay.

Không phải các sản phẩm, thực phẩm chức năng đều có tác dụng không tốt, anh thể tư vấn quy trình hợp lý khi nghệ sĩ tiếp cận các lời đề nghị quảng cáo cho đến khi thực hiện mà không xảy ra rủi ro liên quan?

Tôi cho rằng thực phẩm chức năng không phải là một loại thuốc và thực tế câu nói này đã xuất hiện trên các kênh truyền thông. Tuy nhiên, qua các lời nói của những người nghệ sĩ sản phẩm này sẽ chữa hết bệnh, đây là việc gây nên hiểu lầm cho khách hàng.

Do vậy để tránh trường hợp này khi ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm nghệ sĩ phải hiểu rõ về mặt pháp lý, Luật Quảng cáo, truyền tải sản phẩm quảng cáo đúng sự thật theo quy định pháp luật, không nói quá, nói sai về sản phẩm.

Khi nghệ sĩ làm việc với chủ sở hữu sản phẩm, nghệ sĩ phải hiểu mình truyền tải những gì đúng pháp luật đồng thời người nghệ sĩ thấy trách nhiệm trong hợp đồng quảng cáo đó và đưa ra giới hạn câu, từ không phải hoàn toàn nói theo câu, từ người quảng cáo. Khi ký hợp đồng hợp đồng quảng cáo, các nghệ sĩ nên liên hệ với cơ quan, cá nhân am hiểu về pháp lý để được tư vấn về trách nhiệm, lời nói, hành động khi truyền tải sản phẩm quảng cáo này.

Anh nghĩ sao về việc nghệ sĩ phải thử hay có thời gian sử dụng mới nên quảng cáo sản phẩm?

Tôi cho rằng nếu người nghệ sĩ chưa sử dụng sản phẩm quảng cáo, chưa biết được kết quả, hiệu quả không nên nói và không nên sử dụng câu từ như bản thân đã sử dụng sản phẩm đó hoặc như bản thân mắc những căn bệnh đó gây hiểu lầm cho công chúng.

Thực tế, những nghệ sĩ hầu như chưa sử dụng, thậm chí không mắc căn bệnh đó nhưng vẫn quảng cáo sai sự thật, nói những điều không đúng về sản phẩm. Quảng cáo phải nói đúng sự thật sản phẩm chẳng hạn như công dụng, hiệu quả như thế nào, không nên nói “mình đã sử dụng sản phẩm bao lâu và hiện nay đã hết”.

Đa số các nghệ sĩ hiện nay tôi thấy hầu như nói về thời gian mình sử dụng các sản phẩm đó và khẳng định đã chữa trị hết. Nếu nghệ sĩ không sử dụng thì không được khẳng định như vậy vì đã vi phạm Luật Quảng cáo. 

Diệp Toàn - M.T

nguòn: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/luat-su-len-tieng-viec-nghe-si-bat-chap-quang-cao-san-pham-kem-chat-luong-739559.html

Page 11 of 53

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006