Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Viết Dũng | 27/09/2017 12:40 PM

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (bên trái) và Ngô Thị Kiều.

Hai cô gái đi uống cà phê bị chính quyền phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM) kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội diện “người vô gia cư” vì không có giấy tờ tùy thân.

 

Không có giấy tờ tùy thân, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Trình bày với PV, bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (54 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) cho biết, khoảng 15h ngày 18/9, con gái bà là Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi) và bạn tên Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) từ quận 2 xuống quán của người quen tại khu phố 5, phường Tam Bình (quận Thủ Đức) uống cà phê.

Đến 16h, lực lượng công an phường Tam Bình đi tuần tra kiểm tra hành chính các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Khi kiểm tra quán cà phê nơi Nhung và Kiều ngồi, hai cô gái không xuất trình được chứng minh thư hay bất cứ giấy tờ nào chứng minh nhân thân nên bị mời về trụ sở Công an phường Tam Bình làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (con gái bà Nghĩa)

Chủ quán nơi Nhung và Kiều uống cà phê đã tới Công an phường Tam Bình xin bảo lãnh cho cả hai. Tuy nhiên, Công an phường này nói đã lập hồ sơ, đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở 463 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

"Khoảng hơn 17h cùng ngày, tôi nhận được điện thoại của anh chủ quán cà phê nói Nhung và Kiều đang bị mời làm việc tại Công an phường Tam Bình. Anh này nói tôi mau cầm giấy tờ rồi qua chở đến công an bảo lãnh cho cả hai về nhà.

Sau đó, tôi lấy giấy tờ qua xin bảo lãnh con, nhưng nhận được thông báo chính quyền phường Tam Bình đã đưa con tôi đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, theo diện "người vô gia cư"", bà Nghĩa bùi ngùi nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Mỹ Nghĩa chia sẻ sự việc với PV.

Theo lời bà Nghĩa, bà đem giấy tờ gồm sổ hộ khẩu bản gốc, CMND photo công chứng của bà và Nhung đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội trên xin bảo lãnh cho con về. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm này nói "chưa đúng thủ tục", yêu cầu bà về quê tại tỉnh Tiền Giang xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân, sau đó mới giải quyết được.

Bà Nghĩa bày tỏ: "Con gái tôi không phạm pháp tại sao lại bắt nó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội? Mẹ con tôi đều là những người nông dân chân chất, không hiểu biết gì về pháp luật. Bé Nhung chỉ thiếu giấy tờ tùy thân bên mình, vậy mà chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ, cán bộ phường đã đưa con tôi vào đó. Họ làm vậy có khác nào làm khó mẹ con chúng tôi?".

Chiều 19/9, bà Nghĩa bắt xe về quê ở Tiền Giang xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm. Gia đình Kiều ở tỉnh Đồng Nai cũng đang làm giấy tờ xin xác nhận nhân thân, bảo lãnh cô gái này về.

Đến sáng 27/9, hai cô gái vẫn trong Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Chính quyền nói gì việc đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Nghĩa, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền phường Tam Bình ngay trong chiều 19/9. Tại đây, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình yêu cầu PV để lại câu hỏi phỏng vấn và nói sẽ trả lời sớm nhất về vụ việc.

Sáng 22/9, chính quyền phường Tam Bình đã gửi văn bản số 363/UBND trả lời chúng tôi.

Văn bản do ông Quốc ký cho hay, thực hiện kế hoạch số 191/KH-CAP ngày 18/9/2017 của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn, lúc 16h ngày 18/9, tổ công tác của công an phường tiến hành kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình.

Tổ công tác kiểm tra hành chính quán cà phê MU, có địa chỉ tại A42, đường D chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5.

Tổ công tác yêu cầu 2 đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để kiểm tra, nhưng cả hai không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào. Tổ công tác mời hai đương sự trên về trụ sở công an phường làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 3.

Cùng với chị Nhung, Kiều cũng bị chính quyền phường Tam Bình đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Văn bản nêu, trong quá trình tiếp xúc làm việc, hai đương sự khai các thông tin gồm: Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1996, quê Tiền Giang, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, có mẹ ở TP HCM song đương sự không rõ ở đâu và không liên lạc được; Ngô Thị Kiều, sinh năm 2000, quê quán Đồng Nai, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, không có nhân thân tại TP.

Trong suốt quá trình làm việc, hai đương sự không trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mặc dù công an phường yêu cầu cả hai gọi điện nhờ người thân mang giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh về, nhưng hai cô gái không hợp tác và không gọi cho ai.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 4.

Bà Nghĩa đã về quê xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Đến 19h45 ngày 18/9, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Việc làm trên theo quy định của UBND TP HCM về quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP HCM.

"Tổ công tác công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho hai đương sự (Nhung và Kiều – PV), trong suốt quá trình làm việc đã tạo điều kiện cho hai đương sự trình bày cũng như liên hệ với gia đình cung cấp giấy tờ nhằm giải quyết cho hai đương sự ra về.

Tuy nhiên, hai đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu", văn bản nêu.

Khi PV đặt câu hỏi, tại sao chỉ chưa đầy 2h đồng hồ đã đưa Nhung và Kiều và Trung Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình nói như đã trả lời trong văn bản.

PV tiếp tục đặt câu hỏi, Nhung và Kiều chỉ là khách uống cà phê bình thường, có phải ai uống cà phê quên mang giấy tờ cũng có thể bị kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Chiến nói: "Chỉ kiểm tra hành chính bình thường, chứ không có nghi ngờ gì hai người này phạm tội gì đâu. Do Nhung và Kiều không mang giấy tờ nên đưa về phường xử lý".

 

Về thông tin bà Nghĩa nói Nhung có nhờ chủ quán cà phê gọi điện về bảo đem giấy tờ tới đưa về, nhưng trong văn bản trả lời của UBND phường khẳng định "Nhung bất hợp tác, không liên lạc với ai"?, ông Chiến bảo "như đã trả lời hết trong văn bản, không nói gì thêm được".

Luật sự nói gì khi đưa hai cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội sau gần 2 giờ làm việc?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết:

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Để đưa một người vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

"Theo tôi, mới chỉ 2 tiếng đồng hồ mà cơ quan chức năng đã đưa 2 chị này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật vì còn phải xác minh cụ thể.

Hơn nữa, theo thông tin của người nhà thì họ đã đưa giấy tờ tùy thân để bảo lãnh, nhưng các cơ quan này vẫn không chấp nhận là không có căn cứ. Vì giấy tờ tùy thân là căn cứ thể hiện người đó có hộ khẩu tại đâu.

Hai cô gái này chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu. Chỉ khi xem xét các giấy tờ tùy thân, xác minh cụ thể mới có căn cứ xác minh về nhân thân, công việc và nơi cư trú của họ. Từ đó mới có căn cứ đưa vào Trung tâm", luật sư Hùng nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 5.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM)

Luật sư Hùng nói: "Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao lại kiểm tra 2 cô gái này, vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân? Bởi không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật".

Nguồn: Soha

Hai cô gái xinh đẹp thành người “vô gia cư” vì quên đem chứng minh nhân dân?

Hai cô gái đi uống cà phê thì bị chính quyền phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM) kiểm tra không có giấy tờ tùy thân, sau đó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội diện “người vô gia cư”.

Không có CMND trong 2h đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Trình bày với PV, bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (54 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) cho biết, khoảng 15h giờ ngày 18/9, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi, quê Tiền Giang, con gái bà Nghĩa) và bạn Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) từ quận 2 xuống quán người quen tại khu phố 5, phường Tam Bình (quận Thủ Đức) uống cà phê.

Đến 16h, lực lượng Công an phường Tam Bình đi tuần tra kiểm tra hành chính các hộ kinh doanh trên địa bàn. Khi kiểm tra quán cà phê nơi Nhung và Kiều ngồi, cả hai đã không xuất trình được giấy tờ tùy thân nên được mời về trụ sở Công an phường Tam Bình làm việc.

Chủ quán nơi Nhung và Kiều uống cà phê đã tới Công an phường Tam Bình xin bảo lãnh cho cả hai. Tuy nhiên, Công an phường này nói đã lập hồ sơ, đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

"Khoảng hơn 17h cùng ngày, tôi nhận được điện thoại của chủ quán cà phê nói Nhung và Kiều đang bị mời làm việc tại Công an phường Tam Bình. Anh này nói tôi mau cầm giấy tờ rồi qua chở đến Công an để bảo lãnh cả hai về nhà. Sau đó tôi lấy giấy tờ qua xin bảo lãnh con nhưng nhận được thông báo, chính quyền phường Tam Bình đã đưa con tôi diện "người vô gia cư" đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long", bà Nghĩa bùi ngùi nói.

Theo lời bà Nghĩa, sau đó bà đem giấy tờ tùy thân của bà và Nhung đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội trên xin bảo lãnh cho con về. Tuy nhiên cán bộ Trung tâm này nói "chưa đúng thủ tục", yêu cầu bà Nghĩa về quê nhà tại tỉnh Tiền Giang để xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân, sau đó mới giải quyết được.

Bà Nghĩa bày tỏ: "Con gái tôi không phạm pháp tại sao lại bắt nó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội? Mẹ con tôi đều là những người nông dân chân chất, không hiểu biết gì về pháp luật. Bé Nhung chỉ thiếu giấy tờ tùy thân bên mình, vậy mà chỉ chưa đầy 2h đồng hồ, cán bộ phường đã đưa con tôi vào đó. Họ làm vậy, có khác nào làm khó mẹ con chúng tôi?".

Hiện Nhung vẫn đang ở tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM. Chiều 19/9, bà Nghĩa từ biệt chúng tôi sau cuộc trò chuyện để bắt xe về quê nhà ở tỉnh Tiền Giang xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm.

Trong lúc đó, gia đình của Kiều ở tỉnh Đồng Nai cũng đang làm giấy tờ xin xác nhận nhân thân, bảo lãnh Kiều ra khỏi nơi trên. Đến sáng 22/9, cả hai gia đình vẫn chưa làm xong giấy tờ.

Chính quyền nói gì việc đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Nghĩa, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền phường Tam Bình, quận Thủ Đức chiều 19/9. Tại đây, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình yêu cầu để lại câu hỏi phỏng vấn, sẽ trả lời sớm nhất về vụ việc.

Sáng 22/9, chính quyền phường Tam Bình đã gửi văn bản số 363/UBND trả lời chúng tôi. Theo văn bản do ông Quốc ký, thực hiện kế hoạch số 191/KH-CAP ngày 18/9/2017 của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn.

Vào lúc 16h ngày 18/9/2017 tổ công tác của Công an phường Tam Bình tiến hành kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hành chính đối với quán cà phê MU, địa chỉ A42, đường D chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình.

Qua kiểm tra tổ công tác yêu cầu 2 đương sự: Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để kiểm tra nhưng hai đương sự trên không xuất trình bất cứ loại giấy tờ nào, tổ công tác mời hai đương sự trên về trụ sở Công an phường để làm việc.

Trong quá trình tiếp xúc làm việc với hai đương sự khai: Nguyễn Thị Tuyết Nhung sinh năm 1996, quê Tiền Giang không đăng ký tạm trú tại TP HCM, có mẹ ở TP HCM song đương sự không rõ ở đâu và không liên lạc được; Ngô Thị Kiều, sinh năm 2000, quê quán Đồng Nai, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, không có nhân thân tại TP.

Trong suốt quá trình làm việc, cả hai đương sự không trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào, mặc dù Công an phường yêu cầu cả hai đương sự gọi điện nhờ người thân mang các loạn giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh về nhưng hai đương sự không hợp tác và không gọi cho ai.

Đến 19h45 cùng ngày, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM. Việc làm trên theo quy định của UBND TP HCM về quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP HCM.

"Tổ công tác Công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho hai đương sự (Nhung và Kiều – PV) trong suốt quá trình làm việc đã tạo điều kiện cho hai đương sợ trình bày cũng như liên hệ với gia đình cung cấp các nội dung giấy tờ nhằm giải quyết cho hai đương sự trên ra về. Tuy nhiên hai đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu", văn bản báo cáo nêu.

Câu hỏi nhờ anh luật sư Hùng nhận định giúp.

Việc đưa 2 cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh chỉ sau chưa đến 2h vì thiếu giấy tờ tùy thân có đúng không? Có các bước xác minh nào không, hay chỉ cần lý do không có giấy tờ trong 2h là bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Theo quy định cụ thể là Căn cứ quy định tại điều 25 nghị định 136/2013 và quyết định 29/2017 của UBND TP.HCM, trường hợp đưa 2 chị nào vào Trung tâm bảo trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.  Để đưa một người vào trung tâm bảo trợ xã hội khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú... rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương của người đó tạm trú/thường trú. Theo tôi, mới chỉ 2 tiếng đồng hồ nưng cơ quan chức năng đã đưa 2 chị này vào Trung tâm bảo trợ là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật vì còn phải xác minh cụ thể. Hơn nữa, theo thông tin của người nhà thì người nhà đã đưa giấy tờ tùy thân để bảo lãnh nhưng các cơ quan này vẫn không chấp nhận là không có căn cứ. Vì giấy tờ tùy thân là căn cứ thể hiện người đó có hộ khẩu tại đâu.

Trong văn bản UBND phường Tam Bình nói dựa  Quyết định Số: 29/2017/QĐ-UBND "Quyết định này quy định tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" ===> Vậy, với trường hợp hai cô gái này cụ thể là gì? Hai cô gái chưa xuất trình ngay được giấy tờ tùy thân nhưng có phải người sinh sống nơi công cộng không? Có phải người lang thang như giải thích UBND phường?

Hai cô gái này chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc người an xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu. Chỉ khi xem xét các giấy tờ tùy thân, xác minh cụ thể mới có căn cứ xác minh về nhân thân và công việc của họ, cư trú của họ thì mới có căn cứ đưa họ vào trung tâm.

Trong văn bản có nêu “Thực hiện kế hoạch của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn", Có phải khách nào uống cà phê cũng kiểm tra tại quán đó không, hay chỉ ngẫu nhiên? Hay có lý do nào khác để kiểm tra hai cô gái này.

Tôi vẫn chưa hiểu lý do lại kiểm tra 2 cô gái này, vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân họ? Bởi cứ không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

BÀO BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN - MAI VĂN LUÂN

Tôi luật sư Trần Minh Hùng - luật sư VPLS Gia Đình, Đoàn luật sư TPHCM.

Tôi bào chữa cho bị cáo Mai Văn Luân, sinh ngày 15/7/2000 phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 138 Bộ luật hình sự.

Nội dung bào chữa:

Tại Điều 69 BLHS quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.”

Tại điều Điều 74 quy định về Tù có thời hạn như sau:

“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1.   Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Bị cáo Luân có các tình tiết giảm nhẹ sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.   Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a)

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c)

d)

đ)

e)

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i)

k)

l)

m)

n)

o)

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q)

r)

 s)

2.   Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Tại Điều 47 quy định về  Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau:

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Ngoài ra, tại khoản 2, điều 46 Bộ luật Hình sự quy định:

“Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

Quy định này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 của HĐTP TANDTC quy định tại khoản 5, điểm c quy định các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ như như:

“- Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt (bà Hoa có đơn bãi nại cho bị cáo).

- Gia đình bị cáo khắc phục, bồi thường.”

- Căn cứ các quy định trên, căn cứ Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri tôn nhận định bị cáo chưa thành niên, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã khắc phục hậu quả, đã đầu thú.

- Căn cứ Điều 60 quy định về Án treo như sau:

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.”

- Căn cứ theo quy đinh tại  Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Căn cứ vào các quy định trên, tôi kính mong HĐXX cho bị cáo Mai Văn Luân được hưởng án treo với thời gian thử thách ngắn nhất để bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn hội đồng xét xử và chấp nhận nội dung bào chữa của tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Ngày 22/9/2017

LS TRẦN MINH HÙNG

Từ ngày 15-9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực. Theo đó, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; hông tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng… bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

-         Quan điểm của Luật sư về nội dung của Nghị định này như thế nào, thưa anh?

    Tôi hoàn toàn đồng ý với nghị định này, hiện nay ở Vn việc thả chó rông, không tiêm vac-xin rất nhiều vừa gây mất vệ sinh, mất mỹ quan đô thị và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác.

Quy định về việc thả chó rông đã được quy định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa có chế tài và mức phạt cụ thể nên việc ban hành nghị định này theo tôi là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm an toàn cho mọi người.

-         Có ý kiến lo ngại tính khả thi của Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Đặc biệt là khâu tiếp nhận, quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm nghị định 90/2017/NĐ-CP (Cơ quan nào sẽ đứng ra giải quyết, xử lí…các hành vi vi phạm nghị định). Luật sư có ý kiến gì về vấn đề này, thưa anh?

    Thẩm quyền xử phạt về các hành vi này có thể là Chủ tịch UBN Phường, xã, Trưởng công an xã/phường, Cơ quan quản lý đô thị, chủ tịch quận/huyện...theo tôi thẩm quyền này phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính vfa đã được luật quy định. Tôi cho rằng điều này có tính khả thi vì việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này không khó và thẩm quyền của các cơ quan này là phù hợp với quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

-         Anh có đề xuất giải pháp gì để Nghị định 90/2017/NĐ-CP được triển khai đem lại hiệu quả thiết thực?

Theo tôi cần phổ biến nghị định này đến mọi người dân từ các khu phố, tổ trưởng, UBND Phường/xã...đến tận từng địa phương. Phổ biến ở đây trên báo chí, trên phương tiện truyền thông, báo đài, trực tiếp hoặc gián tiếp đến tận người dân để người dân nâng cao ý thức chung cho xã hội, đây là sự văn minh, tiến bộ nên cần được tuyên truyền và người dân có nghĩa vụ thực hiện đúng tinh thần nghị định.

Cảm ơn Luật sư!

Theo như quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự quy định về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử như sau:

“1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải."

Căn cứ điều điều 313 quy định về tội Tội che giấu tội phạm như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);”

Căn cứ điều điều 314 quy định về tội Tội không tố giác  tội phạm như sau:

1.   Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.   Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3.   Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Căn cứ vào các quy định trên thì bạn gái của Thọ có thể có dấu hiệu của hành che giấu tội phạm hoặc hành vi không tố giác tội phạm theo quy định tại điều 313 và 314 của Bộ luật hình sự tùy thuộc vào việc sau khi điều tra có xác định được cô người yêu này có hành vi che dấu, tiếp tay, hỗ trợ hoặc không trình báo cơ quan chức năng khi biết Thọ trốn hay ở đâu...Tuy nhiên, việc xác định cô gái có phạm tội hay không còn chờ kết quả điều tra cụ thể mới có thể xác định được hành vi có cấu thành tội phạm hay không.

 
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản sẽ 'lâm nguy'
Đăng lúc: 15/09/2017 11:18
 
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất khiến 'thuế chồng thuế'
   “Áp dụng thuế VAT lên 12% khi chuyển quyền sử dụng đất thì giá nhà đất sẽ đội lên cao khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc mua nhà; đồng thời các tổ chức kinh doanh bất động sản cũng như nhiều ngành kinh tế khác sẽ khó khăn hơn”, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nêu.

Trong tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, luật thuế Thu nhập cá nhân và luật thuế Tài nguyên (dự án luật), Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT để chuyển sang chịu thuế VAT với mức thuế suất thông thường 10%.

Bộ Tài chính cũng đề nghị bỏ quy định giá tính thuế VAT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước tại điểm h khoản 1, điều 7 của luật thuế Giá trị gia tăng.

Đừng để thêm tình trạng thuế chồng thuế

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng không nên áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất.

Hiện người dân có nhu cầu về nhà ở rất cao và họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mua nhà ở vì thu nhập của người dân chỉ ở mức trung bình, rất khó tiếp cận việc mua nhà ở. Do đó, nếu “áp dụng thuế VATlên tới 12% khi chuyển quyền sử dụng đất thì lúc này giá nhà đất sẽ đội lên cao hơn rất nhiều khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc mua nhà; đồng thời các tổ chức kinh doanh bất động sản cũng khó khăn hơn”, ông Hùng nêu.

Theo ông Hùng, hiện giao dịch về chuyển quyền các bên đã phải chịu thuế Thu nhập cá nhân và Lệ phí trước bạ. Các thuế và lệ phí này cũng đã “tương đối” rồi nên việc tiếp tục áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất là “thuế chồng thuế” và không phù hợp với quy luật của xã hội cũng như quy định pháp luật.

“Một vấn đề mà xã hội và nhà nước đang quan tâm là làm sao người thu nhập thấp có nhà ở nhưng với dự thảo này thì lại mâu thuẫn với chính sách và mong muốn của xã hội”, ông Hùng nói.

Luật sư này cho biết thêm, cần hiểu rằng thuế VAT có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, tất cả doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân. Nếu đánh thuế VAT chuyển quyền sử dụng đất như đề xuất thì phải chịu thêm thuế 12% nữa, tức là tăng 7 lần so với thuế, phí hiện hành. Đây là mức thuế rất cao và rất nguy hiểm cho thị trường, giao dịch bất động sản.

“Việc áp dụng mức thuế này cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cho vay, thế chấp. Bởi với việc áp dụng mức thuế như dự thảo thì sẽ ít nhà đầu tư giao dịch, việc mua bán nhà sẽ khó phát triển... tình trạng này sẽ kéo theo nợ xấu tăng”, ông nói.

Nên giữ nguyên mức thuế suất đến 2021

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, tại khoản 6 điều 5 luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành đã quy định chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế VAT là hoàn toàn đúng, để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phù hợp với tình hình thực tiễn, “hợp tình hợp lý”.

“Nay, dự thảo luật dự kiến áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm. Do vậy, không áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì hợp tình hợp lý hơn”, ông Châu cho biết.

Về dự kiến của Bộ Tài chính nâng thuế suất thuế VAT theo phương án 1 (tăng từ 10% lên 12%) hoặc phương án 2 (tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1.1.2019 và 14% từ ngày 1.1.2021), ông Châu cho rằng nên giữ nguyên mức thuế hiện tại 10% từ nay đến năm 2021. Lý do là nhiều nước ASEAN vẫn đang duy trì thuế suất tương tự hoặc thấp hơn (Indonesia, Lào, Campuchia có thuế suất VAT 10%, Singapore 7%, Thái Lan 5%).

“Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó, việc đề xuất tăng thuế VAT lên 12% sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên", ông Châu nói.

Tại cuộc hội thảo về 5 luật thuế vừa diễn ra chiều hôm qua do VCCI tổ chức, nhiều chuyên gia cũng lên tiếng phản đối đề xuất áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cho rằng, bản chất của giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ lưu thông tiêu dùng. Khi nhìn nhận như vậy, quyền sử dụng đất theo luật Thương mại không được xem là hàng hoá thông thường. Bản chất quyền sử dụng đất là quyền về pháp lý, tương tự hàng loạt quyền khác như quyền sở hữu trí tuệ, quyền mua bán ngoại tệ... vốn không nằm trong đối tượng chịu thuế VAT.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết đề xuất về thuế của Bộ Tài chính có thể khiến thị trường bất động sản gặp nguy vì giá nhà sẽ tăng lên rất nhiều.

“Một ngôi nhà, trước đề xuất áp thuế VAT sẽ chỉ chịu thuế trước bạ (0,5%) và thuế thu nhập cá nhân (2%), tức chỉ đóng 2,5%. Nếu bị áp VAT lên quyền sử dụng đất, vô hình chung giá sẽ tăng thêm 12% nữa. “Rất cao. Đánh thuế như thế này thị trường bất động sản rất nguy hiểm”, ông Hà nhấn mạnh.

Ông Hà cũng cho rằng bất động sản có quan hệ lớn đến các thị trường khác như xây dựng, sản xuất vật liệu,... đặc biệt là ngành tín dụng. Mặc dù tổng giá trị vay bất động sản thấp, tín dụng bất động sản chiếm chỉ từ 10-11% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng nhưng khoản vay thế chấp bằng bất động sản thì lớn hơn nhiều, khoảng 70%. Do đó, nếu áp thuế khiến giá nhà tăng tận 12% thì thị trường khó giao dịch được, kéo theo nợ xấu và các vấn đề khác bị tác động.

Hoài Phong

Nguồn: Một thế giới

Câu hỏi gửi anh Hùng vụ bịa đặt thông tin !

Thời gian gần đây trên MXH xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt như: Rơi máy bay ở Nội Bài, chặt đầu ở Vincom, Xuất hiện nhóm giả thú y bắt chó... Nhưng thông tin này được chia sẻ nhiều và gây hoang mang cho người dân.

Vậy:

Luật sư cho biết hành vi bịa đặt thông tin sai sự thật trên MXH để câu like có thể bị xử lý như thế nào ?

Theo quy định Bộ luật Dân sự năm quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Bộ luật Dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định: Nghiêm cấm các hành vi “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Hành vi trên có thể bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điểm g khoản 3 Điều 66).

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội một cách nghiêm trọng có thể bị xử lý về hình sự về các tội Vu khống, Làm nhục người khác .... Ngoài ra, tùy mức độ, tính chất hành vi mà mặt hình sự nếu có hành vi bịa đặt, đăng những bài viết vu khống, bôi nhọ này, câu like, gây ảnh hưởng nghiêm trọng mà có thể bị bị xử lý về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Theo điểm c Khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nghiêm cấm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.

Nhà nước và xã hội thực hiện các biện pháp phòng, chống các hành vi xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin. Quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được bảo vệ theo quy định của pháp luật (Điều 67 Luật Công nghệ thông tin năm 2006)..

Việc người dân chia sẻ những thông tin bịa đặt lên trang cá nhân của mình rồi thêm thắt, bày tỏ quan điểm cá nhân có thể bị xử lý hay không ?

Theo quy định pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào quy định người chia sẻ những thông tin bịa đặt lên trang cá nhân của mình rồi thêm thắt, bày tỏ quan điểm cá nhân có thể bị xử lý. Tuy nhiên, nếu người chia sẻ mà thêm thắt, bày tỏ quan điểm cá nhân xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, vu khống...thì vẫn có thể bị xử phạt như người có hành vi bịa đặt thông tin sai sự thật

Thời gian gần đây việc bịa đặt thông tin trên MXH khá nhiều, theo luật sư chế tài xử lý vi phạm hành vi này có đủ mạnh hay chưa ? cần tăng mức phạt hay không ?

Theo tôi mạng xã hội chỉ là nơi chia sẽ những thông tin bổ ích, kết nối giao lưu. Do vậy các bạn trẻ nên sử dụng như là một công cụ giao lưu, giải trí, tìm hiểu và học hỏi như các trang thông tin khác. Không nên coi mạng xã hội như là nôi trút giận, nói xấu, xúc phạm nhau. Đồng thời nếu thấy không cần thiết, ảnh hưởng đến công việc, cá nhân và gia đình thì cũng không nên chia sẻ hình ảnh, đời tư, nhân thân của mình trên mạng xã hội công khai vì khi có xung đột thì có thể gây hệ lụy cho mình. Không nên sống chết vì phải có mạng xã hội hay phải có tài khoản mạng xã hội để tâm sự hay chia sẻ hết tất cả mọi thứ của cuộc sống lên trên đó.

Do mạng xã hội cũng mới vào Việt Nam cũng chưa phải lâu và do đủ mọi tầng lớp đều được sử dụng miễn phí và công nghệ phát triển như hiện nay nên từ thành thị đến nông thôn ở Việt nam hầu như ai cũng sử dụng mạng xã hội. Do nhận thức còn hạn chế, ý thức pháp luật còn thấp, chưa biết coi trọng quyền nhân thân, danh dự người khác, tư tưởng sống "lệ làng", hay do tính cách người Việt chúng ta hay nói là "nhiều chuyện" hay xen vào chuyện người khác còn ăn sâu trong tư tưởng nhiều người Việt nên chưa nhận thức hết được hành vi của mình trên mạng xã hội.

Do công nghệ phát triển quá nhanh, nhiều người Việt thích ứng không kịp nên đã không biết cách sử dụng mạng xã hội cho thích hợp, không hiểu hết chức năng và tác dụng của mạng xã hội có tính chất lan truyền, chia sẽ... đến nhiều người, cộng đồng...

Theo tôi trước tiên cần hoàn thiện các quy định pháp luật, cần quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi vi phạm trên mạng xã hội. Thẩm quyền và chức năng của cơ quan nhà nước khi xử phạt các hành vi này.

Cần tăng mức chế tài, tăng số tiền xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm.

Quan trọng nhất chúng ta phải có nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường học, khu phố, xóm, thôn, ủy ban...để tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cũng như ý thức, nhận thức sử dụng mạng xã hội của người dân. Cần nâng cao nhân cách của học sinh, sinh viên trong nhà trường qua việc giáo dục, dạy dỗ các em từ lúc nhỏ hình thành một nhân cách biết tôn trọng người khác, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác để tạo cho các em một cách sống lành mạnh, chấp hành pháp luật và tôn trọng con người.

Căn cứ theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 thì hành vi của Hải có dấu hiểu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối với tội danh này thì hình phạt cao nhất đến chung thân.

Do hành vi phạm tội của Hải tại thời điểm Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 có hiệu lực nên chỉ áp dụng Luật hình sự hiện hành, chưa thể áp dụng tội kinh doanh đa cấp trái phép theo Bộ luật hình sự 2018 vì Bộ luật này chưa có hiệu lực, nên chưa thể truy tố, xét xử bị cáo theo Bộ luật chưa có hiệu lực được.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Sửa đổi Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Với hành chi chiếm đoạt tài sản lên tới hàng trăm tỷ đồng thì có thể Hải sẽ phải đối diện với mức án cao nhất của điều luật này.

Luật sư cho rằng thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần

"Cơ quan CSĐT cho rằng chị L. có cơ hội mà không chạy để cho đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm nên không khởi tố vụ án là không có cơ sở, thiếu căn cứ và có dấu hiệu không khách quan", luật sư Trần Minh Hùng nhận định.Liên quan đến nghi án người mẹ chấp nhận cho hàng xóm hiếp dâm 2 lần để bào vệ 2 con nhỏ viết đơn xin đi tù vì quá nhục nhã, chúng tôi đã trò chuyện với luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM để hiểu rõ hơn về tính pháp lý của vụ việc Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An ra thông báo "Không khởi tố vụ án hiếp dâm" theo như đơn tố cáo của chị T.P.T.L.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 1.

Suốt hơn 2 tháng nay, chị L. sống trong cảnh tủi nhục với mọi người bởi những điều tiếng không hay.

Theo luật sư Trần Minh Hùng sau khi tìm hiểu thông tin về vụ việc, xem các biên bản lời khai của chị L. cũng như cách điều tra của Công an huyện Tân Thạnh cho biết nếu đúng như lời chị L. trình bày chị bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự, không giám định sau khi Huỳnh Lý A. thực hiện giao cấu. Đồng thời, việc cơ quan CSĐT cho rằng đêm xảy ra vụ việc, chị L. có điều kiện để chạy thoát khỏi nghi phạm nhưng không chạy để cho đối tượng quan hệ tình dục là không có cơ sở, thiếu căn cứ và có dấu hiệu không khách quan, không minh bạch trong điều tra xử lý.

Theo đó, luật sư Hùng phân tích: "Trong quá trình xử lý tội hiếp dâm, việc giám định là chứng cứ quan trọng để khởi tố bị can nhưng đến mấy ngày sau, sau khi chị L. cương quyết đòi giám định thì công an mới cho đi giám định là một sai sót nghiêm trọng. Ngoài ra, việc chị L. cho rằng bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố hình sự là trái với quy định pháp luật, vi phạm tố tụng nghiêm trọng".

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM nhận định về vụ án.

Về việc công an cho rằng chị L. không bỏ chạy khi có điều kiện mà để đối tượng thực hiện xâm hại là thiếu khách quan. "Đối tượng Huỳnh Lý A. có mang dao trong người, đã uy hiếp 3 mẹ con chị L. và dọa giết thì làm sao chị L. có thể bỏ chạy, để mặc 2 đứa con nhỏ ở lại với nghi phạm được. Điều này rất nguy hiểm cho tính mạng của 2 đứa nhỏ, với tư cách một người mẹ, chị L. không thể nào bỏ con mình được. Nếu có hành vi hiếp dâm thì theo tôi phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định. Không thể viện cớ chị L. có thể bỏ chạy mà không chạy để không khởi tố đối tượng là không có căn cứ, không đúng pháp luật. Hơn nữa, nếu đúng việc chị L. bị ép ký văn bản không khởi tố vụ án hình sự, không giám định thì chị L. cần làm đơn khiếu nại gửi tới VKS cùng cấp, Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để điều tra, giải quyết lại theo thẩm quyền", luật sư Hùng cho biết.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 3.

Cánh cửa tôn lỏng lẻo nơi đối tượng A. đột nhập vào nhà để hãm hiếp chị L.

Để làm rõ hơn về tội hiếp dâm theo bộ luật hình sự, luật sư Trần Minh Hùng giải thích việc đối tượng A. cầm dao, dùng vũ lực để đe dọa chị L. chiều theo ý hắn, ép chị L. phải thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với A. Và sau khi thực hiện xong hành vi lần 1, A. tiếp tục uy hiếp bắt chị L. quan hệ lần 2, có nghĩa là A. đã đạt được mục đích ban đầu của mình là hiếp dâm chị L. Dựa vào điều này, có thể xác định A. phạm tội bởi hắn đã hoàn thành được mục đích theo Khoản 1, Điều 111, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định.

"Theo thông tin thì A. đã thừa nhận hành vi nên theo tôi việc không khởi tố vụ án sẽ gây bức xúc cho dư luận và nạn nhân. Như vậy, để tạo nghiêm minh của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như tránh oan sai, bảo đảm quyền lợi cho chị L. thì Cơ quan CSĐT và VKS tỉnh Long An nên xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án với lý "Không có sự việc phạm tội" theo quy định tại Khoản 1, Điều 107, Bộ luật Tố Tụng hình sự để điều tra cụ thể, lấy lời khai, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra... bảo đảm vụ án được điều tra khách quan, trung thực, đầy đủ đảo bảo quyền lợi cho các bên", luật sư Trần Minh Hùng trình bày.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 4.

Chiếc giường ngủ nơi chị L. bị A. xâm hại 2 lần trong đêm 20-6.

Trao đổi thêm về lá "đơn xin đi tù" của chị L. gởi cơ quan chức năng, luật sư Hùng cho biết lá thư sẽ không được chấp nhận bởi pháp luật hiện hành không cho phép một công dân bình thường có quyền xin tự trút bỏ tư cách công dân cũng như xin đi tù.

Trước đó như chúng tôi đã thông tin, theo chị T.P.T.L (SN 1983), ngụ tại thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết vào tối ngày 20-6, người hàng xóm là Huỳnh Lý A. đột nhập vào nhà chị L., dùng dao uy hiếp và tiến hành cưỡng hiếp chị L. 2 lần.

 

Vì đối tượng dùng dao, 2 con nhỏ đang ở nhà nên để bảo vệ 2 con chị chấp nhận cho Huỳnh Lý A. hãm hiếp. Trong lúc diễn ra vụ việc, bé lớn (7 tuổi) do bị sốt nên ngủ say, riêng bé nhỏ (3 tuổi) khóc thét vì sợ hãi thì bị tên A. đe dọa. Đặc biệt, trước khi tên A. thực hiện hành vi xâm hại mình, chị L. có van xin A. cho mình nấu mì ăn vì quá đói bụng và cũng được A. đồng ý. Sau khi ăn xong, A. đã hãm hiếp chị L. 2 lần đến sáng rồi mới buông tha.

Thiếu khách quan khi không khởi tố vụ án người mẹ nghi bị hiếp dâm 2 lần xin đi tù để bảo vệ con nhỏ - Ảnh 5.

Để bảo vệ hai con nhỏ, chị L. đã chấp nhận cho A. hiếp dâm.

Cũng ngay trong sáng 21-6, chị L. đã đến Công an Thị trấn Tân Thạnh để trình báo vụ việc và được hướng dẫn lên Long An để uống thuốc phơi nhiễm. Sau đó, công an mời các bên lên làm việc, đối tượng A. cũng đã thừa nhận toàn bộ hành vi của mình thực hiện với chị L. Tuy nhiên, sau 2 tháng điều tra, ngày 22-8-2017, Đại tá Phạm Công Bô – Thủ trưởng Cơ quan CSĐT đã ra thông báo không khởi tố vụ án hình sự theo đơn tố cáo của chị L. với lý do "Không có tình tiết phạm tội".

Quá bức xúc trước quyết định của Cơ quan điều tra, chị L. uất ức viết đơn "Xin được đi tù" gởi đến cơ quan chức năng.

Văn Tiên / Theo Thời đại

Văn Tiên / Theo Thời đại

"Người mẹ viết đơn xin đi tù" kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 07:01 09/09/2017
 
 
Yêu cầu kẻ hiếp dâm đi lấy sữa cho con uống?

Chị Trần Phạm Thanh L. (SN 1983, ngụ thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An) khóc nghẹn khi chia sẻ về sự việc cho rằng bị Huỳnh Lý A. (SN 1988, ngụ cùng địa phương) hiếp dâm.

Chị kể, khoảng 0h ngày 21/6, chị đang nằm trên giường, nghe phía sau nhà có tiếng động liền đi tới kiểm tra thì phát hiện 1 nam thanh niên ở trần. Người này bất ngờ tung cửa lao vào một tay kẹp cổ, tay còn lại dùng dao (dao nhỏ, cán vàng) uy hiếp: "Im lặng, đừng có la! La anh xử 3 mẹ con luôn".

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 1.

Căn nhà nghèo nàn của chị L.

Thời điểm này con gái út đột nhiên khóc lớn trong đêm, chị L. xin phép A. cho vào dỗ con. Đối tượng liền dùng vải bịt mắt chị rồi áp giải xuống nhà dưới để dỗ con không khóc nữa.

"Lúc này tôi nghĩ rất nhanh rằng hiện tại mình đang không có một chút sức khỏe nào để chống cự với một thằng liều mạng đang say và không biết nó là ai. Trong khi đó con mình vẫn còn quá nhỏ để chạy thoát ra ngoài cầu cứu giữa đêm khuya và sợ hắn có đồng bọn bên ngoài. Tôi nghĩ nên dùng lời lẽ ngon ngọt tránh nguy hiểm trước rồi mọi chuyện tới đâu thì tới. Cùng lắm là bị cưỡng hiếp", chị L. nhớ lại.

Theo lời người mẹ, để thêm phần chắc chắn, nam thanh niên đã lấy thêm con dao nữa tại nhà chị (cán gỗ dài 40cm) nhưng bị chị giật lại bỏ vào máy giặt.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 2.

Chị L. chỉ vị trí bị đối tượng kề dao bắt quan hệ.

Khi đứa bé đòi sữa, chị L. xin đi lấy sữa cho con nhưng A. không đồng ý và hỏi: "Biết tôi là ai không, nói đúng thì thả ra".

Chị đáp lại: "Em không cần biết anh là ai. Giờ anh sợ em bỏ chạy, vậy anh đi lấy sữa cho con em đi". Sau khi được chỉ chỗ, người này tự đến lấy sữa đưa chị để cho con uống nhưng tay vẫn kẹp vào cổ nạn nhân.

Vừa cho con uống trong tư thế bị kẹp cổ, chị L. xin đối tượng nới tay ra vì rất khó thở nhưng không được. Được biết, trong lúc khống chế, đối tượng nói đã đoán được việc ngày mai chị sẽ đến công an trình báo nhưng vẫn không hề sợ.

Bình tĩnh nấu mì ăn: "Anh có ăn mì không, em nấu?"

"Tôi nghe nói hắn mới đi tù về, là một thằng lưu manh nổi tiếng xưa giờ nên mẹ con tôi chết chắc. Tôi nghĩ giờ phải bình tĩnh và bằng mọi cách đảm bảo an toàn tuyệt đối cho 2 con và cả bản thân mình", chị L. nghẹn ngào tâm sự sau khi biết tên nam thanh niên là Huỳnh Lý A., trú cùng địa phương.

Sau một thời gian thuyết phục A. cho ra ngoài đi ăn vì quá đói bụng, đối tượng mới đồng ý tháo băng bịt mắt cho chị L. Lúc này chị nghĩ trong đầu sẽ tìm cách báo mọi người trợ giúp nhưng nghĩ 2 con nhỏ sẽ gặp nguy hiểm nên không đi. Sau đó chị đi xuống bếp nấu mì, tìm cơ hội tạt nước sôi nhưng sợ lượng nước ít sẽ không đủ làm đối tượng bị thương.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 3.

Người mẹ bên đứa con thơ dại của mình.

"Lúc này tôi hỏi hắn: Anh ăn gì không, em nấu luôn nhưng hắn không ăn. Vừa ăn mì tôi vừa giả vờ trò chuyện thì được biết hắn đã theo dõi tôi rất lâu. Nhiều lần đột nhập vào nhà nhìn trộm tôi, lục lọi đồ đạc để tìm tiền nhưng không có", chị L. nói và cho biết thời điểm trò chuyện với A. chị có nói về việc mình hiện đang nợ nhiều nơi.

Đến khoảng hơn 3h sáng, A. lấy mền trải xuống nền nhà (cạnh giường đứa trẻ đang ngủ), uy hiếp đòi chị L. quan hệ. "Vì lo 2 con thơ nên tôi không còn cách nào khác, không thể chạy ra ngoài mà bỏ con được. Tôi đau đớn và nhục nhã nhưng không biết phải cầu cứu ai".

Luật sư: "Cơ quan điều tra đã không minh bạch khi không khởi tố vụ án"

 

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP. HCM) cho biết: "Nếu đúng như bị hại trình bày, việc chị bị ép ký văn bản yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự, không giám định vì cho rằng chị có cơ hội mà không chạy thì tôi cho rằng cơ quan điều tra không khách quan và minh bạch. Bởi tội hiếp dâm thì việc giám định là chứng cứ quan trọng để khởi tố bị can nhưng đến mấy ngày sau mới giám định là một sai sót nghiêm trọng".

Luật sư cũng khẳng định việc nạn nhân không bỏ chạy là do còn 2 con nhỏ. Theo chị L. thì A. đã dùng vũ lực là con dao để uy hiếp chị thì làm sao chạy được. Nếu có hành vi hiếp dâm thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định. Không thể viện cớ bị hại có thể bỏ chạy mà không chạy để không khởi tố, như vậy là không có căn cứ, không đúng pháp luật.

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 4.

Quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra.

Hơn nữa, nếu đúng việc chị L. bị ép ký văn bản không khởi tố vụ án hình sự, không giám định thì chị cần làm đơn khiếu nại gửi tới VKS cùng cấp, Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để điều tra, giải quyết lại theo thẩm quyền.

Nếu như có hành vi giao cấu trái với ý muốn của bị hại thì hành vi trên có cơ sở và có dấu hiệu cấu thành tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 111 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Người mẹ viết đơn xin đi tù kể lại chuyện nấu mì, dỗ con cho đến lúc bị cưỡng hiếp ngay trong nhà mình - Ảnh 5.

Quá uất ức chị L. viết đơn xin đi tù để minh oan cho mình.

"Hơn nữa do A đã thừa nhận hành vi nên theo tôi việc không khởi tố vụ án sẽ gây bức xúc cho dư luận và nạn nhân. Như vậy, để tạo nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho chị L. thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, Cơ quan tố tụng tỉnh Long An nên xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án. Cần tổ chức điều tra cụ thể, lấy lời khai, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra... bảo đảm vụ án được điều tra khách quan, trung thực, đầy đủ đảm bảo quyền lợi cho các bên", luật sư Hùng nhấn mạnh.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006