Vụ bé trai tố bị bà chủ nhà trọ ép quan hệ tình dục: Là hiếp dâm hay mua dâm?

Việc bé H. tố bị bà chủ nhà trọ xâm hại tình dục có xuất hiện tình tiết bà T cho H 1,6 triệu và bắt quan hệ 2 lần. Như vậy hành vi này là mua dâm hay hiếp dâm?

Phụ nữ có thể là chủ thể của tội hiếp dâm?

Liên quan tới vụ việc bé P.H.H. (15 tuổi, ngụ Hóc Môn, TP.HCM) tố bị bà T -chủ nhà trọ nơi H. và cha nuôi ở  phụ bán cơm xâm hại tình dục, luật sư cho rằng về mặt lý luận về định tội danh, khả năng để phụ nữ trở thành chủ thể của tội hiếp dâm cũng có thể được đặt ra.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Minh Hùng -Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình cho biết, theo Bộ Luật hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tại Chương XII, quy định “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” thì không có quy định về loại tội phạm nào phân biệt chủ thể phạm tội phải là nam giới, bị hại phải là nữ giới. Trong một số trường hợp, nạn nhân là phụ nữ, trẻ em chỉ là tình tiết tăng nặng khi định tội danh.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 111, BLHS, quy định về tội hiếp dâm như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

hiepdam-1508233193229
 
H luôn sợ hãi khi nhớ lại sự việc.

"Như đã viện dẫn, ở phần giả định của điều luật mô tả “người nào”, có nghĩa là không phân biệt giới tính, chỉ cần người đó có hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ” thì bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự", luật sư Minh Hùng phân tích rõ ràng.

Về mặt lý luận về định tôi danh, khả năng để phụ nữ trở thành chủ thể của tội hiếp dâm có thể được đặt ra trong trường hợp sau đây:

Theo khoa học pháp lý cũng như thực tiễn đời sống, việc phụ nữ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nam giới để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của họ là điều khó có thể xảy ra.

"Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, hiện nay hành vi dùng “thủ đoạn khác” để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ có thể là hành vi được thực hiện bởi nữ giới. Ví dụ: cho uống thuốc kích dục, v.v… Do đó, không thể loại trừ khả năng này trên thực tế, và hành vi người nữ giới dùng “thủ đoạn khác” giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của nạn nhân thì có thể coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định", luật sư Minh Hùng cho biết.

Hiếp dâm hay mua dâm?

Trong vụ việc vụ việc bé H. tố bị bà chủ nhà trọ - nơi H. và cha nuôi ở  phụ bán cơm xâm hại tình dục có xuất hiện tình tiết được T lấy cho 1,6 triệu đồng, nhưng trên đường đi bà T đã lấy lại 1 triệu đồng, đồng thời bắt H. quan hệ 2 lần. Như vậy có được coi là hành vi mua dâm?

hung-1111-1484730026282-bb-baaadKDorQLuật sư Trần Minh Hùng -Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình cho ý kiến.

Luật sư Minh Hùng viện luật, trong trường hợp người nào có hành vi dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất khác dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên để họ đồng ý bán dâm cho mình hoặc lợi dụng hoàn cảnh về khó khăn vật chất cũng như tinh thần của người chưa thành niên để đặt điều kiện, yêu sách mua dâm và thực hiện hành vi giao cấu thì có thể bị xử lý hình sự về tội mua dâm người chưa thành niên theo quy định tại Điều 256 Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều 256. Tội mua dâm người chưa thành niên quy định:

“1. Người nào mua dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Mua dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Phạm tội nhiều lần đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng

Nguồn: TIN TỨC

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: "Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người"

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 16:13 18/10/2017
 

Theo luật sư, vụ việc nam sinh viên tử vong tại sân trường nghi do mảng bê tông rơi trúng đầu là hết sức nghiêm trọng. Ngoài trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại vì tính mạng bị xâm hại thì có thể xử lý hình sự nếu có căn cứ cấu thành tội vô ý làm chết người.

 
 

Liên quan đến vụ việc nam sinh Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1988, TP. HCM), sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường HUTECH tử vong nghi do bị mảng bê tông rơi trúng đầu, hiện tại nhà trường đang phối hợp Cơ quan công an điều tra nguyên nhân vụ việc trên. 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 1.

Hiện trường vụ việc. Nguồn: Facebook Cộng đồng sinh viên HUTECH.

Sau sự việc nam sinh bị tử vong vì sự cố ngoài ý muốn tại trường HUTECH, nhiều sinh viên rất hoang mang và vẫn chưa hết ảm ảnh khi chứng kiến sự việc. 

Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi cũng đặt ra rằng, sự việc nam sinh Long bị tử vong nếu do mảng bê tông trong trường rơi trúng đầu như vậy thì đơn vị hay cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm? 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 2.

Nhiều sinh viên đã đặt hoa trắng tại sân trường tưởng niệm nam sinh xấu số

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho rằng đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, có thể xử lý hình sự rất cao. 

Theo luật sư Hùng, vụ việc này chưa có kết luận điều tra cụ thể từ cơ quan chức năng nên chưa thể kết luận cơ quan, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự. "Tuy nhiên, đây là vụ việc nghiêm trọng nên trách nhiệm cần phải đặt ra cụ thể đối với các bên liên quan. 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 3.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng Luật sư Gia Đình

Trách nhiệm ở đây bao gồm trách nhiệm cả dân sự, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại, thậm chí cả về trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ cấu thành tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ luật hình sự", luật sư Hùng nhấn mạnh. 

 

Luật sư Hùng cũng phân tích thêm, tùy tính chất hành vi nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về các tội Vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 hoặc tội Vô ý làm chết người do Vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc Quy tắc hành chính quy định tại điều 99 Bộ luật hình sự. 

"Đối với người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận", vị luật sư nói.

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: "Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người"

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 16:13 18/10/2017
 

Theo luật sư, vụ việc nam sinh viên tử vong tại sân trường nghi do mảng bê tông rơi trúng đầu là hết sức nghiêm trọng. Ngoài trách nhiệm dân sự và bồi thường thiệt hại vì tính mạng bị xâm hại thì có thể xử lý hình sự nếu có căn cứ cấu thành tội vô ý làm chết người.

 
 

Liên quan đến vụ việc nam sinh Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1988, TP. HCM), sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường HUTECH tử vong nghi do bị mảng bê tông rơi trúng đầu, hiện tại nhà trường đang phối hợp Cơ quan công an điều tra nguyên nhân vụ việc trên. 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 1.

Hiện trường vụ việc. Nguồn: Facebook Cộng đồng sinh viên HUTECH.

Sau sự việc nam sinh bị tử vong vì sự cố ngoài ý muốn tại trường HUTECH, nhiều sinh viên rất hoang mang và vẫn chưa hết ảm ảnh khi chứng kiến sự việc. 

Bên cạnh đó, nhiều câu hỏi cũng đặt ra rằng, sự việc nam sinh Long bị tử vong nếu do mảng bê tông trong trường rơi trúng đầu như vậy thì đơn vị hay cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm? 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 2.

Nhiều sinh viên đã đặt hoa trắng tại sân trường tưởng niệm nam sinh xấu số

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho rằng đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, có thể xử lý hình sự rất cao. 

Theo luật sư Hùng, vụ việc này chưa có kết luận điều tra cụ thể từ cơ quan chức năng nên chưa thể kết luận cơ quan, tổ chức nào phải chịu trách nhiệm về mặt dân sự. "Tuy nhiên, đây là vụ việc nghiêm trọng nên trách nhiệm cần phải đặt ra cụ thể đối với các bên liên quan. 

Vụ nam sinh viên tử vong ở trường HUTECH: Nếu do mảng bê tông rơi trúng thì có thể xử lý hình sự về tội vô ý làm chết người - Ảnh 3.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng Luật sư Gia Đình

Trách nhiệm ở đây bao gồm trách nhiệm cả dân sự, bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại, thậm chí cả về trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ cấu thành tội vô ý làm chết người theo quy định của Bộ luật hình sự", luật sư Hùng nhấn mạnh. 

 

Luật sư Hùng cũng phân tích thêm, tùy tính chất hành vi nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về các tội Vô ý làm chết người quy định tại Điều 98 hoặc tội Vô ý làm chết người do Vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc Quy tắc hành chính quy định tại điều 99 Bộ luật hình sự. 

"Đối với người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận", vị luật sư nói.

Luật sư Trần Minh Hùng: Cathay Việt Nam phải bồi thường cho khách hàng

Thứ ba, 17/10/2017, 16:19

 

(NTD) - Trong số báo trước, Báo Người Tiêu Dùng đã đăng bài viết “Trầy trật” đòi tiền bồi thường từ Bảo hiểm Cathay Việt Nam, nói về hành trình gần 1 năm đi đòi bồi thường bảo hiểm của bà Đặng Thị Liên (Gò Vấp, TP.HCM) đối với Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Bảo hiểm Cathay). Công ty bảo hiểm này đã liên tục viện dẫn những lý do nhằm tránh bồi thường cho khách hàng.

 

Để làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm này, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng đã phỏng vấn luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM).

ls-tran-minh-hung_12182799-1826
Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia đình.

* Thưa luật sư Trần Minh Hùng, vừa qua, Bảo hiểm Cathay từ chối chi trả bảo hiểm cho 1 khách hàng tham gia bảo hiểm của Cathay vì các lý do như: “Nước khởi hành phải là Việt Nam, trong khi bà Đặng Thị Liên đã ở nước ngoài khi tham gia bảo hiểm; bị bệnh mãn tính (tai biến)...". Mặc dù, Bảo hiểm Cathay biết khách hàng đang ở Hoa Kỳ nhưng vẫn cứ bán dịch vụ bảo hiểm nhiều lần, thậm chí quy khách hàng vào bệnh mãn tính để từ chối bồi thường. Vậy, luật sư có nhận định gì về dịch vụ Cathay hay không?

- Theo tôi, việc Bảo hiểm Cathay trả lời như vậy là chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, hợp đồng và sự thật của vụ việc. Công ty biết bên mua bảo hiểm ở nước ngoài mà vẫn bán, đó là lỗi của công ty, công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về lỗi này. Ngoài ra, việc Bảo hiểm Cathay cho rằng tai biến là bệnh mãn tính để miễn trừ trách nhiệm càng không có căn cứ pháp lý, vì vấn đề này thuộc thẩm quyền của các tổ chức y tế chuyên môn chứ không phải xét trên cơ sở nhận định của Bảo hiểm Cathay, thậm chí bà Liên chưa hề có tiền sử về bệnh tai biến. Vậy nên, việc trả lời vậy của Bảo hiểm Cathay là thiếu tôn trọng, không thể hiện sự thiện chí trong bồi thường cho khách hàng.

* Luật sư có nhận định gì khi Bảo hiểm Cathay biết khách hàng ở nước ngoài, nhưng vẫn bán dịch vụ nhiều lần, mặc dù biết khách hàng không thuộc diện được bồi thường khi tham gia bảo hiểm?

- Do phía Bảo hiểm Cathay biết khách hàng ở nước ngoài nhưng vẫn bán nên lỗi này thuộc về công ty, kể cả trường hợp xấu nhất theo quy định khi giao dịch vô hiệu thì các bên hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường. Như vậy, nếu hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu thì bên công ty vẫn phải trả tiền lại và phải bồi thường cho khách hàng vì trường hợp này công ty có lỗi như tôi nêu trên. Dù là trường hợp nào thì công ty vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.

IMG_1534
Bà Đặng Thị Liên vẫn còn di chứng của tai biến mạch máu não.

* Không tính trường hợp khách hàng gặp sự cố (như khách hàng Đặng Thị Liên) thì việc Cathay biết chắc khách hàng không được nhận bồi thường nếu như không phải ở Việt Nam mà vẫn cố tình bán nhiều lần thì luật sư có nhận định gì không? Cathay có lừa dối khách hàng vì doanh số, doanh thu không?

- Theo tôi, đây rõ ràng là có hành vi gian dối ngay từ ban đầu để gài bẫy khách hàng. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của xã hội. Việc có hành vi lừa đảo hay không, cần có sự điều tra cụ thể của cơ quan chức năng, khách hàng có thể làm đơn tố cáo về hành vi này.

IMG_1556
 
IMG_1555
Hai công văn thông báo không xử lý bồi thường cho khách hàng của Bảo hiểm Cathay Việt Nam.

* Hiện nay, một số công ty bảo hiểm chạy theo doanh số nên buôn bán dịch vụ cho khách hàng rất dễ dàng, tuy nhiên, khi gặp sự cố thì khách hàng nhận bồi thường rất khó do công ty bảo hiểm viện dẫn nhiều lý do để "quỵt" tiền bảo hiểm. Luật sư nhận định gì về hành vi này, và có khuyến cáo gì cho khách hàng không?

- Tình trạng này khá phổ biến ở Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm thường theo mẫu chung nên khách hàng khó có cơ hội sửa hay bổ sung hợp đồng bảo hiểm. Hơn nữa, đây là loại hợp đồng rất dài và khó hiểu nên khách hàng đọc cũng khó hiểu hết, do vậy, khách hàng chủ yếu là nghe nhân viên tư vấn, đại lý tư vấn mà khách hàng mua. Theo tôi, khách hàng khi mua bảo hiểm cần tham khảo bạn bè, trên mạng xã hội, báo chí, các người uy tín... để tìm hiểu về uy tín công ty. Cần đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm và các quy tắc, điều kiện bảo hiểm và cần các chuyên gia luật, bảo hiểm tư vấn cụ thể trước khi đặt bút ký.

* Xin cảm ơn Luật sư!

 Bài & ảnh: Cao Tuấn

_NTD_So 110_21
 
Nguồn: Người tiêu dùng

Luật sư Trần Minh Hùng: Cathay Việt Nam phải bồi thường cho khách hàng

Thứ ba, 17/10/2017, 16:19

 

(NTD) - Trong số báo trước, Báo Người Tiêu Dùng đã đăng bài viết “Trầy trật” đòi tiền bồi thường từ Bảo hiểm Cathay Việt Nam, nói về hành trình gần 1 năm đi đòi bồi thường bảo hiểm của bà Đặng Thị Liên (Gò Vấp, TP.HCM) đối với Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Bảo hiểm Cathay). Công ty bảo hiểm này đã liên tục viện dẫn những lý do nhằm tránh bồi thường cho khách hàng.

 

Để làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm này, phóng viên Báo Người Tiêu Dùng đã phỏng vấn luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM).

ls-tran-minh-hung_12182799-1826
Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia đình.

* Thưa luật sư Trần Minh Hùng, vừa qua, Bảo hiểm Cathay từ chối chi trả bảo hiểm cho 1 khách hàng tham gia bảo hiểm của Cathay vì các lý do như: “Nước khởi hành phải là Việt Nam, trong khi bà Đặng Thị Liên đã ở nước ngoài khi tham gia bảo hiểm; bị bệnh mãn tính (tai biến)...". Mặc dù, Bảo hiểm Cathay biết khách hàng đang ở Hoa Kỳ nhưng vẫn cứ bán dịch vụ bảo hiểm nhiều lần, thậm chí quy khách hàng vào bệnh mãn tính để từ chối bồi thường. Vậy, luật sư có nhận định gì về dịch vụ Cathay hay không?

- Theo tôi, việc Bảo hiểm Cathay trả lời như vậy là chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, hợp đồng và sự thật của vụ việc. Công ty biết bên mua bảo hiểm ở nước ngoài mà vẫn bán, đó là lỗi của công ty, công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về lỗi này. Ngoài ra, việc Bảo hiểm Cathay cho rằng tai biến là bệnh mãn tính để miễn trừ trách nhiệm càng không có căn cứ pháp lý, vì vấn đề này thuộc thẩm quyền của các tổ chức y tế chuyên môn chứ không phải xét trên cơ sở nhận định của Bảo hiểm Cathay, thậm chí bà Liên chưa hề có tiền sử về bệnh tai biến. Vậy nên, việc trả lời vậy của Bảo hiểm Cathay là thiếu tôn trọng, không thể hiện sự thiện chí trong bồi thường cho khách hàng.

* Luật sư có nhận định gì khi Bảo hiểm Cathay biết khách hàng ở nước ngoài, nhưng vẫn bán dịch vụ nhiều lần, mặc dù biết khách hàng không thuộc diện được bồi thường khi tham gia bảo hiểm?

- Do phía Bảo hiểm Cathay biết khách hàng ở nước ngoài nhưng vẫn bán nên lỗi này thuộc về công ty, kể cả trường hợp xấu nhất theo quy định khi giao dịch vô hiệu thì các bên hoàn lại cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường. Như vậy, nếu hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu thì bên công ty vẫn phải trả tiền lại và phải bồi thường cho khách hàng vì trường hợp này công ty có lỗi như tôi nêu trên. Dù là trường hợp nào thì công ty vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng.

IMG_1534
Bà Đặng Thị Liên vẫn còn di chứng của tai biến mạch máu não.

* Không tính trường hợp khách hàng gặp sự cố (như khách hàng Đặng Thị Liên) thì việc Cathay biết chắc khách hàng không được nhận bồi thường nếu như không phải ở Việt Nam mà vẫn cố tình bán nhiều lần thì luật sư có nhận định gì không? Cathay có lừa dối khách hàng vì doanh số, doanh thu không?

- Theo tôi, đây rõ ràng là có hành vi gian dối ngay từ ban đầu để gài bẫy khách hàng. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của xã hội. Việc có hành vi lừa đảo hay không, cần có sự điều tra cụ thể của cơ quan chức năng, khách hàng có thể làm đơn tố cáo về hành vi này.

IMG_1556
 
IMG_1555
Hai công văn thông báo không xử lý bồi thường cho khách hàng của Bảo hiểm Cathay Việt Nam.

* Hiện nay, một số công ty bảo hiểm chạy theo doanh số nên buôn bán dịch vụ cho khách hàng rất dễ dàng, tuy nhiên, khi gặp sự cố thì khách hàng nhận bồi thường rất khó do công ty bảo hiểm viện dẫn nhiều lý do để "quỵt" tiền bảo hiểm. Luật sư nhận định gì về hành vi này, và có khuyến cáo gì cho khách hàng không?

- Tình trạng này khá phổ biến ở Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm thường theo mẫu chung nên khách hàng khó có cơ hội sửa hay bổ sung hợp đồng bảo hiểm. Hơn nữa, đây là loại hợp đồng rất dài và khó hiểu nên khách hàng đọc cũng khó hiểu hết, do vậy, khách hàng chủ yếu là nghe nhân viên tư vấn, đại lý tư vấn mà khách hàng mua. Theo tôi, khách hàng khi mua bảo hiểm cần tham khảo bạn bè, trên mạng xã hội, báo chí, các người uy tín... để tìm hiểu về uy tín công ty. Cần đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm và các quy tắc, điều kiện bảo hiểm và cần các chuyên gia luật, bảo hiểm tư vấn cụ thể trước khi đặt bút ký.

* Xin cảm ơn Luật sư!

 Bài & ảnh: Cao Tuấn

_NTD_So 110_21
 
Nguồn: Người tiêu dùng

TRẢ LỜI BÁO CHỦ ĐỀ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU

Hành vi cướp tài sản của Nguyễn Huy Vũ cấu thành tội Cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

Hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện: đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, dùng sức mạnh vất chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu.

 Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 (BLHS) quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”. Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, phạm tội chưa đạt được hiểu như sau:

+ Thời điểm: người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của người phạm tội dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

+ Nguyên nhân dừng lại: hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, người phạm tội vẫn muốn phạm tội đến cùng.

- Về trách nhiệm hình sự

Tội Cướp tài sản quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999

Bộ Luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định: Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt, theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP: Khi có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì mới áp dụng khoản, điều luật tương ứng đó. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà họ thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì áp dụng khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.

Trích luật

Điều 52. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Điều 18. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

cảm ơn Luật sư

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: "Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng"

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 17:24 08/10/2017
Chia sẻ127
 
 
 

Decal màu đỏ, chữ vàng nổi bật với nội dung: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam" được dán phía sau taxi Vinasun khiến nhiều người xôn xao. Đại diện hãng taxi này đã lên tiếng và nhận định nội dung của khẩu hiệu "không đến nỗi quá đáng".

 
 

Nhiều người đi đường bất ngờ khi hàng loạt taxi Vinasun dán decal phản đối Uber, Grab

Ngày 8/10, nhiều người đi đường ở khắp các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM tỏ ra bất ngờ trước những decal, khẩu hiệu phía sau những chiếc xe của hãng taxi Vinasun. Theo ghi nhận, trên decal nêu rõ: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam", "Đề nghị dừng Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh". 

Nhiều người đã chụp lại và đăng tải những hình ảnh này lên facebook cá nhân với nhiều ý kiến khác nhau, đa phần đều bày tỏ sự phản đối về hành động này. 

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 1.
Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 2.

Nhiều taxi của hãng Vinasun dán decal có mặt trên nhiều tuyến đường.

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 3.

Nhiều người dân chụp ảnh và đăng tải hình ảnh chiếc taxi lên trang cá nhân. Nguồn: Facebook N.Đ.Đ.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Tạ Long Hỷ - Phó Tổng giám đốc Vinasun xác nhận vụ việc và nhận định nội dung của khẩu hiệu "không đến nỗi quá đáng". 

Bên cạnh đó, ông Hỷ còn cho biết việc dán decal phản đối Uber và Grab là do các tài xế thực hiện nên ông sẽ cho rà soát lại vấn đề này. Tuy nhiên, theo một số tài xế thì hành động này là kế hoạch của hãng, xe nào cũng được đưa về xưởng để dán, vì làm thuê nên không tài xế nào dám tự dán. 

Phản đối Uber, Grab bằng decal dán trên xe có vi phạm luật cạnh tranh hay không? 

Cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Phòng luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) nhận định: "Theo thông tin từ hãng thì đây là hành vi tự phát của các tài xế, nếu như vậy thì có thể bị xử về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". 

Theo luật sư, đối với những hành vi trên thì tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy tính chất hành vi, hậu quả... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chịu trách nhiệm về hành vi đồng phạm. 

"Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý về các hành vi trên theo Luật cạnh tranh. Cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó", Luật sư Hùng phân tích rõ. 

 

Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Hàng loạt taxi ở Sài Gòn dán decal phản đối Uber và Grab, Đại diện Vinasun nói: Tài xế tự phát, nhưng khẩu hiệu không đến nỗi quá đáng - Ảnh 4.

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. 

Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy là không thể chấp nhận. Cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định.

Trước đó, trong tháng 9/2017, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng đã kiến nghị dừng ngay Uber, Grab, đồng thời, phải quy định quản lý Uber, Grab như quản lý taxi về số lượng, chất lượng, phạm vi hoạt động và đưa vào trong quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện kinh doanh như Uber, Grab.

Đối với xe thí điểm phải ban hành quy định cụ thể về kích thước, màu sắc, vị trí dán logo, biểu trưng để dễ nhận biết. Phương tiện tham gia thí điểm phải có phù hiệu theo mẫu riêng để phân biệt xe thí điểm và xe hợp đồng thông thường...

Quan điểm luật sư vụ dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Vi phạm nghiêm trọng Luật Cạnh tranh

Luật sư Minh Hùng cho rằng việc dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab là không thể chấp nhận, đồng thời các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 8/10 vừa qua, nhiều người tham gia giao thông đã bắt gặp hình ảnh những chiếc xe của hãng taxi Vinasun đã dán dòng chữ: "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ luật pháp Việt Nam" và "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh".

Sự việc đã gây xôn xao dư luận. Và, nhiều người đã nhìn vào hãng taxi Vinasun với ánh nhìn không mấy thiện cảm. Thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là một chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh của hãng.

thumb_3Hình ảnh cạnh tranh không lành mạnh, gây phản cảm của hãng taxi Vinasun.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, đối với hành vi trên của nhiều tài xế taxi của hãng Vinasun có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự tùy tính chất hành vi, hậu quả, có sự tụ tập đông đúc, gây kẹt xe... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên.

"Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý về các hành vi trên theo Luật cạnh tranh. Cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó", Luật sư Minh Hùng phân tích rõ.

hung-1111-1484730026282Luật sư Minh Hùng bày tỏ quan điểm.

Luật sư Minh Hùng cho biết: "Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy là không thể chấp nhận. Các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định của pháp luật".

Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. 

Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Nguồn: báo tin tức

Luật sư Trần Minh Hùng: 'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật'

 
 
 
In bài viết
Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ - Ảnh: Trí Lâm
   Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng việc taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh.
 
 
 

Sau khi bị Bộ GTVT từ chối đề xuất dừng thí điểm Uber, Grab, các hãng taxi ở Hà Nội đã lần lượt dán các bảng hiệu phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT về vấn đề này.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hãng taxi truyền thống lớn như Vinasun, Sao Hà Nội... dán băng rôn để phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT với các nội dung như: “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỉ nhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỉ? Ngân sách thất thu ở đâu?”, “Chúng tôi phản đối kế hoạch thí điểm Quyết định 24 của Bộ GTVT có nhiều sai phạm. Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch...”

 

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết nếu đây là hành vi tự phát của các tài xế thì có thể xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự về các hành vi trên. 

Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chịu trách nhiệm về hành vi đồng phạm. Vị luật sư cũng cho rằng tài xế khó có thể tự ý dán băng rôn phản đối nếu không có sự cho phép của chủ hãng.

Ngoài ra, ông Hùng cho rằng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh. Luật này cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo vị này, căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh….

"Thị trường cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung. Nếu không đổi mới về chất lượng sẽ bị đào thải", ông Hùng nói.

Trước đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, cho rằng trong quá trình thực hiện kế hoạch thí điểm đã bộc lộ nhiều sai phạm và gây ra hệ lụy bất ổn cho xã hội.

Đó là Bộ GTVT cố tình không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm mặc dù UBND thành phố Hà Nội và UBND TP.HCM kiên quyết phản đối. Điều này phá vỡ quy hoạch vận tải của địa phương, vi phạm nghiêm trọng chỉ đạo của Thủ tướng.

Hiệp hội này cho rằng có sai phạm trong việc không quản lý logo nhận diện của phương tiện tham gia thí điểm khi các công ty này cố tình không đưa ra quy chuẩn nhận diện đối với các xe tham gia thí điểm, các phương tiện không dán logo làm lực lượng Thanh tra giao thông không thể nhận biết về xe và người lái tham gia thí điểm, gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và xử lý các lỗi vi phạm.

Theo tính toán của Hiệp hội Taxi Hà Nội, tổng số xe tham gia thí điểm hiện nay cả Uber và Grab là 50.000 xe. Với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng, theo công bố của Uber và Grab, thì một tháng doanh thu của mỗi công ty Uber và Grab là 1.500 tỉ đồng. Tổng số thuế phải nộp của một công ty là 67,5 tỉ đồng/tháng, tương ứng với 810 tỉ đồng/năm. 

Ngoài ra, với số 20% doanh thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỉ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỉ đồng. 

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp Kế hoạch thí điểm trong tháng 9.2017, đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá ngay các hệ lụy của Kế hoạch thí điểm gây ra nhiều bất ổn cho xã hội. 

Hoài Phong

Nguồn: Một thế giới

Theo thông tin thì đây là hành vi tự phát của các tài xế, nếu như vậy thì có thể bị xử về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự về các hành vi trên tùy tính chất hành vi, hậu quả... Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chiu trách nhiệm về hành vi đồng phạm Quan trọng hơn, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quan ly canh tranh co the xu ly ve cac hành vi tren theo lUAT CANH TRANH. cụ thể, Điều 43 Luật cạnh tranh quy định “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Đây là hành vi pháp luật không cho phép, việc hãng taxi dán khẩu hiệu trên xe như vậy la không thể chấp nhận. cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý theo quy định.
Cảm ơn luật sư.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006