Kính chào luật sư, tôi là Ngô Chức, phóng viên trang Tintuc.vn (Ấn phẩm của báo Người Đưa Tin, Cơ quan ngôn luận của hội Luật Gia Việt Nam).

Thưa luật sư, hiện tại dư luận xã hội đang rất quan tấm tới sự việc thượng tá Nguyễn Thanh Hải - phó trưởng Công an huyện Trảng Bom - xác nhận đã ký giấy mời một số tài xế để làm việc sau khi họ trả tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai).

Dưới đây là những link bài viết để luật sư có thể hiểu sâu hơn về sự việc: 
Vậy dư luận đang đặt ra một vài thắc mắc kính mong luật sư hồi đáp dưới góc nhìn của một trong những Công ty luật uy tín và có tiếng nói nhất:
1, Về mặt pháp lý, căn cứ vào đâu đê công an huyện Trảng Bom mời các tài xế này lên làm việc khi họ trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT?

Có lẽ công an chỉ mời họ lên để nhắc nhở chứ không có căn cứ xử lý về mặt hình sự. Mà khi mời để nhắc nhở, công dân không vi phạm pháp luật thì có quyền lên hoặc không lên là quyền của người dân.

2, Luật hiện hành của Việt Nam quy định về tiền tệ như thế nào? (Lưu hành, sử dụng tiền lẻ như các trường hợp của những tài xế khi đi qua trạm BOT vừa qua có hợp pháp?).

Luật hiện hành không có quy định cấm người dân sử dụng tiền lẻ trong giao dịch. Các mệnh giá tiền được phép giao dịch dù lớn hay nhỏ miễn đó là tiền hợp pháp được nhà nước in và cho giao dịch, sử dụng.

3, Việc một số tài xế trả tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) có được coi là hành vi cản trở giao thông? Căn cứ vào đâu?

Theo tôi là không có căn cứ vì hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào cấm người dân dùng tiền lẻ để mua vé trạm thu phí. Đây là tiền hợp pháp được nhà nước in ra và cho sử dụng, giao dịch nên người dân sử dụng là quyền của họ. Theo tôi không có căn cứ cho rằng sử dụng tiền lẻ mua vé qua trạm thu phí là hành vi cản trở giao thông.

4, Theo quy định hiện hành, giấy mời và giấy triệu tập của lực lượng công an khác nhau như thế nào? Có trường hợp nói giấy triệu tập thì bắt buộc phải lên theo đúng lịch để làm việc với cơ quan chức năng, còn giấy mời thì đối tượng được mời có thể có hoặc không có mặt là đúng hay sai? Xin Luật sư giải thích kỹ vấn đề này cho đọc giả được hiểu kỹ hơn.
(Ví dụ như nhiều tài xế được mời trong vụ việc tại BOT Biên Hòa bên có thể tới gặp cơ quan công an hoặc không?).

Hiện pháp luật chưa quy định rõ khi nào giấy mời, khi nào giấy triệu tập. Tuy nhiên thực tế giấy mời được hiểu là người được mời không có hành vi vi phạm pháp luật, không thuộc diện bị tình nghi, không phải bị can, bị cáo, không phải người phạm tội. Giấy mời là loại giấy được các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được giấy mời của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu hay không. Vì là quyền nên việc không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng nếu có thời gian, người nhận được giấy mời nên đến làm việc để thể hiện sự tôn trọng và hợp tác nếu thấy cần thiết.

Còn giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án theo quy định , khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc phải có mặt. Như vậy, việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ tư cách tố tụng bị can, bị cáo...

Cảm ơn luật sư, rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ luật sư!

Trân trọng!

Cục hàng không đã có biện pháp để ngăn chặn tình trạng 'tuồn' thông tin hành khách ra ngoài. Đồng thời, những hành vi để lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chiều 5/10 vừa qua, Cục Hàng không đã cho biết hiện tại ở nhiều sân bay lại tiếp tục xuất hiện tình trạng rò rỉ thông tin khách hàng. Theo đó, Cục hàng không khẳng định hiện tượng lộ thông tin hành khách đi máy bay xuất hiện từ đầu năm 2013.

Sau khi kiểm tra hệ thống, các hãng hàng không đã nhận thấy nguyên nhân hành khách bị lộ thông tin cá nhân là do chính nhân viên của hãng và các đại lý bán vé máy bay.

tan-son-nhat-c0af7Hành khách gặp phiền toái khi bị rất nhiều hãng taxi liên tục chào mời khi vừa hạ cánh.(Hình minh họa)

Theo quy định hiện hành, thông tin của hành khách trong hệ thống đặt và giữ chỗ của các hãng hàng không sẽ bao gồm: Họ tên hành khách, giới tính, số điện thoại và lịch bay. Chính vì vậy, nhờ việc rò rỉ thông tin khách hàng, các hãng taxi đã nhanh chóng "chớp" thời gian hạ cánh và liên tục gọi điện làm phiền hành khách.

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết: " Khách hàng cung cấp thông tin là để hưởng dịch vụ từ một đơn vị đó. Nếu đơn vị đó cung cấp thông tin cho đơn vị thứ 3 thì phải có sự đồng ý của khách hàng.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 126 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 có quy định các hãng hàng không phải bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hãng hàng không là đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải vì vậy theo Khoản 2 Điều 387 và Khoản 5 Điều 517 Bộ luật dân sự 2015, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, bên vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". 

Ngoài ra, Luật sư Minh Hùng còn cho biết thêm, về chế tài và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật tùy tính chất hành vi vi phạm và hậu quả.

Theo luật sư Minh Hùng, để bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ hành khách, Cục Hàng không cần có các văn bản yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam, các công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cam kết thực hiện nghiêm việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, các cơ quan này phải rà soát nội quy, xây dựng quy trình về việc bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng trong công tác phục vụ hành khách.

Khi khách hàng mua vé tại các đại lý (mua trực tiếp và online) đều bắt buộc phải cung cấp các thông tin như: số điện thoại, địa chỉ, thời gian đi, địa điểm đi, địa điểm đến. Vì vậy khách hàng nên lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại các đại lý uy tín, đáng tin cậy.

Trong trường hợp nếu hành khách cho rằng thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ email… của mình bị rò rỉ bên ngoài thì có quyền trình báo, khiếu nại đơn vị phát hành, bán vé máy bay, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu bồi thường nếu thiệt hại và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

Nguồn: Tin tức Việt nam

Từ vụ 2 cô gái không mang giấy tờ: Ai sẽ được đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội?

Sau sự việc đưa 2 cô gái trẻ vào trung tâm hỗ trợ xã hội (HTXH), nhiều người đặt câu hỏi, ai thuộc diện được chăm sóc tại trung tâm HTXH?

Tu vu 2 co gai khong mang giay to: Ai se duoc dua vao trung tam ho tro xa hoi? - Anh 1

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM, nơi 2 cô gái đã phải ở lại nhiều ngày.

Trung tâm hỗ trợ xã hội được tiếp nhận những ai?

Vừa qua 2 cô gái Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi, quê Tiền Giang) và Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê Đồng Nai) bị đưa vào Trung tâm hỗ trợ xã hội (HTXH) TP.HCM vì không mang theo giấy tờ tùy thân khi đang ở quán cà phê ở phường Tam Bình (quận 11, TP.HCM) và được cho là không hợp tác với lực lượng chức năng của phường trong việc khai báo nơi cư trú.

Hai cô gái bị đưa vào trung tâm HTXH từ ngày 18.9 tới ngày 27.9 mới được hồi gia. “Lạy trời đất, em đã được cho về. Những ngày ở trong đó em rất sợ”, Tuyết Nhung nói như vậy với PV sau khi rời khỏi trung tâm HTXH.

Sự việc xảy ra với Nhung và Kiều đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua, nhiều người đặt câu hỏi, những đối tượng nào sẽ được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội và nhà xã hội?

Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh) và luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, trung tâm hỗ trợ xã hội và nhà xã hội là cơ sở hoạt động vì mục đích nhân đạo, cưu mang những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người không tự lo được cho cuộc sống.

Vì vậy, Chính phủ đã quy định cụ thể những đối tượng nào sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội tại điều 25, Nghị định Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (Nghị định 136/2013/NĐCP).

Theo điều 25, Nghị định 136/2013/NĐCP, đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội gồm: Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội.

Luật sư Tuấn Anh và luật sư Thơm cho biết, các quy định về việc tiếp nhận, đưa đối tượng vào trung tâm hỗ trợ xã hội, nhà xã hội như Quyết định về quản lý người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn TP.HCM của UBND TP.HCM đều phải căn cứ theo các quy định Nghị định 136/2013/NĐCP.

“Những người được đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hộ phải thuộc các đối tượng được quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP”, luật sư Nguyễn Anh Thơm nói.

"Chưa đảm bảo trình tự pháp luật"

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Để đưa một người vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

“Chỉ có vài giờ đồng hồ mà cơ quan chức năng đã lập hồ sơ đưa 2 chị này vào Trung tâm hỗ trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật”, luật sư Hùng nhận định và cho rằng hai cô gái chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu.

Trao đổi thêm với PV về trường hợp 2 cô gái Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều bị đưa vào trung tâm hỗ trợ xã hội, luật sư Trần Tuấn Anh và luật sư Nguyễn Anh Thơm đều chung đánh giá, việc cơ quan chức năng đưa hai cô gái này vào trung tâm bảo trợ là nóng vội.

“Theo quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP, không quy định đối tượng sống lang thang, không có nơi cư trú ổn định sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại trung tâm hỗ trợ xã hội, nhà xã hội.

Khi cơ quan chức năng muốn đưa 2 cô gái hoặc người nào đó vào cơ sở bảo trợ xã hội thì phải chứng minh được họ là xin ăn và không có nơi cư trú ổn định hoặc thuộc các đối tượng quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP.

Ngược lại, nếu hai cô gái không phải các đối tượng trên thì việc cơ quan chức năng đưa hai cô gái vào trung tâm hỗ trợ xã hội là sai quy định, gây ảnh hưởng tới quyền tự do đi lại, sinh hoạt của công dân đã cược Hiến pháp ghi nhận”, luật sư Thơm nói.

Luật sư Trần Tuấn Anh thì cho rằng, trong trường hợp hai cô gái Nhung và Tuyết không xuất trình giấy tờ và nói rằng mình là người vô gia cư thì cơ quan chức năng phải có nhiệm vụ xác minh xem khai báo này có thật hay không.

“Không thể loại trừ những đối tượng có nơi cư trú, có khả năng lao động, tự chăm sóc bản thân nhưng cố tình khai man để được vào ở trung tâm.

Vì vậy, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước là phải xác minh trước khi đưa đối tượng vào trung tâm. Người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh, người dân chỉ có nghĩa vụ báo cáo khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu. Sau đó, cơ quan Nhà nước phải thẩm tra, xác minh lại việc công dân khai có đúng hay không để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu hai cô gái không phải người xin ăn, có nơi cứ trú hoặc không thuộc đối tượng quy định tại điều 25 của Nghị định 136/2013/NĐCP thì không được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng”, luật sư Tuấn Anh nói.

Các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐCP

Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng gồm:

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác;

Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các đối tượng thuộc diện bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 3 tháng.

Ngoài ra, một số đối tượng được chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội, nhà xã hội nếu tự nguyện sống hoặc có nhu cầu sống tại đây.

Vụ 2 cô gái bị đưa vào trung tâm xã hội: Chủ tịch phường nói gì?

Thứ Năm, ngày 28/09/2017 14:59 PM (GMT+7)
Sự kiện: 

Tin nóng

 

Chủ tịch UBND phường nơi xảy ra vụ việc khẳng định 2 cô gái đã không hợp tác nên mới bị đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội.

 
 

Vụ 2 cô gái bị đưa vào trung tâm xã hội: Chủ tịch phường nói gì? - 1

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM, nơi 2 cô gái đã phải ở lại nhiều ngày.

2 cô gái không bị gây khó dễ?

Liên quan tới vụ 2 cô gái xinh đẹp bị đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội TP.HCM vì không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi uống cà phê ở phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP.HCM), chiều 27/9, 2 cô gái trong vụ việc đã được trao trả về gia đình sau nhiều ngày sống ở trung tâm.

Sáng 28/9, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh - Chủ tịch UBND quận Thủ Đức cho biết, quận chưa yêu cầu phường Tam Bình báo cáo về vụ việc này và đề nghị PV liên hệ với phường Tam Bình để trao đổi thêm. Trong khi đó, Chủ tịch UBND phường Tam Bình từ chối bình luận về tính đúng, sai trong vụ việc.

Khi được hỏi về hướng xử lý tiếp theo đối với vụ việc khi mà xã hội đang rất quan tâm, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc - Chủ tịch UBND phường Tam Bình nói: “Gia đình chưa liên hệ với phường về vấn đề gì cả. Gia đình cũng chưa đặt ra yêu cầu gì thì tôi chưa thể trả lời gì thêm”.

Về ý kiến cho rằng việc làm của phường là hơi vội vàng, thậm chí khiến 2 cô gái bị “lời ra tiếng vào” không hay, ông Quốc nêu quan điểm: “Gặp báo chí, mấy bé nói gì thì nói chứ tôi không bình luận các em như thế nào”.

"Tổ công tác Công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho 2 đương sự trên trong suốt quá trình làm việc. Chúng tôi đã tạo điều kiện để 2 đương sự trình bày cũng như liên hệ với gia đình, nhưng 2 đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các loại giấy tờ tùy thân theo yêu cầu”, ông Quốc khẳng định.

Đồng thời, ông Quốc thông tin tới PV toàn bộ diễn biến vụ việc bằng văn bản. Theo văn bản này, thực hiện kế hoạch về phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn, lúc 16h ngày 18/9, tổ công tác của công an phường kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (thuộc khu phố 5, phường Tam Bình).

Tại đây, tổ công tác có kiểm tra hành chính một quán cà phê. Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác yêu cầu hai đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung (SN 1996, quê Tiền Giang) và Ngô Thị Kiều (SN 2000, quê Đồng Nai) xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra. Cả hai không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào nên bị đưa về trụ sở công an phường làm việc.

Trong suốt quá trình làm việc, hai đương sự không xuất trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mặc dù công an phường yêu cầu cả hai gọi điện nhờ người thân mang giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh, nhưng hai cô gái không hợp tác và không gọi cho ai.

Đến 19h45 ngày 18/9, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM. Việc làm trên là theo quy định của UBND TP.HCM tại quyết định 29/2017/QĐ-UBND về việc quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP.HCM.

“Chưa đảm bảo theo đúng trình tự pháp luật”

Về vụ việc này, luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP.HCM), cho biết: Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP.HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào trung tâm bảo trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Theo luật sư Hùng, một người chỉ được đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

“Chỉ có vài giờ đồng hồ mà cơ quan chức năng đã lập hồ sơ đưa 2 chị này vào trung tâm bảo trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật”, luật sư Hùng nhận định và cho rằng hai cô gái chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu.

Nguồn: 24h.com

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Viết Dũng | 27/09/2017 12:40 PM

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (bên trái) và Ngô Thị Kiều.

Hai cô gái đi uống cà phê bị chính quyền phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM) kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội diện “người vô gia cư” vì không có giấy tờ tùy thân.

 

Không có giấy tờ tùy thân, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Trình bày với PV, bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (54 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) cho biết, khoảng 15h ngày 18/9, con gái bà là Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi) và bạn tên Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) từ quận 2 xuống quán của người quen tại khu phố 5, phường Tam Bình (quận Thủ Đức) uống cà phê.

Đến 16h, lực lượng công an phường Tam Bình đi tuần tra kiểm tra hành chính các hộ kinh doanh trên địa bàn.

Khi kiểm tra quán cà phê nơi Nhung và Kiều ngồi, hai cô gái không xuất trình được chứng minh thư hay bất cứ giấy tờ nào chứng minh nhân thân nên bị mời về trụ sở Công an phường Tam Bình làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (con gái bà Nghĩa)

Chủ quán nơi Nhung và Kiều uống cà phê đã tới Công an phường Tam Bình xin bảo lãnh cho cả hai. Tuy nhiên, Công an phường này nói đã lập hồ sơ, đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở 463 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

"Khoảng hơn 17h cùng ngày, tôi nhận được điện thoại của anh chủ quán cà phê nói Nhung và Kiều đang bị mời làm việc tại Công an phường Tam Bình. Anh này nói tôi mau cầm giấy tờ rồi qua chở đến công an bảo lãnh cho cả hai về nhà.

Sau đó, tôi lấy giấy tờ qua xin bảo lãnh con, nhưng nhận được thông báo chính quyền phường Tam Bình đã đưa con tôi đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, theo diện "người vô gia cư"", bà Nghĩa bùi ngùi nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Mỹ Nghĩa chia sẻ sự việc với PV.

Theo lời bà Nghĩa, bà đem giấy tờ gồm sổ hộ khẩu bản gốc, CMND photo công chứng của bà và Nhung đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội trên xin bảo lãnh cho con về. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm này nói "chưa đúng thủ tục", yêu cầu bà về quê tại tỉnh Tiền Giang xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân, sau đó mới giải quyết được.

Bà Nghĩa bày tỏ: "Con gái tôi không phạm pháp tại sao lại bắt nó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội? Mẹ con tôi đều là những người nông dân chân chất, không hiểu biết gì về pháp luật. Bé Nhung chỉ thiếu giấy tờ tùy thân bên mình, vậy mà chỉ chưa đầy 2 giờ đồng hồ, cán bộ phường đã đưa con tôi vào đó. Họ làm vậy có khác nào làm khó mẹ con chúng tôi?".

Chiều 19/9, bà Nghĩa bắt xe về quê ở Tiền Giang xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm. Gia đình Kiều ở tỉnh Đồng Nai cũng đang làm giấy tờ xin xác nhận nhân thân, bảo lãnh cô gái này về.

Đến sáng 27/9, hai cô gái vẫn trong Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Chính quyền nói gì việc đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Nghĩa, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền phường Tam Bình ngay trong chiều 19/9. Tại đây, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình yêu cầu PV để lại câu hỏi phỏng vấn và nói sẽ trả lời sớm nhất về vụ việc.

Sáng 22/9, chính quyền phường Tam Bình đã gửi văn bản số 363/UBND trả lời chúng tôi.

Văn bản do ông Quốc ký cho hay, thực hiện kế hoạch số 191/KH-CAP ngày 18/9/2017 của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn, lúc 16h ngày 18/9, tổ công tác của công an phường tiến hành kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình.

Tổ công tác kiểm tra hành chính quán cà phê MU, có địa chỉ tại A42, đường D chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5.

Tổ công tác yêu cầu 2 đương sự Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để kiểm tra, nhưng cả hai không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào. Tổ công tác mời hai đương sự trên về trụ sở công an phường làm việc.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 3.

Cùng với chị Nhung, Kiều cũng bị chính quyền phường Tam Bình đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Văn bản nêu, trong quá trình tiếp xúc làm việc, hai đương sự khai các thông tin gồm: Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1996, quê Tiền Giang, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, có mẹ ở TP HCM song đương sự không rõ ở đâu và không liên lạc được; Ngô Thị Kiều, sinh năm 2000, quê quán Đồng Nai, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, không có nhân thân tại TP.

Trong suốt quá trình làm việc, hai đương sự không trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Mặc dù công an phường yêu cầu cả hai gọi điện nhờ người thân mang giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh về, nhưng hai cô gái không hợp tác và không gọi cho ai.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 4.

Bà Nghĩa đã về quê xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Đến 19h45 ngày 18/9, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.

Việc làm trên theo quy định của UBND TP HCM về quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP HCM.

"Tổ công tác công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho hai đương sự (Nhung và Kiều – PV), trong suốt quá trình làm việc đã tạo điều kiện cho hai đương sự trình bày cũng như liên hệ với gia đình cung cấp giấy tờ nhằm giải quyết cho hai đương sự ra về.

Tuy nhiên, hai đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu", văn bản nêu.

Khi PV đặt câu hỏi, tại sao chỉ chưa đầy 2h đồng hồ đã đưa Nhung và Kiều và Trung Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình nói như đã trả lời trong văn bản.

PV tiếp tục đặt câu hỏi, Nhung và Kiều chỉ là khách uống cà phê bình thường, có phải ai uống cà phê quên mang giấy tờ cũng có thể bị kiểm tra, đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?, ông Chiến nói: "Chỉ kiểm tra hành chính bình thường, chứ không có nghi ngờ gì hai người này phạm tội gì đâu. Do Nhung và Kiều không mang giấy tờ nên đưa về phường xử lý".

 

Về thông tin bà Nghĩa nói Nhung có nhờ chủ quán cà phê gọi điện về bảo đem giấy tờ tới đưa về, nhưng trong văn bản trả lời của UBND phường khẳng định "Nhung bất hợp tác, không liên lạc với ai"?, ông Chiến bảo "như đã trả lời hết trong văn bản, không nói gì thêm được".

Luật sự nói gì khi đưa hai cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội sau gần 2 giờ làm việc?

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết:

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 136/2013 và Quyết định 29/2017 của UBND TP HCM, trường hợp đưa 2 cô gái này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.

Để đưa một người vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thì chỉ khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó tạm trú/thường trú.

"Theo tôi, mới chỉ 2 tiếng đồng hồ mà cơ quan chức năng đã đưa 2 chị này vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật vì còn phải xác minh cụ thể.

Hơn nữa, theo thông tin của người nhà thì họ đã đưa giấy tờ tùy thân để bảo lãnh, nhưng các cơ quan này vẫn không chấp nhận là không có căn cứ. Vì giấy tờ tùy thân là căn cứ thể hiện người đó có hộ khẩu tại đâu.

Hai cô gái này chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc diện người ăn xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu. Chỉ khi xem xét các giấy tờ tùy thân, xác minh cụ thể mới có căn cứ xác minh về nhân thân, công việc và nơi cư trú của họ. Từ đó mới có căn cứ đưa vào Trung tâm", luật sư Hùng nói.

Hai cô gái đi uống cà phê không mang giấy tờ, bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội - Ảnh 5.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM)

Luật sư Hùng nói: "Tôi vẫn chưa hiểu lý do tại sao lại kiểm tra 2 cô gái này, vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân? Bởi không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật".

Nguồn: Soha

Hai cô gái xinh đẹp thành người “vô gia cư” vì quên đem chứng minh nhân dân?

Hai cô gái đi uống cà phê thì bị chính quyền phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP HCM) kiểm tra không có giấy tờ tùy thân, sau đó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội diện “người vô gia cư”.

Không có CMND trong 2h đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội

Trình bày với PV, bà Lê Thị Mỹ Nghĩa (54 tuổi, quê Tiền Giang, hiện ngụ tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) cho biết, khoảng 15h giờ ngày 18/9, chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung (21 tuổi, quê Tiền Giang, con gái bà Nghĩa) và bạn Ngô Thị Kiều (16 tuổi, quê tỉnh Đồng Nai) từ quận 2 xuống quán người quen tại khu phố 5, phường Tam Bình (quận Thủ Đức) uống cà phê.

Đến 16h, lực lượng Công an phường Tam Bình đi tuần tra kiểm tra hành chính các hộ kinh doanh trên địa bàn. Khi kiểm tra quán cà phê nơi Nhung và Kiều ngồi, cả hai đã không xuất trình được giấy tờ tùy thân nên được mời về trụ sở Công an phường Tam Bình làm việc.

Chủ quán nơi Nhung và Kiều uống cà phê đã tới Công an phường Tam Bình xin bảo lãnh cho cả hai. Tuy nhiên, Công an phường này nói đã lập hồ sơ, đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

"Khoảng hơn 17h cùng ngày, tôi nhận được điện thoại của chủ quán cà phê nói Nhung và Kiều đang bị mời làm việc tại Công an phường Tam Bình. Anh này nói tôi mau cầm giấy tờ rồi qua chở đến Công an để bảo lãnh cả hai về nhà. Sau đó tôi lấy giấy tờ qua xin bảo lãnh con nhưng nhận được thông báo, chính quyền phường Tam Bình đã đưa con tôi diện "người vô gia cư" đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long", bà Nghĩa bùi ngùi nói.

Theo lời bà Nghĩa, sau đó bà đem giấy tờ tùy thân của bà và Nhung đến Trung tâm Hỗ trợ xã hội trên xin bảo lãnh cho con về. Tuy nhiên cán bộ Trung tâm này nói "chưa đúng thủ tục", yêu cầu bà Nghĩa về quê nhà tại tỉnh Tiền Giang để xin giấy xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân, sau đó mới giải quyết được.

Bà Nghĩa bày tỏ: "Con gái tôi không phạm pháp tại sao lại bắt nó đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội? Mẹ con tôi đều là những người nông dân chân chất, không hiểu biết gì về pháp luật. Bé Nhung chỉ thiếu giấy tờ tùy thân bên mình, vậy mà chỉ chưa đầy 2h đồng hồ, cán bộ phường đã đưa con tôi vào đó. Họ làm vậy, có khác nào làm khó mẹ con chúng tôi?".

Hiện Nhung vẫn đang ở tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM. Chiều 19/9, bà Nghĩa từ biệt chúng tôi sau cuộc trò chuyện để bắt xe về quê nhà ở tỉnh Tiền Giang xin giấy xác nhận nhân thân, bảo lãnh Nhung ra khỏi Trung tâm.

Trong lúc đó, gia đình của Kiều ở tỉnh Đồng Nai cũng đang làm giấy tờ xin xác nhận nhân thân, bảo lãnh Kiều ra khỏi nơi trên. Đến sáng 22/9, cả hai gia đình vẫn chưa làm xong giấy tờ.

Chính quyền nói gì việc đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Sau khi tiếp nhận thông tin từ bà Nghĩa, chúng tôi đã liên hệ với chính quyền phường Tam Bình, quận Thủ Đức chiều 19/9. Tại đây, ông Lê Nguyễn Trọng Quốc, Chủ tịch phường Tam Bình yêu cầu để lại câu hỏi phỏng vấn, sẽ trả lời sớm nhất về vụ việc.

Sáng 22/9, chính quyền phường Tam Bình đã gửi văn bản số 363/UBND trả lời chúng tôi. Theo văn bản do ông Quốc ký, thực hiện kế hoạch số 191/KH-CAP ngày 18/9/2017 của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn.

Vào lúc 16h ngày 18/9/2017 tổ công tác của Công an phường Tam Bình tiến hành kiểm tra khu vực chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hành chính đối với quán cà phê MU, địa chỉ A42, đường D chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, khu phố 5, phường Tam Bình.

Qua kiểm tra tổ công tác yêu cầu 2 đương sự: Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Ngô Thị Kiều xuất trình các loại giấy tờ tùy thân để kiểm tra nhưng hai đương sự trên không xuất trình bất cứ loại giấy tờ nào, tổ công tác mời hai đương sự trên về trụ sở Công an phường để làm việc.

Trong quá trình tiếp xúc làm việc với hai đương sự khai: Nguyễn Thị Tuyết Nhung sinh năm 1996, quê Tiền Giang không đăng ký tạm trú tại TP HCM, có mẹ ở TP HCM song đương sự không rõ ở đâu và không liên lạc được; Ngô Thị Kiều, sinh năm 2000, quê quán Đồng Nai, không đăng ký tạm trú tại TP HCM, không có nhân thân tại TP.

Trong suốt quá trình làm việc, cả hai đương sự không trình được bất cứ giấy tờ tùy thân nào, mặc dù Công an phường yêu cầu cả hai đương sự gọi điện nhờ người thân mang các loạn giấy tờ đến để làm thủ tục bão lãnh về nhưng hai đương sự không hợp tác và không gọi cho ai.

Đến 19h45 cùng ngày, Công an phường Tam Bình phối hợp với cán bộ chuyên trách phòng chống tệ nạn xã hội lập hồ sơ đưa Nhung và Kiều vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP HCM. Việc làm trên theo quy định của UBND TP HCM về quản lý người ăn xin không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có cư trú ổn định trên địa bàn TP HCM.

"Tổ công tác Công an phường và UBND phường Tam Bình không gây khó dễ cho hai đương sự (Nhung và Kiều – PV) trong suốt quá trình làm việc đã tạo điều kiện cho hai đương sợ trình bày cũng như liên hệ với gia đình cung cấp các nội dung giấy tờ nhằm giải quyết cho hai đương sự trên ra về. Tuy nhiên hai đương sự trên không hợp tác và cũng không liên hệ với gia đình, người thân để cung cấp các giấy tờ tùy thân theo yêu cầu", văn bản báo cáo nêu.

Câu hỏi nhờ anh luật sư Hùng nhận định giúp.

Việc đưa 2 cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh chỉ sau chưa đến 2h vì thiếu giấy tờ tùy thân có đúng không? Có các bước xác minh nào không, hay chỉ cần lý do không có giấy tờ trong 2h là bị đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội?

Theo quy định cụ thể là Căn cứ quy định tại điều 25 nghị định 136/2013 và quyết định 29/2017 của UBND TP.HCM, trường hợp đưa 2 chị nào vào Trung tâm bảo trợ xã hội là không thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở hỗ trợ xã hội.  Để đưa một người vào trung tâm bảo trợ xã hội khi có căn cứ người đó không có địa chỉ thường trú/tạm trú... rõ ràng. Việc xác định một người không có địa chỉ thường trú/tạm trú rõ ràng phải có xác nhận của chính quyền địa phương của người đó tạm trú/thường trú. Theo tôi, mới chỉ 2 tiếng đồng hồ nưng cơ quan chức năng đã đưa 2 chị này vào Trung tâm bảo trợ là chưa bảo đảm theo trình tự pháp luật vì còn phải xác minh cụ thể. Hơn nữa, theo thông tin của người nhà thì người nhà đã đưa giấy tờ tùy thân để bảo lãnh nhưng các cơ quan này vẫn không chấp nhận là không có căn cứ. Vì giấy tờ tùy thân là căn cứ thể hiện người đó có hộ khẩu tại đâu.

Trong văn bản UBND phường Tam Bình nói dựa  Quyết định Số: 29/2017/QĐ-UBND "Quyết định này quy định tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng người xin ăn không có nơi cư trú ổn định, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" ===> Vậy, với trường hợp hai cô gái này cụ thể là gì? Hai cô gái chưa xuất trình ngay được giấy tờ tùy thân nhưng có phải người sinh sống nơi công cộng không? Có phải người lang thang như giải thích UBND phường?

Hai cô gái này chưa xuất trình được giấy tờ tùy thân chứ không thuộc người an xin, lang thang, không có nơi cư trú ổn định như UBND phường Tam Bình nêu. Chỉ khi xem xét các giấy tờ tùy thân, xác minh cụ thể mới có căn cứ xác minh về nhân thân và công việc của họ, cư trú của họ thì mới có căn cứ đưa họ vào trung tâm.

Trong văn bản có nêu “Thực hiện kế hoạch của Công an phường Tam Bình về việc phòng ngừa, đấu tranh kéo giảm tội phạm hình sự trên địa bàn", Có phải khách nào uống cà phê cũng kiểm tra tại quán đó không, hay chỉ ngẫu nhiên? Hay có lý do nào khác để kiểm tra hai cô gái này.

Tôi vẫn chưa hiểu lý do lại kiểm tra 2 cô gái này, vì nếu họ chỉ là khách uống cà phê sao tự nhiên lại vào kiểm tra giấy tờ tùy thân họ? Bởi cứ không phải muốn kiểm tra bất cứ lúc nào và ở đâu thì kiểm tra nếu không có căn cứ người đó vi phạm pháp luật.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

BÀO BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN - MAI VĂN LUÂN

Tôi luật sư Trần Minh Hùng - luật sư VPLS Gia Đình, Đoàn luật sư TPHCM.

Tôi bào chữa cho bị cáo Mai Văn Luân, sinh ngày 15/7/2000 phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 138 Bộ luật hình sự.

Nội dung bào chữa:

Tại Điều 69 BLHS quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.”

Tại điều Điều 74 quy định về Tù có thời hạn như sau:

“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1.   Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Bị cáo Luân có các tình tiết giảm nhẹ sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.   Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a)

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c)

d)

đ)

e)

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i)

k)

l)

m)

n)

o)

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q)

r)

 s)

2.   Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Tại Điều 47 quy định về  Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau:

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Ngoài ra, tại khoản 2, điều 46 Bộ luật Hình sự quy định:

“Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

Quy định này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 của HĐTP TANDTC quy định tại khoản 5, điểm c quy định các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ như như:

“- Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt (bà Hoa có đơn bãi nại cho bị cáo).

- Gia đình bị cáo khắc phục, bồi thường.”

- Căn cứ các quy định trên, căn cứ Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Tri tôn nhận định bị cáo chưa thành niên, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đã khắc phục hậu quả, đã đầu thú.

- Căn cứ Điều 60 quy định về Án treo như sau:

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.”

- Căn cứ theo quy đinh tại  Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Căn cứ vào các quy định trên, tôi kính mong HĐXX cho bị cáo Mai Văn Luân được hưởng án treo với thời gian thử thách ngắn nhất để bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn hội đồng xét xử và chấp nhận nội dung bào chữa của tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Ngày 22/9/2017

LS TRẦN MINH HÙNG

Từ ngày 15-9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực. Theo đó, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; hông tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng… bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.

-         Quan điểm của Luật sư về nội dung của Nghị định này như thế nào, thưa anh?

    Tôi hoàn toàn đồng ý với nghị định này, hiện nay ở Vn việc thả chó rông, không tiêm vac-xin rất nhiều vừa gây mất vệ sinh, mất mỹ quan đô thị và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác.

Quy định về việc thả chó rông đã được quy định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa có chế tài và mức phạt cụ thể nên việc ban hành nghị định này theo tôi là phù hợp với thực tiễn và bảo đảm an toàn cho mọi người.

-         Có ý kiến lo ngại tính khả thi của Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Đặc biệt là khâu tiếp nhận, quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm nghị định 90/2017/NĐ-CP (Cơ quan nào sẽ đứng ra giải quyết, xử lí…các hành vi vi phạm nghị định). Luật sư có ý kiến gì về vấn đề này, thưa anh?

    Thẩm quyền xử phạt về các hành vi này có thể là Chủ tịch UBN Phường, xã, Trưởng công an xã/phường, Cơ quan quản lý đô thị, chủ tịch quận/huyện...theo tôi thẩm quyền này phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính vfa đã được luật quy định. Tôi cho rằng điều này có tính khả thi vì việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này không khó và thẩm quyền của các cơ quan này là phù hợp với quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

-         Anh có đề xuất giải pháp gì để Nghị định 90/2017/NĐ-CP được triển khai đem lại hiệu quả thiết thực?

Theo tôi cần phổ biến nghị định này đến mọi người dân từ các khu phố, tổ trưởng, UBND Phường/xã...đến tận từng địa phương. Phổ biến ở đây trên báo chí, trên phương tiện truyền thông, báo đài, trực tiếp hoặc gián tiếp đến tận người dân để người dân nâng cao ý thức chung cho xã hội, đây là sự văn minh, tiến bộ nên cần được tuyên truyền và người dân có nghĩa vụ thực hiện đúng tinh thần nghị định.

Cảm ơn Luật sư!

Theo như quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự quy định về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử như sau:

“1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải."

Căn cứ điều điều 313 quy định về tội Tội che giấu tội phạm như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);”

Căn cứ điều điều 314 quy định về tội Tội không tố giác  tội phạm như sau:

1.   Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.   Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3.   Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Căn cứ vào các quy định trên thì bạn gái của Thọ có thể có dấu hiệu của hành che giấu tội phạm hoặc hành vi không tố giác tội phạm theo quy định tại điều 313 và 314 của Bộ luật hình sự tùy thuộc vào việc sau khi điều tra có xác định được cô người yêu này có hành vi che dấu, tiếp tay, hỗ trợ hoặc không trình báo cơ quan chức năng khi biết Thọ trốn hay ở đâu...Tuy nhiên, việc xác định cô gái có phạm tội hay không còn chờ kết quả điều tra cụ thể mới có thể xác định được hành vi có cấu thành tội phạm hay không.

 
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản sẽ 'lâm nguy'
Đăng lúc: 15/09/2017 11:18
 
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất khiến 'thuế chồng thuế'
   “Áp dụng thuế VAT lên 12% khi chuyển quyền sử dụng đất thì giá nhà đất sẽ đội lên cao khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc mua nhà; đồng thời các tổ chức kinh doanh bất động sản cũng như nhiều ngành kinh tế khác sẽ khó khăn hơn”, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nêu.

Trong tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, luật thuế Thu nhập cá nhân và luật thuế Tài nguyên (dự án luật), Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về chuyển quyền sử dụng đất không chịu thuế VAT để chuyển sang chịu thuế VAT với mức thuế suất thông thường 10%.

Bộ Tài chính cũng đề nghị bỏ quy định giá tính thuế VAT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản được trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước tại điểm h khoản 1, điều 7 của luật thuế Giá trị gia tăng.

Đừng để thêm tình trạng thuế chồng thuế

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng không nên áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất.

Hiện người dân có nhu cầu về nhà ở rất cao và họ đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận mua nhà ở vì thu nhập của người dân chỉ ở mức trung bình, rất khó tiếp cận việc mua nhà ở. Do đó, nếu “áp dụng thuế VATlên tới 12% khi chuyển quyền sử dụng đất thì lúc này giá nhà đất sẽ đội lên cao hơn rất nhiều khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc mua nhà; đồng thời các tổ chức kinh doanh bất động sản cũng khó khăn hơn”, ông Hùng nêu.

Theo ông Hùng, hiện giao dịch về chuyển quyền các bên đã phải chịu thuế Thu nhập cá nhân và Lệ phí trước bạ. Các thuế và lệ phí này cũng đã “tương đối” rồi nên việc tiếp tục áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất là “thuế chồng thuế” và không phù hợp với quy luật của xã hội cũng như quy định pháp luật.

“Một vấn đề mà xã hội và nhà nước đang quan tâm là làm sao người thu nhập thấp có nhà ở nhưng với dự thảo này thì lại mâu thuẫn với chính sách và mong muốn của xã hội”, ông Hùng nói.

Luật sư này cho biết thêm, cần hiểu rằng thuế VAT có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, tất cả doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân. Nếu đánh thuế VAT chuyển quyền sử dụng đất như đề xuất thì phải chịu thêm thuế 12% nữa, tức là tăng 7 lần so với thuế, phí hiện hành. Đây là mức thuế rất cao và rất nguy hiểm cho thị trường, giao dịch bất động sản.

“Việc áp dụng mức thuế này cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cho vay, thế chấp. Bởi với việc áp dụng mức thuế như dự thảo thì sẽ ít nhà đầu tư giao dịch, việc mua bán nhà sẽ khó phát triển... tình trạng này sẽ kéo theo nợ xấu tăng”, ông nói.

Nên giữ nguyên mức thuế suất đến 2021

Còn theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, tại khoản 6 điều 5 luật thuế Giá trị gia tăng hiện hành đã quy định chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế VAT là hoàn toàn đúng, để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, phù hợp với tình hình thực tiễn, “hợp tình hợp lý”.

“Nay, dự thảo luật dự kiến áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế, làm tăng giá bán nhà mà người mua phải gánh thêm. Do vậy, không áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất thì hợp tình hợp lý hơn”, ông Châu cho biết.

Về dự kiến của Bộ Tài chính nâng thuế suất thuế VAT theo phương án 1 (tăng từ 10% lên 12%) hoặc phương án 2 (tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 1.1.2019 và 14% từ ngày 1.1.2021), ông Châu cho rằng nên giữ nguyên mức thuế hiện tại 10% từ nay đến năm 2021. Lý do là nhiều nước ASEAN vẫn đang duy trì thuế suất tương tự hoặc thấp hơn (Indonesia, Lào, Campuchia có thuế suất VAT 10%, Singapore 7%, Thái Lan 5%).

“Thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở, sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hơn 90 ngành sản xuất, thi công xây dựng, kinh doanh, dịch vụ. Do đó, việc đề xuất tăng thuế VAT lên 12% sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, giá bán nhà tăng lên", ông Châu nói.

Tại cuộc hội thảo về 5 luật thuế vừa diễn ra chiều hôm qua do VCCI tổ chức, nhiều chuyên gia cũng lên tiếng phản đối đề xuất áp dụng thuế VAT khi chuyển quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng Giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam cho rằng, bản chất của giá trị gia tăng là thuế đánh trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ lưu thông tiêu dùng. Khi nhìn nhận như vậy, quyền sử dụng đất theo luật Thương mại không được xem là hàng hoá thông thường. Bản chất quyền sử dụng đất là quyền về pháp lý, tương tự hàng loạt quyền khác như quyền sở hữu trí tuệ, quyền mua bán ngoại tệ... vốn không nằm trong đối tượng chịu thuế VAT.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết đề xuất về thuế của Bộ Tài chính có thể khiến thị trường bất động sản gặp nguy vì giá nhà sẽ tăng lên rất nhiều.

“Một ngôi nhà, trước đề xuất áp thuế VAT sẽ chỉ chịu thuế trước bạ (0,5%) và thuế thu nhập cá nhân (2%), tức chỉ đóng 2,5%. Nếu bị áp VAT lên quyền sử dụng đất, vô hình chung giá sẽ tăng thêm 12% nữa. “Rất cao. Đánh thuế như thế này thị trường bất động sản rất nguy hiểm”, ông Hà nhấn mạnh.

Ông Hà cũng cho rằng bất động sản có quan hệ lớn đến các thị trường khác như xây dựng, sản xuất vật liệu,... đặc biệt là ngành tín dụng. Mặc dù tổng giá trị vay bất động sản thấp, tín dụng bất động sản chiếm chỉ từ 10-11% tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng nhưng khoản vay thế chấp bằng bất động sản thì lớn hơn nhiều, khoảng 70%. Do đó, nếu áp thuế khiến giá nhà tăng tận 12% thì thị trường khó giao dịch được, kéo theo nợ xấu và các vấn đề khác bị tác động.

Hoài Phong

Nguồn: Một thế giới

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006