Quận 6, TP.HCM:
Nhọc nhằn chuyện tranh chấp “hẻm chung”
Cho rằng hàng xóm xây dựng lấn chiếm hẻm chung, bà Phát làm đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng. Địa chính ở phường đã hòa giải, lập biên bản, yêu cầu dừng thi công công trình. Tuy nhiên, sau đó, công trình này vẫn được tiếp tục được thi công vì “xây dựng đúng giấy phép”. Cho rằng, vụ việc có nhiều điểm mập mờ nên bà Phát khởi kiện.
Hẻm chung hay đất riêng ?
Bà Dương Thị Hoài Phát (ngụ số nhà 401A/1đường Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TP.HCM) cho biết, căn nhà bà đang sinh sống có từ rất lâu, là tài sản của bố mẹ để lại, được cấp Giấy phép hợp thức hóa chủ quyền nhà cho bà vào năm 1987. Giữa căn nhà bà Phát và căn nhà số 401A hiện do ông P.B.C làm chủ có một khoảng đất rộng nửa mét, đã tồn tại từ rất lâu, qua nhiều đời chủ sở hữu, được bà Phát xác định là hẻm chung.
Mọi chuyện rắc rối xảy ra từ khoảng tháng 11/2017, khi ông P.B.C xây dựng căn nhà lấn trên khoảng đất rộng 0,5 m mà bà Phát cho rằng là hẻm chung. Theo bà Phát, khi thực hiện công trình trên đã làm bể tấm đan cửa sổ nhà tôi, gây ảnh hưởng đến móng và kết cấu căn nhà.
“Con hẻm trên đã có từ rất lâu, qua đến bốn đời chủ, không ai lấn chiếm con hẻm đó cả. Tuy nhiên, đến khi ông C. sở hữu lại xây dựng trên con hẻm. Về lâu dài, con hẻm bị lấn chiếm ảnh hưởng rất lớn đến căn nhà của tôi, đồng thời mất con hẻm cũng gây nguy hiểm cho gia đình tôi mỗi khi có hỏa hoạn” bà Phát cho hay.
Sau khi xảy ra sự việc trên, bà Phát đã trình báo với cơ quan chức năng, địa chính xây dựng UBND P. 11, Q.6 đã lập biên bản làm việc ngày 14/11/2017, biên bản hòa giải ngày 16/11/2017. Trong các biên bản này, địa diện chính quyền địa phương yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công ngưng công trình ngày đồng ý chờ giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, đại diện Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Q.6 xác định, giữa căn nhà 401A và 401A/1 có một khoảng hở và khoảng hở này đã được cấp giấy chứng nhận cho nhà 401A hiện do ông C. đứng tên. Ngoài ra, vào năm 2012, mẹ bà Phát và ông H. (chủ trước của căn nhà 401A) đã ký một thỏa thuận, phần đất trống giữa hai nhà nói trên do ông H. sử hữu.
Tại biên bản hòa giải của UBND P.11, Q.6, ông C. cho rằng, ông là người mua lại căn nhà có chủ quyền hợp lệ, được cấp phép xây dựng, việc xây dựng là đúng theo ranh đất.
Về vấn đề này, bà Phát cho rằng, con hẻm chung đã có từ lâu, qua rất nhiều đời chủ. Vậy, việc cấp chứng nhận quyền sử dụng cho một bên là không thỏa đáng. Cần phải kiểm tra lại hồ sơ cấp chủ quyền trước đây để làm rõ việc cấp phép có hợp lý hay không ? Ngoài ra, mẹ bà Phát ký thỏa thuận chấp nhận phần đất giữa hai căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông H. vào năm 2012, khi đó bà đã 85 tuổi, không còn minh mẫn nên cần phải xác định lại giá trị pháp lý của thỏa thuận này.
“Lúc đó mẹ tôi đã 85 tuổi, khi ký giấy không có chúng tôi đi theo. Nếu như cơ quan chức năng dựa vào thỏa thuận nói trên để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà bên cạnh là không thỏa đáng” bà Phát cho hay.
Bị đình chỉ vẫn xây dựng
Được biết, dù UBND P.11 đã lập các biên bản yêu cầu chủ công trình ngưng thi công để chờ giải quyết theo quy định của pháp luât. Tuy nhiên, chủ công trình là ông C. vẫn tiếp tục cho xây dựng. Do đó, gia đình bà Phát đã trình báo sự việc lên Thanh tra xây dựng xử lý.
Tại biên bản làm việc của Đội Thanh tra địa bàn Q.6 ngày 21/11, công trình thi công lắp đặt sắt, đà kiềng. Công trình có phần ranh móng phù hợp chỉ giới xây dựng đúng theo bản vẽ. Đối với phần diện tích không công nhận, không xây dựng, chủ đầu tư đã ép 4 cọc bê tông cốt thép âm dưới mặt đường. Đội Thanh tra xây dựng Q.6 đề nghị chủ đầu tư và đơn vị thi công không xây dựng trên phần diện tích này, trường hợp không chấp hành sẽ bị xử lý. Tổ kiểm tra đề nghị chủ đầu tư và đơn vị thi công tạm ngưng công trình xây dựng công trình theo nội dung biên bản hòa giải ngày 16/11/2017 tại UBND P.11 để chờ giải quyết theo quy định.
Theo bà Phát, dù đã có các biên bản yêu cầu tạm dựng công trình, nhưng sau đó phía ông C. vẫn tiếp tục cho thi công công trình hiện theo ước tính đã lên cao hơn 3,5 m nhưng không bị xử lý. Từ đó đến nay, gia đình bà P. vẫn chưa đồng ý cách xử lý của cơ quan chức năng về việc xử lý lấn chiếm hẻm chung.
Cho rằng, việc UBND Q.6 cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu con hẻm cho chủ nhà số 401A đường Hậu Giang là bất hợp lý nên bà Phát đã làm đơn khởi kiện lên Tòa án Nhân dân TPHCM yêu cầu tháo dở công trình lấn hẻm chung và bồi thường 60 triệu đồng do xây dựng lấn chiếm làm bể tấm đan cửa sổ nhà, hủy giấy chứng nhận phần cấp sai.
Theo hồ sơ cũ thì giữa hai căn nhà này có 1 khoảng hở mà trước đây nhà nước chưa công nhận cho bất kỳ bên nào. Theo quy định đây là hẻm chung mà không được ai tự định đoạt cho mình. Người nào muốn được hợp thức hóa phải được ký giáp ranh giữa các nhà bên cạnh. Vụ việc có 1 văn bản mẹ bà Phát ký nhưng không có chữ ký mà chỉ lăn tay nhưng UBND phường lại xác nhận chữ ký là mâu thuẫn, tại thời điểm ký mẹ bà Phát đã lớn tuổi 85 tuổi thì phải có người làm chứng nhưng vẫn không có ai làm chứng. Hơn nữa, tại thời điểm ký văn bản cha bà Phát đã chết, nhà đất nêu trên là của cha mẹ bà Phát để lại cho các con nên 1 mình mẹ bà Phát cũng không có quyền tự định đoạt mà phải được sự đồng ý của các con. Do vậy, mẹ bà Phát mà tự ký văn bản đó 1 mình nên về mặt pháp lý văn bản này không có giá trị.
Tôi nghĩ việc UBND Quận 6 cấp giấy chứng nhận cả phần khoảng hở cho nhà bên cạnh mà không hỏi ý kiến các anh em bà Phát, là những đồng thừa kế phần của cha bà Phát để lại là chưa đúng pháp luật. Do vậy, theo tôi cần thu hồi và hủy bỏ phần cấp giấy chứng nhận chưa đúng này.
Về việc UBND phường đã yêu cầu ngưng xây dựng khi nhà tranh chấp mà Chủ đầu tư vẫn xây dựng là vi phạm pháp luật, cần xử phạt nghiêm và khôi phục lại hiện trạng ban đầu. (LS TRẦN MINH HÙNG – ĐOÀN LS TPHCM).

Dịch vụ thuê luật sư riêng cho gia đình
Dịch vụ luật sư riêng cho gia đình ở các nước phát triển đã trở nên quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì dịch vụ này còn khá mới mẻ và cho đến giờ vẫn chưa có nhiều người sử dụng.

Khi ấy, những hạn chế xuất hiện khi vị luật sư này chưa đủ am hiểu về các “ngóc ngách” trong cuộc sống gia đình thân chủ, nhất là chưa hiểu về tâm tính của mỗi thành viên, nên việc tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý có thể chưa thật sâu sắc, thấu đáo.
Tư vấn hòa giải, ly hôn; Tư vấn về tài sản chung, tài sản riêng trong hôn nhân; Tư vấn phân chia tài sản, con cái khi ly hôn; Tư vấn các quy định chung của pháp luật về thừa kế; Tư vấn thanh toán và phân chia di sản thừa kế; Tư vấn về việc tiếp nhận di sản thừa kế; Tư vấn, soạn thảo lập di chúc; Tư vấn về khai sinh, khai tử…

Bên cạnh đó còn trực tiếp thực việc các việc: Soạn thảo các hợp đồng liên quan đến gia đình như: Mua bán, xây dựng, hợp thức hóa, hoàn công công trình xây dựng; Lập thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh, thế chấp, vay vốn ngân hàng, xuất nhập cảnh, du lịch, du học…;
Để đánh giá về 1 luật sư nào đó trước khi xúc tiến việc ký hợp đồng, có thể dựa vào một số hoạt động mà vị luật sư ấy tham gia, hoặc dựa vào danh tiếng, đánh giá của một số thân chủ mà vị luật sư từng làm việc. Một công cụ khá hữu ích chính là internet.
Bạn có thể tra cứu “lịch sử” cũng như nhận xét của các cá nhân, cơ quan liên quan đến vị luật sư đó. Tất nhiên, cần phải hết sức nhạy bén để tránh được những “bình luận” không đúng sự thật - ví dụ có một số người “thuê” người quen, bạn bè đưa ra những nhận xét tốt hơn thực tế.
ĐỊA CHỈ CHO BẠN Tại Hà Nội |
Nguồn: Báo phụ nữ Việt nam
Link đầy đủ của báo: http://phunuvietnam.vn/dich-vu-gia-dinh/dich-vu-thue-luat-su-rieng-cho-gia-dinh-post34195.html
Các Link Luật sư Trần Minh Hùng Trả lời trên Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài truyền hình TPHCM, HTV9, THVL1, THVL2...qua các link sau, quý vị có thể copy về xem ls Trần Minh Hùng tư vấn luật miễn phí trên đài truyền hình.
https://www.youtube.com/watch?v=5CHT3B2FI8I
https://www.youtube.com/watch?v=aGNDYGWFZyw
https://www.youtube.com/watch?v=tYfzMA58gFo
https://www.youtube.com/watch?v=4AXYoQoU4g0
https://www.youtube.com/watch?v=4e3VQ6iK3FE&t=1s
https://www.youtube.com/watch?v=wGqq2JX8K90
https://www.youtube.com/watch?v=m3J8Gx2cKUw&t=14s
https://www.youtube.com/watch?v=EZQvaf4v10c&t=49s
https://www.youtube.com/watch?v=guj1vVg7dz0&t=1s
https://www.youtube.com/watch?v=ItfryLYTI-E&t=22s
https://www.youtube.com/watch?v=VWfKjDayUaI&t=234s
https://www.youtube.com/watch?v=89ogUM7_aYU
https://www.youtube.com/watch?v=4vqFT4CYzRA
https://www.youtube.com/watch?v=js_l17jd6a8
Ai phải chịu trách nhiệm khi tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy?
Ai là người chịu trách nhiệm khi tàu Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy? Kinh phí khắc phục thân tàu lấy ở đâu?...

Tàu điện đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy.
02/01/2018 23:58
Đoàn tàu điện của đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở tầng 3 nhà ga Cát Linh đã bị đột nhập vẽ tranh phun sơn Graffiti cả một mảng lớn. Sự việc được phát hiện cách đây khoảng một tuần. Những hình ảnh vẽ sơn lên đầu tàu và một số toa khiến nhiều người bức xúc về hành động bôi bẩn đoàn tàu.
Đây không phải là lần đầu tiên dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô. Thực tế, kể từ khi khởi động công trình đến nay, bao nhiêu phiền toán, lo âu vây quanh người dân khi tai nại, sập giàn giáo liên tiếp xảy ra.
Đại diện Ban quản lý đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, việc đột nhập vào công trường đang thi công và vẽ lên đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông là hành vi vi phạm, có dấu hiệu phá hoại tài sản.
Bên cạnh việc yêu cầu Tổng thầu EPC của Trung Quốc tăng cường công tác bảo vệ trên toàn công trường, Đại diện Ban quản lý Đường sắt cũng chỉ đạo đơn vị này báo cáo cụ thể sự việc tới cơ quan chức năng để điều tra.
Ngay sau đó, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết đã cử lực lượng phối hợp với phòng Cảnh sát hình sự thành phố điều tra người vẽ lên tàu và xử lý nghiêm những người liên quan.
Trả lời câu hỏi này của VnEconomy, Đại diện Ban quản lý dự án nhấn mạnh trách nhiệm bảo vệ tài sản là của Tổng thầu EPC. "Tổng thầu EPC phải chịu trách nhiệm vì đó là hàng hoá của họ quản lý. Chúng tôi đang yêu cầu Tổng thầu báo cáo biện pháp xử lý cụ thể", vị này nói.
Tuy nhiên, trách nhiệm của Tổng thầu EPC là vậy, nhưng còn trách nhiệm của Ban Quản lý dự án Đường thì sao?
Theo Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư Tp.HCM), hành vi của người vẽ bậy lên tàu tuỳ tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại mà có thể bị xử phạt hành chính, nặng thì có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Để xác định có chịu trách nhiệm hình sự không thì phải chờ kết quả giám định cụ thể. Nếu tài sản bị thiệt hại từ 2 triệu trở lên thì có thể bị xử lý hình sự. Tùy mức độ thiệt hại lớn hay nhỏ mà khung hình phạt sẽ thấp hay cao. Ngoài ra, người gây thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh cho bên bị hại.
"Theo tôi, cơ quan công an cần vào cuộc điều tra nghiêm túc. Bởi ngoài việc xử lý người vẽ bậy thì những người liên quan trực tiếp đến công trình cần phải kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm khắc, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật vì để gây thất thoát, lãng phí tiền tỷ của quốc gia. Một công trình trọng điểm được dư luận quan tâm. Trách nhiệm ở đây không chỉ là khiển trách, kiểm điểm mà nếu có dấu hiệu hình sự thì cũng cần khởi tố", Luật sư Trần Minh Hùng nói.
Đối với việc xử lý, khắc phục hậu quả, kinh phí để khắc phục việc vẽ bậy chằng chịt lên tàu do Tổng thầu tự bỏ tiền ra hay số tiền này trích từ nguồn vốn của dự án là câu hỏi đáng được quan tâm.
Vấn đề này, đại diện Ban quản lý Dự án cho hay, hiện Tổng thầu đã báo cáo cơ quan chức năng và chờ ý kiến để làm rõ hướng xử lý cụ thể.
"Phải đợi Tổng thầy có văn bản báo cáo biện pháp nhưng chưa thấy có nên chúng tôi chưa nói được gì. Việc thông tin đề xuất 1 triệu USD để khắc phục vừa qua là không đúng, chúng tôi chưa nhận được báo cáo", Đại diện Ban Quản lý Đường sắt nói với VnEconomy.
Nguồn: VnEconomy.
http://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/p15-q10-tphcm-xu-phat-vi-pham-xay-dung-nhu-dua-119185/
Người vợ sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án nào?
Theo luật sư, nghi can sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án cao nhất của luật hình sự vì có hành vi giết người một cách man rợ, lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.
Ngày 19/12, Công an tỉnh Bình Dương đã thông tin chính thức về vụ án vợ sát hại chồng rúng động dư luận xảy ra tại khu phố Bình Thuận 1 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương).
Theo Công an tỉnh Bình Dương, vợ chồng Diễm - anh Tú từng nhiều lần cãi vã, xô xát với nhau trước khi xảy ra vụ án mạng. Đêm 15/12, sau khi đi nhậu về nhà trọ thì anh Tú và Diễm xảy ra mâu thuẫn đánh nhau. Lúc này Tú đánh và đe dọa sẽ giết chết Diễm.
Trong lúc đánh vợ, Tú đã dùng con dao bầu để chém nhưng Diễm tránh và giật được con dao, đồng thời dùng chính con dao đó chém trúng vào vùng cổ chồng. Sau khi bị chém, Tú vật ngã Diễm xuống nền nhà, dùng chân đạp vào người Diễm, đồng thời nói: "Tao mà chết thì thôi, nếu tao còn sống thì mày cũng chết". Nghe vậy, Diễm tiếp tục tấn công chồng đến khi nạn nhân tử vong.
Sau đó Diễm dùng chính con dao này phân xác nạn nhân bỏ vào túi màu đen có sẵn trong phòng trọ. Sáng hôm sau mang những bộ phận cơ thể của nạn nhân đi phi tang ở nhiều nơi.
Về hành vi của nghi can Diễm, trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP. HCM) cho biết, kết luận điều tra ban đầu từ cơ quan công an thì hành vi này có thể cấu thành tội giết người được quy định điều 93 Bộ luật hình sự.
Cụ thể trong khoản 1 điều 93 quy định người nào giết người thuộc một trong các trường hợp Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác.
Bên cạnh đó, trong khoản 1 điều 93 còn quy định: Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
Nếu nghi can Diễm thực hiện hành vi phạm tội rơi vào những trường hợp trong điều 93 BLHS thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. "Với hành vi nêu trên thì nghi can này có thể bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt lên tới tử hình vì giết người có tình tiết man rợ", luật sư Hùng nói.
Nguồn: Kênh 14
Mới giành lại quyền nuôi bé gái 5 tuổi từ tay người chồng giám đốc sau phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 9, chị Mai cho biết rất sợ bị tước đi quyền làm mẹ một lần nữa khi người chồng kháng cáo đòi con.
- Chồng chết vì tai nạn, người mẹ trẻ nuốt nước mắt nuôi con nhỏ, đau đớn nhìn bố mẹ già bệnh tật không tiền chữa
- Chồng bất chấp pháp luật, không cho vợ nuôi con trai 7 tháng tuổi: "Cô ấy bị thần kinh, tôi không thể giao con được"
- Nước mắt người mẹ bị cướp quyền nuôi con vì mâu thuẫn với bố mẹ chồng: "Em chỉ muốn con trai gọi một tiếng mẹ"
- Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, mẹ hạnh phúc khi giành lại quyền nuôi con sau 1 năm bị "mất trắng"
Rõng rã theo 3 phiên tòa mới giành được con
Theo thông báo của Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) vào ngày 20-12 sẽ tiến hành xử phúc thẩm vụ thay đổi quyền nuôi con là bé Hoàng Thị Thúy An (SN 2012) giữa chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn.
Chị Mai chính là người gởi đơn cầu cứu khắp nơi khi bị 2 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm tước đoạt quyền làm mẹ, giao cả 2 con cho người chồng. Phải mất hơn 1 năm ròng rã đấu tranh, ngày 15-9 tại TAND quận Gò Vấp, người mẹ mới giành lại quyền nuôi bé gái trong niềm hạnh phúc vỡ òa.

Chị Mai sợ một lần nữa sẽ mất đi quyền nuôi bé An.

Tại phiên tòa sơ thẩm 15-9, TAND quận Gò Vấp đã chấp nhận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của chị Mai, giao bé An cho chị Mai chăm sóc.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu, chị Mai lại lo sợ một lần nữa bị mất trắng quyền nuôi con khi anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, đòi bằng được quyền nuôi dưỡng bé gái.
"Tôi sợ cái cảm giác tòa tuyên anh ấy giành cả hai con một lần nữa. Phải vất vả lắm tôi mới đón An về sống với mình, chăm sóc cho bé từng chút một, lỡ mà xa con, tôi làm sao sống nổi", chị Mai nghẹn ngào nói.
Theo nội dung của 3 phiên tòa trước đó, chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn (ngụ Gò Vấp) kết hôn từ năm 2004 và có được 2 con (1 bé trai sinh 2007 và 1 bé gái sinh 2012). Do mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc từ khi chị Mai ở nhà nội trợ, phụ giúp chồng quản lý công ty riêng, mọi chi tiêu đều bị chồng soi xét kỹ đến nỗi chị phải lấy sổ ghi rõ từng khoản mà mình sử dụng trong tháng để "báo cáo" cho chồng. Sau nhiều lần "cơm không lành, canh không ngọt" đến tháng 8-2014, cả hai quyết định ly hôn.

Chị Mai vẫn là người trực tiếp hướng dẫn hai con học tập.

Không chấp nhận bản án sơ thẩm, anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, quyết tâm giành con từ tay người vợ cũ.
Không yêu cầu tranh chấp tài sản, chị Mai chỉ mong muốn được nuôi dưỡng hai con cho đến khi chúng trưởng thành. Nhưng cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong năm 2016, tòa án đều trao cả 2 bé cho anh Tuấn chăm sóc bởi anh Tuấn thu nhập cao hơn chị Mai (45 triệu so với 15 triệu), anh Tuấn có tài xế, giúp việc riêng để tiện chăm sóc cho 2 con.
Quá bức xúc trước kết quả lạnh lùng của tòa án, chị Mai gởi đơn cầu cứu khắp nơi, nộp đơn lên TAND quận Gò Vấp xin thay đổi quyền nuôi con. Kết quả sơ thẩm chiều 15-9-2017, bé An đã được trao lại cho người mẹ sau hơn một năm dài đánh mất quyền nuôi con.
Không thể giao cả hai con cho bố nuôi dưỡng?
Theo luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết trong trường hợp này, người chồng không thể nào giành quyền nuôi một lúc 2 con được.
Theo đó, luật sư Hùng phân tích nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nuôi con sau ly hôn thì tòa sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở để tiến hành trao quyền nuôi con, hầu hết người mẹ sẽ giành được quyền này cho dù có mức thu nhập thấp hơn.

Luật sư Trần Minh Hùng cho biết không thể nào tòa lại quyết định giao bé gái cho anh Tuấn nuôi lần nữa?

Mong muốn lớn nhất của người mẹ là được chăm sóc bé An đến ngày trưởng thành.
Trong trường hợp của chị Mai có đến 2 con, cả hai anh chị đều là người có trí thức, mức thu nhập, chỗ ở ổn định nên việc giao cho mỗi người 1 con để chăm sóc là hợp lý. Bởi không thể nào một người bố, người mẹ có thể cùng lúc chăm sóc tốt cả 2 con trong khi người còn lại cũng có nguyện vọng, điều kiện để chăm sóc con.
"Tôi nghĩ cấp phúc thẩm sắp tới cần bác đơn kháng cáo của người chồng, chấp nhận giao con cho người mẹ theo cấp sơ thẩm trước đó. Không thể để tình trạng giao cả 2 con cho người chồng như 2 phiên tòa tranh chấp trước đó xảy ra một lần nữa. Cả về tình, về lý, người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bé gái. Pháp luật Việt Nam không thể nào tước đi quyền làm mẹ thiêng liêng ấy của chị Mai", luật sư Hùng nhấn mạnh.

Từ khi về căn hộ Nhà Bè, bé An được mẹ tự tay chăm sóc, đứa con trai cũng được chị Mai thường xuyên đón sang chơi.

Hai anh em dù ở khác nơi nhưng tình cảm vẫn không bị sứt mẻ, chị Mai luôn tạo điều kiện để 2 bé gặp nhau.
Về phía chị Mai, sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực hôm 15-9 trao quyền nuôi bé An cho chị, chị đã đón bé về sống cùng mình tại căn hộ ở Nhà Bè, mọi việc học tập, sinh hoạt hằng ngày của bé cũng đã ổn định.
Mặc dù hai vợ chồng đã ly hôn, mỗi người nuôi một bé nhưng để các con không chịu áp lực, tổn thương tâm lý khi phải xa bố hoặc mẹ quá lâu, mỗi tuần chị Mai đều đón bé trai về nhà để chơi với em hoặc đưa An sang nhà bố. Đặc biệt việc học tập của hai bé cũng do chị Mai phụ trách.

Hai anh em được mẹ dạy học bài.

Ông ngoại cũng thường xuyên phụ giúp đón An và một cháu ngoại khác đi học về.
Chị Mai bày tỏ: "Giờ chị chỉ mong muốn được chăm sóc và nuôi dạy bé An thật tốt, chị mong tòa xét xử công bằng, đừng tước đoạt quyền làm mẹ của chị một lần nào nữa".
* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc (tên nhân vật đã thay đổi).
Nguồn: Theo thời đại
Vụ bé trai 10 tuổi bị bố đẻ bạo hành: Đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác
Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi, người cha có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích nếu gây thương tích cho cháu bé trên 11%
Tối 6/12, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tạm giữ hình sự và thực nghiệm hiện trường đối với Trần Hoài Nam (SN 1983, trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), kẻ nhẫn tâm hành hạ chính con trai của mình trong thời gian dài.
Nạn nhân được xác định là cháu K., 10 tuổi, con trai của Trần Hoài Nam.
Trước đó vào tối 5/12, cháu K. bất ngờ tìm về nhà bà nội ở đường Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) trong tình trạng hoảng sợ, sút cân trầm trọng. Ngay sau đó, cháu bé được người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tâm lý.
Qua chụp chiếu, cháu K. được chẩn đoán bị gãy xương sườn, rạn sọ não và phải điều trị tại bệnh viện.
Bé trai K. bị bố bạo hành đến gãy xương sườn
Theo lời kể của K., từ khi chuyển ra ở cùng với bố và mẹ kế, cháu bé không được cho đi học, đêm cũng không được ngủ và thường xuyên bị đánh vào người, vào đầu.
Được biết, bố và mẹ cháu K. đã bỏ nhau cách đây 4 năm. Khoảng 2 năm nay, người bố cùng vợ mới dọn ra ngoài và K. ở với bố. Thời điểm đó, cháu K. nặng khoảng 40kg, rất ngoan ngoãn, trắng trẻo và học giỏi.
Tuy nhiên, ngày 5/12, khi trốn về với ông bà nội, K. chỉ còn khoảng 20kg, người gầy rộc khiến ngay cả những người thân trong gia đình cũng khó nhận ra.
Liên quan đến sự việc này, trao đổi với Sao360.vn, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, hành vi của Trần Hoài Nam đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác.
Luật sư Trần Minh Hùng: "Hành vi của Trần Hoài Nam đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác"
Cụ thể, Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội hành hạ người khác như sau: Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; Đối với nhiều người”.
"Như vậy, tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc", luật sư Hùng đưa quan điểm.
Cũng theo luật sư Hùng: "Việc người cha đối xử tàn ác với đứa con là người lệ thuộc mình, đối với con mình đang là trẻ em thì có thể sẽ bị xử lý về tội danh trên. Cũng có thế tùy tính chất, mức độ, hậu quả hành vi mà người cha có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích… nếu gây thương tích cho cháu bé trên 11%".
Vụ BOT Cai Lậy: "Tài xế không gây rối"
NLĐO) – Theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP HCM, chưa có quy định pháp luật nào cấm các tài xế đi qua, đi lại trên một tuyến đường, cụ thể như qua trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Tôi khá sửng sốt khi đọc một mẩu tin trên báo chí về việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Tiền Giang thống kê 14 phương tiện qua lại trạm thu phí BOT Cai Lậy đã có hành vi "gây rối".
Ngay sau đó, trên mạng xã hội rất nhiều tài xế bày tỏ lo lắng xen lẫn hoang mang.
Từ thông tin trên, tôi đã kiểm tra lại rất kỹ về quy định pháp luật. Qua đó nhận thấy hiện nay không có quy định cấm xe đi qua, đi lại trên 1 cung đường. Do vậy, việc các xe tham gia giao thông khi đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định thì họ có quyền qua lại nhiều lần miễn là không có hành vi vi phạm pháp luật.

Một tài xế ngụ thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) phản đối bằng cách đưa tiền lẻ
Đây là quyền được đi lại mà pháp luật cũng như Hiến pháp quy định. Cụ thể, điều 23 Hiến pháp 2013 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Như vậy, đi lại là một quyền mà được Hiến pháp ghi nhận.
Những tài xế này họ chạy đi chạy lại thì cũng phải thực hiện đúng quy định pháp luật, nếu sai mới có căn cứ xử lý họ. Việc họ mua vé bằng tiền lẻ hay tiền lớn pháp luật cũng không cấm, đồng tiền giao dịch hợp pháp nên không thể nói là hành vi gây rối.
Theo tôi, cơ quan chức năng chỉ nên vận động, khuyến khích chứ không nên "đổ thêm dầu vào lửa" khi yêu cầu điều tra hay có hình thức xử phạt đối với họ. Đây là điều không có căn cứ pháp lý và chỉ phát sinh thêm mâu thuẫn.
Tôi cho rằng hành vi này không vi phạm pháp luật, các tài xế cũng không nên quá lo lắng.
Tất nhiên, mọi việc làm nên thực hiện theo đúng quy định, không nên nóng nảy, nôn nóng, xung đột và có những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra đối với các bên.
Nguồn: Báo người lao động
