Luật sư tư vấn: Công ty không đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn trừ lương

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Doanh Nghiệp

1. Trừ lương nhưng công ty không đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại điều 19 và điều 21 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Ngoài ra, Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì “người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động”.

Do đó, việc Công ty không đóng các khoản tiền bảo hiểm bắt buộc cho nguyên đơn là không làm đúng trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội và là hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp” dẫn đến việc nguyên đơn không được cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm từ thời điểm nguyên đơn bắt đầu làm việc cho đến thời điểm nghỉ việc. Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở theo quy định của pháp luật và thông tin từ phía cơ quan Bảo hiểm xã Hội.

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, trong trường hợp này, có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất, nếu công ty cũ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và còn nợ tiền BHXH của nhiều người lao động khác nữa thì có thể yêu cầu công ty đóng trước tiền BHXH, BHTN, BHYT và tiền lãi chậm đóng phát sinh cho riêng mình đến thời điểm nghỉ việc để chốt sổ BHXH. Nếu được phía cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi công ty đóng bảo hiểm hàng tháng đồng ý thì người lao động có thể chốt được sổ BHXH.

Thứ hai, nếu công ty cũ thực sự chưa có khả năng đóng tiền cho cơ quan BHXH và để không ảnh hưởng đến quá trình tham gia cũng như chốt sổ ở công ty sau này, người lao động có thể khai báo số sổ bảo hiểm xã hội của mình cho công ty để công ty làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Và khi nào công ty cũ chốt sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể lấy sổ và nộp cho công ty mới.

Bảo hiểm xã hội được đánh giá là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của một đất nước hiện nay. Vì thế, mỗi người lao động cần tìm hiểu và cập nhật thông tin chính xác trong lĩnh vực bảo hiểm này nhằm bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của chính mình.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội thì trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn.

Trong trường hợp này, công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 17, Luật Bảo hiểm xã hội 2014

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

Như vậy, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 3, Điều 122, Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để công ty xem xét lại hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.

Trong trường hợp Công ty không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu giải quyết.

Về vi phạm của công ty bạn, tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng quy định các hình thức xử lý vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Về biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Chốt sổ BHXH khi tự nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang làm việc cho một công ty theo hợp đồng không xác định thời hạn, vừa qua, công ty tôi có chuyển đổi cơ chế hoạt động, do cảm thấy không thoải mái với cơ chế làm việc mới. Tôi đã bàn giao công việc và nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, chưa hết thời hạn 45 ngày kể từ ngày nộp đơn, tôi đã chính thức nghỉ, nhưng Giám đốc công ty không đồng ý với việc nghỉ của tôi. Tôi muốn hỏi một số vấn đề sau:

1. Tôi có thể bị phạt như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

2. Tôi nghỉ như vậy, nếu Giám đốc không thanh toán sổ bảo hiểm và không cho nhân viên rút sổ bảo hiểm ra. Như vậy có đúng không? Tôi phải làm thế nào để có thể rút được sổ bảo hiểm ra? Nếu không rút sổ bảo hiểm ra, tôi nên đóng tiếp bảo hiểm theo sổ bảo hiểm đã có tại công ty hay làm sổ bảo hiểm mới?

Cảm ơn Luật sư!.

Luật sư tư vấn:

Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao đông 2012 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Trường hợp của bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, vì vậy bạn có thể nghỉ việc bất kỳ lúc nào mà không cần lý do, song phải bảo đảm việc báo trước ít nhất 45 ngày. Việc bạn tự ý nghỉ việc khi chưa đủ ít nhất 45 ngày từ ngày nộp đơn là trái với quy định của luật lao động. Theo Điều 43 “Bộ luật lao động 2019”, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ chịu trách nhiệm bồi thường như sau:

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Như vậy, nếu bạn vi phạm thời hạn báo trước với người sử dụng lao động thì bạn sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định:

“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Như vậy, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nhưng công ty không được quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của bạn, Vì thế, trong trường hợp này, khi nghỉ việc, bạn vẫn được chốt sổ và trả sổ bảo hiểm theo quy định “Bộ luật lao động 2019” và Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Ttheo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ bảo hiểm xã hội, vì thế khi bạn làm việc tại công ty mới thì không được làm sổ bảo hiểm xã hội mới, phải chốt sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ mang đến nơi làm việc mới để đóng tiếp bảo hiểm xã hội.

Nếu công ty cố tình gây khó khăn cho bạn, không chốt sổ bảo hiểm xã hội bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định Điều 200 “Bộ luật lao động 2019”: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

“1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

6. Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi đã chốt sổ bảo hiểm?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại công ty A được gần 10 năm và đã chốt sổ BHXH. Sau đó tôi chuyển sang công ty B, cũng tham gia BHXH và thời gian tham gia là 1 năm. Nay tôi chuyển sang công ty C làm. Tuy nhiên, việc chốt sổ bảo hiểm của tôi tại công ty B gặp rất nhiều khó khăn vì công ty đang nợ BHXH. Xin hỏi: Tôi có thể hủy quãng thời gian đóng BHXH tại công ty B để chuyển sang công ty C đóng nối tiếp quãng thời gian mà tôi đã đóng bảo hiểm tại công ty A được không? Thủ tục như thế nào? Nếu không thì tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Luật sư tư vấn:

Đối với trường hợp của bạn bạn có thể xin hủy thời gian đóng bảo hiểm tại công ty B và tiến hành đóng nối tiếp quãng thời gian bạn đã đóng bảo hiểm tại công ty A. Trong trường hợp này bạn sẽ xin hủy sổ bảo hiểm tại công ty B. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Quyết định 1111/QĐ-BHXH có quy định về việc hủy sổ bảo hiểm xã hội:

“3. Hủy phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT:

3.1. BHXH tỉnh lập Hội đồng hủy sổ BHXH, thẻ BHYT: Giám đốc BHXH tỉnh làm Chủ tịch, đại diện các phòng TCHC; Cấp sổ, thẻ; KHTC và phòng Kiểm tra làm ủy viên.

3.2. Định kỳ trước ngày 15/2 hằng năm, tổ chức hủy sổ BHXH, thẻ BHYT in hỏng của toàn tỉnh sau 02 năm lưu trữ; khi hủy sổ BHXH, thẻ BHYT phải kiểm đếm, đối chiếu với Phiếu sử dụng phôi bìa sổ BHXH và phôi thẻ BHYT, đồng thời lập biên bản hủy sổ BHXH, thẻ BHYT (mẫu C10-TS).”

Để được hủy thời gian đóng bảo hiểm tại công ty B bạn sẽ tiến hành viết đơn đề nghị tự nguyện xin hủy thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại công ty B theo Mẫu đơn D01-TS ban hành kèm theoQuyết định 1111/QĐ-BHXH cam kết không thừa nhận quá trình tham gia bảo hiểm của mình tại công ty B do không làm việc tại công ty đo nữa lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo đó bạn sẽ được huỷ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty B.

Khi làm việc tại công ty C bạn sẽ tiến hành làm lại sổ bảo hiểm mới. Theo quy định tại Điều 61Quyết định 1111/QĐ-BHXH có quy định về việc cấp lại sổ BHXH như sau:

“Người tham gia BHXH, BHYT được cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trong sổ BHXH. Trường hợp cơ quan BHXH làm mất hoặc hỏng sổ BHXH thì cơ quan BHXH có trách nhiệm cấp lại sổ BHXH, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH, BHTN. Sổ BHXH thu hồi phải lưu cùng hồ sơ cấp lại sổ BHXH”.

Trong trường hợp này, thời gian bạn tham gia đóng bảo hiểm tại công ty B, A là không trùng nhau. Đồng thời thời gian bạn tham gia bảo hiểm tại công ty A đã được chốt sổ bảo hiểm. Như vậy, bạn sẽ xin cấp lại sổ BHXH mới trong trường hợp này và tiến hành đóng BHXH tiếp nối thời gian bạn đã đóng tại công ty A.

ANTV

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

http://www.luatsugiadinh.net. vn

http://www.luatsuthanhpho.com

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006