luật sư tư vấn khởi kiện đòi nợ

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Công Nợ

Khách hàng yêu cầu kiện đòi nợ gồm:

+   Cá nhân đòi nợ cá nhân;

+   Cá nhân đòi nợ tổ chức;

+   Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp;

+   Tổ chức đòi nợ cá nhân;

+   Tổ chức đòi nợ tổ chức;

+   Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;

+   Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;

+   Doanh nghiệp đòi nợ doanh nghiệp;

Các loại nợ phát sinh yêu cầu khởi kiện gồm:

+   Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;

+   Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;

+   Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng . . . 

Quy trình thực hiện dịch vụ thu hồi nợ của chúng tôi

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng cứ và các giấy tờ liên quan từ khách hàng yêu cầu, Chúng tôi tiến hành thực hiện dịch vụ theo các bước sau:

1)  Xác minh hồ sơ nợ:

a)  Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ (Xem xét, đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp, phân tích cơ sở pháp lý hồ sơ khách hàng cung cấp có đủ căn cứ hay không).

b)  Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. (Nếu người nợ là cá nhân thì người đó còn sống hay đã chết hoặc họ còn thường trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác . . .Nếu là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản).

c)  Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ.

d)  Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì chúng tôi sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.

d)  Thời hạn xác minh mỗi hồ sơ nợ là không qua 30 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ.

Trong thời hạn xác minh chúng tôi vẫn tiến hành thu hồi nợ nếu người nợ có thanh toán. Nếu thu được nợ trong giai đoạn này khách hàng vẫn phải thanh toán tiền thù lao luật sư. 

2. Tiếp cận thương lượng thu hồi nợ:

a)  Qua quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy hợp lệ. Chúng tôi tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì chúng tôi sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận này nếu chủ nợ đồng ý.

b)  Ngược lại trong thời gian chúng tôi tiếp cận bên nợ, mà người nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì chúng tôi sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp (thu hồi nợ) cho người khởi kiện.

3)  Khởi kiện đòi nợ:

Hoàn thiện hồ sơ khởi kiện sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ bao gồm:

+   Soạn thảo đơn khởi kiện (Căn cứ trên tài liệu, chứng cứ và thông tin hợp pháp đã phân tích cơ sở pháp lý);

+   Nộp hồ sơ đơn khởi kiện;

+   Tư vấn, hướng dẫn cho người khởi kiện về án phí, lệ phí tòa án;

+   Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa;

+   Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa;

+   Tư vấn, hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án;

+   Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục khác liên quan đến vấn đề khởi kiện thu hồi nợ cho khách hàng....

Xử lý, thu hồi nợ khó đòi luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Đây là công việc rất khó khăn và nhạy cảm.
Xử lý, thu hồi nợ khó đòi luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Đây là công việc rất khó khăn và nhạy cảm, đòi hỏi người đi thu nợ phải nắm rõ các vấn đề pháp lý như thủ tục khởi kiện, hồ sơ khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.
Nợ khó đòi là các khoản công nợ có tuổi nợ cao nhưng chưa có khả năng thu hồi. Những nguyên nhân dẫn đến khoản nợ khó đòi bao gồm: Con nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi; do hồ sơ công nợ còn tranh chấp; do con nợ không còn khả năng thanh toán.

Con nợ có ý định chiếm dụng vốn để kinh doanh do không phải trả lãi

Việc chiếm dụng vốn của con nợ được biểu hiện dưới các dạng sau:
+ Chây ỳ, có ý đồ muốn xù nợ và họ đưa ra nhiều lý do như: Chủ đầu tư chưa thanh toán và công trình chưa được nghiệm thu, phê duyệt, nên không thể trả được cho các nhà thầu thi công (đối với khoản nợ phát sinh trong xây dựng cơ bản), bị thua lỗ, bị nhiều các đơn vị khác chiếm dụng vốn (đối với khoản nợ phát sinh trong kinh doanh thương mại, sản xuất…)
+ Hoặc có trả nợ nhưng chỉ trả ít “ nhỏ giọt”, cố tình kéo dài thời hạn thanh toán.
+ Thường xuyên tìm cách lẩn tránh.
+ Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu, biên bản xác nhận công nợ nào khác (không có công văn phúc đáp). Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp

Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn cứ về pháp lý do bị thất lạc chứng từ tài liệu giao dịch hoặc sự bất đồng, mâu thuẫn của hai bên nên chưa thể thỏa thuận được các tài liệu giao dịch.

 Do con nợ không còn khả năng thanh toán

Con nợ rơi vào tình trạng này do các nguyên nhân như: Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không hiệu quả do khách nợ cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn… nên dẫn đến các khoản nợ khó đòi.

Thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ khó đòi của doanh nghiệp là bao lâu ?

Luật Thương mại quy định: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về nợ khó đòi phát sinh từ hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu hết thời hạn 2 năm mà doanh nghiệp không tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền thì sẽ mất quyền khởi kiện.
Tuy nhiên, khi thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ khó đòi đã hết, doanh nghiệp vẫn có thể xác lập lại thời hiệu khởi kiện mới trong các trường hợp sau:
- Bên nợ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ đối doanh nghiệp.
- Bên nợ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp.
- Bên nợ và doanh nghiệp tự hòa giải với nhau.
Việc xác lập có thể được thực hiện thông qua biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên, bản thỏa thuận về nợ hay giấy xác nhận nợ hoặc các văn bản khác thể hiện bên nợ đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp như hóa đơn GTGT về thanh toán công nợ, thông tin chuyển khoản thanh toán tiền nợ của bên nợ… Với 1 trong 3 trường hợp này, thời hiệu khởi kiện thu hồi nợ khó đòi sẽ bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy sự kiện nêu trên.
Khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh mà bên nợ có trụ sở chính (nếu là tổ chức) hoặc nơi bên nợ cư trú hoặc làm việc (nếu là cá nhân).
Khi tiến hành khởi kiện thu hồi công nợ khó đòi, doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:
1. Đơn khởi kiện
2. Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…
3. Các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp: Hợp đồng, hóa đơn, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng, biên bản xác nhận công nợ giữa hai bên, công văn hoặc thông báo nhắc nợ,…
Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải là bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
Hợp đồng là một trong những chứng từ quan trọng để chứng minh nguồn gốc phát sinh công nợ. Tuy vậy, nếu hợp đồng làm ăn giữa hai bên đã bị mất thì vẫn có khả năng thu hồi khoản nợ đó nếu còn các văn bản chứng từ chứng minh cho việc hai bên đã thực hiện hợp đồng như: Hóa đơn, biên bản giao nhận hàng hóa, các biên bản làm việc, đối chiếu công nợ…
Do đó, vẫn có cơ sở làm việc giải quyết thu hồi khoản nợ khó đòi đó.

Trân trọng cảm ơn Qúy doanh nghiệp, cá nhân đã tin chúng tôi trong thời gian qua.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006