Luật sư tư vấn không chu cấp nuôi con, có bị phạt?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

I/Chưa có công ăn việc làm ổn định có được quyền nuôi con không?

1/ Quyền nuôi con khi ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

1.1. Đối với con dưới 36 tháng tuổi (tức là dưới 03 tuổi)

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi vợ chồng có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con mà con hiện đang dưới 36 tuổi thì quyền nuôi con được ưu tiên giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không có bất cứ khả năng nào để nuôi con, không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng và giáo dục con; hoặc cha và mẹ đã có sự thỏa thuận khác về việc nuôi con mà sự thỏa thuận này là phù hợp với lợi ích của con.

Nội dung quy định này là để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người mẹ và con – những đối tượng yếu thế trong xã hội, đồng thời là phù hợp khi mà đứa trẻ dưới 03 tuổi – độ tuổi còn rất nhỏ, cần sự trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp từ người mẹ.

Có thể thấy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thì quyền trực tiếp nuôi con dưới 03 tuổi sẽ được giao cho người mẹ khi người mẹ có khả năng và điều kiện chăm sóc con. Điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con của người mẹ thường thể hiện qua điều kiện về kinh tế, về tinh thần, về môi trường sống, thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con, và trong trường hợp này, những điều kiện này của người mẹ không yêu cầu phải tốt hơn người chồng mà chỉ cần đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người con để cho thấy khả năng chăm sóc con.

Tuy nhiên, cần lưu ý, mặc dù pháp luật có sự ưu tiên cho người mẹ đối với con dưới 03 tuổi, nhưng nếu tại thời điểm ly hôn, người mẹ thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do yếu tố về tâm lý hoặc do bệnh mà không có khả năng tự nuôi mình thì dù con dưới 36 tháng tuổi, Tòa cũng không thể giao quyền trực tiếp nuôi con cho người mẹ này.

Trong đó, các trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 sẽ bao gồm các trường hợp:

– Người cha, mẹ bị Tòa án kết án về một trong những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người con này với lỗi cố ý, hoặc có hành vi khác vi phạm nghiêm trọng quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con.

– Cha, mẹ có hành vi cố ý làm hư hỏng, hủy hoại hoặc phá tán tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con.

– Cha, mẹ có lối sống trụy lạc, dâm loạn, đồi trụy.

– Cha mẹ xúi giục, ép buộc con phải thực hiện những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, ví dụ như xúi giục con giết người, trộm cắp…

Nếu như người mẹ hoặc người cha thuộc vào một trong những trường hợp được quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được xác định ở trên thì dù con có dưới 36 tháng tuổi hay không, người cha, người mẹ vẫn bị xác định là bị hạn chế quyền nuôi con trong một thời hạn này, do vậy, người này sẽ không được giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn trong thời gian này.

1.2. Đối với con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi (tức từ đủ 03 tuổi dưới 07 tuổi)

Khi vợ, chồng có tranh chấp về quyền nuôi con mà khi ly hôn con của họ đã từ đủ 36 tháng tuổi trở lên đến dưới 07 tuổi thì trường hợp này, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền được trực tiếp nuôi dưỡng con của cha và mẹ khi ly hôn được xác định là ngang nhau, tức là cả cha và mẹ đều có cơ hội ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Trường hợp này, Tòa án sẽ giao con cho một bên (cha hoặc mẹ) trên cơ sở xem xét, so sánh điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của cả cha và mẹ và các quyền lợi về mọi mặt của con. Cụ thể, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được thể hiện qua các khía cạnh sau:

– Điều kiện về kinh tế: Để giành được quyền trực tiếp nuôi con thì người cha, người mẹ phải chứng minh điều kiện kinh tế của họ, bởi, việc xác định điều kiện kinh tế sẽ cho thấy khả năng tài chính cũng như thu nhập của người này, là căn cứ để xác định khả năng đáp ứng tối thiểu những nhu cầu tối thiểu của người con như ăn, mặc, học hành, vui chơi. Điều đó có nghĩa, pháp luật chỉ yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải đáp ứng những điều kiện vật chất tối thiểu để nuôi dưỡng, chăm sóc người con này. Điều kiện về kinh tế của người trực tiếp nuôi con thường thể hiện qua thu nhập, công việc cũng như tài sản của người này.

Trường hợp này, để giành được quyền trực tiếp nuôi con, vợ, chồng cần cung cấp các căn cứ, chứng cứ chứng minh về tài chính, cũng như điều kiện kinh tế của mình, đảm bảo cuộc sống của con tốt hơn so với người còn lại. Tuy nhiên, việc có lợi thế về kinh tế cũng chỉ là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét để quyết định về quyền nuôi con của vợ, chồng, chứ không phải là căn cứ quyết định.

– Điều kiện về tinh thần:

Điều kiện về tinh thần được hiểu là những yếu tố tác động về tinh thần, và sự phát triển về nhân cách của người con. Thông thường, điều kiện về tinh thần gồm những yếu tố sau:

Vợ/chồng muốn giành quyền trực tiếp nuôi con thì phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, không liên quan đến tệ nạn xã hội, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành, định hướng và phát triển nhân cách của người con. Đồng thời, người cha/mẹ của con phải là người có sức khỏe tốt, có thể đảm bảo được việc trông nom, chăm sóc và giáo dục con, bởi nếu người cha/mẹ không thể tự lo cho mình thì không thể nào chăm sóc cho người con tốt được.

Ngoài ra, điều kiện về tinh thần còn được xem xét qua điều kiện thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con. Theo đó, người nào dành được nhiều thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con sẽ có lợi thế khi xem xét về quyền trực tiếp nuôi con. Bởi yếu tố này cho thấy thời gian để cha mẹ dành sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương dạy bảo con, tạo điều kiện cho con nhận được đầy đủ sự yêu thương của cha mẹ, hoàn thiện và phát triển nhân cách tốt.

Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con thường được xác định dựa trên tính chất công việc, thời gian làm việc của cha mẹ. Do vậy, với những người làm công việc phải thường xuyên đi công tác xa, hay đi sớm về muộn sẽ bất lợi hơn so với những người làm công việc theo giờ hành chính cố định hoặc thời giờ làm việc linh hoạt, hay làm các công việc tại nhà khi xem xét về quyền trực tiếp nuôi con.

– Điều kiện về môi trường sống: Người được giao quyền trực tiếp nuôi con phải là người tạo ra môi trường sống tốt cho con. Bởi môi trường là yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con. Việc con được sống trong môi trường sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, hay các môi trường bạo lực là một trong những yếu tố để Tòa án quyết định về việc giao quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

Trên cơ sở các yếu tố này, Tòa án sẽ xem xét cả điều kiện của cả cha và mẹ, đồng thời xem xét lợi ích về mọi mặt của con, từ đó quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng khi giải quyết ly hôn.

1.3. Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên

Trong trường hợp con chung của vợ chồng đã từ đủ 07 tuổi trở lên mà khi ly hôn, vợ chồng có tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con thì trường hợp này căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án vẫn xem xét điều kiện của cha và mẹ, quyền lợi về mọi mặt của con (như đối với trường hợp con trên 03 tuổi mà dưới 07 tuổi) nhưng đồng thời phải dựa trên ý kiến, nguyện vọng của người con.

Trường hợp này, mặc dù cơ hội giành quyền của vợ và chồng là ngang nhau, nhưng nguyện vọng của người con muốn ở với cha hay với mẹ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc Tòa án xem xét quyền trực tiếp nuôi con của vợ, chồng.

Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể thấy, việc giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết khi thực hiện việc ly hôn – chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình giữa vợ, chồng. Về vấn đề này, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, trong trường hợp không thỏa thuận được, dẫn đến việc tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trên cơ sở nội dung quy định của pháp luật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con của cha và mẹ, quyền là lợi ích hợp pháp về mọi mặt của người con.

Cho dù như thế nào, việc ly hôn là việc giữa vợ và chồng nhưng người gánh chịu hậu quả từ sự kiện ly hôn này lại là những người con. Do vậy, quyết định về quyền trực tiếp nuôi con đều phải đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng, hỗ trợ nuôi con theo quy định của pháp luật.

II/ Về quyền nuôi con sau khi ly hôn khi chưa có việc làm

Câu hỏi:

Luật sư cho hỏi quy định của pháp luật về người nuôi dưỡng, trực tiếp nuôi con khi ly hôn như sau: Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 4 năm và hiện đã có 1 đứa con hơn 3 tuổi và hiện tại tôi đang có thai hơn 3 tháng. Về bản thân tôi, làm trong nhà nước, là cán bộ trẻ nên lương cũng thấp (chỉ 3 triệu/tháng). Chồng tôi làm ra tiền nhưng lại không có việc làm ổn định. Nguồn tiền chồng tôi làm ra là do vay lãi suất cao, chơi lô đề, cờ bạc.

Cũng chính vì điều đó mối quan hệ giữa hai vợ chồng tôi mới đi đến đổ vỡ. Tôi đã nhiều lần khuyên nhủ chồng nhưng không được, đã thế mỗi lần tôi có ý kiến là bố mẹ chồng tôi bênh vực chồng tôi và còn sừng sổ giành giật con với tôi. Ông bà bảo rằng nó là cháu của ông bà thì phải ở với ông bà. Tôi đã có lần nói với ông bà rằng bố mẹ có quyền yêu thương, chăm sóc và gặp gỡ cháu nhưng không có quyền tranh giành đứa bé với con. Nhưng ông bà vẫn nhất quyết giằng con tôi ngay trên tay tôi. Tôi không có nhà riêng. Hiện tại ngôi nhà vợ chồng tôi chung sống cùng với bố mẹ chồng dù là do vợ chồng tôi bỏ ra xây dựng nhưng trên giấy tờ lại đứng tên bố mẹ chồng tôi. Tôi cũng không có ý định tranh chấp gì về tài sản nhưng tôi muốn giành quyền nuôi con. Bởi vì, vợ chồng tôi mới có quyền bảo hộ bé. Chồng tôi dù kiếm ra nhiều tiền nhưng không có công việc ổn định, đi ngày đi đêm không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng và giáo dục con tôi trưởng thành. Nhưng tôi yếu thế hơn về khả năng tài chính, chỗ ở cho con. Nếu ly hôn tôi chỉ có thể ở tạm tại khu tập thể của cơ quan thôi.

Vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư về tình trạng của tôi như vậy tôi có thể giành được quyền nuôi con hay không? Quy định cụ thể thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi giải quyết thủ tục ly hôn vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt cho con. Xác định dựa trên các căn cứ sau:

• Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện chỗ ở, sinh hoạt… của cha, mẹ.

• Yếu tố tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần mà cha mẹ dành cho con.

• Nguyện vọng của con (chỉ áp dụng đối với trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên).

Ngoài ra, Tòa án có thể căn cứ vào các yếu tố như nghề nghiệp, thời gian quan tâm chăm sóc của cha, mẹ đối với con.

Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố trên để xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trong trường hợp này, để giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh trước Tòa án về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn tốt hơn chồng bạn. Tuy rằng, thu nhập của chồng bạn cao hơn của bạn nhưng thu nhập đó lại được tạo ra từ những nguồn thu nhập bất chính: vay lãi suất cao, lô đề, cờ bạc. Việc giao con cho chồng bạn nuôi dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến nhân cách, sự phát triển của cháu.

Trong ly hôn thì việc giành quyền nuôi con là vấn đề giữa cha và mẹ. Do đó khi cha và mẹ có đủ năng lực hành vi và đủ điều kiện để nuôi con thì ông, bà không có quyền giành quyền nuôi cháu. Khi Tòa án tuyên cha và mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì lúc đó mới chuyển quyền nuôi con về cho ông bà hoặc anh chị nuôi theo quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự. Cụ thể:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Bạn đang mang thai con hơn 3 tháng nên chồng bạn sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn. Quyền ly hôn của chồng bạn trong trường hợp này bị hạn chế để đảm bảo quyền và lợi ích của bà mẹ và trẻ em. Còn về phía bạn, bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn, nếu có căn cứ dẫn đến tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì bạn và chồng có thể thỏa thuận ly hôn hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn cho bạn.

III. Không chu cấp nuôi con, có bị phạt?

Sau ly hôn, tôi nuôi hai con và chồng cũ có trách nhiệm chu cấp 5 triệu đồng cho mỗi bé hàng tháng đến khi tròn 18 tuổi.

Tuy nhiên, chồng cũ không thực hiện theo đúng trách nhiệm cấp dưỡng theo quyết định ly hôn. Pháp luật có quy định mức phạt gì với việc làm này hay không?

Ngoài ra, sau hai năm ly hôn, anh đang gây khó dễ khi tôi muốn chuyển hộ khẩu khỏi gia đình nhà chồng cũ. Tôi phải làm gì trong trường hợp này?

Luật sư tư vấn

Theo khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Bên cạnh đó tại khoản 1 điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 82 của luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Như vậy, sau khi có quyết định của tòa án về việc ly hôn và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, người chồng phải thực hiện việc cấp dưỡng của mình cho con theo số tiền mà tòa án đã quy định dựa trên nhu cầu sinh hoạt của các con và thu nhập thực tế.

Trong trường hợp chồng cũ cố tình không thực hiện nghĩa vụ, bạn có thể yêu cầu tòa án buộc người này thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Nếu tòa án ra quyết định buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà người này vẫn không chấp hành thì có thể bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Về việc chưa cắt được hộ khẩu, theo khoản 1, 6 điều 28 Luật Cư trú 2006 về giấy chuyển hộ khẩu quy định như sau: Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:

a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;

c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;

đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

Như vậy sau khi ly hôn, bạn đã thay đổi chỗ ở hợp pháp, không còn sinh sống thường xuyên, ổn định tại nơi đã đăng ký thường trú với chồng cũ. Bạn không thuộc các trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu nên phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu. Bạn cần chuẩn bị sổ hộ khẩu, phiếu báo thay đổi nhân khẩu nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin cấp giấy chuyển hộ khẩu.

Nếu thuộc trường hợp không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu, bạn có thể thực hiện thủ tục tách sổ hộ khẩu theo điều 27 Luật Cư trú.

Ngoài ra, khoản 8 Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú như sau: Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

ANTV1

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

http://www.luatsugiadinh.net. vn

http://www.luatsuthanhpho.com

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006