Sau khi ly hôn, vợ không cho gặp con thì làm thế nào?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

Tôi vợ tôi do chung sống không hợp nên quyết định ly hôn từ cuối năm 2020, vợ tôi là người nuôi dưỡng con và tôi có nhiệm vụ cấp dưỡng tiền nuôi con cho cô ấy. Tôi luôn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ cấp dưỡng của mình và thường xuyên đến thăm con. Tuy nhiên, gần đây khi tôi tới thăm con thì cô ấy không cho tôi gặp con và lấy lí do phải cho con đi học thêm, mặc dù những ngày trước đó tôi vẫn gặp và chơi với con bình thường. Đã lâu không gặp con nên tôi rất nhớ cháu nhưng không biết phải làm thế nào. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn.

ANTV1

LS TRẦN MINH HÙNG
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Trường hợp của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
- Luật phòng chống, bạo lực gia đình 2017
II. Nội dung tư vấn:
 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo như bạn trình bày thì bạn đã ly hôn vợ và hiện nay con bạn đang được vợ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, bạn là bố nên vẫn có những quyền, nghĩa vụ nhất định đối với con mình. Không ai có quyền ngăn cản quyền của của bạn đối với con cả. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định về quyền của bạn đối với con cái sau khi ly hôn như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo đó, bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con, đó là quyền của cha, mẹ khi mà không được trực tiếp nuôi con, không ai được cản trở quyền đó vì đó là quyền cơ bản của mỗi người cha, mẹ. Người trực tiếp đang nuôi con cũng không có quyền cản trở người không trực tiếp nuôi gặp con theo quy định như sau:

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, vợ bạn đang trực tiếp nuôi con không được phép cản trở bạn thực hiện việc thăm nom, chăm sóc con, bạn chỉ bị hạn chế quyền này khi có những hành vi như : Phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…. và bị Tòa án tuyên hạn chế quyền thăm nom con. Còn trường hợp của bạn, vợ bạn tự ý không cho bạn gặp con, tìm lý do để bạn không gặp được con…đó là hành vi cản trở quyền thăm nom con. Hành vi này cũng được xem là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 :

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

...

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

Do đó bạn có thể yêu cầu vợ bạn (qua thỏa thuận, thương lượng) không cản trở bạn thăm nom, chăm sóc con vì hành vi của người mẹ đã hạn chế quyền của bạn, là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vợ bạn không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình để hòa giải quan hệ cũng như yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con như ủy ban nhân dân cấp xã, mặt trận Tổ quốc cơ sở… Nếu vợ bạn vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom của bạn thì bạn cần yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, Tòa án sẽ xem xét và yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con, thực hiện quyền của bạn.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006