Luật Sư Tư Vấn Với Chồng/Vợ Mất Tích

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Ly Hôn

Khoản 1, Điều 89 quy định căn cứ ly hôn: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”. Vợ chồng chị gái bạn kết hôn nhưng chồng chị gái bạn đã bỏ nhà đi hơn 3 năm cho đến thời điểm hiện tại chưa về, như vậy là thời gian ly thân của vợ chồng chị gái bạn tương ứng với số thời gian chồng chị gái bạn bỏ đi, và chồng chị gái bạn cũng đã có con với người khác.

Như vậy, theo quy định điều luật ở trên tình trạng hôn nhân của vợ chồng chị gái bạn là trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định cho ly hôn. Vì vậy, bạn đơn phương xin ly hôn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.

III. Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn:

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nơi cư trú của cá nhân là nơi cá nhân thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống.

Do vậy, để được tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bên nguyên đơn chứng minh được nơi bị đơn thường xuyên sinh sống hoặc đang sinh sống, hoặc nơi người này làm việc. Nếu thấy bị đơn thay đổi địa chỉ, không còn cư trú hoặc làm việc tại địa phương nữa mà thực tế đang cư trú hoặc làm việc tại địa phương khác, tòa án đang thụ lý sẽ chuyển vụ án cho tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc để tiếp tục giải quyết vụ án.

Do vậy, trong trường hợp cụ thể của chị gái bạn, Tòa án nơi chị gái bạn đang cư trú không thuộc thẩm quyền giải quyết cho ly hôn, Tòa án nơi cư trú của bị đơn (nơi cư trú của chồng chị gái bạn) mới có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, do chị gái bạn không biết rõ nơi cư trú của chồng bạn ở đâu nên rất khó xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu bạn nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nơi bạn đang cư trú, Tòa sẽ không thụ lý giải quyết và trả lại đơn theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án ly hôn được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật thì nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ thuộc về các đương sự.

Vì vậy, bạn nên tìm kiếm nơi cư trú của chồng chị gái bạn và cung cấp thông tin cho Tòa án để giải quyết việc ly hôn được nhanh chóng, nếu trong quá trình tìm kiếm không đạt kết quả chị gái bạn  có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích, sau đó yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn theo Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Khoản 2 Điều 89 quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.

Điều 78 Bộ luật Dân sự quy định: Khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó.

Sau 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo đầu tiên mà người bỏ đi vẫn không trở về hoặc có tin tức báo về thì tòa sẽ họp xét đơn yêu cầu tuyên bố công dân mất tích. Sau khi tòa án tuyên bố người mất tích, bạn mới được làm đơn xin ly hôn.

Mẫu đơn yêu cầu thông báo tìm người vắng mặt ở nơi cư trú có nội dung và hình  thức của một đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------***---------
 
 

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/V: .............................................)
 
 
                    Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN .....................,
 
Họ và tên người yêu cầu:
1.............................................................................................................. Sinh năm:........................
Nghề nghiệp:...................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.........................................................................................................................
Nơi cư trú:........................................................................................................................................
2.............................................................................................................. Sinh năm:........................
Nghề nghiệp:....................................................................................................................................
Hộ khẩu thường trú:.........................................................................................................................
Nơi cư trú:........................................................................................................................................
 
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:........................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
1.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
3.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

Tài liệu kèm theo đơn:
-         ......................(bản chính)
-         ......................(bản sao)
-        ........................ (phô tô công chứng)
 
Hà Nội, ngày......tháng......năm 200...
Người yêu cầu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Ngoài ra khoản 2 điều 78 Bộ luật Dân sự cũng có quy đinh:

“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.”

Theo những quy định pháp luật nêu trên thì chị sẽ được phép đề nghị ly hôn sau khi Tòa án tuyên bố chồng chị mất tích.

Đối với việc tuyên bố người mất tích, bộ luật Dân sự 2005 khoản 1 điều 78 quy định các điều kiện sau:

“Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Tính đến nay, chồng chị đã biệt tích trên hai năm nếu sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm cũng không quay trở về thì đã đủ điều kiện để bị tuyên bố là mất tích. Vậy sau khi yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú của chị được giải quyết mà chồng chị vẫn không trở về, chị có thể thực hiện tiếp theo yêu cầu thông báo chồng chị mất tích. Mẫu đơn bao gồm các nội dung của “mẫu  đơn yêu cầu giải quyết sự việc dân sự” nêu trên. Sau khi được giải quyết và chồng chị bị tuyên bố là mất tích chị có thể xin đơn phương ly hôn.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006