Luật Sư Nhà Đất

Mua Bán Nhà Đất Nên Thuê Luật Sư

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

  • Xác định giá trị của giao dịch để tránh bị thổi giá bất động sản.
  • Xác định hình thức giao dịch là chuyển nhượng, tặng cho, nhận thừa kế…
  • Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến giao dịch như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,giấy ủy quyền, hợp đồng giao dịch, hợp đồng đặt cọc…
  • Xác định nguồn gốc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp được thừa kế hoặc là tài sản chung.
  • Kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng giao dịch bất động sản.
  • Đề nghị khách hàng kiểm tra tính pháp lý của bên giao dịch còn lại trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo.
  • Xác định nghĩa vụ tài chính của các bên.
  • Thực hiện việc đăng bộ, sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi giao dịch hoàn thành.
  • Các vấn đề phát sinh liên quan khác trong giao dịch.
  • Người luật sư là người chuyên về luật, họ biết rất nhiều khía cạnh về luật và có đẩy đủ quyền để đưa một ai đó ra toà.

    –          Người môi giới thì không học nhiều về luật, nhưng biết rõ về bất động sản

    –          Tiền thuê luật sư luôn mắc hơn tiền thuê môi giới.

    –          Luật sư là thành viên của Đoàn luật sư.

    –          Môi giới phải được toà cấp chứng chỉ Chuyên gia Nhà Đất.

    –          Rất nhiều luật sư được thuê vào làm cho các công ty môi giới, để làm công việc giấy tờ thủ tục giao dịch nhà đất cho họ.

    Những vấn đề với luật sư và môi giới.

    Một số người mua nhà rất tức giận với luật sư hoặc môi giới :

    –          Môi giới phải giải quyết rất nhiều các giấy tờ và tất cả các thứ khác phải đi đúng hướng. Nếu như họ không hoàn tất được đúng thời gian, họ có thể sẽ gây ra trì hoãn quá trình giao dịch – thậm chí là giao dịch sẽ thất bại.

    –          Vài trường hợp rất khó để xác định được  vụ chuyển nhượng của bạn diễn ra như thế nào.

    –          Một người luật sư hoặc môi giới quyền lực và có mối quan hệ rộng sẽ giúp cho qua trình chuyển nhượng của bạn đỡ tốn thời gian hơn.

    –          Việc giao tiếp giữa người bán hoặc mua với người luật sư cũng rất quan trọng, không hiểu ý nhau sẽ gây ra nhiều vấn đề.

    –          Họ có thể báo giá cho bạn một cái giá thấp nhưng sau đó lại thêm những chi phí ngớ ngẫn khác. Bạn nên nghiên cứu kĩ và chắc rằng chi phí thông thường phải trả cho luật sư hoặc môi giới là bao nhiêu.

    –          Dù gì đi nữa, hãy tránh xa các luật sư hoặc môi giới tính tiền theo giờ.

    Khi nào nên thuê một luật sư hơn là một người môi giới?

    Sẽ có những lúc đặc biệt bạn cần phải nhờ tới một luật sư, người có hiểu biết về luật nhiều hơn.

    –          Ví dụ, một hợp đồng cho thuê năm trong điều khoản, hoặc người bán ly dị mà tài sản đứng tên hai người.

    –          Nếu có những đề nào khác nằm ngoài luật bất động sản, thì người môi giời dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ yêu cầu bạn thuê thêm một người luật sư.

    –          Nhưng thông thường thì chỉ cần một người môi giới là đủ để giải quyết từ đầu đến đuôi.

    Đâu là nhược điểm của luật sư ?

    –          Chi phí thuê luật sư luôn mắc hơn.  Hãy chắc rằng bạn nhận được bản báo giá đầy đủ của luật sư. Bạn có thể làm bản so sánh để tìm ra giá cả hợp lý nhất

    –          Họ cũng hay làm rối mọi việc lên – họ thường giải quyết rất nhiều vụ phức tạp trong thời gian nhất định

    –          Họ thường điều tra xem bạn là ai trước khi làm việc cho bạn. Điều này không thực sự thoải mãi , đặc biệt với những người bận rộn với công việc, và bạn không nên thuê người luật sư mà không cho bạn biết văn phòng của họ.

    –          Rất nhiều luật sư lỗi thời chỉ làm việc theo thói quen và không sử dụng email để làm việc.

    –          Hầu hết các nhà luật sư đều rất giỏi về luật, những cũng có một số chỉ tầm cỡ người môi giới. Vì vậy hãy chắc rằng luật sự của bạn là người thực sự giởi.

    Nếu như bạn vay thế chấp:

    –          Ngân hàng chỉ làm việc với luật sự hoặc  người môi giới khi bạn vay mua nhà – những người này làm việc cho họ – họ thường trả tiền cho Ngân hàng để có quyền này

    –          Nếu như bạn không sử dụng người luật sự của Ngân hàng bạn có thể sẽ phải trả thêm chi phí cho họ.

    –          Hỏi luật sư/môi giới của bạn làm cho Ngân hàng nào; hoặc hỏi Ngân hàng để tìm một người luật sư hoặc hỏi xem họ sẽ làm gì nếu không sử dụng người của họ.

    Có nên nghe theo lời khuyên của chuyên gia từ vấn nhà đất ?

    –          Chuyên gia từ vấn sẽ khuyến nghị bạn sử dụng một luật sư hoặc môi giới ở địa phương. Nhưng họ thường nhận uỷ thác từ họ , nó có thể sẽ khiến bạn tôn thêm một mớ tiền. Rủi ro bạn có thể phải đối mặt đó là họ thường tình phí cao hơn cả những người có thể đem lại cho bạn dịch vụ tốt hơn.

    –          Nếu như họ không khuyến nghị cho bạn người nào, thì hãy hỏi họ có ai uỷ thác không. Nếu họ không nói, điều đó có nghĩa là rất mắc.

  • Trân trọng 

Những Tranh Chấp Đất Đai Luật Sư Thường Tư Vấn

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

 
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ.
 
 
 
 
- Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ.
 
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn.
 
- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
 
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương.
 
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
 
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
 
- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.
 
Phương án giải quyết tranh chấp đất đai như sau: 
  
 
Trong trường hợp việc hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì có thể lựa chọn giải quyết theo 02 phương án sau: 
 
 
Phương án 1: Khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết; Các bên tranh chấp về đất đai, chỉ được khởi kiện tại Tòa án đối với các trường hợp sau:
 
- Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp đất đai của Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất bao gồm: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;  Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;  Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp đất đai của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
 
- Giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất 
 
Phương án 2:  yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết đối với trường hợp mà tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên, thì được giải quyết như sau:
 
 
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giải quyết.
 
 
- Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
Trân trọng.

Tư Vấn Hoàn Công Và Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Nhà

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Vấn đề thứ nhất về thủ tục hoàn công:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 25, quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14-9-2010 của UBND TP.HCM quy định: “Đối với công trình đã được cấp giấy phép khởi công xây dựng theo Quyết định số204/QĐ-UB ngày 24 tháng 6 năm 1991, Giấy phép xây dựng theo Quyết định số 1328/QĐ-UB-QLĐT ngày 06 tháng 9 năm 1993, Quyết định số 3217/QĐ-UB-QLĐT ngày 26 tháng 6 năm 1997 và Quyết định số 58/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban nhân dân thành phố mà chưa được cơ quan có thẩm quyền trao giấy phép xây dựng chính thức (bước 2) hoặc cấp biên bản kiểm tra công trình hoàn thành, Chủ
đầu tư phải liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân hoặc nhà thầu xây dựng để xác lập bản vẽ cùng biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình
(theo Mẫu số 8 của Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định này).”

Tuy nhiên, hiện nay, thủ tục hoàn công không còn là thủ tục hành chính (phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) như trước đây. Theo đó, không cần xin giấy phép hoàn công mà việc thực hiện thủ tục hoàn công là chuyện nội bộ giữa chủ đầu tư (chủ nhà) và đơn vị thi công. Hoàn công là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Do đó, gia đình bạn cần phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp đổi sổ hồng.

Nếu đã có bản vẽ cùng biên bản nghiệm thu theo hiện trạng công trình nên chỉ cần làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Vấn đề thứ hai- thủ tục chuyển nhượng nhà đất:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải đưa ra công chứng. Và cách thức thực hiện thủ tục mua bán nhà đất cho trường hợp của bạn như sau:

Bước 1: Các bên đến cơ quan công chứng lập hợp đồng chuyển nhượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập hợp đồng, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế của quận nơi có nhà, đất, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước. Thành phần hồ sơ gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký).

– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)

– CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).

– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

+ Thuế chuyển dịch quyền sử dụng đất gồm:

*Thuế thu nhập cá nhân: 2 %.

*Thuế trước bạ: 0,5 %

Bước 3: Hai bên tiến hành thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất – Trực thuộc UBND cấp huyện/quận nơi có mảnh đất đó. Thành phần hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.

– Hợp đồng chuyển nhượng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc).

– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc).

– Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.

– Thời hạn sang tên: 15 ngày

+ Lệ phí sang tên gồm:

-Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;

-Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);

Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản với đất đã được đăng bộ sang tên bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc liên hệ đến chúng tôi.

Trân trọng.

Bạn Cần Chuẩn Bị Gì Khi Mua Bán Nhà

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Nhà và thổ cư

Đất có nằm trong diện quy hoạch hay giải toả không; xem địa thế cụ thể của đất.

Đất đã có sổ đỏ chưa, nếu chưa, phải lưu ý giấy tờ đất với các điểm: mục đích sử dụng đất (thổ cư hay thổ canh); thời hạn sử dụng đất: nếu bỏ trống, thường là không hạn chế, nếu có số năm cụ thể (ví dụ 20 năm), là đất mượn của Nhà nước (sau 20 năm Nhà nước có quyền lấy lại), hoặc nếu đất nằm vào diện giải toả, quy hoạch thì không được đền bù hoặc đền bù rất thấp.

Phương pháp tốt nhất là tới Sở TN&MT xin trích lục phần đất muốn mua; nếu miếng đất đã lọt vào “tầm ngắm”, chủ nhân nên tự lo khâu giấy tờ từ A – Z, không nên qua cò nhà đất; mua miếng đất sao cho thỏa mãn điều kiện tách thửa (tối thiểu 160m2, chiều ngang tối thiểu 4m), người mua tự ra văn phòng địa chính làm giấy tờ.

Bên cạnh đó, người mua nhà, đất cần quan tâm các thủ tục, giấy tờ: đất, nhà phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ); được sự đồng ý của người bán và chính quyền địa phương; hai bên bán mua đến phòng đăng ký nhà đất cấp huyện mua hồ sơ làm thủ tục mua bán; đặt cọc: đặt cọc giữ chỗ, tiền cọc tuỳ thuộc yêu cầu của bên mua (không nên quá 10% giá trị hợp đồng); tiếp theo, mời địa chính xã, phường vào đo đạc; khi nhận được giấy xác nhận chủ sở hữu đất, nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp đứng tên người mua mới thanh toán hết tiền.

Việc làm hồ sơ do cơ quan chức năng tiến hành.

images (4)

Cần phải lập hợp đồng mua bán tại phòng công chứng

Cả hai bên (bán và mua) cùng đến phòng công chứng công chứng hợp đồng mua bán, nhớ mang theo giấy tờ gốc gồm chứng minh thư, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, đăng ký kết hôn.

Không nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa, mà nộp ở phòng nhà đất. Thuế trước bạ 0,5%, thuế thu nhập cá nhân 2%.

Các sản phẩm nhà đất khác

Nhà phố: phải xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà, sau đó đến phòng quản lý đô thị để kiểm tra lại hiện trạng cũng như quy hoạch trên bản vẽ; nhà, đất đã từng sửa chữa, thay đổi kiến trúc, nếu có, phải kèm theo giấy phép xây dựng hợp lệ; nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới? (nên đến UBND phường để xác minh thông tin); tường nhà là tường chung hay tường riêng; điện, nước chung hay riêng; nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao?

images (5)

Nhà trong ngõ: cần xác định lối vào nhà là chung hay riêng (nếu chung, khi mua nhà phải có hợp đồng cụ thể về lối đi chung, hoặc tách đất làm lối đi riêng); ngoài ra, cần lưu ý nhà có nằm trong khu hay bị ngập khi mưa lớn, triều cường.

Mua nhà đất để xây mới: cần tìm hiểu rõ đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không; đất đã chuyển mục đích sử dụng chưa; đất thổ cư hay đất nông nghiệp; nếu là đất thừa kế, là tài sản chung của nhiều người, trước khi đặt cọc, tất cả người đồng thừa kế phải ký vào biên bản đồng thuận bán đất, nếu người bán đã có gia đình, tất cả thành viên trong gia đình phải ký tên (vợ, chồng và con cái trên 18 tuổi); cần đến UBND phường xác minh thông tin lô đất có nằm trong quy hoạch hay tranh chấp; trước khi đặt cọc, làm hợp đồng, đề nghị chủ sở hữu chỉ định ranh giới rõ ràng với các khu đất liền kề, để tránh tranh chấp về sau; nếu mua một phần đất trong khu đất lớn, do một người đứng tên sở hữu, phải lưu ý về quy định giới hạn diện tích tối thiểu khi tách thửa với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn sở tại; tìm hiểu chi phí tách thửa, do bên mua hay bên bán chịu,…

Nhà chung cư, căn hộ dự án: nên xem các căn hộ mẫu trước khi quyết định; khi mua, nên hỏi rõ: mặt tiền nhà (thường là hướng ban công); không nên mua nhà gần thang máy; ban công riêng hay chung với hộ khác; khả năng cách âm của nhà? Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, nhà được giao vào thời điểm nào; nếu chủ đầu tư giao nhà chậm tiến độ, mức độ bồi thường cho người mua ra sao; trường hợp người mua trả tiền chậm tiến độ, hình thức phạt thế nào; khi chủ đầu tư giao nhà nhưng khách hàng đối chiếu hợp đồng liệt kê chi tiết các thiết kế thi công phát hiện không đúng với hiện trạng nhà thực nhận, phải xử lý thế nào; tốt nhất, nên yêu cầu chủ đầu tư có phụ lục hợp đồng, trong đó liệt kê chi tiết thiết kế, thi công và chủ đầu tư cam kết bồi thường khi xảy ra thay đổi.

Trước khi nộp tiền đặt cọc, cần đọc kỹ và hiểu rõ toàn bộ các điều khoản chi tiết trong hợp đồng để tránh trường hợp khiếu kiện hay tranh chấp sau này (tiền đặt cọc chỉ có ý nghĩa như một sự cam kết hứa bán, chỉ đến khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán căn hộ sau khi xây dựng xong toàn nhà, lúc này tính pháp lý mới được công nhận).

Nhà chung cư: ngoài giấy tờ nhà hợp lệ, đã có sổ hồng chưa, hành lang hoặc ban công nào thuộc sở hữu chung, phần nào sở hữu riêng (cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán); có chỗ để xe hay không, nếu có thu phí, mức phí là bao nhiêu tiền/tháng…; chế độ duy trì, bảo dưỡng tòa nhà như thế nào, đóng theo quý hay năm; mức thu các loại phí sinh hoạt (bảo vệ an ninh, thang máy… cụ thể hàng tháng…; hỏi về tình hình nước, điện, an ninh; thời gian đóng mở cổng ra vào; hệ thống phòng cháy chữa cháy, cửa thoát hiểm…

Thủ Tục Công Chứng Mua Bán Nhà/ Di Chúc/ Uỷ quyền

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Thời gian hoàn tất thủ tục công chứng từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi đóng dấu và trả hồ sơ cho khách khoảng 30 đến 45 phút ( Trừ trường hợp hồ sơ phức tạp hoặc đông khách đang chờ ).
 
Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn ( Bản photo và bản gốc để đối chiếu ) và nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ;
 
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và hồ sơ lưu trữ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
 
Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.
Bước 4: Các bên sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng .
 
Lưu ý:
 
-Thời gian hoàn tất thủ tục công chứng từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi đóng dấu và trả hồ sơ cho khách khoảng 30 đến 45 phút ( Trừ trường hợp hồ sơ phức tạp hoặc đông khách đang chờ ).

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006