Quy định của Pháp luật về Thừa kế

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại di sản) và chủ thể hưởng thừa kế di sản (quyền của người nhận di sản). Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc).

Khi xem xét về vấn đề thừa kế thì di sản là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên. Di sản là cơ sở để thiết lập di chúc bên cạnh các căn cứ khác. Chỉ khi di sản còn tồn tại trên thực tế thì người lập di chúc mới có "cái" để định đoạt.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

Pháp luật Việt Nam quy định chung về thừa kế gồm những nội dung sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật ...

Pháp luật Việt Nam quy định chung về thừa kế gồm những nội dung sau:

1. Quy định về người để lại di sản: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

2. Quy định về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Quy định về Thời điểm, địa điểm mở thừa kế: thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết thì tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc một phần di sản. Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn).

4. Quy định về di sản thừa kế: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong phần tài sản chung với người khác và quyền về tài sản do người chết để lại.

5. Quy định về người quản lý di sản: Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

6. Quy định về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm: Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm thì họ sẽ không được thừa kế của nhau. Di sản của mỗi người được chia cho người thừa kế của họ.

7.Quy định về những người không được hưởng di sản: Những người sau đây không được hưởng di sản:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bi kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc , sửa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản, pháp luật cũng quy định những người nêu trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

8. Quy định về thời hiệu khởi kiện:

- Thời hiệu khởi kiện đối với những người có quyền thừa kế chỉ thực hiện được trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là một số quy định chung của pháp luật thừa kế mà Trí Tâm cung cấp để quý khách hàng tham khảo. Quý khách có nhu cầu tư vấn về di chúc, quyền thừa kế, phân chia di sản thừa kế ... và những vấn đề khác liên quan đến thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006