Thủ Tục Nhận Thừa Kế Do Cha Mẹ Để Lại Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Do bố mẹ bạn đều mất mà không để lại di chúc nên theo quy định về thừa kế theo pháp luật, khi bố mẹ bạn mất, căn nhà trên sẽ được chia theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp cả 3 anh em bạn đều đồng ý làm văn bản thỏa thuận đồng sở hữu căn nhà do bố mẹ để lại thì 3 anh em bạn cần đem văn bản thỏa thuận đó đi công chứng. Sau đó 3 anh em bạn cần đến chi cục thuế nơi có nhà để đóng thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ.

1. Những người thừa kế theo pháp luật đư

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó khi bố bạn mất đi, phần di sản thuộc sở hữu của bố bạn sẽ được chia đều cho mẹ của bạn và 4 người con. Nếu anh trai bạn mất trước bố của bạn thì con gái của anh trai bạn sẽ được hưởng phần di sản tương đương với phần anh trai bạn đáng lẽ được hưởng nếu còn sống. Nếu anh trai bạn mất sau khi bố bạn mất thì vợ và con gái của anh trai bạn sẽ không được hưởng phần di sản này.

Căn cứ theo quy định trên, nếu muốn để cho con trai bạn được hưởng toàn bộ mảnh đất trên thì cần có sự đồng ý của mẹ bạn, bạn và 2 chị của bạn trong trường hợp anh trai bạn mất sau khi bố bạn mất và trong trường hợp còn lại thì cần có sự đồng ý của con gái anh trai bạn nếu cháu từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc của chi dâu bạn nếu cháu chưa đủ 18 tuổi. 

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006