Chuyên gia Bộ Công an: Công dân hy sinh trong bắt tội phạm nên được phong liệt sĩ

 
 
2 hiệp sĩ tử vong trong quá trình truy bắt kẻ cướp xe SH tại TP.HCM - Ảnh: Tiền Phong
 
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cho rằng, đối chiếu với Pháp lệnh ưu đãi người có công, cần xác nhận liệt sĩ với những công dân hy sinh khi tấn công bắt giữ tội phạm, ví dụ như trong vụ 2 hiệp sĩ vừa hy sinh”, ông Hiếu nhấn mạnh.
 
 

Hành động hiệp nghĩa, đúng luật

 

Bình luận về việc 2 hiệp sĩ thiệt mạng trong quá trình bắt trộm, trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cho rằng đây là hành động rất hiệp nghĩa, đáng trân trọng khi nhóm hiệp sĩ đã lường trước nguy hiểm nhưng họ vẫn tình nguyện dấn thân, đối mặt, bất chấp nguy cơ đe dọa tính mạng.

“Từng là lính hình sự, nhiều lần đối mặt với tội phạm trong những nhiệm vụ tấn công trấn áp tội phạm, chúng tôi hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra. Nhưng đó là chúng tôi gánh vác sứ mệnh để làm công việc mạo hiểm đó, còn ở đây là những người dân thường, không chế độ, không lương bổng. Chỉ với trách nhiệm công dân, cùng bản tính nghĩa hiệp, họ đã tình nguyện bước vào đội ngũ những người tham gia, hỗ trợ cơ quan chức năng bài trừ tội phạm”, ông Hiếu chia sẻ.

"Phải thấy rõ điều ấy, chúng ta mới có sự tri ân sâu sắc trước những con người quả cảm đó, xúc động thực sự trước gương hy sinh cao đẹp của họ vì bình an cho tất cả mọi người", ông Hiếu nêu.

Ông Hiếu cũng đồng tình với quan điểm cần nhân rộng phong trào hiệp sĩ giữ gìn an ninh trật tự. Theo đó, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, trách nhiệm bảo vệ bình yên cuộc sống không thể chỉ do một lực lượng đảm nhận, mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, mỗi người dân phải là một chiến sĩ trong mặt trận bảo vệ an ninh trật tự.

“Ở nhiều địa phương, việc người dân tự giác thành lập các tổ tự quản, các CLB phòng chống tôi phạm đã đem lại những hiệu quả rất tích cực trong công tác duy trì trật tự trị an”, ông Hiếu nêu.

Trung tá Hiếu cũng cho biết, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong trường hợp phạm tội quả tang thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt giữ. Đó là trường hợp đang phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Như vậy, việc các hiệp sĩ bắt giữ những tên tội phạm khi chúng đang có hành vi trộm cắp tài sản là hoàn toàn được phép.

“Thực tế là cơ quan chức năng không thể luôn có mặt kịp thời tại những nơi xảy ra tội phạm, với sự vào cuộc của toàn xã hội, trong đó có các tổ tự quản, các CLB phòng chống tội phạm…chúng ta có thể kịp thời ngăn chặn tội phạm khi nó xảy ra”, ông Hiếu nêu và cho rằng tội phạm cướp giật rất manh động, liều lĩnh nên người dân cần phải hết sức cẩn trọng.

Trong khi đó, ông Hiếu bảy tỏ, hiện nay vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật quy định rõ về chế độ đền bù, hỗ trợ người dân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, nên khi xảy ra những tổn thất, việc vận dụng các quy định để hỗ trợ người dân còn gặp lúng túng.

“Đối chiếu với Pháp lệnh ưu đãi người có công, tôi thấy cần xác nhận liệt sĩ với những công dân hy sinh khi tấn công bắt giữ tội phạm, như trong vụ án vừa xảy ra”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Cần có luật về lĩnh vực này

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về việc 2 hiệp sĩ tại TP.HCM thiệt mạng trong quá trình truy bắt tội phạm, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, thực tế việc bắt cướp này là tự phát do các hiệp sĩ thấy cướp nhiều và bất bình nên họ tự nguyện không đòi hỏi phí hay thù lao.

“Việc thành lập mô hình hiệp sĩ cũng là điều cần thiết và nên khi hiện nay có nhiều vụ cướp táo tợn và manh động. Mô hình hiệp sĩ có thể giao cho các công ty tư nhân kinh doanh độc lập và chúng ta có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh này như các công ty bảo vệ, các công ty thu hồi nợ….”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, nếu việc mô hình hiệp sĩ thông qua thì đó là điều có ích cho xã hội nhưng vấn đề là việc bắt cướp, tội phạm phải được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ vừa phòng vệ cho mình, người xung quanh và tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

“Để làm được điều này thì phải có kinh phí và lại phải có luật để điều chỉnh. Đây là cả một vấn đề và có thể gây nên chồng chéo về thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách khác”, ông Hùng nêu.

Do đó, luật sư này cho rằng cần phải có luật hoặc văn bản quy định điều chỉnh cụ thể lĩnh vực này. Nếu là tư nhân thì cần có thể thành lập công ty hoạt động kinh doanh có điều kiện mà pháp luật đã điều chỉnh và quy định về tiêu chuẩn, điều hoạt hoạt động.

Những hiệp sĩ cần được trang bị kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và 1 số công cụ nhất định khi đi bắt cướp để bảo vệ cho mình và người xung quanh… Về lâu dài cần ban hành luật cụ thể điều chỉnh và hội nhóm bắt cướp và đầu tư kinh phí cho hoạt động này hoạt động một cách hợp pháp cũng như ràng buộc trách nhiệm pháp lý, quyền và nghĩa vụ, điều kiện nhất định khi hoạt động.

Cùng quan điểm, trung tá Hiếu cũng cho rằng cần thiết phải trang bị công cụ hỗ trợ (áo giáp, găng bắt dao, dùi cui) cho các thành viên của câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Để bảo đảm an toàn cho thành viên các tổ chức này khi thực hiện nhiệm vụ, cần có sự huấn luyện về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cho họ. Bên cạnh đó cần có chế độ phụ cấp (điện thoại, xăng xe…) cho thành viên các tổ chức này để họ yên tâm và đỡ thiệt thòi khi phục vụ công việc chung.

“Từ vụ án đau lòng này, tôi cho rằng cần sớm có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản, các CLB phòng chống tội phạm; ban hành chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đẩy mạnh việc đào tạo kỹ năng xử lý tình huống, đào tạo võ thuật, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các tổ chức tự quản, dân lập, các CLB phòng chống tội phạm… để chủ động giảm thiểu thiệt hại khi người dân tiếp cận đánh bắt tội phạm”, ông Hiếu nhấn mạnh.

TP.HCM nên thành lập lực lượng 141

Ông Hiếu cũng ủng hộ việc TP.HCM thành lập tổ công tác trấn áp tội phạm đường phố lực lượng 141 như Công an TP.Hà Nội. Việc triển khai các tổ công tác liên ngành (cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự) mật phục kết hợp công khai chốt chặn trên các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm.

Lý do là trong quá trình di chuyển, tội phạm có thể vi phạm giao thông hoặc biểu hiện nghi vấn thì các trinh sát có thể tổ chức kiểm tra hành chính, nếu phát hiện trong người có hung khí thì lực lượng cảnh sát đã có thể bắt giữ, thu giữ hung khí từ đó ngăn chặn sớm một vụ trọng án có thể xảy ra. Rồi rất nhiều băng nhóm giang hồ dẫn quân đi để thanh toán nhau, nhưng trên đường đi gặp lực lượng 141 nên đã bị chặn lại…

Ông Hiếu cho rằng, tình hình an ninh trật tự TP.HCM rất phức tạp, nên cần thiết phải duy trì các tổ công tác lưu động như các tổ 141 tại Hà Nội. Việc phối hợp với các tổ công tác đặc biệt, với các tổ dân phòng tự quản, câu lạc bộ phòng chống tội phạm tạo thành thế trận đan xen giữa các lực lượng với nhau, để phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.

Chia sẻ với phóng viên, ĐBQH Đặng Thuần Phong cho rằng mô hình hoạt động của các hiệp sĩ ở Bình Dương rất tốt, có sự gắn kết với cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ ở mức câu lạc bộ, như một sân chơi ở một địa phương. Điều cần thiết là hành lang pháp lý vững chắc để các địa phương khác cùng thực hiện.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, ông Phong cho rằng lực lượng công an cũng cần có những giải pháp trấn áp tội phạm mạnh mẽ hơn nữa. Đại biểu này ủng hộ việc tái lập phong trào săn bắt cướp.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Chuyên gia Bộ Công an: Công dân hy sinh trong bắt tội phạm nên được phong liệt sĩ

 
 
2 hiệp sĩ tử vong trong quá trình truy bắt kẻ cướp xe SH tại TP.HCM - Ảnh: Tiền Phong
 
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cho rằng, đối chiếu với Pháp lệnh ưu đãi người có công, cần xác nhận liệt sĩ với những công dân hy sinh khi tấn công bắt giữ tội phạm, ví dụ như trong vụ 2 hiệp sĩ vừa hy sinh”, ông Hiếu nhấn mạnh.
 
 

Hành động hiệp nghĩa, đúng luật

 

Bình luận về việc 2 hiệp sĩ thiệt mạng trong quá trình bắt trộm, trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an cho rằng đây là hành động rất hiệp nghĩa, đáng trân trọng khi nhóm hiệp sĩ đã lường trước nguy hiểm nhưng họ vẫn tình nguyện dấn thân, đối mặt, bất chấp nguy cơ đe dọa tính mạng.

“Từng là lính hình sự, nhiều lần đối mặt với tội phạm trong những nhiệm vụ tấn công trấn áp tội phạm, chúng tôi hiểu rõ những nguy cơ có thể xảy ra. Nhưng đó là chúng tôi gánh vác sứ mệnh để làm công việc mạo hiểm đó, còn ở đây là những người dân thường, không chế độ, không lương bổng. Chỉ với trách nhiệm công dân, cùng bản tính nghĩa hiệp, họ đã tình nguyện bước vào đội ngũ những người tham gia, hỗ trợ cơ quan chức năng bài trừ tội phạm”, ông Hiếu chia sẻ.

"Phải thấy rõ điều ấy, chúng ta mới có sự tri ân sâu sắc trước những con người quả cảm đó, xúc động thực sự trước gương hy sinh cao đẹp của họ vì bình an cho tất cả mọi người", ông Hiếu nêu.

Ông Hiếu cũng đồng tình với quan điểm cần nhân rộng phong trào hiệp sĩ giữ gìn an ninh trật tự. Theo đó, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, trách nhiệm bảo vệ bình yên cuộc sống không thể chỉ do một lực lượng đảm nhận, mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, mỗi người dân phải là một chiến sĩ trong mặt trận bảo vệ an ninh trật tự.

“Ở nhiều địa phương, việc người dân tự giác thành lập các tổ tự quản, các CLB phòng chống tôi phạm đã đem lại những hiệu quả rất tích cực trong công tác duy trì trật tự trị an”, ông Hiếu nêu.

Trung tá Hiếu cũng cho biết, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong trường hợp phạm tội quả tang thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt giữ. Đó là trường hợp đang phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Như vậy, việc các hiệp sĩ bắt giữ những tên tội phạm khi chúng đang có hành vi trộm cắp tài sản là hoàn toàn được phép.

“Thực tế là cơ quan chức năng không thể luôn có mặt kịp thời tại những nơi xảy ra tội phạm, với sự vào cuộc của toàn xã hội, trong đó có các tổ tự quản, các CLB phòng chống tội phạm…chúng ta có thể kịp thời ngăn chặn tội phạm khi nó xảy ra”, ông Hiếu nêu và cho rằng tội phạm cướp giật rất manh động, liều lĩnh nên người dân cần phải hết sức cẩn trọng.

Trong khi đó, ông Hiếu bảy tỏ, hiện nay vẫn chưa có một quy định nào của pháp luật quy định rõ về chế độ đền bù, hỗ trợ người dân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, nên khi xảy ra những tổn thất, việc vận dụng các quy định để hỗ trợ người dân còn gặp lúng túng.

“Đối chiếu với Pháp lệnh ưu đãi người có công, tôi thấy cần xác nhận liệt sĩ với những công dân hy sinh khi tấn công bắt giữ tội phạm, như trong vụ án vừa xảy ra”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Cần có luật về lĩnh vực này

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về việc 2 hiệp sĩ tại TP.HCM thiệt mạng trong quá trình truy bắt tội phạm, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, thực tế việc bắt cướp này là tự phát do các hiệp sĩ thấy cướp nhiều và bất bình nên họ tự nguyện không đòi hỏi phí hay thù lao.

“Việc thành lập mô hình hiệp sĩ cũng là điều cần thiết và nên khi hiện nay có nhiều vụ cướp táo tợn và manh động. Mô hình hiệp sĩ có thể giao cho các công ty tư nhân kinh doanh độc lập và chúng ta có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh này như các công ty bảo vệ, các công ty thu hồi nợ….”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, nếu việc mô hình hiệp sĩ thông qua thì đó là điều có ích cho xã hội nhưng vấn đề là việc bắt cướp, tội phạm phải được huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ vừa phòng vệ cho mình, người xung quanh và tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

“Để làm được điều này thì phải có kinh phí và lại phải có luật để điều chỉnh. Đây là cả một vấn đề và có thể gây nên chồng chéo về thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách khác”, ông Hùng nêu.

Do đó, luật sư này cho rằng cần phải có luật hoặc văn bản quy định điều chỉnh cụ thể lĩnh vực này. Nếu là tư nhân thì cần có thể thành lập công ty hoạt động kinh doanh có điều kiện mà pháp luật đã điều chỉnh và quy định về tiêu chuẩn, điều hoạt hoạt động.

Những hiệp sĩ cần được trang bị kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ và 1 số công cụ nhất định khi đi bắt cướp để bảo vệ cho mình và người xung quanh… Về lâu dài cần ban hành luật cụ thể điều chỉnh và hội nhóm bắt cướp và đầu tư kinh phí cho hoạt động này hoạt động một cách hợp pháp cũng như ràng buộc trách nhiệm pháp lý, quyền và nghĩa vụ, điều kiện nhất định khi hoạt động.

Cùng quan điểm, trung tá Hiếu cũng cho rằng cần thiết phải trang bị công cụ hỗ trợ (áo giáp, găng bắt dao, dùi cui) cho các thành viên của câu lạc bộ phòng chống tội phạm. Để bảo đảm an toàn cho thành viên các tổ chức này khi thực hiện nhiệm vụ, cần có sự huấn luyện về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cho họ. Bên cạnh đó cần có chế độ phụ cấp (điện thoại, xăng xe…) cho thành viên các tổ chức này để họ yên tâm và đỡ thiệt thòi khi phục vụ công việc chung.

“Từ vụ án đau lòng này, tôi cho rằng cần sớm có quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tự quản, các CLB phòng chống tội phạm; ban hành chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đẩy mạnh việc đào tạo kỹ năng xử lý tình huống, đào tạo võ thuật, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các tổ chức tự quản, dân lập, các CLB phòng chống tội phạm… để chủ động giảm thiểu thiệt hại khi người dân tiếp cận đánh bắt tội phạm”, ông Hiếu nhấn mạnh.

TP.HCM nên thành lập lực lượng 141

Ông Hiếu cũng ủng hộ việc TP.HCM thành lập tổ công tác trấn áp tội phạm đường phố lực lượng 141 như Công an TP.Hà Nội. Việc triển khai các tổ công tác liên ngành (cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự) mật phục kết hợp công khai chốt chặn trên các tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm.

Lý do là trong quá trình di chuyển, tội phạm có thể vi phạm giao thông hoặc biểu hiện nghi vấn thì các trinh sát có thể tổ chức kiểm tra hành chính, nếu phát hiện trong người có hung khí thì lực lượng cảnh sát đã có thể bắt giữ, thu giữ hung khí từ đó ngăn chặn sớm một vụ trọng án có thể xảy ra. Rồi rất nhiều băng nhóm giang hồ dẫn quân đi để thanh toán nhau, nhưng trên đường đi gặp lực lượng 141 nên đã bị chặn lại…

Ông Hiếu cho rằng, tình hình an ninh trật tự TP.HCM rất phức tạp, nên cần thiết phải duy trì các tổ công tác lưu động như các tổ 141 tại Hà Nội. Việc phối hợp với các tổ công tác đặc biệt, với các tổ dân phòng tự quản, câu lạc bộ phòng chống tội phạm tạo thành thế trận đan xen giữa các lực lượng với nhau, để phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm.

Chia sẻ với phóng viên, ĐBQH Đặng Thuần Phong cho rằng mô hình hoạt động của các hiệp sĩ ở Bình Dương rất tốt, có sự gắn kết với cơ quan công an. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ ở mức câu lạc bộ, như một sân chơi ở một địa phương. Điều cần thiết là hành lang pháp lý vững chắc để các địa phương khác cùng thực hiện.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, ông Phong cho rằng lực lượng công an cũng cần có những giải pháp trấn áp tội phạm mạnh mẽ hơn nữa. Đại biểu này ủng hộ việc tái lập phong trào săn bắt cướp.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Bị cáo 77 tuổi dâm ô trẻ em lĩnh 18 tháng tù treo không có sự răn đe'

  • 9

 Có hơn 10 năm đồng hành cùng trẻ em, chống lại việc xâm hại tình dục, luật sư Trần Ngọc Nữ nói TAND Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên 18 tháng tù treo với bị cáo Thuỷ không hề có sự răn đe.

Ngày 11/5, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phúc thẩm vụ án dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu và tuyên giảm án cho bị cáo Nguyễn Khắc Thủy từ 3 năm tù xuống 18 tháng tù treo. Dư luận cho rằng mức án này quá nhẹ và không đủ răn đe, công lý chưa được thực thi đúng nghĩa.

"Dù tuổi cao sức yếu nhưng với những việc ông này làm với bao bé gái thì mức án này quá thấp, các bé phải chịu tổn thương về tinh thần quá lớn, gia đình các cháu, rồi tương lai các cháu sẽ ra sao? Sự nghiêm minh của pháp luật ở đâu?", độc giả Trần Huyền bày tỏ.

"Công lý đã bị cướp mất rồi"

Chị Trương Nam Thi, mẹ của một nạn nhân được cho là bị ông Thủy dâm ô trong vụ án khác cho biết bản thân con chị là nhân chứng của vụ việc, nhưng chị không nắm được thông tin về ngày xử phúc thẩm. Chị chỉ biết lịch xét xử khi đến VKS TP Vũng Tàu để hỏi.

Ngày 11/5, con gái chị thi nên phiên tòa diễn ra được nửa chừng, chị mới đưa bé tới để làm nhân chứng.

'Bi cao 77 tuoi dam o tre em linh 18 thang tu treo khong co su ran de' hinh anh 1
Bị cáo Nguyễn Khắc Thủy tại phiên tòa phúc thẩm hôm 11/5. Ảnh: N.A.

Theo dõi phiên xử và nghe tòa tuyên bản án 18 tháng tù treo cho bị cáo, chị xót xa: “Cách đây 2 năm, tôi từng nói rằng, dù có hay không công lý trong vụ án này, tôi vẫn theo đuổi để thực hiện trọn vẹn trách nhiệm làm mẹ và trách nhiệm với những nạn nhân khác. Hôm nay, khi nghe tòa tuyên án, tôi không khóc được nhưng trong lòng vỡ vụn”.

Ông Vũ Phi Long, nguyên Phó chánh án TAND TP.HCM, cựu thẩm phán có nhiều năm làm công tác xét xử, nhận định: “Trường hợp này, cấp phúc thẩm nêu nhân thân bị cáo là Đảng viên để cho hưởng án treo là không phù hợp. Quy định về hưởng án treo không có nêu là Đảng viên. Tòa phúc thẩm có thể xem xét về việc bị cáo tuổi cao để cho hưởng áo treo theo quy định Luật Tố tụng Hình sự (TTHS). Tuy nhiên, với vụ việc được dư luận quan tâm thì HĐXX cần thận trọng khi cho hưởng án treo”.

Nguyên Phó chánh án cho rằng có những trường hợp không nên cho hưởng án treo. Đặc biệt là vụ việc ông Nguyễn Khắc Thủy, dư luận quan tâm và phẫn nộ thì việc cho hưởng án treo sẽ không được sự đồng tình của dư luận và yêu cầu của pháp luật, không có tác dụng gì cả.

“Tôi chờ mong TAND và VKSND Cấp cao sẽ xem xét, đánh giá vụ việc này theo thẩm quyền của mình xem có phù hợp với tình hình hiện nay, khi mà ngày càng nhiều các vụ án xâm hại trẻ em đang diễn ra”, ông Vũ Phi Long nói.

Không có tác dụng răn đe

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nêu ý kiến: “Việc tòa án cấp sơ thẩm xử án tù 36 tháng đã nhẹ nhưng lên phúc thẩm tòa án lại giảm án xuống còn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo là chưa bảo đảm sức răn đe và sự nghiêm minh của pháp luật”.

Theo luật sư Hùng, những người như bị cáo Thủy cần phải tách ly ra khỏi xã hội một thời gian nhất định. Việc xâm hại đến trẻ em sẽ để lại nhiều hậu quả không lường trước, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này. 

Đồng quan điểm, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho rằng bản án 18 tháng tù treo không có tác dụng phòng ngừa và không được sự đồng thuận của đông đảo người dân theo dõi vụ việc.

“Việc tòa án cho rằng bị cáo Thủy tuổi cao, sức yếu và từng là cán bộ ngân hàng để được giảm án, theo tôi chưa đủ cơ sở vì có thể ông tuổi cao nhưng hành vi của ông để lại hậu quả lớn cho xã hội, nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình xã hội và hoang mang cho dư luận”, luật sư Nam nêu quan điểm.

'Bi cao 77 tuoi dam o tre em linh 18 thang tu treo khong co su ran de' hinh anh 2
Công viên cạnh chung cư Lakeside, nơi được cho các bé gái bị ông Thủy xâm hại.  Ảnh: N.A.

Là người có hơn 10 năm đồng hành cùng trẻ em, chống lại việc xâm hại tình dục, luật sư Trần Ngọc Nữ (Chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em) nhấn mạnh đây là bản án không hề có sự răn đe.

Bà Nữ cho rằng khi bản án sơ thẩm xử bị cáo Thủy 3 năm tù giam, cá nhân bà thấy bản án vẫn chưa thật sự nghiêm minh nhưng vẫn nghĩ rằng còn cấp phúc thẩm.

“Bản án phúc thẩm khiến tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi chờ đợi VKSND Cấp cao sẽ kháng nghị giám đốc thẩm bản án này. Chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em cũng sẽ có ý kiến để cùng chung tay với các bé”, luật sư Nữ nói.

Luật sư Lê Ngọc Luân (hãng luật Gold Key) nói rằng việc giảm án với lý do bị cáo là Đảng viên, cán bộ ngân hàng, có tuổi cao, sức yếu…. là không phù hợp.

Theo luật sư Luân, ông sẽ trao đổi với thân chủ của mình (bà Thủy - người từng có đơn kiện ông Nguyễn Khắc Thủy dâm ô con gái của bà) về việc gửi đơn lên giám đốc thẩm, đề nghị hủy toàn bộ án phúc thẩm tuyên 18 tháng tù treo đối với bị cáo.

Về vụ án, luật sư Bùi Quốc Tuấn, Trưởng văn phòng luật sư Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) nói rằng hành vi của bị cáo Nguyễn Khắc Thủy cần nghiêm khắc trừng trị để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn chia sẻ: “Nhiều người cho rằng cần cách ly người có hành vi dâm ô trẻ em với xã hội. Số khác cho rằng pháp luật các nước tiên tiến thì chỉ cần có ý tưởng để thực hiện hành vi sẽ bị cách lý và phạt tù ngay… Tại sao pháp luật chúng ta không thực hiện như họ mà còn cho hưởng án treo? Bị cáo còn có điều kiện tiếp cận các cháu bé gái khác và hành vi sẽ tiếp tục? Họ nói vậy cũng đúng nhưng pháp luật chúng ta có quy định về trường hợp áp dụng án treo và TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã áp dụng”.  

Theo luật sư Tuấn, ở vụ án này, TAND tỉnh Vũng Tàu có thẩm quyền bác kháng cáo và tuyên ý án sơ thẩm (3 năm tù) để thể hiện tính răn đe, trừng trị của pháp luật, làm gương cho những kẻ có ý định phạm tội dâm ô như bị cáo.

Theo cáo trạng, ông Thủy đã có hành vi dâm ô với 4 trẻ em tại khu chung cư Lakeside (phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu).

Vào tháng 7/2016, chị Thủy (37 tuổi) tố cáo ông Thủy về hành vi ông dâm ô với con gái 8 tuổi của mình. Chị này cũng tố cáo ông xâm hại tình dục nhiều bé gái khác.

Qua điều tra, Công an TP Vũng Tàu xác định ông Thủy dâm ô với 4 bé gái. Trong đó, 2 bé có đủ chứng cứ buộc tội ông Thủy, 2 trường hợp còn lại đang được điều tra.

Ngày 11/5, tại phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định các bằng chứng cho thấy ông Thủy có hành vi dâm ô với 1 bé gái, bé còn lại không có đủ căn cứ nên tòa chấp nhận một phần bản kháng cáo của bị cáo.

HĐXX tuyên giảm án cho bị cáo Nguyễn Khắc Thủy từ 3 năm tù giam xuống 18 tháng tù treo về tội Dâm ô với trẻ em.

Nguồn: Zing.vn

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo”

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 00:00 13/05/2018
Chia sẻ
207
http://kenh14.vn/luat-su-cua-bi-cao-77-tuoi-pham-toi-dam-o-voi-tre-em-toi-con-muon-toa-tuyen-vo-toi-chu-khong-chi-giam-xuong-18-thang-tu-treo-20180512191309799.chn%0D%0AM%E1%BA%B7c%20d%C3%B9%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20gi%E1%BA%A3m%20%C3%A1n%20t%E1%BB%AB%203%20n%C4%83m%20t%C3%B9%20giam%20xu%E1%BB%91ng%20c%C3%B2n%2018%20th%C3%A1ng%20t%C3%B9%20treo%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%99i%20D%C3%A2m%20%C3%B4%20v%E1%BB%9Bi%20tr%E1%BA%BB%20em%20nh%C6%B0ng%20b%E1%BB%8B%20c%C3%A1o%20Thu%E1%BB%B7%20v%E1%BA%ABn%20kh%C3%B4ng%20nh%E1%BA%ADn%20t%E1%BB%99i.%20Theo%20lu%E1%BA%ADt%20s%C6%B0%20b%C3%A0o%20ch%E1%BB%AFa,%20b%E1%BB%8B%20c%C3%A1o%20Thu%E1%BB%B7%20s%E1%BA%BD%20ti%E1%BA%BFp%20t%E1%BB%A5c%20kh%C3%A1ng%20ngh%E1%BB%8B%20l%C3%AAn%20c%E1%BA%A5p%20gi%C3%A1m%20%C4%91%E1%BB%91c%20th%E1%BA%A9m%20xem%20x%C3%A9t%20minh%20oan%20to%C3%A0n%20b%E1%BB%99%20b%E1%BA%A3n%20%C3%A1n%20D%C3%A2m%20%C3%B4%20tr%E1%BA%BB%20em." rel="nofollow" style="margin:0px;padding:0px;border:0px;font-variant-numeric:inherit;font-variant-east-asian:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:baseline">
 
 
 
 

Mặc dù được giảm án từ 3 năm tù giam xuống còn 18 tháng tù treo về tội Dâm ô với trẻ em nhưng bị cáo Thuỷ vẫn không nhận tội. Theo luật sư bào chữa, bị cáo Thuỷ sẽ tiếp tục kháng nghị lên cấp giám đốc thẩm xem xét minh oan toàn bộ bản án Dâm ô trẻ em.

  •  
 
 

Bị cáo có nhân thân tốt, tuổi già, sức khoẻ yếu nên được hưởng án treo?

Một ngày sau khi TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử phúc thẩm tuyên án 18 tháng tù treo cho bị cáo Nguyễn Khắc Thuỷ (77 tuổi) về tội Dâm ô với trẻ em khiến dư luận vẫn hết sức bất bình vì cho rằng bản án không thật sự nghiêm minh.

Trước đó, dư luận đã không đồng tình với bản án sơ thẩm vì cho rằng 3 năm tù giam theo khoản 2 điều 116 BLHS 1999 (khung hình phạt 3-7năm) đã quá nhẹ, đến phiên phúc thẩm, bản án giảm xuống còn 18 tháng tù treo càng làm nhiều người bất ngờ.

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo” - Ảnh 1.

Bị cáo Thủy (góc phải) bị tuyên án Dâm ô trẻ em nhưng vẫn được giảm án thành án treo.

Để hiểu rõ hơn vì sao bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại giảm nhẹ tội cho bị cáo phạm tội Dâm ô với trẻ em, chúng tôi đã trao đổi rõ hơn với luật sư Trương Xuân Tám (luật sư bào chữa cho bị cáo Thuỷ) để giải đáp thắc mắc và bức xúc của dư luận trong thời gian này.

Trong cuộc trao đổi, luật sư Tám vẫn khẳng định, việc giảm án xuống còn án treo dành cho bị cáo Thuỷ là có căn cứ.

Theo luật sư Tám, dư luận chưa nắm được đầy đủ hồ sơ vụ án, cũng như những chứng cứ thu thập được có trong hồ sơ nên mới có những phản ứng bức xúc như vậy.

"Trường hợp bị cáo là người cao tuổi (hiện tại là 78 tuổi), có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự và đang kêu oan nên HĐXX kết luật án treo như thế là có căn cứ. Tuy niên đây không phải là hình thức giảm nhẹ, nhưng HĐXX xét thấy không cần phải cách ly hay tù giam", luật sư Tám nhận định.

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo” - Ảnh 2.

Luật sư Tám muốn thân chủ vô tội chứ không phải giảm từ 3 năm tù xuống còn 18 tháng tù treo.

Đối với án treo, pháp luật quy định rõ khi xử phạt tù không quá 3 năm sẽ xem xét nhân thân người phạm tội trước lúc phạm tội là người tốt hay không để có thể áp dụng cho án treo.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện, bản chất không phải là hình phạt. Trong hệ thống hình phạt của nước ta chỉ có cải tạo không giam giữ, phạt tù, phạt tiền, chung thân, tử hình chứ không có hình phạt nào là án treo. Nhưng nếu trong điều kiện hưởng án treo mà vi phạt thì bắt tạm giam ngay.

"Thật ra, tôi không muốn tuyên án treo mà muốn tuyên vô tội vì trường hợp của cháu A.D. cũng có nhiều mâu thuẫn nhưng HĐXX không chấp nhận", luật sư Tám cho hay.

Bị cáo Thủy muốn yêu cầu Giám đốc thẩm xem xét minh oan toàn bộ hành vi dâm ô với trẻ em

Phân tích thêm về vụ án, luật sư Tám nói rõ: "Về vụ việc của cháu H.A. là không có căn cứ buộc tội. Không ai có thể tin trong phòng của một đứa trẻ bị khoá kín cửa, chỉ thấy qua cửa sổ mà lại để một ông già sờ được vào phần nhạy cảm từ 10 – 15 phút trong khi đang ăn cơm. Hơn nữa lời khai cũng mâu thuẫn nhau, lúc thì nói đứng áp vào cửa sổ, lúc thì khai là quỳ trên giường để ăn. Tuy nhiên kết luận điều tra trong cáo trạng sau khi thực nghiệm điều tra nói là cháu H.A quỳ, cửa sổ cao 80cm, từ dưới đất áp vào cửa sổ. Trong khi đó, nhân chứng là cháu N. đứng xa 15 – 20m thì làm sao mà nhìn rõ được cảnh đó".

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo” - Ảnh 3.

Bị cáo Thuỷ vẫn lớn tiếng trước toà: "Tôi không có tội".

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thuỷ cũng cho hay, cháu N. (nhân chứng) khai lúc bị cáo Thuỷ thực hiện hành vi dâm ô có rất đông người chứng kiến vì qua lại thường xuyên. Tuy nhiên nếu đông người thì làm sao bị cáo Thuỷ thực hiện được hành vi dâm ô.

Bên cạnh đó, cháu N. nói bị cáo Thuỷ thực hiện hành vi dâm ô cháu H.A có hôm trời mưa là khoảng thời gian cuối tháng 5/2014, nhưng TTKT Thuỷ Văn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận khoảng thời gian này trời không mưa.

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo” - Ảnh 4.

Mặc dù trước đó phải có sự chăm sóc của đội ngũ y tế tại toà vì sức khoẻ yếu nhưng bị cáo vẫn đủ sức để lớn tiếng phản đối quyết định của toà.

"Chính vì thế tất cả những lời nhân chứng trên là không có căn cứ, nếu áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội thì không đủ căn cứ buộc tội ông ấy. Như vậy HĐXX chấp nhận không có căn cứ buộc tội hành vi đối với cháu H.A", luật sư Tám phân tích.

 

Theo vị luật sư này, với tư cách là công dân cũng như luật sư, ông cật lực phản đối hành vi dâm ô trẻ em của bất kỳ cá nhân nào nhưng dù là phản đối nhưng nguyên tắc buộc tội một con người thì là nguyên tắc tối thượng, quan trọng là đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Luật sư của bị cáo 77 tuổi phạm tội dâm ô với trẻ em: “Tôi còn muốn toà tuyên vô tội chứ không chỉ giảm xuống 18 tháng tù treo” - Ảnh 5.

Luật sư Tám cho biết thân chủ sẽ tiếp tục kháng nghị lên giám đốc thẩm để minh oan.

Do vậy dù là không hài lòng với hình phạt dành cho hành vi này nhưng xử một con người cụ thể phải có đủ chứng cứ, không thể vì cảm tính hay vì dư luận.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Thuỷ còn cho biết, bị cáo này đang muốn kháng cáo lên trên, yêu cầu cơ quan Giám đốc thẩm xem xét minh oan toàn bộ hành vi dâm ô với trẻ em, nhưng hiện tại chưa làm đơn.

Bản án 18 tháng tù treo nhưng bị cáo Thuỷ vẫn chưa hài lòng. Việc làm đơn gửi lên Giám đốc thẩm trong vòng 15 ngày và cả bị hại lẫn bị cáo đều có quyền làm đơn gửi lên cơ quan này để xem xét.

18 tháng tù treo chưa đủ sức răn đe

Nhận định về bản án gây bất bình dư luận, luật sư Trần Minh Hùng – Hãng luật Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho hay, việc tòa án cấp sơ thẩm xử án tù 36 tháng tù dành cho tội dâm ô trẻ em đã nhẹ nhưng lên phúc thẩm tòa án lại giảm án xuống còn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo theo tôi là chưa bảo đảm sức răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật.

Những người này cần tách ly ra khỏi xã hội một thời gian nhất định vì việc xâm hại đến trẻ em là những lứa tuổi chưa phát triển nên để lại rất nhiều hậu quả không lường trước cho các em và cho xã hội, có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này.

Ngoài ra, việc tòa án cho rằng bị cáo Thủy tuổi cao, sức yếu và từng là cán bộ ngân hàng để được giảm án là chưa đủ cơ sở vì có thể bị cáo tuổi cao nhưng hành vi để lại hậu quả lớn cho xã hội, nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình xã hội và hoan mang dư luận

Trong quá trình quy hoạch, giải tỏa bán đảo Thủ Thiêm để xây dựng khu siêu đô thị, hành chính của TP.HCM, hơn 12.500 hộ dân đã phải di dời đến nơi khác sinh sống.

Trong quá trình giải tỏa, hàng trăm hộ dân khiếu kiện việc mình không nằm trong vùng dự án nhưng vẫn bị giải tỏa. Việc khiếu kiện kéo dài hàng chục năm nay và không ít lần những hộ dân này yêu cầu chính quyền thành phố cung cấp bản đồ quy hoạch 1/5.000 để đối chiếu nhưng thành phố đều không cung cấp được.

Trong buổi họp báo của UBND TP.HCM mới đây, Giám đốc sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, bản đồ KĐTM Thủ Thiêm đến giờ này vẫn chưa tìm thấy. Thành phố đã chỉ đạo các sở ngành rà soát từng nguồn, đơn vị tư vấn trước đây và báo cáo Chính phủ.

Câu hỏi 1: Luật sư nhận định như thế nào về việc đại diện UBND TP HCM trả lời trước báo chí và người dân Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4-6-1996 của Thủ tướng đồng loạt biến mất từ các các sở, ngành, các bộ, ngành trung ương liên quan trong nhiều năm qua? Câu trả lời này có nói lên được những khúc mắc gì trong việc triển khai dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm?

Theo tôi việc nói mất bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4-6-1996 của Thủ tướng là điều rất vô lý và không thể tin được. Bởi đây là dự án hàng trăm heta, hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân, liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng…mà trả lời bị mất thì tôi không thể tin được.

Hiện nay nhiều người dân bị thu hồi đất đi khiếu nại và cho rằng diện tích đất họ bị thu hồi, giải tỏa không nằm trong diện tích đất bị quy hoạch và họ cần bản đồ quy hoạch để đối chiếu vag yêu cầu chính quyền cung cấp bản đồ quy hoạch nhưng lại không cung cấp được cho nên tôi cho rằng có khúc mắc và chưa rõ ràng, minh bạch trong việc triển khai dự án này.

Câu hỏi 2: Theo quan điểm của luật sư việc đánh mất Bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 kèm theo quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4-6-1996 của Thủ tướng thì trách nhiệm thuộc về ai, về đơn vị nào?

Theo tôi cần điều tra, xác minh cụ thể để làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận, tổ chức cụ thể. Theo tôi trách nhiệm ở đây là bao gồm cả Sở Xây dựng TP.HCM và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng thành phố và các bộ phận liên quan mà TPHCM giao cho trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ liên quan đến dự án này.

Câu hỏi 3: Theo luật nếu bản đồ quy hoạch KĐT Thủ Thiêm tỉ lệ 1/5.000 bị mất thì dưới góc nhìn của pháp luật hình sự xử lý như thế nào?

Theo tôi đây là bản đồ quy hoạch rất quan trọng liên quan đến việc bản đồ thể hiện cụ thể, chi tiết của dự án, đơn vị thực hiện dự án xác định được hạng mục bên trong dự án, xác định được đâu là khu vực giao thông, trường học, bệnh viện, công trình công cộng…và mất bản đồ sẽ không còn cơ sở để bố trí mặt bằng cụ thể và dẫn đến rất dễ xảy ra tranh chấp vùng giáp ranh giữa dự án với đất của dân cư sống xung quanh và mất bản đồ có thể dẫn đến thực hiện sai quy hoạch….và còn nhiều thiệt hại khác có thể đi kèm theo. Do vậy theo tôi vụ việc cần được khởi tố vụ án để điều tra cụ thể nếu xác định được trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nào thì người đó phải chịu trách nhiệm kể cả trách nhiệm hình sự nếu sau khi điều tra thấy có dấu hiệu tội phạm.

 

 
Qúy Vị xem Clip tại đây về LS Trần Minh Hùng trả lời trên đài vĩnh long ngày 4/5/2018
 
 

clip2: https://youtu.be/A8Itlw6bSfA

 

 
 

Thác loạn 'chợ tình' online

10:27 05/05/2018

pno
Chỉ cần tham gia vào những nhóm này, than vãn về sự cô đơn, buồn tẻ, ngay lập tức rất nhiều người nhắn tin, gọi trực tiếp vào hộp thư với những lời lẽ bạo dạn, hết sức thô tục để mời gọi.

Việc lập hội, nhóm chat sex trên mạng xã hội, các website, các trang điện tử,… không còn là chuyện lạ ở thế giới ảo. Tuy nhiên, nếu như trước đây những điều này được người sử dụng thực hiện lén lút, phải vượt qua sự đề phòng, bỡ ngỡ ban đầu mới dám ngỏ lời mời gọi, thì bây giờ, các thành viên đã “đốt cháy giai đoạn” tuôn ra những lời thô tục nhất để nhanh chóng tìm được “đối tác”.

Chưa kể đến những website đi thẳng vào vấn đề với cảnh báo phải đủ 18 tuổi, các trang Facebook, Yahoo,… cũng đang “làm mưa làm gió” với các hội, nhóm. Tuy các hội, nhóm này được thành lập với chế độ nhóm kín, nhưng việc vượt qua kiểm duyệt hết sức dễ dàng, một nick ảo, xin phép tham gia, chỉ trong tích tắc đã trở thành thành viên.

Thac loan 'cho tinh' online
Một cô gái trẻ đăng ảnh kèm nội dung "Kết bạn với mình rồi bạn sẽ được như ý muốn" trên nhóm kín Bí mật...
Thac loan 'cho tinh' online
Bên dưới là hàng trăm bình luận mang tính khơi gợi kèm theo những bạn gái khác tranh thủ "giới thiệu dịch vụ".

"Chat sex thì trả lời, nói chuyện thường thì biến"

Hàng chục nhóm kín như: Bí mật…, Chuyện tình…, Kết bạn… trung bình có hơn 200.000 thành viên mỗi nhóm. Đặc biệt, có nhóm lên tới gần 1 triệu thành viên, hoạt động rầm rộ mỗi ngày, có hàng trăm chia sẻ về việc phòng the, mời gọi. Chỉ cần một hai câu, thậm chí vài chữ có tính chất khơi gợi, hàng ngàn bình luận không gì có thể trần trụi, thô tục hơn được tuôn ra.

Chỉ sau vài phút bình luận dưới những chia sẻ này, liên tục hơn 10 nick ảo sẽ nhắn tin, gọi điện thoại vào hộp thư, không cần chào hỏi, không cần biết tên nhau (vì có giới thiệu thì ai dám nói thật và ai tin là thật), người dùng sẽ đi ngay vào vấn đề chính bằng câu nói “chat sex không”, “show hàng đi”, “bay không”, “tàu lượn hay tàu nhanh”, “bao nhiêu một giờ”,… người lịch sự hơn sẽ “Mình đang buồn, chat đi bạn, chat sex thì trả lời, nói chuyện thường thì biến”, “Bạn muốn chat sex có hình hay không hình”,… 

Thac loan 'cho tinh' online
Có những người, khi đã được kiểm duyệt vào nhóm, lập tức giới thiệu một nhóm chat khác ở ứng dụng Yahoo, Gmail, Zalo,... Ở những ứng dụng này, người xem sẽ phải đỏ mặt trước từ ngữ không thể trần trụi hơn.
Thac loan 'cho tinh' online
Rủ rê, mời gọi thành viên tham gia nhóm, hội của mình

Thậm chí, ở những thành viên quá quen thuộc, sẽ giới thiệu luôn về hình thể của mình với từ ngữ không thể trần trụi, xác thực hơn, những người này liên tục yêu cầu đối phương trả lời bằng từ tượng hình, khơi gợi. Không được đáp ứng, họ sẽ chửi thẳng bạn chat của mình vì làm họ mất thời gian.

Bên cạnh đó, không ít cô gái tự chụp ảnh, đăng clip của mình kèm theo giới thiệu, mời gọi mua bán dâm qua chat sex, hoặc chiều… tới bến. Để “lách luật”, họ yêu cầu khách  trả tiền bằng cách gửi mã thẻ cào điện thoại, thẻ game. Tùy vào mệnh giá, khách sẽ được chiều bằng chat, hình ảnh, clip, thậm chí vào nhà nghỉ, khách sạn.

Thac loan 'cho tinh' online
Ngoài "tàu nhanh, tàu lượn", nhiều thành viên chọn phương pháp an toàn hơn, chỉ cần gửi mã thẻ cào điện thoại, thẻ game từ 50.000 đến 100.000 đồng, họ có thể được đáp ứng trực tuyến.

Khi được hỏi có sợ bị công an “quét” hay không, một thành viên cho rằng “đây là mạng ảo, cào thẻ gửi mã xem như tặng hoặc gửi nhầm cho người thân thì sợ gì. Nếu sợ, người gửi “xé” nhỏ mệnh giá thẻ cào ra, thành 50.000 đồng – 100.000 đồng thì ai mà bắt”.

Có thể, chính vì nghĩ đây là mạng ảo, không ai quản lý, nên ngày ngày hàng triệu người từ hàng trăm hội, nhóm vẫn đăng tải, chia sẻ liên tục ảnh, clip khỏa thân của mình. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng luôn cả clip, ảnh người khác ở các trang mạng. Nguy hiểm hơn, ngày càng nhiều clip quay lén được giới thiệu là người thân, bạn bè, ở những nơi công cộng được rao bán với giá vài chục, đến vài trăm ngàn.

Có vi phạm pháp luật hay không?

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM, việc lập hội, nhóm chat sex trên mạng xã hội, các website, dù ở chế độ nhóm mở hay nhóm kín cũng là hành vi pháp luật nghiêm cấm.  Chưa kể đến trên những hội, nhóm trên có thể nhiều thành viên chưa đủ tuổi thành niên vẫn tham gia vào các cuộc trò chuyện, hay có những hành vi vi phạm pháp luật như: rủ nhau chat sex, tự đăng ảnh khỏa thân, chia sẻ những hình ảnh, clip có nội dung đồi trụy, mời gọi mua bán dâm,…

Thac loan 'cho tinh' online
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM.

Luật sư Hùng cho biết: "Một người nếu tham gia, trò chuyện không lành mạnh lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và tư tưởng của chính mình. Từ đó họ gây ra hậu quả cho chính bản thân mình và người khác lúc nào không hay. 

Trên thực tế, tôi đã từng bào chữa, bảo vệ cho không ít bị hại bị dụ dỗ, người bị mua dâm, người bị đăng clip, hình ảnh khỏa thân,… cả các bị cáo bị xử lý về hành vi tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, đồng phạm trong tội mua dâm người chưa thành niên.... Những vụ này đa số họ chưa hiểu hết các quy định pháp luật và còn trẻ tuổi".

Luật sư Hùng nhận định, thành lập hội, nhóm mà không tuân theo quy định pháp luật về Lập hội, không có giấy phép hoạt động theo quy định thì tùy mức độ xử lý đã được quy định ở điều 45 NĐ 45/2010/NĐ-CP: “Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định”.  

Thac loan 'cho tinh' online
Hàng trăm lời mời gọi mỗi ngày của giới trẻ trên mạng xã hội

Tùy tính chất hành vi, mục đích, động cơ mà các tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về các hành vi như: hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, lợi dụng quyền tự do dân chủ, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, đồng phạm giúp sức, xúi giục... vẫn bị xử lý về các hành vi tương ứng từ hành chính, bồi thường thiệt hại và thậm chí cả về hình sự.

Cá nhân đăng hình ảnh khỏa thân của mình, hoặc của người khác và các clip... đều bị xử lý. Nếu nhẹ, có thể bị xử phạt hành chính, những người này sẽ bị phạt chồng tội khi đăng hình khỏa thân người khác, clip khỏa thân khi họ không cho phép.

Ngoài ra, cá nhân nào mời gọi mua bán dâm thông qua việc trả "thù lao" bằng thẻ cào mặc dù mệnh giá từ 50.000 đồng - 100.000 đồng để chat sex vẫn bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hoặc có thể bị xử lý hình sự hoặc đồng phạm về hành vi mua dâm người chưa thành niên, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, môi giới mại dâm...

Thẩm quyền xử phạt hành chính tùy số tiền bị xử phạt mà có thể là UBND phường, xã, quận/huyện,Sở văn hóa thể thao, Bộ thông tin truyền thông. Nếu ở mức hình sự thì sẽ là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp...

An Nguyên

Nguồn: báo phụ nữ tphcm

 

Chứng cứ trong vụ án hiếp dâm được xác định như thế nào?

  •  

 Theo luật sư, đối với vụ án hiếp dâm, kết quả giám định là một trong những chứng cứ quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Trước đây, trong Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999, tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 chỉ có khái niệm giao cấu. Tuy nhiên, tại Điều 141 BLHS 2015 (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018), hành vi hiếp dâm có thêm khái niệm "quan hệ tình dục khác" (tức có thể bằng miệng, hậu môn...).

Chiểu theo điều luật, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt đến 20 năm tù hoặc chung thân; cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề tối đa 5 năm".

Tội hiếp dâm được xem là tội phạm có cấu thành hình thức. Do đó, việc đánh giá tội phạm đã hoàn thành việc giao cấu về mặt sinh lý hay chưa không phải là yếu tố để định tội danh.

Vậy việc định danh tội này sẽ phụ thuộc vào những chứng cứ nào?

Chung cu trong vu an hiep dam duoc xac dinh nhu the nao? hinh anh 1
Chủ thể tội hiếp dâm không chỉ bao gồm nam giới, nữ giới có hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: DailyMail.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, chứng cứ quan trọng nhất trong các vụ án hiếp dâm là dựa vào kết quả giám định. Vì kết quả giám định sẽ xác định xem tinh trùng, tinh dịch và các vết tích của người thực hiện hành vi hiếp dâm có trong âm đạo hay còn trên cơ thể của người bị hiếp dâm hay không. Đây được xem là một trong những chứng cứ quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Theo khoa học, tinh trùng có thể sống trong tử cung người phụ nữ khoảng từ 24 giờ đến 72 giờ, sau 72 giờ thì hầu như không còn. Vậy nên trong trường hợp vụ án đã xảy ra một thời gian, không còn tìm thấy tinh trùng thì phải căn cứ vào những chứng cứ khác.

Luật sư Hùng cho rằng lời khai của bị hại chỉ là một trong các chứng cứ cần xem xét chứ không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội.

Để xem xét trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này, ngoài kết quả giám định thì cần phải dựa vào lời khai bị hại, lời khai bị can, nhân chứng, camera, thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường, đối chất và các hoạt động tố tụng khác để làm sáng tỏ vụ việc.

Ngoài ra, cơ quan tố tụng phải chứng minh được người thực hiện hành vi đã dùng vũ lực hay đe dọa dung vũ lực, ép buộc… để hiếp dâm trái với ý muốn của nạn nhân vì có nhiều trường hợp thuận tình quan hệ xong quay lại tố hiếp dâm là điều xảy ra nhiều trong cuộc sống.

Hoài Thanh

 

 

 

 

 

 

Kể từ khi, Chính phủ ban hành Nghị quyết 112/2017 bỏ các thủ tục về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong quản lý dân cư để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân, hàng loạt thủ tục quản lý tại các địa phương đã có sự thay đổi cơ b

Mới đây, cán bộ xã Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình sau khi nhận được phản ánh về việc một công dân tại đây đã hơn 40 năm không có chứng minh nhân dân, thay vì bắt công dân phải trình báo, làm đơn… thì xã đã chủ động lo mọi việc để công dân này sớm được cấp căn cước công dân.

p/Các giấy tờ, thủ tục liên quan tới hộ khẩu cũng sẽ bị “khai tử”. Ảnh: S.T

Các giấy tờ, thủ tục liên quan tới hộ khẩu cũng sẽ bị “khai tử”. Ảnh: S.T

Nhiều thủ tục được xóa bỏ theo hộ khẩu

Động thái này có thể không hiếm ở những thành phố lớn, hay những nơi mà công luận quan tâm. Nhưng ở một địa phương vùng sâu, vùng xa như xã Phú Sơn, Nho Quan, Ninh Bình thì đó là một trong những điểm sáng về phong cách làm việc của chính quyền sở tại.

Được hỏi vì sao lại như thế, đại diện chính quyền xã chỉ đơn giản nói rằng: “Đó là nhiệm vụ của chúng tôi, công dân ấy đã có hộ khẩu, ở đây lâu rồi. Với lại, tinh thần đổi mới của Chính phủ là như thế”. Câu trả lời này là hoàn toàn có căn cứ. Bởi ngày 30/10/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm nức lòng người dân khi chính thức ký ban hành Nghị quyết 112 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Cứ theo tinh thần của nghị quyết nói trên thì dân cư sẽ được thống nhất quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Các giấy tờ, thủ tục liên quan tới hộ khẩu sẽ phải bị “khai tử” để các quyền của công dân không bị xâm phạm như nhiều chục năm qua. Nghị quyết dứt khoát “bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”.

Tất cả những giấy tờ, thủ tục “ăn theo” sổ hộ khẩu như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi mới, sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… sẽ đều được bãi bỏ. Bao nhiêu thứ “hầm bà lằng” liên quan tới sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân trong xuất nhập cảnh, đăng ký xe, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ được đơn giản hóa. LS Trần Minh Hùng - Đoàn LS TP HCM nhận xét, việc quản lý qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân sự sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân lực cho cơ quan nhà nước. Người dân sẽ được đối xử bình đẳng như nhau về đi lại, sinh sống, học tập, y tế làm việc và tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Sự quản lý mang tính văn minh, hiện đại của chúng ta sẽ hướng tới bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là tôn trọng quyền bình đẳng của mọi công dân.

Nghị quyết 112 của Chính phủ có hiệu lực ngay từ ngày ký ban hành 30/10/2017. Đây cũng là một trong những điểm mới trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật từ nhiệm kỳ này. Các văn bản không có độ trễ về hiệu lực.

Vấn đề nằm ở chữ “sẽ”

Hẳn nhiên, những định hướng của Nghị quyết là rất tốt, có lợi cho đời sống người dân và buộc cơ quan nhà nước phải thay đổi tư duy, phương pháp và công cụ quản lý. Nhưng vấn đề là, sự đồng bộ cần phải được tính đến như một điều kiện tiên quyết để những lợi ích từ định hướng bỏ hộ khẩu thực sự không còn lực cản. Nếu điện, nước và các nhu cầu thiết yếu khác ở các thành phố lớn vẫn cần hộ khẩu thì đương nhiên quyền được “sống và mưu cầu hạnh phúc” của người dân vẫn bị cản trở. Nếu ở nhiều nơi, việc tuyển dụng trong khu vực nhà nước vẫn ngầm quy định “hộ khẩu” thì quyền tham gia quản lý xã hội của người dân vẫn không được tôn trọng. Nếu BHYT, BHXH vẫn theo “luồng, tuyến” thì quyền được chăm sóc sức khỏe vẫn còn nhiều trở ngại. 
Lại nữa, cứ theo tinh thần của Nghị quyết tiến bộ này, thì cơ sở quan trọng nhất không chỉ đối với việc bỏ hộ khẩu lại là cơ sở dữ liệu quốc gia. Và theo lời Thượng tá Trần Hồng Phú, Cục phó C72, Bộ Công an thì đầu năm 2019, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia mới đi vào vận hành. Công dân khi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết TTHC chỉ cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ, tên; mã số định danh và chỗ ở.

Khẳng định này cũng có nghĩa là: phải ít nhất 9 tháng nữa, người dân mới bắt đầu cảm nhận được... thay đổi. Như vậy sẽ vẫn còn những cản trở đến khi cơ sở dữ liệu quốc gia chính thức vận hành. Nhiều người lo ngại, biết đâu sẽ còn những vấn đề liên quan như kỹ thuật hay nhân lực... khiến cho cơ sở dữ liệu quốc gia có thể chậm trễ?

ĐẠI DƯƠNG
Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Chế thuốc ung thư giả có thể đối mặt với án tử hình

Các đối tượng có liên quan trong sự việc chế tạo thuốc ung thư từ bột than tre sẽ bị xử lý nghiêm theo Điều 194 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, mới đây sở Y tế Hải Phòng vừa phát hiện vụ thuốc ung thư giả được làm từ bột than tre vào các vỏ thuốc con nhộng để đóng gói bán cho bệnh nhân ung thư. Có 3 đối tượng được xác định liên quan đến vụ việc là bà Đào Thị Chúc (đại diện cơ sở Vinaca), ông Nguyễn Văn Tuấn (Giám đốc Công ty Hồng An Phong), ông Nguyễn Xuân Thu (Giám đốc công ty Vinaca).

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc xác định các đối tượng nêu trên sẽ bị xử lý như thế nào cần có kết quả điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, qua các thông tin ban đầu cho thấy hành vi của các đối tượng đã có dấu  hiệu của tội "sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh" quy định tại điều 194 BLHS năm 2015. Các hành vi này sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc  theo quy định của pháp luật.

Các

Các "dược sĩ" đang sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.

“Trong vụ việc này, ông Tuấn khai được ông Thu nhờ nghiền từ bột tre, nứa, gỗ thành bột than hoạt tính, nếu ông Tuấn không bàn bạc hoặc không biết ông Thu sử dụng bột than hoạt tính đó vào mục đích làm giả thuốc ung thư thì chưa có căn cứ để qui trách nhiệm ông Tuấn sản xuất hoặc đồng phạm với ông Thu về tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Bà Chúc (vợ ông Thu) là người quản lý công nhân đổ bột than vào vỏ thuốc con nhộng và dãn nhãn mác thuốc chữa ung thư. Hành vi này có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Cũng theo lời khai của những người liên quan, ông Thu là người lo nguyên liệu đầu vào, bao bì máy móc để sản xuất các viên con nhộng chứa than hoạt tình thành thuốc chữa ung thư, có dấu hiệu của tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015: "Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm và  mức  hình phạt có thể lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, tương ứng với hành vi và hậu quả mà tội phạm gây ra”, luật sư Hùng nêu quan điểm.

Đồng thời, luật sư Hùng cũng cho rằng cần điều tra các đối tượng liên quan xem họ có bàn bạc, phân công, phân nhiệm hay không, từ đó mới có thể kết luận có đồng phạm hay không và vai trò của họ là gì?

“Bà Chúc nếu được ông Thu phân công thực hiện việc đóng và dán nhãn mác sản phẩm thì sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò là người thực hành. Nếu ông Tuấn biết việc ông Thu làm là chế tạo thuốc ung thư, ông Tuấn sẽ bị xem xét đồng phạm với vai trò người giúp sức.

Các sản phẩm này đã được phân phối, nếu ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản cho người sử dụng sẽ là các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt cho các đối tượng liên quan tương ứng với  hậu quả do các hành vi các đối tượng gây ra và mức cao nhất của khung hình phạt là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”, luật sư Hùng nói.

Nhìn rộng hơn, ông Hùng cho rằng hiện nay chế tài về hình sự trong lĩnh vực này xử lý ít, chưa nghiêm khắc và có sự tiếp tay khi xử lý không minh bạch, không khách quan tạo cho người vi phạm nhờn luật.

“Hơn nữa, các hành vi này hiện nay ít khởi tố vụ án chỉ phạt hành chính bằng tiền nên tạo cơ hội cho người vi phạm tiếp tục vi phạm. Bộ luật Hình sự mới đã có quy định nghiêm khắc hơn nhưng vẫn đề là người thực thi pháp luật có nghiêm khắc và cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương chưa nghiêm khắc, minh bạch, trách nhiệm trong công việc chuyên môn và xử lý hành vi vi phạm”, ông Hùng nói.

Với hành vi kinh doanh thuốc giả, Bộ luật Hình sự quy định chỉ xử phạt hành vi đã cấu thành tội phạm, chưa làm rõ vấn đề nguồn gốc của hàng giả để xử lý triệt để. Ngoài ra, quy định về xử phạt hành chính mới chỉ xử phạt đối với số lượng hàng bị bắt, thu giữ nên không đủ sức răn đe.

“Hiện tại, chế tài xử phạt “vấn nạn” hàng giả được thực hiện theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ích người tiêu dùng. Theo đó, hành vi buôn bán hàng giả có mức xử phạt hành chình từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng, với mức xử phạt hành chính số tiền nêu trên là quá nhẹ so với lợi nhuận mà họ thu được nên gần như họ không”, ông Hùng nói .

Vì vậy, "cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với những vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái. “Thậm chí, đối với vụ việc gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng thì cần được truy tố và xử lý hình sự”, ông Hùng nhấn mạnh.

Huyền Trang
Nguồn: diễn đàn doanh nghiệp

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006