TP.HCM: Nổ súng vì bị người nhà của nhân viên đòi tiền lương

14:27 06-Th12-2016
 
 
Dùng súng để bắn giải quyết mâu thuẫn cá nhân là không đúng mục đích thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
 
Ngày 6/12, một video được chia sẻ trên mạng xã hội với tựa đề “Vụ này căng? Đi đòi tiền lương cho con trai bị giám đốc đối đãi như vậy. Ông giám đốc này được sử dụng súng không bà con?”. Video này nhanh chóng thu hút được rất nhiều người quan tâm, chỉ trong vòng nửa buổi sáng đã có tới hơn 700 ngàn lượt xem, cũng như chia sẻ và những bình luận về vụ việc trong clip này.

giam-doc-1http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-1-300x275.jpg 300w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Clip được chia sẻ chưa đầy 12 giờ đồng hồ lượt xem đã lên tới trên 900 ngàn

Theo người quay clip này cho biết thì trong clip là Giám đốc Công Ty An Ninh Việt Nhật, Ông Bùi Đức Phương người đã sử dụng súng bắn thị uy, uy hiếp người phụ nữ tên N.T.T. (45 tuổi) là mẹ của anh B.H.P. làm việc cho công ty ông Bùi Đức Phương, nhưng không được trả tiền mà hẹn hoài nên bà N.T.T, đã cùng anh con trai lên công ty đòi lại quyền lợi. Thì đã xảy ra cuộc tranh cãi và Ông giám đốc này đã rút súng mang theo trong người định thôn tính người đàn bà ấy nhưng khi lên đạn thì phải phát thứ 3 súng mới phát đạn và nổ. Vụ việc đã được công an phường 15, quận Tân Bình thụ lý, điều tra làm rõ vào sáng nay ngày 6/12.

giam-doc-2http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-2-297x300.png 297w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Cuộc tranh cãi diễn ra khá căng giữa người mặc áo màu sẫm (giám đốc) và người phụ nữ là mẹ của B.H.P

Cơ quan chức năng cần điều tra để xác minh rõ

Trao đổi với chúng tôi về vụ việc trên Luật sư Trần Minh Hùng làm việc tại Văn phòng luật sư Gia đình cho biết.  Hiện tại chưa xác định được vị giám đốc này sử dụng súng là loại súng gì. Vì vậy chưa xác định được mức độ và hình thức xử lý chính xác. Nếu công ty bảo vệ này hoạt động theo đúng quy định pháp luật và đã được cho phép sử dụng một số công cụ hỗ trợ thì có thể sẽ được cấp phép sử dụng một số loại súng như súng bắn đạn cao su, súng hơi cay và một số loại công cụ hỗ trợ khác như dùi cui, roi điện..

giam-doc-1http://www.congdanviet.com/wp-content/uploads/2016/12/giam-doc-1-1-234x300.png 234w" sizes="(max-width: 600px) 100vw, 600px" style="text-align:justify;margin:5px auto;padding:0px;font-variant-numeric:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:middle;height:auto;max-width:100%;display:block">

Người cầm súng thị uy được cho là giám đốc cty bảo vệ an ninh Việt Nhật

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 liệt kê các loại công cụ hỗ trợ như sau:

“9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, còng số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.”.

          Như vậy, nếu giám đốc công ty bảo vệ sử dụng công cụ hỗ trợ như quy định trên dùng súng để bắn giải quyết mâu thuẫn cá nhân là không đúng mục đích thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật và tùy tính chất hành vi, mục đích, hậu quả mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;
    đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;”

Vì nếu khẩu súng trên không phải là vũ khí quân dụng và công ty bảo vệ được cấp phép sử dụng khẩu súng trên thì việc sử dụng cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Người quản lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ không được phép tùy tiện sử dụng các công cụ hỗ trợ trên để giải quyết các việc riêng không đúng mục đích và giấy phép cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, nếu có dấu hiệu hình sự thì có thể bị xử lý theo quy định tại điều 233 Bộ luật hình sự “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ”.

Trong trường hợp này vị giám đốc sử dụng súng này là vũ khí quân dụng thì việc vị giám đốc này sử dụng súng có dấu hiệu phạm “tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” theo quy định tại điều 230 của Bộ luật Hình sự.

Từ các căn cứ trên các cơ quan chức năng cần điều tra để xác minh rõ vị giám đốc trên sử dụng súng gì để có cơ sở làm căn cứ giải quyết theo đúng quy định.

Sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng   

Theo quy định của Luật lao động tại điều 47, khoản 2, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Như vậy, nếu nhân viên đã nghỉ việc và đã quá thời hạn nêu trên mà Công ty này vẫn không giải quyết các quyền lợi cho người lao động là chưa đúng. Người lao động có thể khởi kiện để được Tòa án giải quyết bảo đảm quyền lợi theo đúng quy định pháp luật.

Công Phong

Nguồn: Công dân Việt

 

Vụ thông tin sai về nước mắm: T&A Ogilvy chịu trách nhiệm gì?

Các chuyên gia luật cho rằng Công ty T&A Ogilvy có quyền tài trợ cho Vinastas nếu không nhằm mục đích thương mại. Còn nếu có mục đích không trong sáng thì đã vi phạm Luật Cạnh tranh và cần phải xử lý theo luật định.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, kết quả khảo sát nước mắm của Vinastas được khẳng định không minh bạch do không xây dựng đề án và kế hoạch khảo sát rõ ràng. Việc khảo sát chủ yếu do Chủ tịch Hội và một số cá nhân thực hiện. Nhiều khâu khảo sát không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giám sát.

“Quá trình lấy mẫu thiếu tin cậy, không đúng quy định. Việc khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ của Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy, không đảm bảo tính độc lập theo quy định” – Thứ trưởng nói.

Nói với Một Thế Giới về trách nhiệm của Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy trong vụ việc này, luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng luật sư Lê Nguyễn cho biết, theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện việc việc tài trợ và Hội vẫn có thể nhận tài trợ.

Theo ông Vũ, Khoản 12 Điều 23 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21.4.2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Hội có quyền “Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật”.

Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 5 Điều lệ Hội của Vinastas cũng quy định tương tự, cho phép Vinastas được nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Như vậy nếu quan hệ giữa Công ty T&A Ogilvy và Vinastas là quan hệ tài trợ “đúng nghĩa”, thỏa thuận giữa các bên liên quan đến việc tài trợ là phù hợp, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì đây là hoạt động tài trợ đúng quy định của pháp luật.

Tuy vậy, ông Vũ cho rằng, nếu việc “tài trợ” của Công ty T&A Ogilvy cho Vinastasvới động cơ, mục đích “không trong sáng”, để Vinastas khảo sát và công bố kết quả khảo sát không đầy đủ, không chính xác, nhằm hạ thấp uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước mắm truyền thống thì hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh, cụ thể là có dấu hiệu vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh.

Theo vị luật sư này, có thể Công ty T&A Ogilvy không kinh doanh nước mắm, nhưng nếu công ty này có hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, xâm phạm quyền và lợi ích của các công ty kinh doanh nước mắm thì vẫn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Lý do là luật không giới hạn hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là hành vi giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng, cùng lĩnh vực hay nói cách khác là không chỉ giới hạn giữa các doanh nghiệp có cùng thị trường liên quan.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Hùng cho biết, nếu công ty này tài trợ cho cuộc khảo sát nhằm mục đích thương mại, quảng cáo, có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức nhằm để hạ uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống thì có đủ cơ sở đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi này vi phạm Khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh. Tại điều này luật quy đinh rất rõ như sau: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng".

Đồng thời theo Điều 42, Luật Cạnh tranh 2004 quy định như sau: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó".

Như vậy, các luật sư cho rằng khi có căn cứ xác định việc công ty này ký kết hợp đồng tài trợ với Vinastas nhằm mục đích thương mại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống và người tiêu dùng khi đưa ra các thông tin không chính xác, sai sự thật thì công ty này sẽ bị phạt.

Tùy tính chất hành vi, mức độ thiệt hại và hậu quả mà công ty này có thể bị xử phạt theo Nghị định 71/2014/NĐ-CP với mức phạt thấp nhất từ 10 triệu đồng và cao nhất đến 150 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu vi phạm thì công ty tài trợ còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác và bị tịch thu các khoản lợi nhuận từ hành vi vi phạm và phải công khai xin lỗi.

Cùng với đó, luật sư Trần Minh Hùng cho biết, tùy các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu bồi thường hay không mà công ty này và Vinastas phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan.

 

T&A Ogilvy là ai?

Tiền thân của T&A Ogilvy là Công ty TNHH Tư vấn truyền thông T&A được sáng lập vào tháng 11.1996 bởi ông Nguyễn Thanh Sơn, một chuyên gia truyền thông có tiếng của Việt Nam.

Năm 2001, Công ty Tư vấn truyền thông T&A trở thành đối tác của Ogilvy Public Relations Group - một công ty truyền thông tổng hợp và quan hệ cộng đồng, công ty con của Tập đoàn WPP tại Mỹ. Đến năm 2009, T&A chính thức trở thành một công ty của Tập đoàn truyền thông WPP và đổi tên thành T&A Ogilvy.

Công ty T&A có trụ sở chính tại Hà Nội, đến năm 2005 mở thêm văn phòng thứ hai tại TP.HCM. Tính đến nay, Công ty T&A Ogilvy có hơn 70 nhân viên tư vấn. Công ty T&A Ogilvy bao gồm các loại hình kinh doanh dịch vụ tư vấn, xúc tiến tài trợ, nghiên cứu thị trường, quảng cáo...

Đến nay, T&A Ogilvy vẫn chưa lên tiếng chính thức về vụ việc này.

Trí Lâm

Nguồn: Vietnew.vn

Xử phạt T&A Ogilvy thế nào?

  • 10:55 02/12/2016

 Trong khi chuyên gia truyền thông xem chiến dịch nhắm vào nước mắm truyền thống là tạo thảm họa để kiếm lợi thì luật sư chỉ rõ cách áp dụng luật để xử phạt T&A Ogilvy.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 29/11, Bộ Công Thương cho hay Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy tài trợ cho cuộc khảo sát nước mắm của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). 

Mặc dù là công ty truyền thông, chuyên tư vấn, xử lý khủng hoảng cho các doanh nghiệp, nhưng đã 3 ngày kể từ khi có kết luận của Chính phủ, T&A Ogilvy vẫn im lặng, từ chối bình luận về hành động tài trợ cho một cuộc khảo sát được cho là không liên quan đến lĩnh vực của công ty.

'Tạo thảm họa kiếm lợi'

Trao đổi với Zing.vn, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn, chuyên gia về quản trị khủng hoảng của Nhóm quốc tế nghiên cứu về Truyền thông trong Khủng hoảng tại Đại học Công nghệ Ilmenau (CHLB Đức), cho rằng việc T&A Ogilvy tài trợ cho cuộc khảo sát nước mắm của Vinastas thực sự có vấn đề.

Ở góc độ truyền thông, hành vi này được xem là tạo ra thảm họa để kiếm lợi. Kinh tế học gọi là “chủ nghĩa tư bản thảm họa”.

Phân tích về chiến dịch truyền thông của vụ nước mắm nhiễm asen, ông Lê Ngọc Sơn cho rằng các chiến lược được bày binh bố trận rất bài bản. Vinastas mang danh bảo vệ người tiêu dùng đứng ra “công bố kết quả nghiên cứu khoa học”, rồi lại công phu đến mức phát đi “thông cáo báo chí”, tiếp đến là một số tờ báo và lực lượng các Facebooker có nhiều người theo dõi công bố thông tin...

Tất cả như một thiên la địa võng, được giăng sẵn để tập kích người tiêu dùng, gây một “chấn thương trên diện rộng” hay “sang chấn tập thể” nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng.

"Dưới góc độ nghiên cứu chiến lược truyền thông, có thể dùng đúng từ mà Bộ Thông tin và Truyền thông nói là “truyền thông bất lương”, ông Sơn nói.

Một chuyên gia khác trong lĩnh vực truyền thông cho rằng hoàn toàn có cơ sở nghi ngờ rằng T&A Ogilvy nhận vài trăm triệu từ một doanh nghiệp khác, sau đó tài trợ cho Vinastas, nhắm tới nước mắm truyền thống.

Theo chuyên gia này, việc làm trên là cố tình làm ảnh hưởng nền công nghiệp nước mắm truyền thống, cần phải xử lý nghiêm để làm gương cho các công ty truyền thông khác. Bằng không, tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề hơn nữa từ hiện tượng truyền thông bất lương.

Đồng thời với việc đó, cần làm rõ ai là khách hàng của T&A Ogilvy trong vụ này. Chủ mưu là khách hàng hay T&A Ogilvy?

“Làm ăn gì cũng phải giữ đạo đức, uy tín chứ không thể bất chấp mọi thứ. Không chỉ T&A Ogilvy mà nhiều công ty truyền thông hiện tại cũng có những hoạt động biến tướng như lobby, tạo khủng hoảng nhằm trục lợi từ đó. Ở các quốc gia như Anh, Đức, Mỹ, những người làm nghiên cứu về khủng hoảng, hay truyền thông chính đạo rất phản đối hành vi dạng này”, vị chuyên gia truyền thông cho hay.

Xu phat T&A Ogilvy the nao? hinh anh 1

Nước mắm truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi công bố về chất lượng của Vinastas Ảnh: Tấn Thạnh

 .

Xử phạt T&A Ogilvy được không?

Trao đổi với Zing.vn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay Thủ tướng đã giao Bộ Công Thương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong chiến dịch "truyền thông bẩn" về nước mắm.

“Hiện Bộ Công Thương chưa có báo cáo chính thức về việc này. Nếu tài trợ làm không đúng cũng bị xử lý”, ông Mai Tiến Dũng khẳng định.

Về vấn đề này, Luật sư Trần Minh Hùng, đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng T&A Ogilvy tài trợ cho Vinastas nhằm mục đích thương mại, quảng cáo hay để hạ uy tín của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống nếu có đủ cơ sở thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ khoản 4, Điều 3, Luật Cạnh tranh: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng". 

Đồng thời theo Điều 42, Luật Cạnh tranh 2004 quy định: "Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó". 

Như vậy, tùy tính chất hành vi, mức độ thiệt hại và hậu quả mà công ty này có thể bị xử phạt theo Nghị định 71 với mức phạt thấp nhất từ 10 triệu đồng và cao nhất đến 150 triệu đồng.

"Công ty T&A Ogilvy còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác và bị tịch thu các khoản lợi nhuận từ hành vi vi phạm và phải công khai xin lỗi. Và tùy các cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu bồi thường hay không mà công ty Công ty này và Vinastas phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật liên quan", luật sư Trần Minh Hùng cho hay.

'Phải tìm ra ai đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy'

Chung góc nhìn về cạnh tranh không lành mạnh trong vụ khảo sát nước mắm, luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh cần làm rõ mục đích tài trợ của T&A Ogilvy là gì. Đó là việc tài trợ đơn thuần cho nghiên cứu khoa học hay là núp bóng tài trợ để gây ra cuộc cạnh tranh không lành mạnh.

“Ở đây có hai mức độ, thực hiện chiến dịch truyền thông hay là người thiết kế ra chiến dịch truyền thông mang tính chất cạnh tranh không lành mạnh ấy. Nếu chỉ là thực hiện chiến dịch truyền thông thì trách nhiệm của T&A Ogilvy còn nhẹ. Nhưng nếu thiết kế ra chiến dịch truyền thông đó thì T&A Ogilvy cần phải bị xử lý nghiêm” - luật sư Đức nói vớiZing.vn sáng 2/12.

Luật sư cho rằng dù mức độ tham gia như thế nào, thì T&A Ogilvy tổ chức chiến dịch truyền thông có chủ đích, và ý thức rõ việc vi phạm, chứ không phải vô tình. 

Ông Đức cũng nhấn mạnh việc phải tìm ra chủ thể đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy, phải công khai tên tuổi doanh nghiệp, làm rõ hợp đồng thỏa thuận với nhau làm những việc trái đạo đức kinh doanh. 

“Nếu không tìm ra được chủ thể đứng sau Vinastas và T&A Ogilvy thì việc xử lý sẽ không có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong tương lai.” - luật sư Đức nhấn mạnh.

Kiều Linh

Nguồn: Báo điện tử Zing New

Phạt đến 3 triệu đồng vì tiểu bậy: Liệu có tác dụng?

Đó là băn khoăn của Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình. Đoàn luật sư Tp HCM) xung quanh mức phạt với hành vi tiểu bậy nâng lên đến 3 triệu đồng.

Từ ngày 1/2/2017, Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như :

Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Đặc biệt, phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

Quy định "Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng" được nhiều người rất quan tâm, nhưng nhiều người lo lắng nếu không có lực lượng thực thi, điều này có tác dụng?

Phat den 3 trieu dong vi tieu bay: Lieu co tac dung? - Anh 1

(Ảnh minh họa)

Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Theo tôi việc tăng mức xử phạt cũng là một trong những yếu tố sẽ tạo tính răn đe người vi phạm và góp phần hạn chế tình trạng tiểu bậy tràn lan và nhiều nơi công cộng như hiện nay”.

Tuy nhiên, luật sư Trần Minh Hùng cũng băn khoăn, đây không phải là biện pháp hữu hiệu khi ở Việt Nam việc giám sát còn nhiều hạn chế nguyên nhân do mặt khách quan và chủ quan.

Ngoài ra, đây là vấn đề thuộc về ý thức của cá nhân, mỗi con người nên dù phạt nhiều thì không hẳn sẽ hạn chế được tình trạng này. Hơn nữa việc tại nhiều nơi chung cư, công cộng không có nhà vệ sinh công cộng như các nước đã dẫn đến tình trạng người dân phải giải quyết nhu cầu cấp bách này để tránh tình trạng "chịu không được".

Vì vấn đề đi tiểu thuộc về sinh học của con người đến lúc đại tiện sẽ chịu không được buộc họ phải tiểu bậy do thiếu nhà vệ sinh công cộng.

“Nếu tăng mức phạt nhưng không có Cảnh sát kiểm tra, giám sát, cơ quan có thẩm quyền chuyên môn theo dõi để phát hiện vi phạm để xử phạt thì vấn đề tăng mức phạt sẽ không khả thi, không đi vào cuộc sống.

Hơn nữa người tiểu bậy, tiểu tiện luôn quan sát xem có ai không họ mới thực hiện hành vi nên cũng rất khó để phát hiện nếu không có các cơ quan công an chuyên ngành để giám sát, xử phạt. Hơn nữa việc tiểu bậy, tiểu tiện xong là xong nên việc cưỡng chế xử phạt cũng không hiệu quả khi người đó có thể bỏ chạy hoặc trốn tránh thì cũng rất khó khăn cho cơ quan chức năng’ - Luật sư Hùng giải thích.

Theo luật sư Hùng, để hiệu quả thì bắt buộc phải có cơ quan chuyên môn để tuần tra, giám sát phát hiện các hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc lắp đặt các camera nơi công cộng, chung cư...cũng là biện pháp xử phạt nguội nếu thấy cần thiết.

Luật sư Hùng kiến nghị: “Theo tôi ý thức là vấn đề quan trọng trong những thói quen xấu này. Để người dân có được một ý thức tốt thì phải được giáo dục, dạy dỗ từ gia đình, xã hội trường học từ nhỏ. Đây là vấn đề thuộc về xử phạt hành chính nên tính răn đe đối với người dân cũng không cao.

Việc tuyên tuyền cho người dân thực hiện đúng nếp sống văn hóa văn minh, hiện đại, tôn trọng quyền lợi công cộng, ý thức được cuộc sống công cộng là vấn đề quan trọng bậc nhất trong vấn đề giải quyết các thói quen xấu này. Do vậy, đây là vấn đề thuộc về ý thức, nhận thức cho mọi người”.

Ngoài ra, theo luật sư Hùng, chúng ta nên xây các nhà vệ sinh mang tiêu chuẩn sạch, miễn phí tại các nơi công cộng, chung cư, nhà cao tầng... để người dân thuận tiện trong việc giải quyết tiểu tiện.

Đáng chú ý, ở Việt Nam hiện nay có 1 số nơi công cộng có nhà vệ sinh công cộng nhưng rất mất vệ sinh và cách phục vụ của người trông coi nhà vệ sinh này rất khó chịu, không thân thiện cũng là nguyên nhân hạn chế tình trạng người dân vào nhà vệ sinh công cộng. Cần có camera lắp đặt tại các nơi công cộng cũng là một giải pháp để có thể nhắc nhở, xử phạt nguội người vi phạm.

Thành Nhân

Nguồn: Báo mới

 

 

Hoạt động kinh doanh sổ số điện toán chịu sự điều chỉnh của Thông tư số 136/2013 của Bộ Tài Chính. Trong quá trình hoạt động loại hình kinh doanh này đã bộc lộ nhiều bất cập mà có thể dẫn tới tranh chấp giữa các bên liên quan.

Tại điều 1, khoản 2 của Thông tư này quy định thì đối tượng này áp dụng đối với công ty kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là công ty xổ số điện toán), đối tượng tham gia dự thưởng xổ số tự chọn số điện toán, đại lý xổ số tự chọn số điện toán và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh và quản lý hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán.

Theo quy định này thì không áp dụng đối với người dân mua rồi sau đó bán lại cho người khác. Bởi giao dịch này lại được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật về chế định quyền sở hữu tài sản, quyền định đoạt tài sản...

Xổ số tự chọn số điện toán là loại hình xổ số được phát hành thông qua thiết bị đầu cuối, điện thoại cố định, điện thoại di động hoặc internet, cho phép người tham gia dự thưởng thực hiện lựa chọn một tập hợp các con số để tham gia dự thưởng theo thể lệ tham gia dự thưởng đối với từng loại hình sản phẩm do công ty xổ số điện toán công bố.

Tại Điều 9 của thông tư này quy định về Phương thức phân phối vé xổ số tự chọn số điện toán thì vé xổ số tự chọn số điện toán được phân phối theo các phương thức sau:

1. Bán trực tiếp cho khách hàng thông qua thiết bị đầu cuối.

2. Thông qua điện thoại cố định và điện thoại di động.

3. Thông qua internet. Phương thức phân phối này chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

Theo quy định trên cũng như thông tư này không cho phép bán dạo cũng như không cho bán cao hơn giá được phép cho bán, bán không đúng phương thức được phép phân phối. Vì người bán dạo không có thiết bị đầu cuối như đại lý vietlott theo như quy định.

Cũng theo quy định này thì không có bất kỳ quy định nào hạn chế hoặc cấm người mua sau khi mua được quyền mua bán, trao tặng...cho người khác cao hơn giá mua từ đại lý (chi nhánh) cũng như không hạn chế số lượng nên việc người mua mua lại sau đó đi bán dạo với giá cao hơn để hưởng chênh lệch thì pháp luật chưa quy định cụ thể dẫn đến có thể dễ phát trinh tranh chấp hoặc gây thiệt hại cho người mua. Công ty Vietlott thì không có quy định bán vé số dạo nhưng người mua thì lại mua rồi bán nên việc xử phạt những người này là không có căn cứ vì sau khi mua thì họ được toàn quyền định đoạt tài sản mà họ đã mua. Trong khi vietlott không kiểm soát được các giao dịch, mua đi bán lại của người mua.

Như vậy, thực tế hiện nay giá bán số điện toán tại các tỉnh chưa có thiết bị đầu cuối, giá cao hơn mệnh giá in trên vé 1.000-2.000 đồng/vé. Hành vi này rõ ràng gây thiệt thòi cho đại lý và người bán vé số truyền thống. Theo tôi đây là lỗ hổng của pháp luật mà các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh sổ số điện toán chưa được chặt chẽ và nhiều quy định chưa được bảo đảm quyền lợi cho người mua vé số, các đại lý và vé số truyền thống. Với xu thế phát triển như hiện nay thì các quy định cần được quy định chặt chẽ về mặt pháp lý, bảo đảm quyền lợi cho các bên tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng trong kinh doanh.

“Xi nê hai người”: Nhà nghỉ trá hình của tuổi teen

07:03 15/11/2016

(Tin tức) - Đang nở rộ loại hình xi nê dành cho hai người, thiết kế như nhà nghỉ. Khách xem phim hầu hết là học sinh cấp II, III. Họ xem phim hay… đóng phim? Lại thêm một mối âu lo dấy lên từ giới học trò.

  •  
     

Thiên đường không ai nhòm ngó

20g, chúng tôi có mặt tại “rạp” M. số 343/16 Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM). Chủ quán niềm nở: “Hai em thông cảm ngồi bên dưới uống nước đợi một chút, hôm nay cuối tuần nên mấy đứa học sinh đi xem đông quá! Tụi anh đang “cháy” phòng”.

Vừa nói, chủ quán vội chạy ra bên ngoài dắt xe cho một đôi nam nữ khoảng 14-15 tuổi. “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong”, bảng tên trường lớp không che, còn nguyên cặp sách lủng lẳng trên vai, cặp đôi ấy thản nhiên lên lầu, không ngượng ngùng, còn ngoái lại nói với người chủ: “Chú tắt giúp con bóng đèn”.

“Mối ruột đó em, đặt phòng từ trước rồi” - chủ quán cười hấp háy - “Chỗ anh thoải mái lắm, khách vào quán muốn làm gì thì làm. Bây giờ em chọn phim và gọi nước trước đi, khoảng mười phút nữa là có phòng thôi. Phim chọn vô tư, 60 ngàn đồng/giờ, tụi em muốn coi tới bao lâu thì coi, nước uống thì khoảng 20 ngàn đồng/món”.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Chiếc giường trong "rạp" M. trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM

Một đôi nam nữ học một trường cấp III tại quận 10 từ trên lầu bước xuống. Không chút luýnh quýnh, không hề ngượng ngập. Cậu con trai vòng tay ôm bạn gái khi vừa lấy xe máy: “Thứ Năm tuần sau, học thể dục xong mình vào đây coi phim nữa nhen…”. Đáp lại là cái gật đầu. Cô cậu học sinh này hòa vào dòng người, thản nhiên như vừa tan một buổi học thêm đâu đó.

Chúng tôi lên phòng. “Rạp” M. là một căn nhà bốn tầng với hơn mười phòng xem phim. Phòng số 5, nơi vừa được hai học sinh “xem phim” xong trước đó vài phút. Chủ quán vội phân bua: “Hai em thông cảm, hôm nay khách đông quá anh chưa kịp thay tấm trải nệm, để anh cho người đi thay tấm khác… Mấy đứa trẻ vô đây là vậy đó, hôm nào mình cũng theo sát dọn dẹp ngay”.

Căn phòng rộng khoảng 20m2 , bên trong có một chiếc giường vừa đủ hai người nằm, một máy chiếu, màn hình và một chiếc bàn nhỏ đặt nước uống. Vừa khởi động máy chiếu, người chủ “rạp” M. dặn chúng tôi: “Anh không bật điện để hai đứa em tự nhiên nhé. Khi nào xem phim xong thì các em đi xuống dưới tính tiền luôn”.

Đảo một vòng hành lang, chúng tôi thấy nơi này y hệt nhà nghỉ, bởi các căn phòng xem phim kia đều khóa kín cửa, bên trong không bật đèn điện và gần như không hề có dấu hiệu khách đang xem phim. “Bên trong mấy phòng toàn học trò lớp 9, lớp 10 vừa chập chững yêu đương”, S., một sinh viên đang làm thêm tại một “rạp xi nê” cho hay.

Chúng tôi có mặt tại “rạp” Ô. số 433/4 Sư Vạn Hạnh (Q.10). “Rạp” nhộn nhịp khách bởi đúng thời điểm tan học của các cô cậu cấp II, III. Đúng là học trò, khi nét hớn hở không giấu được trên gương mặt bởi sắp bước vào “thiên đường giải trí” không ai dòm ngó, tha hồ khơi gợi, phơi bày những bí mật giới tính, những tò mò, khao khát vốn rất người nhưng quá sớm ở các em. Buổi trưa qua mau, và các em bước ra với vẻ tất tả, lúi húi chải vội đầu tóc bù xù, bởi sắp vào tiết học buổi chiều ở trường.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Hai bạn trẻ đang xem phim tại "Xi nê hai người".

Chị Tuyết (người ngụ gần “rạp” Ô.) cho biết: “Sống ở đây thật sự tôi quá ngán ngẩm khi thấy cảnh những cháu nhỏ 14-15 tuổi chở nhau vào “rạp phim”. Mỗi ngày có đến vài chục lượt khách ra vào nhưng hầu hết đều rất nhỏ tuổi chứ không có người lớn”.

Biết,nhưng... sẽ kiểm tra

“Xi nê hai người” đang nở rộ tại TP.HCM và trở thành một trào lưu thu hút khá đông giới trẻ. Dạo một vòng quanh các tuyến đường như: 48/4 Quang Trung (Q.Gò Vấp), Tên Lửa (Q.Bình Tân); 27 Hoa Lan (Q.Phú Nhuận); 27 Nguyễn Cửu Đàm (Q.Tân Phú), chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp các điểm “xi nê hai người” đông nghẹt khách. Thậm chí có “rạp” chỉ tiếp nhận khách là các cặp đôi đến xem phim.

Tối 8/11, chúng tôi tìm đến “rạp” H. đường 28 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân), khi yêu cầu đặt phòng để xem phim một mình, nhân viên ở đây tỏ ra dè chừng: “Tụi em chỉ nhận khách là các cặp đôi đến xem phim thôi anh ơi”. Một nhân viên khác ở “rạp” H. kéo chúng tôi đến nói nhỏ: “Ở đây chủ yếu là nam nữ đến xem phim rồi hẹn hò, anh đi một mình, khách chỗ em thấy ngại, họ đâu dám vô”.

Phải nói rằng ai… sáng tạo ra “xi nê hai người” dành cho học trò là rất "giỏi", bởi đã đánh trúng tâm lý tuổi dậy thì. Minh Quân (học sinh một trường THPT ở Q.Tân Phú) cho hay: “Tuổi của tụi em khi quen nhau rất ngại vào nhà nghỉ, khách sạn vì sợ người quen bắt gặp. Hơn nữa, vào khách sạn người ta cũng đòi chứng minh nhân dân, rất rắc rối”.

Tuổi học trò, các em tò mò và vô tư, đâu thể lường hết được bất trắc từ tâm sinh lý, không đếm xỉa đến những nguy hại lâu dài về thể xác, chuyện học hành. Và cái bẫy khôn lường ấy không dừng lại ở chốn… thiên đường đó. Gần đây, nhiều đối tượng xấu cũng chọn “rạp” để làm nơi “giăng bẫy” các cô gái nhẹ dạ, cả tin.

T.H. (17 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) được một chàng trai quen trên mạng mời đi xem phim. Cứ ngỡ xem phim bình thường nên T.H. đã nhận lời. Bất ngờ, H. bị người bạn mới quen đưa đến một “rạp” trên đường Quang Trung rồi giở trò đồi bại. “Khi vào chỗ chiếu phim đó là em thấy nghi nghi rồi. Phòng tối om. Khi xem phim được khoảng 10 phút thì anh ta nắm tay, nắm chân rồi sờ mó lung tung. Em sợ quá đạp cửa chạy ra ngoài mới thoát thân”, T.H. kể lại.

Vỏ bọc của “xi nê hai người” là mô hình cà phê chiếu phim và được cấp phép kinh doanh bán đồ uống kèm chiếu phim. TS xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định: “Xi nê hai người” thực chất là nhà nghỉ trá hình dưới vỏ bọc xem phim. Tâm lý của các bạn nam nữ thanh niên, học sinh, khi vào những nơi xem phim có vẻ như tránh được ánh mắt nghi ngờ hay xét hỏi của người lớn. Loại hình xem phim này tồn tại nhiều điểm bất ổn và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chuyện đang sôi lên, nhưng xem ra cứ bị bỏ qua trước mặt chính quyền. Trao đổi với báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Thanh Huân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.Bình Tân cho biết: “Loại hình cà phê chiếu phim “hai người” là loại hình mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra tra cụ thể xem đó là loại hình kinh doanh gì, biến tướng như thế nào, có phép hay không. Tùy mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ có hướng xử lý đối với chủ kinh doanh loại hình này.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Một quá cà phê xi nê ở quận 10.

Còn ông Võ Ngọc Thanh (Chánh văn phòng UBND Q.10) cho biết: “Đúng là trên địa bàn có một số điểm kinh doanh loại hình cà phê xem phim “hai người”. Các cấp ở phường thường xuyên kiểm tra hoạt động của loại hình kinh doanh này. Bản thân tôi chưa nghe phản ánh về biến tướng của loại hình kinh doanh trên… Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phản ánh từ báo Phụ Nữ, chúng tôi sẽ làm việc với các đơn vị chức năng của quận để tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nói trên, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm”.

Trong khi chờ chính quyền ra tay, các “rạp” vẫn đang rộn ràng và một ngày nào đó, cha mẹ của các đôi bạn sẽ ngã ngửa với câu hỏi “vì sao con mình như vậy?” khi hệ lụy ập đến choáng váng bởi những đứa trẻ học hành sa sút, mang thai, đổ bệnh, phạm tội xâm hại tình dục khi không được đáp ứng. Lời của một cậu bé vang bên tai tôi: “Thì tụi em vẫn đi học mà, tranh thủ, ba mẹ làm sao biết được”…

Số vụ nạo phá thai và xâm lại tình dục tuổi vị thành niên không ngừng tăng

Tại hội thảo “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” hồi giữa năm 2016, Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên, đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên. Trong tổng số ca sinh đẻ năm 2015 thì có hơn 42.000 ca người mẹ tuổi vị thành niên, chiếm hơn 3,5%.

Tính trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 và con số này đang có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai trên cả nước. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.

* Thông tin từ Bộ LĐ-TBXH cho biết, trong 5 năm (2011- 2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam có xu hướng gia tăng, tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Theo quy định của pháp luật, nếu muốn kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ cơ sở phải đăng ký và phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Với những trường hợp mượn loại hình kinh doanh cà phê-chiếu phim để hoạt động như nhà nghỉ, đề nghị cơ quan chức năng rà soát và xử lý nghiêm.

“Rạp xi nê hai người” là hành vi vi phạm về mặt pháp luật lẫn đạo đức, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ. Điều 115 Bộ luật Hình sự quy định, người thành niên có hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 đến 16 tuổi dù là tự nguyện thì vẫn có thể bị xử lý hình sự, hình phạt cao nhất cho tội này lên đến 15 năm tù. Nếu chủ kinh doanh biết được khách chưa thành niên vào điểm xem phim của mình để quan hệ tình dục nhưng không tố cáo thì tùy tính chất, hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý tội không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm.

Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM)

Sơn Vinh
Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

“Xi nê hai người”: Nhà nghỉ trá hình của tuổi teen

Đang nở rộ loại hình xi nê dành cho hai người, thiết kế như nhà nghỉ. Khách xem phim hầu hết là học sinh cấp II, III. Họ xem phim hay… đóng phim? Lại thêm một mối âu lo dấy lên từ giới học trò

Thiên đường không ai nhòm ngó

20g, chúng tôi có mặt tại “rạp” M. số 343/16 Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM). Chủ quán niềm nở: “Hai em thông cảm ngồi bên dưới uống nước đợi một chút, hôm nay cuối tuần nên mấy đứa học sinh đi xem đông quá! Tụi anh đang “cháy” phòng”.

Vừa nói, chủ quán vội chạy ra bên ngoài dắt xe cho một đôi nam nữ khoảng 14-15 tuổi. “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong”, bảng tên trường lớp không che, còn nguyên cặp sách lủng lẳng trên vai, cặp đôi ấy thản nhiên lên lầu, không ngượng ngùng, còn ngoái lại nói với người chủ: “Chú tắt giúp con bóng đèn”.

“Mối ruột đó em, đặt phòng từ trước rồi” - chủ quán cười hấp háy - “Chỗ anh thoải mái lắm, khách vào quán muốn làm gì thì làm. Bây giờ em chọn phim và gọi nước trước đi, khoảng mười phút nữa là có phòng thôi. Phim chọn vô tư, 60 ngàn đồng/giờ, tụi em muốn coi tới bao lâu thì coi, nước uống thì khoảng 20 ngàn đồng/món”.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Chiếc giường trong "rạp" M. trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM

Một đôi nam nữ học một trường cấp III tại quận 10 từ trên lầu bước xuống. Không chút luýnh quýnh, không hề ngượng ngập. Cậu con trai vòng tay ôm bạn gái khi vừa lấy xe máy: “Thứ Năm tuần sau, học thể dục xong mình vào đây coi phim nữa nhen…”. Đáp lại là cái gật đầu. Cô cậu học sinh này hòa vào dòng người, thản nhiên như vừa tan một buổi học thêm đâu đó.

Chúng tôi lên phòng. “Rạp” M. là một căn nhà bốn tầng với hơn mười phòng xem phim. Phòng số 5, nơi vừa được hai học sinh “xem phim” xong trước đó vài phút. Chủ quán vội phân bua: “Hai em thông cảm, hôm nay khách đông quá anh chưa kịp thay tấm trải nệm, để anh cho người đi thay tấm khác… Mấy đứa trẻ vô đây là vậy đó, hôm nào mình cũng theo sát dọn dẹp ngay”.

Căn phòng rộng khoảng 20m2 , bên trong có một chiếc giường vừa đủ hai người nằm, một máy chiếu, màn hình và một chiếc bàn nhỏ đặt nước uống. Vừa khởi động máy chiếu, người chủ “rạp” M. dặn chúng tôi: “Anh không bật điện để hai đứa em tự nhiên nhé. Khi nào xem phim xong thì các em đi xuống dưới tính tiền luôn”.

Đảo một vòng hành lang, chúng tôi thấy nơi này y hệt nhà nghỉ, bởi các căn phòng xem phim kia đều khóa kín cửa, bên trong không bật đèn điện và gần như không hề có dấu hiệu khách đang xem phim. “Bên trong mấy phòng toàn học trò lớp 9, lớp 10 vừa chập chững yêu đương”, S., một sinh viên đang làm thêm tại một “rạp xi nê” cho hay.

Chúng tôi có mặt tại “rạp” Ô. số 433/4 Sư Vạn Hạnh (Q.10). “Rạp” nhộn nhịp khách bởi đúng thời điểm tan học của các cô cậu cấp II, III. Đúng là học trò, khi nét hớn hở không giấu được trên gương mặt bởi sắp bước vào “thiên đường giải trí” không ai dòm ngó, tha hồ khơi gợi, phơi bày những bí mật giới tính, những tò mò, khao khát vốn rất người nhưng quá sớm ở các em. Buổi trưa qua mau, và các em bước ra với vẻ tất tả, lúi húi chải vội đầu tóc bù xù, bởi sắp vào tiết học buổi chiều ở trường.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Hai bạn trẻ đang xem phim tại "Xi nê hai người".

Chị Tuyết (người ngụ gần “rạp” Ô.) cho biết: “Sống ở đây thật sự tôi quá ngán ngẩm khi thấy cảnh những cháu nhỏ 14-15 tuổi chở nhau vào “rạp phim”. Mỗi ngày có đến vài chục lượt khách ra vào nhưng hầu hết đều rất nhỏ tuổi chứ không có người lớn”.

Biết,nhưng... sẽ kiểm tra

“Xi nê hai người” đang nở rộ tại TP.HCM và trở thành một trào lưu thu hút khá đông giới trẻ. Dạo một vòng quanh các tuyến đường như: 48/4 Quang Trung (Q.Gò Vấp), Tên Lửa (Q.Bình Tân); 27 Hoa Lan (Q.Phú Nhuận); 27 Nguyễn Cửu Đàm (Q.Tân Phú), chúng tôi có thể dễ dàng bắt gặp các điểm “xi nê hai người” đông nghẹt khách. Thậm chí có “rạp” chỉ tiếp nhận khách là các cặp đôi đến xem phim.

Tối 8/11, chúng tôi tìm đến “rạp” H. đường 28 (P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân), khi yêu cầu đặt phòng để xem phim một mình, nhân viên ở đây tỏ ra dè chừng: “Tụi em chỉ nhận khách là các cặp đôi đến xem phim thôi anh ơi”. Một nhân viên khác ở “rạp” H. kéo chúng tôi đến nói nhỏ: “Ở đây chủ yếu là nam nữ đến xem phim rồi hẹn hò, anh đi một mình, khách chỗ em thấy ngại, họ đâu dám vô”.

Phải nói rằng ai… sáng tạo ra “xi nê hai người” dành cho học trò là rất "giỏi", bởi đã đánh trúng tâm lý tuổi dậy thì. Minh Quân (học sinh một trường THPT ở Q.Tân Phú) cho hay: “Tuổi của tụi em khi quen nhau rất ngại vào nhà nghỉ, khách sạn vì sợ người quen bắt gặp. Hơn nữa, vào khách sạn người ta cũng đòi chứng minh nhân dân, rất rắc rối”.

Tuổi học trò, các em tò mò và vô tư, đâu thể lường hết được bất trắc từ tâm sinh lý, không đếm xỉa đến những nguy hại lâu dài về thể xác, chuyện học hành. Và cái bẫy khôn lường ấy không dừng lại ở chốn… thiên đường đó. Gần đây, nhiều đối tượng xấu cũng chọn “rạp” để làm nơi “giăng bẫy” các cô gái nhẹ dạ, cả tin.

T.H. (17 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) được một chàng trai quen trên mạng mời đi xem phim. Cứ ngỡ xem phim bình thường nên T.H. đã nhận lời. Bất ngờ, H. bị người bạn mới quen đưa đến một “rạp” trên đường Quang Trung rồi giở trò đồi bại. “Khi vào chỗ chiếu phim đó là em thấy nghi nghi rồi. Phòng tối om. Khi xem phim được khoảng 10 phút thì anh ta nắm tay, nắm chân rồi sờ mó lung tung. Em sợ quá đạp cửa chạy ra ngoài mới thoát thân”, T.H. kể lại.

Vỏ bọc của “xi nê hai người” là mô hình cà phê chiếu phim và được cấp phép kinh doanh bán đồ uống kèm chiếu phim. TS xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định: “Xi nê hai người” thực chất là nhà nghỉ trá hình dưới vỏ bọc xem phim. Tâm lý của các bạn nam nữ thanh niên, học sinh, khi vào những nơi xem phim có vẻ như tránh được ánh mắt nghi ngờ hay xét hỏi của người lớn. Loại hình xem phim này tồn tại nhiều điểm bất ổn và sẽ kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chuyện đang sôi lên, nhưng xem ra cứ bị bỏ qua trước mặt chính quyền. Trao đổi với báo Phụ Nữ, ông Nguyễn Thanh Huân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.Bình Tân cho biết: “Loại hình cà phê chiếu phim “hai người” là loại hình mới. Chúng tôi sẽ kiểm tra tra cụ thể xem đó là loại hình kinh doanh gì, biến tướng như thế nào, có phép hay không. Tùy mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ có hướng xử lý đối với chủ kinh doanh loại hình này.

“Xi ne hai nguoi”: Nha nghi tra hinh cua tuoi teen
Một quá cà phê xi nê ở quận 10.

Còn ông Võ Ngọc Thanh (Chánh văn phòng UBND Q.10) cho biết: “Đúng là trên địa bàn có một số điểm kinh doanh loại hình cà phê xem phim “hai người”. Các cấp ở phường thường xuyên kiểm tra hoạt động của loại hình kinh doanh này. Bản thân tôi chưa nghe phản ánh về biến tướng của loại hình kinh doanh trên… Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phản ánh từ báo Phụ Nữ, chúng tôi sẽ làm việc với các đơn vị chức năng của quận để tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nói trên, kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm”.

Trong khi chờ chính quyền ra tay, các “rạp” vẫn đang rộn ràng và một ngày nào đó, cha mẹ của các đôi bạn sẽ ngã ngửa với câu hỏi “vì sao con mình như vậy?” khi hệ lụy ập đến choáng váng bởi những đứa trẻ học hành sa sút, mang thai, đổ bệnh, phạm tội xâm hại tình dục khi không được đáp ứng. Lời của một cậu bé vang bên tai tôi: “Thì tụi em vẫn đi học mà, tranh thủ, ba mẹ làm sao biết được”…

Số vụ nạo phá thai và xâm lại tình dục tuổi vị thành niên không ngừng tăng

Tại hội thảo “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên” hồi giữa năm 2016, Vụ Truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình cho biết, theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010, cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên, đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên. Trong tổng số ca sinh đẻ năm 2015 thì có hơn 42.000 ca người mẹ tuổi vị thành niên, chiếm hơn 3,5%.

Tính trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300.000 ca phá thai ở độ tuổi 15-19 và con số này đang có xu hướng gia tăng. Những năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 20% tổng số ca phá thai trên cả nước. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là nước có tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới.

* Thông tin từ Bộ LĐ-TBXH cho biết, trong 5 năm (2011- 2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam có xu hướng gia tăng, tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Theo quy định của pháp luật, nếu muốn kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, chủ cơ sở phải đăng ký và phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh. Với những trường hợp mượn loại hình kinh doanh cà phê-chiếu phim để hoạt động như nhà nghỉ, đề nghị cơ quan chức năng rà soát và xử lý nghiêm.

“Rạp xi nê hai người” là hành vi vi phạm về mặt pháp luật lẫn đạo đức, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ. Điều 115 Bộ luật Hình sự quy định, người thành niên có hành vi giao cấu với trẻ em từ 13 đến 16 tuổi dù là tự nguyện thì vẫn có thể bị xử lý hình sự, hình phạt cao nhất cho tội này lên đến 15 năm tù. Nếu chủ kinh doanh biết được khách chưa thành niên vào điểm xem phim của mình để quan hệ tình dục nhưng không tố cáo thì tùy tính chất, hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý tội không tố giác tội phạm hoặc che giấu tội phạm.

Luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM)

Sơn Vinh
Nguồn: Báo phụ nữ TP.HCM

Nên tạm dừng những cơ sở không đủ tiêu chuẩn

Nói với Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc kinh doanh là quyền của các nhân, tổ chức là quyền hiến định được quy định trong các quy định pháp luật chuyên ngành và hiến pháp. 

"Do vậy, nếu việc đề xuất dừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội mà không đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn nào thì theo tôi là không bảo đảm theo quy định và không công bằng, cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. 

Chỉ nên tạm ngưng hoạt động kinh doanh các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh, chưa đạt điều kiện kinh doanh về phòng ốc, thoát hiểm, chữa cháy... chứ ra tạm ngưng đại trà thì theo tôi cần xem xét có thể sẽ vi phạm hiến định. Những tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật thì vẫn cho họ hoạt động kinh doanh bình thường. 

Không thể các địa phương khác tại Việt Nam hoạt động kinh doanh lĩnh vực này bình thường mà Hà Nội lại tạm dừng thì không ổn chút nào. Pháp luật được ban hành để điều chỉnh cho cả nước chứ không riêng một lãnh thổ Hà Nội hay ngoại trừ. Hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí là quyền của công dân nên việc ngưng hoạt động kinh doanh này sẽ làm hạn chế đến quyền vui chơi, giải trí mà được Hiến pháp quy định.

Ngoài ra, việc ngưng hoạt động kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung từ thu nhập của các tổ chức này, đã đầu tư, trang trí, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, tài sản biết bao nhiêu công sức tiền bạc họ đã đầu tư vào cơ sở, công việc của người lao động... sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống của xã hội và người dân nói riêng.

Cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật thì phải cho họ hoạt động, việc tạm ngưng toàn bộ là không có căn cứ. Không thể vì không kiểm soát được thì ngưng, việc không quản lý được đó là lỗi của nhà quản lý không thể đẩy thiệt hại này cho người dân gánh chịu.

Nếu chỉ vì qua vụ cháy chết nhiều người ở Hà Nội mà ngưng hoạt động kinh doanh này thì theo tôi vừa không phù hợp pháp luật vừa không đúng thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong khi nhiều văn bản luật hiện hành đã quy định thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh, có nhiều quy định tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh để khuyến khích và phát triển kinh doanh mà Hà Nội lại đề ra đề xuất này thì lại có thể đi ngược với các quy định pháp luật về kinh doanh hiện hành".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: “Hà Nội chưa tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke, chỉ không cấp mới cho các quán karaoke và hiện đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng hoạt động”.

Trí Lâm (thực hiện)

Nguồn: Một thế giới

Nên tạm dừng những cơ sở không đủ tiêu chuẩn

Nói với Một Thế Giới, luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc kinh doanh là quyền của các nhân, tổ chức là quyền hiến định được quy định trong các quy định pháp luật chuyên ngành và hiến pháp. 

"Do vậy, nếu việc đề xuất dừng hoạt động kinh doanh karaoke tại Hà Nội mà không đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn nào thì theo tôi là không bảo đảm theo quy định và không công bằng, cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện pháp luật. 

Chỉ nên tạm ngưng hoạt động kinh doanh các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh, chưa đạt điều kiện kinh doanh về phòng ốc, thoát hiểm, chữa cháy... chứ ra tạm ngưng đại trà thì theo tôi cần xem xét có thể sẽ vi phạm hiến định. Những tổ chức, cá nhân thỏa mãn các điều kiện theo quy định pháp luật thì vẫn cho họ hoạt động kinh doanh bình thường. 

Không thể các địa phương khác tại Việt Nam hoạt động kinh doanh lĩnh vực này bình thường mà Hà Nội lại tạm dừng thì không ổn chút nào. Pháp luật được ban hành để điều chỉnh cho cả nước chứ không riêng một lãnh thổ Hà Nội hay ngoại trừ. Hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí là quyền của công dân nên việc ngưng hoạt động kinh doanh này sẽ làm hạn chế đến quyền vui chơi, giải trí mà được Hiến pháp quy định.

Ngoài ra, việc ngưng hoạt động kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung từ thu nhập của các tổ chức này, đã đầu tư, trang trí, thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, tài sản biết bao nhiêu công sức tiền bạc họ đã đầu tư vào cơ sở, công việc của người lao động... sẽ gây tác động không nhỏ đến đời sống của xã hội và người dân nói riêng.

Cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện theo pháp luật thì phải cho họ hoạt động, việc tạm ngưng toàn bộ là không có căn cứ. Không thể vì không kiểm soát được thì ngưng, việc không quản lý được đó là lỗi của nhà quản lý không thể đẩy thiệt hại này cho người dân gánh chịu.

Nếu chỉ vì qua vụ cháy chết nhiều người ở Hà Nội mà ngưng hoạt động kinh doanh này thì theo tôi vừa không phù hợp pháp luật vừa không đúng thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong khi nhiều văn bản luật hiện hành đã quy định thoáng hơn trong hoạt động kinh doanh, có nhiều quy định tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức được tự do kinh doanh để khuyến khích và phát triển kinh doanh mà Hà Nội lại đề ra đề xuất này thì lại có thể đi ngược với các quy định pháp luật về kinh doanh hiện hành".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: “Hà Nội chưa tạm dừng hoạt động kinh doanh karaoke, chỉ không cấp mới cho các quán karaoke và hiện đang rà soát tất cả các quận, huyện trên toàn thành phố, cơ sở nào vi phạm thì xử lý dừng hoạt động”.

Trí Lâm (thực hiện)

Nguồn: Một thế giới

Hội trường D601 cơ sở Bình Triệu chiều nay chật kín các bạn sinh viên đến tham dự Buổi giao lưu học thuật giữa CLB Pháp luật – trường ĐH Cảnh sát nhân dân và CLB Phiên tòa tập sự - trường ĐH Luật Tp. HCM. Buổi giao lưu là một trong các hoạt động của Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, nhằm hướng đến mục đích tuyên truyền, nâng cao hiểu biết pháp luật và áp dụng pháp luật trong Đoàn viên, tạo sân chơi bổ ích cũng như giúp sinh viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với trường bạn. Đến tham dự chương trình, về phía trường ĐH Luật Tp. HCM có Đ/c Nguyễn Thành Bá Đại – Bí thư Đoàn trường. Về phía trường ĐH Cảnh sát nhân dân, có Trung úy Cao Quý – Phó Bí thư Đoàn trường và Trung úy Lê Anh Tuấn – Giảng viên khoa Cảnh sát kinh tế ĐH Cảnh sát nhân dân. Bên cạnh đó chương trình còn hân hạnh đón tiếp những những vị khách mời đến từ các trường Đại học trong thành phố, đại diện báo Tuổi trẻ và gần 1000 sinh viên tham gia. Phần thi đầu tiên dưới hình thức Phiên tòa giả định diễn ra vô cùng gay cấn, hấp dẫn với những màn tranh biện giữa đội ĐH Cảnh sát nhân dân với vai trò Viện kiểm sát và đội ĐH Luật Tp. HCM với vai trò Luật sư. Thành phần Ban giám khảo trong phần thi này bao gồm: Kiểm sát viên Nguyễn Văn Tài – VKSND Tp. HCM; Luật sư Trần Minh Hùng – VP Luật sư Gia Đình; Đ/c Lê Thị Huyền Trân – Giảng viên bộ môn Pháp luật trường ĐH Cảnh sát nhân dân; Th.S Nguyễn Thị Ánh Hồng – Giảng viên khoa Hình sự ĐH Luật Tp. HCM. Nửa sau chương trình, hội trường đã trở nên sôi động hơn nữa trong phần chơi trò chơi ô chữ, hỏi đáp nhanh về pháp luật và những màn góp vui văn nghệ vô cùng đặc sắc. Ngày Pháp luật còn để lại ấn tượng với "Gian hàng Pháp luật" tại sân trường, mang lại những phút giây thư giãn cho sinh viên với các trò chơi dân gian lồng ghép với những kiến thức pháp luật. Trước đó, một Phiên tòa giả định khác cũng đã diễn ra vào buổi sáng tại hội trường D501, thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên trong trường. Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam 2016 đã kết thúc thành công tốt đẹp, chứng tỏ sức hút khó cưỡng của một chương trình học thuật đối với sinh viên. Hi vọng, chương trình sẽ luôn giữ mãi sức hút đó và phát huy hơn nữa trong năm học tiếp theo!

        Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

 

Là văn phòng luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.

           Ngoài lĩnh vực hoạt động, chúng tôi còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho nhiều đối tượng... Khách hàng đến với Văn phòng luật sư Gia Đình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006