Góc nhìn pháp lý từ vụ bắt giữ 4 tiếp viên hàng không

 
Chủ Nhật, 19/03/2023, 06:48

Theo quy định của pháp luật, tội vận chuyển trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội phải biết là hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra...

 

Liên quan đến vụ việc ngày 16/3, cơ quan chức năng phát hiện 4 nữ tiếp viên hàng không trên chuyến bay VN10 từ Pháp về Việt Nam mang theo hành lý có hơn 11kg ma túy giấu trong 86 tuýp kem đánh răng, theo khai nhận ban đầu là "xách hộ" với tiền công 10 triệu đồng và không biết đó là ma túy, theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, cho đến thời điểm này cơ quan điều tra đã xác minh được các chất ma túy được giấu trong các tuýp kem đánh răng và đã tạm giữ 4 tiếp viên để điều tra.

maxresdefault.jpg -04 tiếp viên hàng không viết tường trình việc hành lý mang theo có chứa ma túy.

Mấu chốt vụ việc ở đây là các tiếp viên này có biết đó là ma túy hay không. Cơ quan điều tra cần điều tra rõ người giao, người nhận, mục đích, động cơ, nguyên nhân, các chứng cứ khác…

Phân tích những tình huống pháp lý liên quan vụ việc này, Luật sư Trần Minh Hùng cho biết với kết quả xác minh ban đầu, cơ quan điều tra chỉ có thể khởi tố bị can đối với các nữ tiếp viên hàng không này nếu có căn cứ cho thấy 4 người biết đây là chất ma túy mà vẫn cố tình vận chuyển.

Theo quy định của pháp luật, tội vận chuyển trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp. Nghĩa là người thực hiện hành vi phạm tội phải biết là hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.

Bởi vậy, cơ quan điều tra có thể xử lý hình sự đối với các tiếp viên hàng không này nếu có căn cứ cho thấy những người này biết các chất ở trong các tuýp kem đánh răng trên là chất ma túy nhưng vẫn cố ý vận chuyển về Việt Nam để thu lợi bất chính.

Trong trường hợp các nữ tiếp viên này không biết trong các tuýp kem đánh răng được vận chuyển về Việt Nam có chứa chất ma túy thì - theo luật sư - chưa thể đủ căn cứ để xử lý hình sự với họ. Việc chứng minh các nữ tiếp viên hàng không có biết đây là chất ma túy hay không thuộc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào diễn biến hành vi, nguyên nhân, động cơ, mục đích, mức độ nhận thức, đặc điểm về nhân thân, các mối quan hệ của các nữ tiếp viên này và các tình tiết khác có liên quan để xác định chính xác bản chất sự việc.

Nếu có căn cứ cho thấy các nữ tiếp viên hàng không này biết đây là chất ma túy thì những người này có thể sẽ phải bị xử lý hình sự, phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, bởi số lượng ma túy đặc biệt lớn. 

Nếu các tiếp viên này biết là ma túy thì họ sẽ phạm vào tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" hoặc "Mua bán trái phép chất ma túy", tùy họ mua bán hay chỉ vận chuyển được làm rõ trong quá trình điều tra. Trường hợp các nữ tiếp viên này không biết là chất ma túy thì vẫn có thể xem xét xử lý về hành vi buôn lậu và các hành vi vi phạm pháp luật khác nếu có.

Luật sư Trần Minh Hùng cho biết thêm, với nghề tiếp viên hàng không, họ đã được đào tạo bài bản, biết quy định của ngành và cam kết nhiều điều khoản, trong đó có việc tuyệt đối không được nhận hay mang giùm đồ đạc cho ai…

Hơn nữa đây là tới 4 người chứ không phải một người mà bảo "không biết"… Do đó, nếu theo các thông tin mà cơ quan chức năng đã cung cấp thì các lý do các tiếp viên đưa ra chưa thuyết phục.  Luật sư  cho rằng các tiếp viên có thể sẽ đối diện với các hậu quả pháp lý rất cao.

Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng cũng như các luật sư thêm một lần nữa khuyến cáo "tuyệt đối không nhận giữ giùm hay xách đồ giùm ở sân bay" cho dù người lạ có năn nỉ hay trình bày hoàn cảnh ra sao (như quên kí gửi hành lý, hành lý quá cân hay đi đăng kí để kí gửi hành lý, vệ sinh…), bởi chúng ta có thể bị rơi vào tình cảnh "giúp người nhưng hại mình" - tự biến thành tội phạm bất cứ lúc nào. Đừng để lòng tốt bị kẻ xấu lợi dụng để vận chuyển ma túy, súng đạn, văn hóa phẩm độc hại... 

Theo Cục Hàng không Việt Nam, quy tắc của ngành hàng không là hành lý đi theo người, người đi đúng giấy tờ. Khi đi qua khu vực làm thủ tục an ninh, soi chiếu hành lý, hành khách tuyệt đối không mang hộ đồ của người khác, thậm chí hành lý soi chiếu của mỗi cá nhân cần tách rời, không được cho người lạ để vào khay đồ của mình…

Phú Lữ

Người đề nghị, người phản đối giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng: Tình huống pháp lý nào xảy ra?

Hoài Lam|24/02/2023, 06:40
 

Xoay quanh câu chuyện đề nghị giám định tâm thần với bà Nguyễn Phương Hằng, nhiều câu hỏi đặt ra về việc cơ quan nào sẽ có trách nhiệm giám định? Chồng, con bà Hằng có quyền yêu cầu hay phản đối giám định hay không? Nếu bà Hằng bị tâm thần thì vụ án diễn biến thế nào và tài sản của bà Hằng sẽ xử lý ra sao?

Ai có quyền yêu cầugiám địnhtâm thầnđối với bàNguyễn Phương Hằng?

Vừa qua, ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, con trai bà Nguyễn Phương Hằng) có đơn gửi đến Công an TP.HCM và Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ ông.

Ông Tuấn nêu rằng ông Huỳnh Uy Dũng làm điều này với lý do là tình tiết bảo lãnh, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ ông. Tuy nhiên, với tư cách là con trai, ông phản đối việc này và yêu cầu các cơ quan chức năng không giám định tâm thần.

Đáng chú ý, ông Tuấn cho rằng việc giám định tâm thần có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về quan hệ pháp luật hôn nhân, quyền sở hữutài sản, quản lý phần vốn trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy ông Tuấn nghi ngờ việc yêu cầu giám định tâm thần cho bà Nguyễn Phương Hằng.

Việc này đặt ra nhiều tình huống pháp lý như cơ quan nào sẽ có trách nhiệm giám định? Nếu bà Hằng bị tâm thần thì vụ án diễn biến thế nào và tài sản của bà Hằng xử lý ra sao?

Trao đổi với phóng viênMột Thế Giớivề vấn đề này, luật sưTrần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng giám định pháp y tâm thần hay gọi tắt là giám định tâm thần là công tác được phối hợp thực hiện giữa các ngành y tế, công an, viện kiểm sát và tòa án để nghiên cứu mối liên hệ giữa các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về dân sự và hình sự.

"Thủ tục giám định tâm thần được quy định tại Quyết định 2999/QĐ-BYT ngày 3.11.2022 về Quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/rối loạn tâm thần thường gặp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành", ông Hùng nói.

hang.jpegBà Nguyễn Phương Hằng

Theo ông Hùng, khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đương nhiên phải giám định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội mà không phụ thuộc vào yêu cầu giám định của đương sự hay người đại diện của họ.

Theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

Luật sư Hùng cũng cho rằng kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần được pháp luật quy định là một trong nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

Vì thế, quy trình để giám định pháp y một người có bị mắc tâm thần hay không cần đòi hỏi phải được tuân thủ một cách rất nghiêm ngặt. Nếu có bằng chứng cho rằng kết luận giám định không đảm bảo độ chính xác, khách quan, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền trưng cầu giám định lại hoặc giám định lại lần 2 theo quy định.

“Trong trường hợp này, bà Phương Hằng đang là bị can trong một vụ án hình sự, hiện vụ án đang trong giai đoạn điều tra. Do đó, nếu nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bà Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM sẽ trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bà Hằng, chồng hay con của bà không có quyền yêu cầu giám định hay yêu cầu không giám định tâm thần đối với bà”, ông Hùng nói.

Nếu bị tâm thần, bà Hằng không phải chịu trách nhiệm hình sự

Tùy thuộc vào kết luận giám định mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ra các quyết định sau: Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu xác định bị can, bị cáo bị tâm thần); miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu xác định bị can, bị cáo bị tâm thần).

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

“Như vậy nếu bà Hằng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”, ông Hùng nói.

Tài sản của bà Hằng xử lý thế nào?

Về vấn đề tài sản, ông Trần Minh Hùng cho rằng cần phân biệt năng lực trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm dân sự.

Cụ thể, việc giám định tâm thần đối với người bị buộc tội là nhằm xác định tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của họ trong vụ án hình sự. Nói cách khác là xác định mức độ, khả năng nhận thức, chịu trách nhiệm của họ đối với hành vi phạm tội tại các thời điểm trước, trong và sau khi họ thực hiện hành vi phạm tội.

hung-2.jpgLuật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM

Còn đối với khả năng có và thực hiện các quyền dân sự của người bị buộc tội (trong đó có quyền tài sản) thì được quy định bằng pháp luật dân sự.

Cụ thể, nếu một người bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự (người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi) thì giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự quy định thì trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ đương nhiên.

Theo điều 47 Bộ luật Dân sự, một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Do đó, nếu người này có chồng và các con thì chồng là người giám hộ đương nhiên và duy nhất.

Đối với việc quản lý tài sản thì người giám hộ phải tuân thủ quy định theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Ngoài ra, luật sư Hùng cũng cho hay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.

Theo đó, trong trường hợp người bị buộc tội thuộc một trong các trường hợp trên nhưng họ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì sẽ áp dụng khoản 5 hoặc khoản 6, điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 để xử lý và người bị buộc tội không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nữa. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có thể căn cứ khoản 7, điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 để chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Nguồn: Giám định tâm thần bà Nguyễn Phương Hằng (1thegioi.vn)

Dự án nhà ở, chung cư thế chấp ngân hàng: Trả lại quyền lợi hợp pháp cho người mua

SGGP06/02/2023 18:25 (GMT+7)
Nhiều năm nay, không ít người dân sống trong nhiều chung cư, khu dân cư, khu đô thị mới ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) dù đã trả đủ tiền mua. Lý do, chủ đầu tư đã đem các dự án cầm cố ở ngân hàng.
Đã 8 năm trôi qua, cư dân chung cư Dreamhome Luxury (Gò Vấp, TPHCM) vẫn chưa được cấp sổ hồng căn hộ
Đã 8 năm trôi qua, cư dân chung cư Dreamhome Luxury (Gò Vấp, TPHCM) vẫn chưa được cấp sổ hồng căn hộ

Mới đây, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước công khai hồ sơ dự án (DA) vay ngân hàng của các công ty kinh doanh bất động sản; đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tham mưu Chính phủ quy định chặt chẽ, có biện pháp chế tài.

Thấp thỏm chờ sổ hồng

Theo đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, hiện nay nở rộ tình trạng chủ đầu tư (CĐT) DA thế chấp khu đất xây chung cư cho ngân hàng nhưng vẫn tổ chức bán căn hộ theo hình thức hợp đồng đầu tư góp vốn. Đến khi bàn giao căn hộ thì không bàn giao được sổ hồng cho cư dân. Trong khi đó, người dân không thể biết được các DA đã thế chấp hoặc CĐT cố tình giấu, ảnh hưởng quyền lợi của người mua chung cư. Điển hình như trường hợp ông Ngô Quang Dũng (trú nhà số 18, đường số 5, Khu dân cư Phú Hữu, phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TPHCM) mua lô đất A1-15 thuộc DA Khu dân cư Phú Hữu (phường Phú Hữu, quận 9; nay là TP Thủ Đức) của Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân từ tháng 8-2005 theo hình thức hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở.

“Tôi đã hoàn tất mọi nghĩa vụ tài chính, đã nhận bàn giao nhà nhưng đến nay chưa nhận sổ hồng theo đúng hợp đồng vì CĐT đã mang sổ hồng đi thế chấp vay tiền ngân hàng. Tôi đã đến trụ sở Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân nhiều lần, yêu cầu họ tiến hành giao sổ hồng căn nhà cho gia đình tôi, nhưng họ vẫn không giải quyết, chỉ có hứa hẹn”…

Không chỉ ông Ngô Quang Dũng mà nhiều trường hợp tương tự khác mua đất nền DA Khu dân cư Phú Hữu của Công ty TNHH Tư vấn - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng đang lâm cảnh sống trong căn nhà không có giấy tờ hợp pháp, thấp thỏm lo lắng bị ngân hàng xiết nợ.

Trong khi đó, theo phản ánh của cư dân chung cư Dreamhome Luxury (đường số 59, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM), vào năm 2015, khi nhận bàn giao căn hộ tại DA chung cư này, Công ty CP Nhà Mơ (CĐT) cam kết sẽ đảm bảo các quyền lợi cho cư dân, trong đó có việc 1-2 năm sau khi giao căn hộ sẽ bàn giao sổ hồng. Tuy nhiên, đã 8 năm trôi qua, hơn 500 hộ dân sinh sống nơi đây vẫn chưa nhận được bất kỳ giấy tờ nào. Nhiều hộ dân bức xúc nói rằng, do không có sổ hồng nên họ giống như ở thuê trên chính ngôi nhà của mình. Chủ nhân các căn hộ không nhập được hộ khẩu, dẫn đến việc học của con em bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số chủ căn hộ muốn làm thủ tục vay vốn ngân hàng cũng không được vì không thể xác minh tài sản để thế chấp…

Ông Lại Nhân T., cư dân sống tại chung cư Dreamhome Luxury, lo lắng: “Tất cả cư dân chung cư Dreamhome Luxury rất hoang mang khi biết rằng CĐT đã thế chấp sổ hồng của DA chung cư cho Ngân hàng Đông Á trong nhiều năm qua. Chúng tôi kiến nghị Sở TN-MT TPHCM sớm kiểm tra, phối hợp cùng CĐT lập thủ tục để cấp sổ hồng cho người mua căn hộ, hoặc ban hành hướng dẫn thủ tục để người mua căn hộ có thể tự làm hồ sơ xin cấp sổ hồng cho phần diện tích căn hộ không vi phạm về xây dựng tại chung cư; đồng thời Sở TN-MT cần tiếp tục xem xét, có phương án xử lý, giải quyết đối với các trường hợp còn vướng lại”.

Chưa có thống kê đầy đủ, nhưng theo Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng, những DA chung cư, nhà ở cầm cố ngân hàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi khách hàng của dự án, nhiều người bức xúc vì chưa được cấp sổ hồng cho căn hộ chung cư mình đã mua. Cơ quan chức năng đã và đang cố gắng giải quyết để trong giai đoạn 2022-2025 dứt điểm cấp sổ hồng cho 50.000 căn hộ còn tồn đọng liên quan vấn đề này.

Hành vi vi phạm pháp luật

×

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, việc CĐT mang giấy tờ chủ quyền căn hộ chung cư, giấy tờ nhà đất của các DA khu dân cư đi thế chấp ngân hàng để vay tiền khá phổ biến ở nước ta. Theo khoản 1 Điều 147 Luật Nhà ở năm 2014, CĐT DA xây dựng nhà ở được thế chấp DA hoặc nhà ở xây dựng trong DA tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư DA hoặc xây dựng nhà ở đó. Như vậy, việc thế chấp DA để vay vốn đầu tư DA là hoạt động bình thường của doanh nghiệp, CĐT và được pháp luật cho phép.

Dự án nhà ở, chung cư thế chấp ngân hàng: Trả lại quyền lợi hợp pháp cho người mua  ảnh 1

Ông Ngô Quang Dũng bên ngôi nhà không có chủ quyền của mình, tại Khu dân cư Phú Hữu (phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, TPHCM)

Tuy nhiên, Điều 147 cũng có quy định ràng buộc khác: “Nếu CĐT đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý”.

Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng phải được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở. “Có thể nói, pháp luật đã có quy định cụ thể về việc thế chấp DA và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua nhà. Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật ở đây rất rõ. CĐT mang tài sản của các chủ sở hữu căn hộ đi thế chấp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có dấu hiệu của tội lừa đảo theo Điều 139 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017”, Luật sư Trần Minh Hùng nhấn mạnh.

Từ thực tế diễn ra, Luật sư Đào Xuân Sơn (Đoàn Luật sư TPHCM) kiến nghị: “Đối với những dự án đang thế chấp ngân hàng khiến cư dân “mắc kẹt”, các ngành chức năng sớm nghiên cứu đưa ra giải pháp, trả lại quyền lợi hợp pháp cho người dân. Hiện đối với một số DA bán đất nền tại một số tỉnh, thành, cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thanh toán từng phần tiền vay (cầm cố dự án) cho ngân hàng, lần lượt “lấy” lại giấy tờ đất, trả cho người dân. TPHCM cũng có thể tham khảo thêm”.

Sở TN-MT TPHCM đang phối hợp Sở Xây dựng TPHCM xử lý 6 DA nhà ở xây dựng sai phép để nghiệm thu và tổ chức cấp sổ hồng. Riêng DA thế chấp ngân hàng, hiện trên địa bàn TPHCM có 60 DA; Sở TN-MT đề nghị các CĐT sớm giải chấp để nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp giấy tờ chủ quyền cho người dân.

Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Toàn Thắng: Cấp sổ hồng cho 3 nhóm dự án nếu đủ điều kiện

TPHCM hiện còn 3 nhóm DA chưa được cấp sổ hồng. Đó là các DA chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; DA xây dựng xong nhưng chưa được nghiệm thu, do có hạng mục xây dựng sai so với giấy phép; CĐT thế chấp giấy chứng nhận với ngân hàng. Theo quy định, CĐT có thể thế chấp DA để lấy nguồn vốn triển khai xây dựng nhưng phải đảm bảo khi xây xong thì giải chấp ở ngân hàng và nộp hồ sơ cấp sổ hồng. Sở TN-MT đề nghị các CĐT sớm giải chấp để nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước. Trong năm nay, Sở TN-MT sẽ giải quyết, cấp sổ hồng cho 3 nhóm chung cư này, nếu đủ điều kiện. Các trường hợp còn lại (do có sai phạm) phải được xử lý xong thì mới cấp.

Luật sư Đào Xuân Sơn, Đoàn Luật sư TPHCM: Chọn dự án có pháp lý rõ ràng

Khi CĐT đã chọn phương thức bán tài sản hình thành trong tương lai, thông qua bảo lãnh của ngân hàng và được Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản, thì việc mang DA, căn hộ hình thành trong tương lai thế chấp ngân hàng vay vốn thêm một lần nữa là vi phạm pháp luật. Vì lúc này, tài sản hình thành trong tương lai không thuộc quyền sở hữu riêng của CĐT mà còn có quyền sở hữu của khách hàng, thể hiện bằng hợp đồng mua bán căn hộ. Do đó, trước khi đặt bút ký hợp đồng mua căn hộ, khách hàng phải đọc kỹ, cân nhắc các điều khoản và chọn DA có pháp lý rõ ràng, CĐT có uy tín, mà cụ thể là những DA đã được Sở Xây dựng có văn bản chấp thuận bán nhà hình thành trong tương lai.

ĐỨC TRUNG

 

Xe đậu 'chùa' trên tuyến đường thu phí: Do chưa có chế tài cụ thể?

20/12/2022 14:55 GMT+7
40Lưu
 
 

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản đề nghị Công an thành phố xử lý các trường hợp xe hơi đậu vài trăm lần nhưng không trả phí trên các tuyến đường có thu phí. Theo ghi nhận, một số trường hợp vi phạm bị "điểm danh" vẫn tiếp diễn.

Xe đậu chùa trên tuyến đường thu phí: Do chưa có chế tài cụ thể? - Ảnh 1.
 

Xe 16 chỗ bị "điểm danh" vi phạm về đỗ xe, thanh toán phí trên 615 lần trên tuyến đường An Dương Vương - Ảnh: ĐAN THUẦN

Xe đậu “chùa” 615 lần… đến giờ vẫn đậu 

Sáng 20-12, trên đường An Dương Vương (quận 5), các ô màu trắng thu phí đậu xe do Công ty dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TP.HCM quản lý vẫn tấp nập xe đến sử dụng dịch vụ.

Trong đó có xe biển số 51B-280.85, loại xe chở khách 16 chỗ, đang đậu trong ô tính phí. Phía trước kính xe này được lực lượng thanh niên xung phong kẹp một tờ giấy ghi “Phiếu theo dõi tình trạng đỗ xe” với nội dung là “Không đặt qua app My Parking” vào lúc 8h17 ngày 20-12. 

Trước đó, trong văn bản mà Sở GTVT TP.HCM đề nghị công an vào cuộc điều tra, xử lý và chế tài các xe đậu “chùa” không trả phí, xe 51B-280.85 vi phạm hơn 615 lần. 

Còn trên đường Tản Đà, phóng viên ghi nhận sáng 20-12, lực lượng thanh niên xung phong cùng lực lượng trật tự đô thị túc trực để theo dõi các xe đậu vào ô tính phí mà không thanh toán hoặc không tải app My Parking để hướng dẫn.

Xe đậu chùa trên tuyến đường thu phí: Do chưa có chế tài cụ thể? - Ảnh 2.

Phiếu theo dõi tình trạng đỗ xe trên kính chiếc xe bị "điểm danh" vi phạm hơn 615 lần - Ảnh: MINH HÒA

Bị CSGT "hỏi thăm" vì lỗi ứng dụng My Parking 

Sáng cùng ngày, tại điểm thu phí đậu xe trên đường Lê Lai (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), lực lượng CSGT qua kiểm tra đã mời tài xế xe 51K - 450.XX ra làm việc do đậu xe khi chưa hoàn tất thanh toán phí (theo thông tin trên phiếu theo dõi tình trạng đỗ xe).

"Sáng nay tôi vào đây đậu xe nhưng ứng dụng My Parking bị lỗi, không thể thanh toán được, anh thanh niên xung phong trực ở đây cũng chứng kiến và ghi phiếu, kêu tôi cứ lên tòa nhà làm việc và tiếp tục vào app thanh toán. 

 

Tôi thử nhiều lần không được nên nạp tiền, thanh toán qua MoMo cho Công ty dịch vụ công ích Thanh niên xung phong nhưng một lần bị trả lại tiền, thanh toán lại tới giờ vẫn chưa được", tài xế H. vừa giải thích vừa trình các ứng dụng để chứng minh.

Nhân viên thu phí trực tại đây cũng xác nhận sự việc đúng như lời giải thích trên của tài xế H., do đó CSGT không lập biên bản mà nhắc nhở tài xế này hoàn tất việc thanh toán phí để đậu xe.

Xe đậu chùa trên tuyến đường thu phí: Do chưa có chế tài cụ thể? - Ảnh 3.

Tài xế H. cho biết do lỗi của ứng dụng My Parking nên chưa thể hoàn tất trả phí đậu xe - Ảnh: ĐAN THUẦN

Chưa có chế tài cụ thể

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), việc thu phí ô tô dự kiến mang về hàng chục tỉ đồng mỗi năm cho ngân sách thành phố nhưng thực tế số tiền thu về không đủ bù chi, thậm chí ngân sách còn phải bù thêm. 

"Nguyên nhân là do thành phố chưa có chế tài xử phạt với những trường hợp đậu xe nhưng không thực hiện thanh toán dẫn đến tình trạng người điều khiển phương tiện đậu xe mà không trả phí. 

Theo lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM, nếu muốn xử lý, phạt nguội đối với các xe đậu "chùa" hàng trăm lần không trả phí thì đơn vị phụ trách thu phí phải cung cấp đầy đủ hình ảnh, thông tin trên app chứng minh phương tiện đó vi phạm lỗi đậu, đỗ trên đường cấm.

"Những khu vực thu phí đậu xe thuộc quản lý của lực lượng thanh niên xung phong, CSGT tuần tra hoặc giám sát qua camera rất khó phân biệt được xe nào đã trả phí, xe nào chưa. Trong trường hợp ô tô đậu nhưng không trả phí, đơn vị thu phí nên báo ngay cho cơ quan chức năng địa phương để nhắc nhở và có cơ sở xử lý nếu không chấp hành", vị lãnh đạo CSGT chia sẻ.

Nguồn: Báo tuổi trẻ

Xe đậu 'chùa' trên tuyến đường thu phí: Do chưa có chế tài cụ thể? - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

LS TRẦN MINH HÙNG LÀM GIÁM KHẢO CUỘC THI

"Quảng cáo ngoài trời: Tiền "chảy" đi đâu?": Nên giao một cơ quan quản lý

17-11-2022 - 09:01|Bạn đọc

Chia sẻ

 
 

Trong loạt bài "Quảng cáo ngoài trời: Tiền "chảy" đi đâu?" của Báo Người Lao Động (khởi đăng từ ngày 8 đến 12-11), các vấn đề liên quan thu chi tài chính trong việc cho thuê quảng cáo, trong đó có quảng cáo ngoài trời, có dấu hiệu bị trục lợi.

 
 

Thực tế, việc xây dựng các trụ, bảng, biển hiệu quảng cáo đã được pháp luật quy định cụ thể. Theo Luật Quảng cáo năm 2012, kích thước biển hiệu quảng cáo của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh thì bề ngang chỉ được cao tối đa 2 m, chiều dài không được vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà. Đối với bảng dọc, chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không được vượt quá chiều cao công trình. Ngoài ra, biển hiệu quảng cáo không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các trụ, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào các công trình xây dựng có sẵn phải xin phép của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, quảng cáo được sử dụng tràn lan; nhiều trụ, bảng quảng cáo được xây dựng trái phép, không đạt chuẩn, ngang nhiên mọc lên như nấm. Nguyên nhân là do bất cập trong công tác quản lý lĩnh vực được xem là giải pháp truyền thông hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Có những bảng quảng cáo được dựng trong đêm, khi chính quyền địa phương đến kiểm tra thì lại không xử lý dứt điểm. Việc quản lý các hoạt động quảng cáo ngoài trời cũng gặp nhiều vướng mắc do liên quan trực tiếp đến hoạt động của nhiều sở, ngành. Chẳng hạn, Sở Văn hóa và Thể thao chỉ quản lý về nội dung quảng cáo, không xử lý được về mặt xây dựng; Sở Giao thông Vận tải chỉ cấp phép vị trí thi công, còn về thẩm định kết cấu công trình thì không giải quyết được; quy định công trình xây dựng trên đất giao thông thì Sở Xây dựng không thể can thiệp…

 
 

Phải quản lý chặt về hoạt động quảng cáo. Đầu tiên là tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời. Cần ban hành khung giá chuẩn đối với các trụ, bảng quảng cáo để có thể đấu thầu công khai. Đồng thời, thống nhất việc quản lý, cấp phép xây dựng và xử lý các sai phạm liên quan các hoạt động quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo ngoài trời cần giao cho cơ quan duy nhất quản lý.

Cuối cùng, cần lập một cơ chế thống nhất để quản lý các vấn đề liên quan thu chi tài chính trong lĩnh vực cho thuê quảng cáo.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCMNguồn:"Quảng cáo ngoài trời: Tiền "chảy" đi đâu?": Nên giao một cơ quan quản lý - Báo Người lao động (nld.com.vn)

Giữ gìn tính mạng cho con

 07/10/2022 - 06:20

PNO - Phụ huynh không mua, không giao xe cho con, em mình khi chúng chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Đừng vì thương con, nuông chiều con mà để xảy ra những hậu quả đau lòng.

Ở nước ta hiện nay, tình trạng học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường khá phổ biến. Do chưa đủ độ tuổi để được cấp giấy phép lái xe nên học sinh không nắm rõ các quy tắc, quy định của pháp luật về giao thông. Mặt khác, vì còn ít tuổi nên học sinh không kiểm soát, làm chủ được tốc độ, dễ gây ra tai nạn hoặc bị gây tai nạn giao thông.

Hiện tượng học sinh chưa đủ 18 tuổi đi xe máy phân khối lớn đến trường diễn ra rất phổ biến
Hiện tượng học sinh chưa đủ 18 tuổi đi xe máy phân khối lớn đến trường diễn ra rất phổ biến

Chỉ trong tháng 9/2022 - tháng đầu tiên của năm học mới, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh đi xe máy đã xảy ra ở nhiều nơi, nhiều em bị thương tích nặng không thể cứu khỏi. Mới đây, tại Long An liên tiếp xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng làm ba học sinh tử vong… Cuối tháng 9/2022, tại Phú Thọ cũng có hai thiếu niên đi xe máy va chạm với ô tô, tử vong tại chỗ. 

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2021, cả nước xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 10,3% vụ liên quan đến người dưới 18 tuổi điều khiển phương tiện.

Tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn phổ biến có nhiều nguyên nhân như: học sinh tự ý lấy xe của gia đình chạy do ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, muốn thể hiện bản thân, muốn tự do khám phá… Cũng có không ít trường hợp phụ huynh bận công việc, lại thương con đi bộ, đi xe đạp, xe buýt vất vả nên chủ động giao xe phân khối lớn cho con mà không biết rằng điều này là vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho nhiều người.

Theo quy định tại điều 60, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên (với điều kiện phải có bằng lái). Như vậy, học sinh THPT lái mô tô hai bánh có dung tích trên 50cm3 là vi phạm các quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. 

Cũng có không ít trường hợp, người lớn khi giao xe máy cho trẻ có suy nghĩ rằng, trẻ đi xe máy nếu chẳng may có chuyện gì thì cũng chỉ bị xử lý hành chính. Song, theo quy định tại khoản 1, điều 12, Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định khác. 

Đối với học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 sẽ bị xử phạt hành chính từ 400.000-600.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 4, điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Nếu gây tai nạn, học sinh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” với lỗi không có giấy phép lái xe và có thể bị xử phạt tù lên đến 10 năm nếu vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, theo khoản 5, điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cha mẹ hoặc chủ phương tiện giao xe cho người chưa đủ điều kiện lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng. 

Hơn nữa, việc giao xe cho người khác khi biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc không đủ điều kiện tham gia giao thông, dẫn đến gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù đến bảy năm, theo điều 264, Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Với những hậu quả nặng nề như trên, gia đình và trường học nên thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh tự giác chấp hành quy tắc giao thông, giúp các em có nhiều kỹ năng để tham gia giao thông an toàn…

Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần hiểu được các nguy cơ, rủi ro khi để con, em mình điều khiển xe máy, đặc biệt là xe phân khối lớn. Từ đó không mua, không giao xe cho con, em mình khi chúng chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Đừng vì thương con, nuông chiều con mà để xảy ra những hậu quả đau lòng. 

 

 Luật sư Trần Minh Hùng
(Đoàn Luật sư TPHCM)
 
 

Ngủ dậy thấy nhà bị rao bán trên mạng, nhiều người hoảng sợ không biết kêu ai

 16:43, 26/08/2022

(CLO) Không ít người dân tá hỏa phát hiện nhà riêng bị các đối tượng lạ rao bán trên mạng xã hội, với nội dung không đúng, mục đích để câu tương tác, lừa đảo.

 
Audio Player
 
 
 
00:00
 
00:00
 
Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume.
 
Audio

Bị đánh cắp thông tin để lừa đảo, “câu” tương tác

Thời gian gần đây, có không ít người dân phản ánh về tình trạng đăng tải thông tin không chính xác trên mạng xã hội, website bán hàng nhằm mục đích câu tương tác hay “treo đầu dê bán thịt chó”. Đặc biệt, hình thức lừa đảo bằng cách dùng hình ảnh, thông tin về nhà của người dân lên website bất động sản, sau đó rao bán “như thật” khiến không ít người lo lắng.

ngu day thay nha bi rao ban tren mang nhieu nguoi hoang so khong biet keu ai hinh 1

Không ít người dân phản ánh nhà riêng bị rao bán trên các trang mua bán bất động sản. Ảnh minh họa

Tham khảo một căn nhà trên website nha.chotot.com, phóng viên ghi nhận căn nhà này có diện tích là 50m2, có sổ hồng riêng, 1 trệt 2 lầu nhưng chỉ bán với giá 1,34 tỷ đồng.

Dựa vào địa chỉ trong bức ảnh mà người đăng bài cung cấp, phóng viên tìm đến căn nhà trong hẻm đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận). Trao đổi với chủ nhà, người này mới tá hỏa vì nhà mình đang ở bình thường, lại bị rao bán trên trang web.

ngu day thay nha bi rao ban tren mang nhieu nguoi hoang so khong biet keu ai hinh 2

Một bài đăng trên website dùng số ảo, hình ảnh sai sự thật về căn nhà ở hẻm đường Phan Đăng Lưu mà phóng viên đã liên hệ. Ảnh chụp màn hình

“Lúc trước đó là căn nhà này được đăng cho thuê, nhưng hiện nay thì không. Tôi chưa từng rao bán, vẫn ở bình thường. Sao có chuyện bán nhà như vậy được”, chủ nhà nói.

Khảo sát một số căn nhà có giá rẻ trên trang web này, phóng viên thử gọi vào số máy được cung cấp trên bài đăng. Tuy nhiên, số điện thoại không thể kết nối được, kiểm tra thì thấy phần lớn là sim rác.

Không riêng quận Phú Nhuận, các quận 1, 2, 3, TP. Thủ Đức,… cũng đầy rẫy các bài đăng sai thông tin như trên, phần lớn đều là những căn nhà ở trung tâm thành phố, có diện tích rộng, nhiều tiện ích nhưng giá chỉ dưới 2-3 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Tại TP.HCM, thậm chí còn hiếm dự án có giá dưới 30 triệu đồng/m2. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) hiện đang là sản phẩm chủ đạo trên thị trường.

Vì thế, việc các căn nhà mặt đất tại các quận trung tâm TP. HCM, được rao bán với giá 1-2 tỷ đồng là điều rất bất thường.

Chia sẻ với phóng viên, chị Dương Ngọc N. (nhân viên trong lĩnh vực bất động sản) cho biết, đây là cách mà một số công ty, người môi giới bất động sản nhỏ, lẻ dùng để câu dẫn khách hàng. Mục đích gây sốt ảo, khiến khách hàng chú ý đến rồi lừa đảo, chào mua những thứ không giống như thông tin đăng trên mạng, các đối tượng dễ dàng thu hút sự chú ý của hàng trăm người.

“Trước đó tôi từng chứng kiến nhiều sự việc tương tự. Người bán sẽ chào mời bằng hình ảnh, thông tin của các căn nhà có giá hời, tiện ích tốt để dẫn dụ người dùng đến gặp họ. Sau đó, họ sẽ thông báo là bất động sản đó đã được bán, hoặc giới thiệu có mối ‘ngon’ hơn, rồi dẫn dụ khách hàng đến các dự án bất động sản ngoài thành phố, mang rủi ro rất cao”, N. nói.

Liên hệ với đường dây nóng của Công ty TNHH Chợ Tốt, nhân viên hướng dẫn rằng trong trường hợp phát hiện thông tin sai sự thật, số điện thoại là sim rác hay bị các đối tượng đăng bài lừa đảo, người dân có thể báo cáo trực tiếp vào bài đăng hoặc liên hệ đến đường dây nóng để được hướng dẫn. Mỗi báo cáo của người dùng sẽ được đơn vị kiểm tra, xác minh, sau đó sẽ tiến hành xử lý và phản hồi cho khách hàng trong 30 phút.

Tuy nhiên, sau khi liên hệ và báo cáo các bài viết, phóng viên vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào trong khoảng thời gian mà nhân viên hướng dẫn cung cấp. Hơn hết, lượng bài đăng dùng số ảo, hình ảnh sai sự thật rất đông, khiến người dùng khó có thể báo cáo hết tất cả.

Nạn nhân có thể tố cáo đến lực lượng chức năng

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP. HCM), sự việc hàng loạt ngôi nhà bỗng dưng bị rao bán trên khắp các trang mạng xã hội và phần mềm bất động sản, đang gây ra rất nhiều bức xúc và hoang mang cho chủ nhà.

Luật sư nhận định, các đối tượng thường dùng cách thức trên bởi nhiều mục đích khác nhau.

ngu day thay nha bi rao ban tren mang nhieu nguoi hoang so khong biet keu ai hinh 3

Luật sư Trần Minh Hùng cảnh báo về các hành vi dùng thông tin không đúng sự thật để lừa đảo, câu tương tác.

Trong đó, có rất nhiều trường hợp các đối tượng đăng bài rao bán nhà người khác, kèm hình ảnh giấy chứng nhận quyền sở hữu trên mạng xã hội, tư vấn hoặc dẫn người mua đến xem nhà người khác. Sau đó, dùng nhiều lý do để yêu cầu người mua đặt cọc, hay thanh toán trước,…. Đây là những chiêu thức lừa đảo rất tinh vi và có tổ chức. 

Căn cứ Điều 174 BLHS 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rằng: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ,…)

“Như vậy, yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, phụ thuộc vào hành vi cụ thể, cũng như các căn cứ thực tế về tin nhắn, số tiền thỏa thuận giữa các bên, …. Do đó, người mua có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan Công an có thẩm quyền về hành vi có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản để Cơ quan công an tiến hành điều tra, xác minh”, luật sư Trần Minh Hùng nói.

Không dừng lại ở đó, luật sư cho rằng, từ lâu, chiêu trò câu tương tác trên mạng xã hội đã không còn xa lạ với người dùng mạng. Song, việc đăng tải những thông tin chưa xác thực hoặc cố tình lợi dụng, bịa đặt vụ việc để tạo sự chú ý, nhằm tăng tính tương tác cho Facebook cá nhân với mục đích riêng đã gây ra không ít hậu quả ngoài sức tưởng tượng.

Về hành vi đăng thông tin sai sự thật được quy định tại Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:”Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,…

Bên cạnh đó, có không ít một số người môi giới bất động sản dùng chiêu thức nhằm thu hút người có nhu cầu mua hoặc muốn gây sốt ảo cho dự án.

“Đây được xem là hành vi quảng cáo sai sự thật và có thông tin không đúng. Hành vi quảng cáo sai sự thật  là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật”, luật sư thông tin.

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, cụ thể khoản 5 Điều 34 Nghị định quy định: “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,…

Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm. Theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015:“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”

Theo đó, trong trường hợp phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, người bị hại có thể tố giác đến cơ quan điều tra, nếu như bị thiệt hại do hành vi quảng cáo sai sự thật thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thúy Vy

 

 

 

 
 

Người mắc bệnh tâm thần gây án mạng: Quy định nào để quản lý?

Theo chuyên gia, cần có biện pháp quản lý người mắc bệnh tâm thần, có biểu hiện mắc bệnh tâm thần trong xã hội để tránh những hậu quả đau lòng.  

Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 15.8, một nữ nhân viên y tế của Trạm y tế xã Đức Chánh, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi) bị ông Nguyễn Thành Sơn (người mắc bệnh tâm thần) dùng cây gỗ đánh tử vong khi đang trên đường đi làm về nhà.

Cũng trong ngày 15.8, trong lúc bà N.N.L.(48 tuổi, ngụ Tiền Giang) đang bưng hủ tiếu cho khách thì bất ngờ bị nghi phạm Mai Văn Sáng (35 tuổi, hàng xóm đối diện nhà bà L.) cầm búa đập vào đầu. Lúc xảy ra vụ việc, Sáng có biểu hiện không bình thường.

Liên tiếp 2 vụ án liên quan người mắc bệnh tâm thần, hoặc có biểu hiện của bệnh tâm thần sinh sống trong các khu dân cư xảy ra. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có biện pháp quản lý bệnh nhân tâm thần, có biểu hiện mắc bệnh tâm thần sống trong cộng đồng dân cư.

Trường hợp buộc người mắc bệnh tâm thần phải vào bệnh viện, trung tâm để chữa trị

Theo luật sư (LS) Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP.HCM), Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi khi phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với người mắc bệnh tâm thần bị mất năng lực hành vi dân sự, căn cứ Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trường hợp người giám hộ chứng minh mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải bồi thường.

Người mắc bệnh tâm thần gây án mạng: Quy định nào để quản lý? - ảnh 1

Hiện trường nữ nhân viên y tế bị người mắc bệnh tâm thần đánh tử vong

HẢI PHONG

LS Hùng cũng cho biết thêm, tại Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với người phạm tội khi đang mắc bệnh tâm thần, Viện KSND hoặc tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự trong khi phạm tội nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:958px;height:247px">

Đối với người đang chấp hành hình phạt tù nhưng bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do miễn chấp hành hình phạt, người này phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

"Thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần chỉ áp dụng khi có hậu quả hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm đưa người bị bệnh tâm thần chữa trị trước khi có những chuyện đáng tiếc xảy ra vẫn phụ thuộc phần lớn vào sự tự nguyện của gia đình", LS Hùng nhận định.

Cần siết chặt việc quản lý người mắc bệnh tâm thần

Theo LS Hùng, pháp luật chưa có quy định cụ thể quản lý người có bệnh án tâm thần khi trở về xã hội. Bộ LĐ-TB-XH đã có Thông tư Dự thảo Hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với người bệnh tâm thần tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Trong đó, bao gồm một số quy định về việc quản lý người có bệnh án tâm thần khi hòa nhập cộng đồng, nhưng đến nay, hướng dẫn này chưa được ban hành.

“Nhà nước cần ban hành các quy định để quản lý người mắc bệnh tâm thần, người từng có bệnh án tâm thần khi trở về hòa nhập cộng đồng để bảo đảm an toàn cho những người xung quanh. Ngoài ra, cần có một chế tài, quy định để bảo vệ bác sĩ tránh bị người mắc bệnh tâm thần đánh đập khi đang khám chữa bệnh", LS Hùng nói.

Theo LS Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) đã có nhiều hệ lụy và câu chuyện đau lòng khi người mắc bệnh tâm thần thực hiện các hành vi phạm tội ngoài xã hội. Điều này đặt ra trách nhiệm quản lý quan trọng đối với cơ sở khám chữa bệnh, gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần và chính quyền địa phương.

LS Hậu cũng cho biết thêm, Bộ Y tế cần phải rà soát các bệnh án tâm thần. Qua đó, điều trị bắt buộc đối với những người mắc bệnh tâm thần và đấu tranh loại bỏ đối tượng giả tâm thần để được đi điều trị nhằm trốn tội, các cán bộ y tế vì lợi ích mà tiếp tay cho tội phạm.

Nguồn: Người mắc bệnh tâm thần gây án mạng: Quy định nào để quản lý? (thanhnien.vn)

Học viên tập lái xe gây tai nạn chết người, ai chịu trách nhiệm?

13/08/2022 17:22 GMT+7
427Lưu
 

TTO - Sự việc hai học viên nữ chạy xe tập lái ở khu dân cư thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định gây tai nạn khiến bé gái 3 tuổi thiệt mạng đang được dư luận quan tâm. Nhiều người thắc mắc, ai sẽ chịu trách nhiệm trong vụ việc này?

Cần xác định ai có lỗi gây tai nạn

Theo luật sư Trần Bá Học (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp trên, cần xác định lỗi chính dẫn đến tai nạn chết người.

Nếu học viên có lỗi dẫn đến gây tai nạn thì cần xem xét học viên tự lái xe hay được giáo viên giao xe. Nếu học viên tự lái xe gây tai nạn chết người thì học viên có thể bị xử lý về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp giáo viên dạy lái xe cho phép học viên tự lái xe hoặc giáo viên ngồi trực tiếp hướng dẫn mà gây tai nạn chết người thì giáo viên có thể bị xử lý về hành vi vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo điều 129 Bộ luật hình sự.

Vì vậy, trong trường hợp trên cần xác định rõ thời điểm thầy đang ngồi uống nước, học viên tự ý lấy xe để tập hay có sự cho phép của thầy. Điều này nhằm làm rõ hành vi vi phạm ai phải là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm về loại tội danh nào tương ứng.

Ba bên cùng có trách nhiệm

 

Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp này, cơ quan chức năng cần xác minh để làm rõ trách nhiệm của 3 bên, cụ thể là trung tâm dạy lái xe, thầy giáo dạy lái xe và học viên học lái.

Theo quy định tại khoản 1, điều 58, Luật giao thông đường bộ năm 2008, người tập lái ôtô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

Trong vụ việc trên, nếu giáo viên không bảo trợ tay lái mà giao xe cho học viên là đã giao xe cho người không đủ điều kiện lái xe, cả thầy giáo và học viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Về dân sự, bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự 2015. Do người gây ra tai nạn là học viên của trung tâm sát hạch lái xe, nên căn cứ theo quy định tại điều 600 Bộ luật dân sự 2015, trung tâm sát hạch lái xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu bé.

Theo nội dung vụ việc, vào khoảng 17h ngày 11-8, tại xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xảy ra vụ tai nạn giao thông từ ôtô con do học viên tập lái cầm lái khiến bé gái 3 tuổi thiệt mạng.

Xe gây tai nạn là xe dành cho học viên tập lái của Trường trung cấp Đại Lâm (địa chỉ tại phường Lộc Hạ, TP Nam Định). Thời điểm xảy ra tai nạn, thầy giáo dạy lái không ở trong xe mà ra ngoài ngồi uống nước, trong xe chỉ có 2 học viên nữ.

Hiện cơ quan công an đang củng cố hồ sơ, xem xét trách nhiệm của các bên để xử lý theo quy định.

Thầy giáo ngồi uống nước, học viên tập lái tông chết bé gái 3 tuổi

TTO - Trong lúc thầy giáo ngồi ở ngoài uống nước, hai học viên nữ chạy xe tập lái ở khu dân cư và gây tai nạn khiến bé gái 3 tuổi thiệt mạng.

TUYẾT MAI
 

Nhiêu khê thủ tục hành chính nhà đất

SGGP  Thứ Bảy, 6/8/2022 09:29
Thời gian qua, trên địa bàn TPHCM, công tác thực thi pháp luật về đất đai, xây dựng có lúc, có nơi còn chưa tốt, nhất là quy trình thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài, ẩn khuất cơ chế xin - cho. 
 

Người dân, doanh nghiệp bị làm khó

Bà Nguyễn Thị Bảo Châu, trú tại 144 đường số 8, quận Gò Vấp (TPHCM) được ủy quyền của ông Tạ Xuân Tùng bán nhà đất tại thửa đất số 4, tờ bản đồ số 66 tọa lạc tại 147/4 Nguyễn Xí (phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM) mà ông Tùng là chủ sở hữu hợp pháp.

Nhà đất này được cấp cho bà Nguyễn Thị Hoa năm 2006, sau đó chuyển nhượng cho nhiều người khác. Hiện nay ông Tùng là chủ sở hữu cuối cùng theo thông tin cập nhật biến động ngày 26-5-2015 trên giấy chủ quyền.

Vừa qua ông Tùng thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên cho ông Đinh Hoàng Phúc và ông Nguyễn Mạnh Hà (do bà Châu là người được ủy quyền ký hợp đồng). Sau khi nhận chuyển nhượng, do giấy chủ quyền đã hết trang cập nhật biến động nên bà Châu đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chủ quyền mới. Tuy nhiên, bà bị trả hồ sơ. 

Bà Châu làm đơn gửi cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị xem xét lại toàn bộ hồ sơ. Ngày 24-5-2021, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Thạnh trả lời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số H09111 cho bà Nguyễn Thị Hoa đối với nhà đất số 147/4 Nguyễn Xí (phường 26, quận Bình Thạnh) với diện tích đất 51,3m2, diện tích xây dựng 51,3m2 là không đúng quy định (không đúng diện tích). 

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, bà Nguyễn Thị Bảo Châu bức xúc nói: “Tôi không hiểu lý do tại sao không đúng quy định? Căn cứ theo Luật Đất đai, trước khi cấp giấy chủ quyền thì bắt buộc phải có thủ tục đo vẽ và kiểm tra nội nghiệp, như vậy, năm 2006 UBND quận Bình Thạnh cấp sổ cho bà Hoa thì chắc chắn đã có thủ tục này và trong hồ sơ đã đáp ứng các điều kiện bắt buộc khác. Không những vậy, trong nhiều lần chuyển nhượng cập nhật biến động trước đây thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn cho chủ sử dụng thực hiện bình thường, không hề có văn bản kiến nghị nào”. 

Một câu chuyện khác, cùng là thủ tục đăng bộ sang tên, mỗi quận, huyện có cách làm khác nhau. Ví dụ, quận 12 làm rất tốt, vì thực hiện cơ chế một cửa, đóng thuế, nhận sổ tại một địa điểm, còn huyện Củ Chi lại khác. Đầu năm 2022, anh N.Đ.B., ngụ quận Tân Bình, có mua miếng đất 500m2 ở xã Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi).

Làm thủ tục đăng bộ sang tên GCNQSDĐ, anh B. phải đến trụ sở UBND huyện Củ Chi để liên hệ; rồi anh phải đến Chi cục Thuế huyện Củ Chi để đóng thuế trước bạ. Liên hệ các công việc này phải mất vài ngày, vì phải đi lại nhiều địa điểm. 

Nhiêu khê thủ tục hành chính nhà đất ảnh 1Người dân mua nhà ở xã hội Ehome S tại khu đô thị Mizuki Park, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, mòn mỏi chờ sổ hồng. Ảnh: HOÀNG HÙNG 

Ở một tình huống khác, Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã thống kê trong hàng trăm dự án (DA) nhà ở gặp các vướng mắc về pháp lý, có tới 1/4 DA vướng về xác định nghĩa vụ tài chính. Mặc dù chủ đầu tư đã nhiều lần trình Sở TN-MT phương án nộp tiền sử dụng đất với mong muốn hoàn thành nghĩa vụ tài chính để giải quyết quyền lợi cho cư dân, nhưng vẫn không thể.

Các DA đã hoàn tất xây dựng và bàn giao cho khách hàng, nhưng vướng mắc chủ yếu là DA chưa được phê duyệt tiền sử dụng đất. Thậm chí, để người mua nhà có sổ hồng, doanh nghiệp đã tạm ứng 500 tỷ đồng nộp trước tiền sử dụng đất nhưng chưa thể hoàn tất thủ tục.

Nâng cao trách nhiệm

 
 

Cuối tháng 7, Sở TN-MT có văn bản số 5601/STNMT-TTr gửi chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Bình Thạnh chỉ đạo phải thực hiện hồ sơ đăng ký biến động, cấp đổi giấy chứng nhận của ông Tạ Xuân Tùng theo quy định của pháp luật; trường hợp từ chối giải quyết phải có văn bản từ chối nêu rõ lý do, trả lời cho công dân.

Trong khi đó, phân tích về những vướng mắc trong việc cấp sổ hồng, ông Lê Thành Phương, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM, cho biết, có nhiều lý do khiến người dân mua căn hộ chung cư chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, trong đó có trường hợp các chủ đầu tư đem GCNQSDĐ và căn nhà - tài sản hình thành trong tương lai, đi cầm cố cho các khoản vay ngân hàng.

Đối với các trường hợp này, Sở TN-MT đang phối hợp với Sở Xây dựng để xử lý vi phạm, sau đó sẽ có văn bản thẩm định đủ điều kiện cấp sổ hồng cho người dân nhưng sẽ chậm, vì theo quy định chủ đầu tư phải khắc phục sai phạm xong thì cơ quan thẩm quyền mới thẩm định. 

Từ nay đến cuối năm 2022, Sở TN-MT sẽ cấp xong 20.000 sổ hồng cho các DA đủ điều kiện cấp giấy. Vậy nhưng, trên địa bàn TPHCM còn hàng chục ngàn căn hộ trong các DA có vướng mắc về nghĩa vụ tài chính vẫn chưa biết khi nào mới được giải quyết. Hiện nay việc tính tiền sử dụng đất đang bị vướng rất nhiều. Về vấn đề này, Sở TN-MT đã nhiều lần gửi văn bản hỏi cơ quan chuyên môn làm sao hoàn thành việc tính nghĩa vụ tài chính, từ đó làm cơ sở để xem xét cấp sổ hồng cho từng căn hộ.

Đồng thời, đẩy nhanh công tác rà soát hồ sơ pháp lý, xác định nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với các DA nhà ở để cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà. Đơn vị sẽ tiếp tục kiến nghị TPHCM có chính sách tháo gỡ vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà tại các DA phát triển nhà ở.

Cần sự chuyển động tích cực của hệ thống hành chính công

Ngày 21-7, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM, đại diện Sở TN-MT cho hay, đến nay đơn vị đang giải quyết cấp giấy chứng nhận cho 390 dự án nhà ở. Năm 2022, đơn vị này đặt mục tiêu cấp giấy chứng nhận cho 23.000 căn nhà. 

Nhiều năm qua, việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai tại TPHCM luôn là “điểm nghẽn”, gây bức xúc không nhỏ với người dân và doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, giai đoạn 2011-2020, phần lớn các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về việc gây phiền hà, chậm trễ, không thực hiện đúng quy định của các cơ quan hành chính nhà nước tại TPHCM đều liên quan đến việc giải quyết hồ sơ nhà đất.

Gần đây, chính quyền thành phố đặt mục tiêu đẩy nhanh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Để đạt được điều đó, thành phố rất cần sự chuyển động của hệ thống hành chính công.

ĐÔNG GIA

 

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TPHCM:

Người dân được tiếp cận thông tin, sử dụng đất một cách công bằng

Quy trình phức tạp, thời gian kéo dài, yêu cầu nhiều thủ tục, giấy tờ, có nơi cán bộ hành dân..., là thực trạng thực thi thủ tục hành chính liên quan đến đất đai xây dựng ở nhiều nơi. Thực tế ở TPHCM, giữa các quận, huyện có sự khác biệt trong cách làm.

Ví dụ, có nơi không cho tách thửa, không cấp phép xây dựng; có nơi cho tách nhưng chỉ cấp phép tạm thời (có thời hạn); có nơi cho chuyển mục đích sử dụng, nơi không cho; có nơi cho cấp phép xây dựng chính thức; có nơi triển khai dịch vụ công trực tuyến, nơi không… 

Quản lý và sử dụng đất phải đảm bảo lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận thông tin, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững. Không những vậy, người dân khi làm dịch vụ công vẫn gặp tình trạng nhũng nhiễu. Do đó, phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, xử lý nghiêm cán bộ gây nhũng nhiễu. 

ĐỨC TRUNG

Nguồn:Nhiêu khê thủ tục hành chính nhà đất | Xã hội | Báo Sài Gòn Giải Phóng (sggp.org.vn)

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006