Luật Sư Thừa Kế

Luật sư tư vấn về thừa kế tài sản là Đất đai

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Luật sư tư vấn về thừa kế tài sản là Đất đai

Chào luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp thừa kế đất đai, quyền sử dụng đất mà ông bà tôi để lại (khi ông bà mất không có di chúc), nội dung cụ thể như sau:

 

Bà tôi có mảnh đất sổ đỏ mang tên bà tôi (ông nội tôi đã mất từ lâu). Nhưng trước khi mất bà tôi không để lại di chúc cho ai. Giờ bố tôi là con trưởng muốn vào làm nhà ở mảnh đất đó để thờ tự. Và muốn chuyển số đỏ cho bố tôi. Bà tôi có 7 người con trong đó 6 người cả bố tôi đã đồng ý và làm 1 tờ giấy cả 5 người đã ký nhận. Chỉ còn 1 người không ký.

Vậy tôi viết thư này xin luật sư tư vấn cho bố tôi muốn làm sổ đỏ cho bố tôi thì phải làm thế nào ạ!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới VPLS GIA ĐÌNH, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bà bạn mất không để lại di chúc do đó áp dụng điểm a khoản 2 điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì bố bạn và các chú của bạn được hưởng thừa kế theo pháp luật mảnh đất mà bà bạn để lại.

Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì bố bạn và 6 người chú đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng một phần di sản bằng nhau.

Theo như bạn trình bày thì 5 người em của bố bạn đã đồng ý nhượng lại phần thừa kế của họ cho bố bạn nhưng nếu người em còn lại không đồng ý thì bố bạn cũng không thể tiến hành thủ tục sang tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được. Do đó bố bạn phải thỏa thuận với người em còn lại của mình để người đó đồng ý để lại phần di sản thừa kế cho bố bạn.

Sau đó, khi cả 6 người cùng đồng ý để lại phần di sản thừa kế của mình cho bố bạn thì bố bạn cùng các chú của bạn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất của bà bạn để lại làm văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản từ chối nhận di sản. Lưu ý là việc từ chối nhận di sản thừa kế phải thực hiện trước khi chia di sản thừa kế. Do vậy bố bạn cần đạt được sự thỏa thuận với người chú còn lại càng nhanh càng tốt.

Khi đã có văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản từ chối nhận di sản thừ kế của các đồng thừa kế bố bạn có thể tiến hành làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất.

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Chia thừa kế khi không để lại di chúc như thế nào?

Xin chào luật sưTôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Căn nhà hiện tại tôi đang ở là nhà của bà nội để lại. Bà nội tôi có 2 người con là ba tôi (ba dượng) và bác Út. Ba tôi không có con, tôi là con riêng của mẹ tôi. Bác Út thì có 2 người con gái. Vì lúc bà nội còn sống là ở chung với ba mẹ tôi nên khi mất bà để lại căn nhà cho ba mẹ tôi. Từ trước tới giờ nhà tôi chưa có giấy tờ nhà, nên giờ tôi muốn làm giấy tờ để hợp thức hóa. Thì tôi nên làm như thế nào ạ? Hai người con của bác Út có ý muốn chia đất và nếu không thì tôi phải đưa 300 triệu để ký tên vào các giấy tờ cần thiết. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn luật sư.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp bà nội của anh/chị chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế của bà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Do thông tin cung cấp không cụ thể nên để được tư vấn chi tiết Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Trân trọng...

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/bjbQiXB6s4s" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

hung1

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Một trong những vướng mắc lớn trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời điểm mở thừa kế; đặc biệt việc xin cấp Trích lục khai tử rất khó thực hiện nếu cha đẻ, mẹ đẻ của họ đã chết từ lâu. Bất cập này cản trở việc tiến hành các thủ tục mở thừa kế, ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp.

 

Khó khăn, vướng mắc trong áp dụng quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Quy định này chỉ không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Như vậy, về nguyên tắc, những người kể trên đương nhiên được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà không phụ thuộc vào việc họ có được di chúc phân chia di sản cho hay không.

Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy nhiều vướng mắc phát sinh đối với trường hợp cần xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc còn sống hay đã chết vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định, những người thừa kế của người để lại di chúc sẽ tiến hành các thủ tục mở thừa kế khi người để lại di chúc qua đời (thường là tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng). Công chứng viên phải xác định chính xác, rõ ràng những người sẽ được hưởng thừa kế. Theo đó, như đã nêu trên, cha đẻ, mẹ đẻ là những người đương nhiên được hưởng thừa kế mà không bị phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do vậy, nếu cha đẻ, mẹ đẻ vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì sẽ bắt buộc phải chia cho những người này. Còn nếu như cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã qua đời thì quy định này mới không được thực hiện.

 Khi tiến hành thủ tục mở thừa kế, những người thừa kế sẽ phải xuất trình giấy Trích lục khai tử của người chết có để lại di chúc và trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ của người chết cũng đã chết thì còn phải cung cấp thêm Trích lục khai tử của những người này. Nếu không, Công chứng viên sẽ không thể tiến hành các thủ tục mở thừa kế vì không xác định rõ ràng việc cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết thật hay chưa.

Tuy nhiên, một vướng mắc rất lớn chính là nếu như cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết từ rất lâu thì việc xin cấp Trích lục khai tử gần như khó có thể thực hiện được. Bởi thời kỳ trước, việc tiến hành các thủ tục cấp “Trích lục khai tử” dường như vẫn còn rất xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam và chính quyền; công tác quản lý hành chính chưa thật sự được quan tâm, chú trọng.

Nói cách khác, trước đây, các vấn đề liên quan đến thủ tục quản lý hộ tịch nói chung và thủ tục khai tử nói riêng khá lỏng lẻo, sơ sài. Cũng vì thế, rất nhiều gia đình khi có người chết thì chỉ báo qua với xã, phường và xã, phường cũng không yêu cầu tiến hành các thủ tục gì thêm. Hiện nay, việc quản lý hộ tịch lại rất chặt chẽ, bài bản; thậm chí nhiều nơi áp dụng máy móc, vì thế, đã làm nảy sinh sự không tương thích, mâu thuẫn giữa việc quản lý hộ tịch trong những giai đoạn khác nhau. Việc mở thừa kế thực hiện theo quy định là phải có căn cứ rõ ràng để xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết. Điều này gây khó khăn và cản trở rất lớn cho những người thừa kế hợp pháp và trên thực tế, không ít trường hợp, việc giải quyết trở nên bế tắc vì không thể tìm được căn cứ chứng minh cho những tình huống trên. Thông thường, khi giải quyết vấn đề tìm căn cứ xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết thì hầu hết các Phòng công chứng hoặc các Văn phòng công chứng sẽ hướng dẫn những người thừa kế tiến hành theo các cách thức như sau:

Cách thứ nhất, về địa phương (nơi cư trú cuối cùng của cha đẻ, mẹ đẻ người để lại di chúc) xin Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường cấp (hoặc cấp lại tùy theo yêu cầu của từng nơi) “Trích lục khai tử” cho cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc. Tuy nhiên, do công tác quản lý hành chính và địa hạt của Việt Nam thường xuyên thay đổi; một địa phương có thể tách, nhập; chuyển từ huyện lên quận hoặc thường xuyên thay đổi số nhà, tổ dân phố… Do vậy, nhiều UBND từ chối cấp “Trích lục khai tử” vì lấy lý do vào thời điểm người chết qua đời thì nơi cư trú cuối cùng của người chết thuộc địa bàn của phường, xã khác; tại UBND không có bản sao hoặc giấy tờ gì có thể xác định việc cha, mẹ của người để lại di chúc từng cư trú hoặc chết. Trong trường hợp này, UBND xã, phường sẽ hướng dẫn người thân của người chết lên UBND cấp huyện, quận hoặc cơ quan công an huyện, quận để xin xác nhận thông tin của người chết. Tuy nhiên, do công tác bàn giao giấy tờ, sổ sách từ các cơ quan hành chính qua các giai đoạn khác nhau thường không có sự thống nhất hoặc do thời gian quá lâu nên đã mất mát, hư hỏng, vì thế, không ít trường hợp các UBND huyện, quận và công an huyện, quận lại trả lại hồ sơ.

Cách thứ hai, nếu không thể xuất trình “Trích lục khai tử” của cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc thì người thừa kế phải đi xin xác nhận của UBND phường, xã về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã qua đời. Thế nhưng, thông thường, các UBND phường, xã sẽ từ chối vì nhiều lý do. Hơn nữa, nếu đặt giả thiết người để lại di chúc qua đời ở tuổi 80 (tạm xác định lấy mốc năm 2019 và người này sinh năm 1939) và cha, mẹ của người này mất ngay từ năm 1940, tức là còn trước thời điểm Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (02/9/1945). Vì vậy, các cơ quan quản lý hành chính hiện nay lại càng không thể xác định cha, mẹ của người để lại di chúc đã chết hay chưa hoặc nơi cư trú cuối cùng của họ là ở đâu. Do đó, trên thực tế, cách này gần như không thực hiện được.

Cách thứ ba, các Công chứng viên (đặc biệt tại các Văn phòng công chứng) sẽ phải tự đi điều tra, xác minh (bằng nhiều phương pháp như hỏi thông tin từ hàng xóm của gia đình người chết hoặc từ những người thân của người để lại di chúc) về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người đó đã chết thật hay chưa. Thậm chí, có trường hợp, Công chứng viên còn bí mật đến tận nhà người để lại di chúc chỉ để quan sát ảnh thờ cúng của cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc. Dù vậy, đây chỉ là các phương pháp của cá nhân Công chứng viên để có thể kết luận việc mở thừa kế và loại bỏ quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc. Ngoài ra, cũng có trường hợp, Công chứng viên tự đưa ra tiêu chí xác định dựa trên độ tuổi của người để lại di chúc khi qua đời. Cụ thể, do chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể của pháp luật nên khá nhiều Công chứng viên tự cho rằng, nếu người để lại di chúc chết khi đã trên 85 tuổi thì có thể loại bỏ cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc ra khỏi diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Bởi lẽ, nếu tính toán cơ học bằng việc cộng tuổi của người để lại di chúc với độ tuổi cần thiết để có thể sinh ra người để lại di chúc thì đương nhiên khi đó cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã hơn 100 tuổi và có lẽ rất ít người còn có thể sống đến thời điểm này. Còn nếu trường hợp người để lại di chúc chết trước khi đủ 85 tuổi (hoặc có thể tùy thuộc quan điểm của từng Công chứng viên) thì các Công chứng viên sẽ lại phải tự điều tra, xác minh và đưa ra quyết định cuối cùng, chủ yếu dựa vào “niềm tin nội tâm” của chính bản thân họ.

Tóm lại, cho dù có tiến hành theo cách thức nào để có thể xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã qua đời hay chưa thì đều gây khó khăn cho những người thừa kế hợp pháp, các Công chứng viên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến quá trình tiến hành các thủ tục mở thừa kế.

Một số kiến nghị

Có thể khẳng định, việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nhằm “bảo vệ lợi ích của một số người trong diện những người thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta”. Thế nhưng việc thực hiện các quy định này lại không phù hợp với tình hình, hoàn cảnh, điều kiện thực tế trong nhiều trường hợp và đây lại là nguyên nhân gây ra sự khó khăn, phức tạp cho nhiều bên liên quan đến quá trình tiến hành thủ tục mở thừa kế. Từ đó, theo tác giả, pháp luật cần có hướng giải quyết đối với trường hợp người chết từ rất lâu mà không thể tiến hành các thủ tục xin cấp Trích lục khai tử hoặc cấp lại Trích lục khai tử thì những người thừa kế hợp pháp vẫn có thể nhanh chóng tiến hành thủ tục mở thừa kế.

Tác giả cho rằng, nếu những người thừa kế hợp pháp đã tiến hành đầy đủ các thủ tục theo đúng yêu cầu của UBND nơi cư trú cuối cùng của người là cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc; đã yêu cầu các cơ quan như UBND quận, huyện, cơ quan công an quận, huyện và các cơ quan này đều đã có công văn trả lời về việc không thể xác định nơi cư trú cuối cùng hoặc nơi chết thì tất cả những người thừa kế hợp pháp phải cùng lập văn bản cam kết trước sự chứng kiến của Công chứng viên hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo trước pháp luật về việc cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc cũng đã chết. Tuy nhiên, để loại trừ các trường hợp cố tình gian dối khi khai nhận thừa kế, rất cần bổ sung các quy định về hình phạt đối với việc phạm tội cố tình khai nhận di sản thừa kế. Khung hình phạt phải đủ sức răn đe và phòng ngừa. Theo tác giả, đây sẽ là hướng giải quyết hợp lý để các Công chứng viên và những người thừa kế hợp pháp có thể tiến hành nhanh chóng, thuận lợi các thủ tục mở thừa kế tiếp theo.

Bên cạnh đó, trên thực tế, không ít trường hợp những người thừa kế hợp pháp có thể cung cấp được cho Công chứng viên hoặc cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền những loại giấy tờ có liên quan đến việc xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết như Hợp đồng tang lễ, Hợp đồng nhập mộ, Thẻ mộ (tại một số nghĩa trang lớn trước đây) …

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các loại giấy tờ này không được Công chứng viên hoặc các cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận vì lý do các tổ chức chịu trách nhiệm cấp, quản lý giấy tờ này không phải là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù vậy, theo tác giả, cần xem xét và nên công nhận giá trị pháp lý của các loại giấy tờ trên.

Trong đó, trước mắt cần xây dựng cơ chế liên kết, tìm kiếm và tra cứu thông tin giữa các Ban quản lý nghĩa trang với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết thủ tục mở thừa kế, để phối hợp trong việc xác định một người đã chết từ cách đây rất lâu. Từ đó, có thể giải quyết được một phần khó khăn, vướng mắc khi tiến hành xác định cha đẻ, mẹ đẻ của người để lại di chúc đã chết hay chưa; 

 

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/3znv-2rwJOY" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

206

LS TRẦN MINH HÙNG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

Hồ sơ và trình tự thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Hồ sơ và trình tự thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Hồ sơ khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Thời hiệu về thừa kế. Giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống để khởi kiện phân chia di sản thừa kế tại Tòa án.

Tóm tắt câu hỏi:

1. Tôi muốn khởi kiện anh trai tôi về quyền thừa kế tài sản của cha mẹ tôi để lại không có di chúc. Nhưng do điều kiện gia đình và công tác xa quê không trực tiếp đến tại tòa án nhân dân tỉnh. Vậy xin luật sư cho biết tôi cần làm những giấy tờ, thủ tục gì để gửi về tòa án nhân dân tỉnh để được tòa án tỉnh giải quyết?

2. Giấy khai sinh gốc bị mất, còn lại bản sao vậy bản sao có được chấp nhận khi gửi lên tòa án không?

Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu còn trong thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì bạn có quyền khởi kiện anh trai bạn tới Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Nếu bạn không tới trực tiếp Tòa án thì bạn có thể gửi hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện. Hồ sơ khởi kiện phân chia di sản thừa kế gồm:

– Đơn khởi kiện chia di sản thừa kế;

– Giấy khai sinh bản chính của bạn;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

– Bản kê khai các di sản;

– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

– Chứng minh thư nhân dân bản sao có chứng thực

– Sổ hộ khẩu gia đình của bạn bản sao có chứng thực

Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh trai bạn đang sinh sống.

Thời gian giải quyết: 4 tháng – 6 tháng.

Nếu bạn không có giấy khai sinh bản chính thì bạn có thể nộp thay bằng giấy khai sinh bản sao và khi nộp hồ sơ khởi kiện bạn nêu rõ lý do vì sao bạn không cung cấp được giấy khai sinh bản chính...

 

Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.

Chúng tôi là Văn phòng Luật sư Gia Đình - Đoàn Luật sư TP.HCM tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

         Tên Luật sư Gia Đình không có nghĩa là chúng tôi chỉ chuyên về gia đình mà tên Luật sư Gia Đình là do Văn phòng luật sư chúng tôi bao gồm các luật sư xuất thân từ trong các gia đình yêu và đam mê nghề luật nên ý tưởng manh nha của các luật sư sáng lập đặt tên là Văn phòng luật sư Gia Đình.

          Với hàng chục nghìn khách hàng được tư vấn về pháp luật tại Luật Sư Gia Đình, chúng tôi là một trong những luật sư tiên phong trong việc giúp các cá nhân, doanh nhân đạt được kết quả tốt nhất và khởi sự kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi. Luật sư Gia Đình- "Hãng luật uy tín của bạn" là khẩu hiệu mà Luật sư Gia Đình chọn làm phương châm xuyên suốt trong mọi hoạt động hành nghề. Mỗi khách hàng đối với chúng tôi là một người bạn, một vinh dự quý báu và đáng trân trọng nên chúng tôi có nghĩa vụ phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Mỗi hoạt động mà Văn phòng Luật sư Gia Đình dành cho khách hàng của mình cũng là để góp phần gìn giữ và xây dựng những danh hiệu quý báu ấy và bảo đảm được mong muốn, quyền lợi của khách hàng góp phần bảo vệ công lý nói chung. Luật sư Gia Đình luôn coi trọng chữ “Tâm” và “Đức” của nghề luật sư, chữ "tâm" là cốt lõi của nghề luật sư và mục tiêu chúng tôi hướng tới nhằm góp phần cho sự bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Luật sư Gia Đình là một trong những luật sư uy tín tại Việt Nam và là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, cá nhân và gia đình trong và ngoài nước. Tại đây tập trung các Luật sư có đạo đức và luật sư chuyên nghiệp trong chuyên môn cũng như trong cách giải quyết công việc, hồ sơ cho khách hàng hiệu quả. Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý và công tác tại nhiều thành phố khác nhau cùng với kinh nghiệm, học hỏi nhiều luật sư, bạn bè đang làm việc tại nhiều thành phố trên thế giới…Hãng luật Gia Đình hội đủ những phẩm chất, kỷ năng, kinh nghiệm về chuyên môn và đạo đức đủ khả năng giải quyết và tranh tụng những vụ việc,các tranh chấp  phức tạp và khó xảy ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi luôn làm việc với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an Điều tra, Sở tư pháp, Sở kế hoạch đầu tư, Cơ quan thi hành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các luật sư đồng nghiệp…nhằm đạt được công việc hiệu quả và nhanh chóng cho khách hàng...

        Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), SCTV, THĐN, THQH, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Truyền hình Quốc Hội... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Chống dịch mùa Covit, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

              Chúng tôi đã giải quyết nhiều vụ tranh chấp và từng tư vấn pháp luật thường xuyên cho nhiều công ty như: Công ty chế biến trái cây Yasaka (Nhật bản), Công ty Nam Chê (Hàn Quốc), Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Bến Thành (Cổ phần nhà nước), Công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng, Công ty Vina Buhmwoo (Hàn Quốc), Công ty ECO SYS Kim Trường Phát (Hàn Quốc), Công ty cổ phần BĐS BiG Land, Công ty TNHH dược phẩm  AAA, Công ty TNHH Hanwa Kakoki Việt Nam (Nhật Bản), Công ty TNHH DV BV Ti Tan, Công ty CP Chuỗi Nông sản Sài gòn, Công ty CP BĐS Happy Land S, Công ty CP SG Xây dựng (cổ phần hóa nhà nước), Công ty CP Maduphar, Công ty Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên)…và nhiều công ty khác.

Là văn phòng luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi. Chúng tôi đã bào chữa cho rất nhiều vụ án được báo chí và người dân quan tâm.

           Ngoài lĩnh vực hoạt động, Văn phòng Luật sư Gia Đình còn tham gia nhiều hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách, người nghèo, bào chữa, bảo vệ miễn phí cho nhiều đối tượng... Khách hàng đến với Văn phòng luật sư Gia Đình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ sâu sắc về mọi mặt trong đời sống của các Luật sư Gia Đình.

            Văn Phòng Luật sư Gia Đình xin gửi lời chúc sức khoẻ và cảm lời cảm ơn sâu sắc đến với tất cả Quý khách hàng đã và đang hợp tác với chúng tôi trong thời gian qua. Chúng tôi tin rằng khi đến với Luật sư Gia Đình quý khách sẽ nhận được được những dịch vụ pháp lý hoàn hảo và đáng tin cậy, sự tận tâm, tận tình của chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư và các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của chúng tôi. Yếu tố quyết định cho sự thành công bền vững của Luật sư Gia Đình chính là sự chuyên nghiệp, uy tín, trung thực đối với khách hàng và không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn và đạo đức của Luật sư trong nước và Luật sư thế giới thể hiện trong việc phân công đội ngũ nhân sự phù hợp, phát huy tốt nhất nhân tố con người.

Là văn phòng luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.

Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…

Đại diện Văn phòng Luật sư Gia Đình

THỦ TỤC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI CỦA BỐ MẸ CHO CON

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

THỦ TỤC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI CỦA BỐ MẸ CHO CON

Khi bố mẹ mất mà có tài sản để lại thì theo pháp luật về thừa kế con cái có quyền hưởng phần di sản này theo di chúc và theo pháp luật. Di sản thừa kế gồm tiền, tài sản, giấy tờ có giá, đất đai,.. mà bố mẹ để lại. Thừa kế đất đai có phần đặc biệt hơn, được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai quy định rất chặt chẽ. Vậy điều kiện, thủ tục để thừa kế đất đai của bố mẹ cho con là như thế nào.

Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con.

Cơ sở pháp lý


- Bộ luật dân sự 2015

- Luật đất đai 2013

- Luật công chứng 2014

- Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Thừa kế là gì?


Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

Các hình thức của thừa kế


Thừa kế gồm hai hình thức

- Thừa kế theo pháp luật

- Thừa kế theo di chúc

Thừa kế đất đai là gì


- Thừa kế đất đai là trường hợp những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật được hưởng phần di sản đất đai mà người chết để lại theo quy định của pháp luât về đất đai và pháp luật về thừa kế.

 

Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con


- Đất đó phải được sử dụng ổn định

- Đất không có tranh chấp

- Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án

- Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại

Các giấy tờ liên quan khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con


- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)

- Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.

- Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

- Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…

- Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

Thành phần hồ sơ để cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 


Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

- Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.

+ Di chúc hợp pháp.

+ Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;

Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.

+ Bản án, quyết định của Tòa án.

+ Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.

Lưu ý:

- Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

- Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.

Trình tự thực hiện cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con


 Bước 1. Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp:

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh;

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Lưu ý:

Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế trước khi nộp hồ sơ.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ

Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp 2. Hồ sơ đầy đủ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 3. Xử lý yêu cầu

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;

- Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời hạn giải quyết


Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế như sau:

- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian 10 ngày không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Các nghĩa vụ phải thực hiện 


- Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ:

+ Mức thuế phải nộp: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

+ Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.

+ Lệ phí địa chính: Căn cứ vào từng quyết định của địa phương

+ Lệ phí thẩm định: Căn cứ pháp lý tùy thuộc vào từng địa phương

Những trường hợp không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ


Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân thì những trường hợp sau khi nhận thừa kế là nhà, đất thì không phải nộp thuế, lệ phí trước bạ, cụ thể:

Thừa kế nhà, đất giữa:

+ Vợ với chồng;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;

+ Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;

+ Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;

+ Cha vợ, mẹ vợ với con rể;

+ Ông nội, bà nội với cháu nội;

+ Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;

+ Anh, chị, em ruột với nhau.

- Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Lưu ý:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013). Nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi không đăng ký biến động đất đai.

Khách hàng cần cung cấp


Thông tin cần cung cấp 

- Thông tin về thửa đất

- Thông tin về các thành viên trong gia đình

Tài liệu cần cung cấp 

- Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Bản sao di chúc hợp pháp và biên bản mở di chúc ( trong trường hợp hưởng thừa kế theo di chúc)

- Biên bản thỏa thuận về phân chia tài sản có công chứng ( trong trường hợp chia theo pháp luật)

- Giấy chứng tử của bố mẹ 

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con

- Thực hiện thủ tục sang tên, đăng ký biến động về đất đai

- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng

- Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến đất được thừa kế.

Liên hệ với chúng tôi..................

 

13

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

Thừa kế của người chưa đủ tuổi kết hôn chung sống như vợ chồng


Thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp về chia di sản thừa kế có vướng mắc trong trường hợp người nam, nữ chung sống như vợ chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn trước ngày 03/01/1987 và không đăng ký kết hôn. Tại thời điểm người nam hoặc người nữ chết thì cả hai đã đủ tuổi kết hôn theo quy định hiện hành. Vậy trường hợp này người sống có được hưởng di sản do người chết để lại?

Tại điểm a khoản 1 phần II của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn như sau: Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế”. Quy định này trong thực tiễn được hiểu là người nam và người nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 nhưng sau đó không đăng ký kết hôn và khi một người chết trước thì người còn sống được quyền hưởng di sản của người chết để lại. 

Việc người nam và người nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thực tiễn có hai trường hợp như sau: 

- Trường hợp thứ nhất: người nam hoặc người nữ hoặc cả hai người nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn. 

- Trường hợp thứ hai: cả hai người nam, nữ đã đủ tuổi kết hôn. Trường hợp này thực tiễn không có vướng mắc gì. Tuy nhiên, đối với trường hợp thứ nhất thì thực tiễn còn có quan điểm khác nhau. 

Quan điểm thứ nhất: Do người nam hoặc người nữ hoặc cả hai người nam, nữ tại thời điểm chung sống như vợ chồng không đủ tuổi kết hôn nên mặc dù họ sống chung trước ngày 03/01/1987 nhưng không được coi là quan hệ vợ chồng vì không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế. Hôn nhân thực tế được hướng dẫn như sau: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” (theo khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội).

Tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp có hướng dẫn như sau: “Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn”. Như vậy, hôn nhân thực tế theo hướng dẫn trên được hiểu là phải đáp ứng 2 điều kiện: Một là, hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn; Hai là, hai bên nam, nữ phải tuân thủ đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (trừ những trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc trước giải phóng lấy tiếp vợ hai theo hướng dẫn của Thông tư số 60 ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao). Vì vậy, trường hợp này, người còn sống không được quyền hưởng di sản của người chết để lại vì không được công nhận là vợ chồng.

Quan điểm thứ hai cũng là quan điểm của tác giả cho rằng: Tại thời điểm chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987, mặc dù người nam hoặc người nữ hoặc cả hai người nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng tại thời điểm mở thừa kế thì họ đã đủ tuổi kết hôn nên vẫn công nhận họ là vợ chồng. Bởi vì, khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.

Đối chiếu pháp luật về hôn nhân và gia đình trước thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì không có quy định về hôn nhân thực tế. Do đó, tòa án sẽ áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và quy định pháp luật liên quan để xem xét quan hệ hôn nhân giữa người nam và người nữ trong trường hợp này. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội và hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp thì trường hợp này người nam và người nữ được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vì vậy, người còn sống được quyền hưởng di sản do người chết để lại.

Cùng một vấn đề nhưng thực tiễn lại có hai cách hiểu khác nhau. Từ hai cách hiểu này dẫn đến việc giải quyết vụ án là trái ngược nhau, làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nếu việc giải quyết vụ án không đúng pháp luật. Xuất phát từ vướng mắc, bất cập trong thực tiễn như đã nêu, tác giả đề xuất cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể về trường hợp hai người nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và không đăng ký kết hôn. Nếu tại thời điểm mở thừa kế cả người nam và nữ đã đủ tuổi kết hôn thì người còn sống là người nam hoặc người nữ có được hưởng di sản do người chết mà họ chung sống như vợ chồng để lại hay không. Tác giả đề xuất nội dung hướng dẫn như sau: Trường hợp người nam hoặc người nữ hoặc cả người nam và người nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và không đăng ký kết hôn; nếu tại thời điểm mở thừa kế cả người nam và nữ đã đủ tuổi kết hôn thì người còn sống được hưởng di sản do người chết mà họ chung sống như vợ chồng để lại.

Rất mong bạn đọc cùng nghiên cứu, trao đổi vướng mắc trên để nhận thức pháp luật trong thực tiễn được thống nhất.

DƯƠNG TẤN THANH

TAND thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nguồn: Luật sư Việt Nam

 

 
Download các văn bản pháp luật, công văn hành chính, biểu mẫu hợp đồng, tố tụng, các biểu mẫu liên quan, tìm hiểu về chúng tôi tại đây:
 
 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006