Luật Sư Thừa Kế

Luật sư tư vấn cháu có được thừa kế di sản của cậu ruột không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

1. Cháu có được nhận thừa kế của dì ruột không?

Dì ruột tôi lập gia đình có con và chồng nhưng họ bỏ đi rồi, bây giờ dì sống với tôi. Dì có hứa sẽ để lại tài sản cho tôi, vậy khi dì mất thì tôi có được nhận thừa kế không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được nhận thừa kế được xác định dựa vào nội dung di chúc hoặc được chia thừa kế theo pháp luật.

* Trường hợp dì mất có để lại di chúc

Nếu di chúc hợp pháp (đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015) thì việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo di chúc của dì. Do đó bạn có được nhận thừa kế hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc của dì.

* Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc mà di chúc không hợp pháp

Theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ tiến hành chia thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 651 Bộ luật này thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo đó, trường hợp dì bạn mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản của dì sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 nêu trên không còn do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì bạn (hàng thừa kế thứ 3) được nhận di sản.

2. Cháu có được thừa kế di sản của cậu ruột không?

Thứ nhất, về vấn đề lập di chúc

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 về người lập di chúc:

Điều 625. Người lập di chúc

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp thì cậu của bạn không được minh mẫn, không nhận thức và làm chủ hành vi của mình; thì không đáp ứng các điều kiện để lập di chúc phù hợp với quy định của pháp luật. Do đó cậu của bạn không đáp ứng được điều kiện để lập di chúc.

Thứ hai, về vấn đề chia thừa kế theo pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì khi người để lại di sản chết không có di chúc, thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Khi cậu bạn mất đi, thì di sản thừa kế của cậu bạn sẽ được chia theo pháp luật, chia theo thứ tự ưu tiên hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật dân sự như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Như vậy, thứ tự ưu tiên sẽ lần lượt, nếu những người ở hàng thừa kế thứ nhất không còn, thì mẹ bạn và dì bạn được hưởng di sản thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai. Trường hợp nếu mẹ bạn và dì bạn từ chối nhận di sản thì các cháu ruột mới được hưởng di sản thừa kế của cậu bạn. Và về nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật thì di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người đồng thừa kế.

HTV XANH111

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn!.

Luật sư tư vấn chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

1. Chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?

Chồng tôi mất cách đây 4 năm. Nay mẹ chồng tôi đột ngột qua đời không để lại di chúc (bố chồng tôi mất cách đây đã lâu).

Dưới chồng tôi còn một người em gái nữa. Xin hỏi luật sư tôi là con dâu thì có được hưởng thừa kế của gia đình chồng không? Nếu tôi không được hưởng thì con trai chúng tôi năm nay 10 tuổi có được hưởng thừa kế không?

Luật sư Gia Đình trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ chồng và chồng bạn mất đều không để lại di chúc, di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật này:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó thì phần di sản của bố chồng bạn sẽ được chia cho mẹ chồng bạn, chồng bạn và em gái của chồng bạn. Khi chồng bạn mất thì di sản thừa kế của chồng bạn được chia cho mẹ chồng bạn, bạn, con bạn. Mẹ chồng bạn mất di sản thừa kế được chia cho chồng bạn và em gái chồng bạn. Nhưng chồng bạn mất trước mẹ chồng nên phần di sản thừa kế chồng bạn được hưởng nếu còn sống sẽ do con bạn hưởng theo quy định tại Điều 652 về thừa kế thế vị.

Gia đình bạn nên thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh để thuận tiện cho việc thực hiện quyền sở hữu tài sản sau này.

2. Con gái đã lấy chồng có được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ không?

Nội dung câu hỏi: Gia đình ông bà e có 6 người con 4 gái và 2 trai . năm 2000 bà nội e mất sau khi bà nội e mất , ông nội có viết di chúc để lại mảnh đất cho 2 anh e trai là bác em và bố em thừa hưởng mảnh đất ấy . năm 2004 do điều kiện ở xa bác lấy vợ ở bắc cạn và ở rễ ở đấy có về bán nửa mảnh đất khi đó bố mẹ e đã mua lạị lúc đó chỉ ghi giấy tờ bằng tay do bác em viết và có đóng dấu ở xã . nhà e chưa làm lại trích lục vẫn đứng tên ông nội . Bố e lấy một người vợ sinh được một anh trai do không hợp nhau nên đã li hôn , lúc đấy sổ đỏ vẫn đứng tên ông bà nên bố e không có quyền chia tài sản chỉ chu cấp cho con bà vợ trước ăn học đủ 18 tuổi . Năm 2017 do gặp tai nạn bố em bị mất . đầu năm nay mẹ em có lên xã làm lại trích lục đất trong quá trình làm thì nhận đc đơn kiện tranh chấp về miếng đất gia đình em đang ở. Người kiện là con của bà vợ trước của cha em và các con của ông bà (bác trai và các bác gái ). Họ kiện để tranh chấp quyền lợi từ miếng đất ấy lên xã nên gia đình em không làm lại được sổ đỏ .các bác ở xã bảo do có đơn chanh chấp đất nên xã không thể giải quyết cấp sổ cho gia đình được . xin hỏi luật sư thì anh bà vợ trước có được chia đất không ạ các bác gái nhà e đã đi lấy chồng thì có được hưởng đất của gia đình em không ạ. bây giờ gia đình em phải làm sao mới làm được trích lục đứng tên mẹ em và 3 chị em ạ mong công ty luật tư vấn giúp e.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Văn Phòng Luật Sư Gia Đình, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, chia di sản thừa kế của ông, bà và bố bạn.

Căn cứ Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Và căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Bạn có thể xác định việc bác gái và anh trai bạn có được hưởng di sản thừa kế là mảnh đất hiện tại gia đình bạn đang quản lý hay không qua việc chia di sản thừa kế của ông , bà và bố bạn:

- Chia di sản thừa kế của ông bạn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì ông bạn có để di chúc để lại di sản thừa kế của ông cho bố và bác trai của bạn. Vậy khi ông mất thì di sản của ông sẽ được chia theo di chúc nếu di chúc của ông hợp pháp. Di chúc không hợp pháp thì chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

- Chia di sản thừa kế của bà bạn:

Nếu bà bạn để lại di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu bà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản được chia đều cho tất cả những người thừa kế thứ nhất. Như vậy các bác gái của bạn vẫn có thể được hưởng phần di sản từ bà để lại, bà mất năm 2000 thì hiện tại vẫn còn thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

- Chia di sản của bố bạn:

Thứ hai, mẹ bạn và các chị em làm thủ tục sang tên mảnh đất hiện nay đang quản lý như thế nào?

Việc chia di sản của bố bạn tương tự như việc chia di sản của Ông và Bà. Phần di sản mà bố bạn được hưởng từ ông bà được chia cho những người thừa kế của bố. Nếu anh bạn được bố để lại tài sản theo di chúc và di chúc hợp pháp hoặc nếu bố mất không có di chúc thì anh bạn vẫn được chia di sản thừa kế theo pháp luật vì anh bạn cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố như mẹ và các anh chị em của bạn.

Vì hiện tại đang có yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế của anh trai bạn và các bác gái nên mẹ bạn và các anh chị em bạn chưa thể làm thủ tục sang tên. Những người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản. Gia đình bạn có thể thỏa thuận với các bác và anh trai (nếu được nhận di sản) để nhận lại toàn bộ mảnh đất và thanh toán cho những người có quyền hưởng di sản giá trị phần di sản mà họ được nhận. Trường hợp không thỏa thuận được thì sau khi đã giải quyết xong tranh chấp mẹ và các anh chị em của bạn có thể làm thủ tục sang tên phần đất mình được nhận thừa kế.

12.20201

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn!.

Luật sư tư vấn chọn người quản lý di sản thờ cúng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

1. Dành hết di sản cho quỹ từ thiện được không?

Câu hỏi:

Khi bố mất viết di chúc đem tài sản (là đất đai) đi từ thiện hết không để lại cho con cái phần nào thì có được hay không ạ? Ngoài ra di chúc không cần chữ kí của các con có được không ạ? Trong trường hợp này thì người con có được hưởng phần tài sản nào không? Xin cảm ơn!

Quyền của người lập di chúc trong việc dành một phần tài sản trong khối di sản để làm từ thiện được quy định tại khoản 3 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

"Điều 626. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."

Tuy nhiên, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về quyền hưởng di sản của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, cụ thể như sau:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Như vậy bố bạn chỉ có quyền dành một phần di sản để tặng cho và không cần sự đồng ý của các con vì pháp luật quy định nếu bố bạn có cha, mẹ, vợ hoặc con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không còn khả năng lao động vẫn được hưởng di sản của bố bạn dù trong di chúc không có nội dung về việc thừa kế theo di chúc của những người đó.

2. Tư vấn người quản lý di sản thờ cúng

Theo nghĩa thông thường thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đồng thời cũng là người đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên...

Theo nghĩa thông thường thì người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đồng thời cũng là người đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên. Trong đời sống người Việt thì gần như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà và đến những dịp giỗ kỵ, lễ tết hoặc tuần rằm mùng một thì việc thờ cúng thường được thực hiện. Ngườithực hiện việc thờ cúng trong những trường hợp trên thường là người chủ trong gia đình, có thể là người cha hoặc người mẹ và hoạt động thờ cúng trên đôi khi cũng chỉ là thắp hương trên bàn thờ, nhất là vào những ngày rằm hoặc mùng một thông thường. Tuy nhiên, người thờ cúng đặt trong mối quan hệ với việc để lại di sản thờ cúng theo di chúc thì được xác định rõ hơn và về bản chất pháp lý hoạt động thờ cúng mang tính ràng buộc hơn và gắn với những ngày giỗ kỵ người để lại di sản thờ cúng.

Theo quy định của Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005, thì có hai loại người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, đó là, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được người để lại thừa kế chỉ định rõ trong di chúc và người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng do những người thừa kế cử ra.

1. Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định trong di chúc

Tại Điều 389 Quốc triều hình luật quy định: “Các quan đại thần cùng các quan viên cho đến thường dân, phàm con cháu, giữ việc phụng sự hương hỏa, thì không kể tuổi lớn nhỏ, phẩm trật cao thấp, phải theo lệ thường, ủy cho người con trưởng của vợ cả. Nếu người con cả chết trước, thì lấy người cháu trưởng; nếu không có người cháu trưởng, thì mới lấy người con thứ. Nếu người vợ cả không có con trai khác, thì mới chọn lấy người con nào tốt của vợ lẽ. Nếu người con trưởng, cháu trưởng có tật nặng hay hư hỏng, không thể giữ việc thờ cúng được, thì phải trình quan sở tại để chọn người khác thay. Nếu trái luật thì cho người trưởng họ được cáo tỏ ở các nha môn để tâu lên, sẽ khép vào tội bất hiếu bất mục trái bỏ điển lễ” và “Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì cho lấy một phần hai mươi”

Như vậy, quy định của Quốc triều hình luật về người thờ cúng, được xây dựng theo hướng đề cao gần như tuyệt đối vai trò của người con trai trưởng, và ưu tiên dòng các con trai theo quan hệ huyết thống nội tộc nhưng cũng thừa nhận quyền của người con gái trưởng được quản lý di sản thờ cúng và thờ cúng cha mẹ. Ảnh hưởng của chế độ gia đình phụ hệ gia trưởng và thừa nhận chế độ hôn nhân đa thê từ thời kỳ phong kiến nên các nhà xây dựng Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ vẫn tiếp thu các quy định của Bộ quốc triều hình luật về việc xác định người thờ cúng, theo hướng ưu tiên con trai trưởng, và cũng thừa nhận người con gái trưởng có quyền “đứng ăn hương hỏa để phụng tự”.

Xuất phát từ những những tư tưởng dân chủ trên thế giới, thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng quyền con người và kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nên ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 quy định: “Vợ và chồng có địa vị bình đẳng trong gia đình” và “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”. Nguyên tắc này đã được ghi nhận trong các bản Hiến Pháp sau này nên trong Điều 670 nhà làm luật đã không quy định người thờ cúng phải là con trai trưởng hoặc theo hướng ưu tiên con trai mà để dành quyền chủ động cho người lập di chúc, bất cứ người con hoặc cháu nào không phân biệt con trưởng hay con thứ, con trai hay con gái thậm chí cả người không có quan hệ huyết thống (tất nhiên điều này ít xảy ra) cũng có thể là người quản lý di sản thờ cúng nếu được người để lại di sản chỉ định trong di chúc. Một vấn đề đặt ra liệu những người thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản - bị truất quyền hưởng thừa kế (Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005) có được phép là người quản lý di sản thờ cúng không. Giải quyết vấn đề này, cần chia ra hai trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất, nếu người lập di chúc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không biết người mà mình chỉ định quản lý di sản thờ cúng có những hành vi mà theo quy định của pháp luật sẽ bị truất quyền thừa kế thì những người thừa kế của người để lại di sản có quyền yêu cầu tòa án buộc người đã được chỉ định quản lý di sản thờ cúng giao lại di sản thờ cúng.

- Trường hợp thứ hai, nếu người để lại di sản thờ cúng đã biết người có hành vi mà theo quy định sẽ bị truất quyền hưởng di sản thừa kế nhưng vẫn giao di sản thờ cúng cho họ thì cần công nhận theo ý chí của người để lại di sản.

2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không được chỉ định trong di chúc mà do những đồng thừa kế cử ra

Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng...". Như vậy, cần xác định ai là những người có quyền cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng? Theo nội dung điều luật thì nhà làm luật quy định “những người thừa kế” nghĩa là bao gồm cả những người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc. Nếu những người thừa kế theo pháp luật đồng thời là người thừa kế theo di chúc thì những người này đã được xác định rõ tên tuổi, vị trí trong quan hệ với người lập di chúc và những người này thống nhất cử ra một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp người thừa kế theo pháp luật khác với những người thừa kế theo di chúc thì trước hết phải xác định những người thừa kế theo pháp luật là những người nào? Pháp luật thừa kế quy định về diện và hàng thừa kế, diện thừa kế bao gồm tất cả những người theo quy định của pháp luật được hưởng thừa kế của người để lại di sản, còn hàng thừa kế quy định về thứ tự người được nhận di sản thừa kế, gồm hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ 3. Về nguyên tắc, chỉ khi không có người ở hàng thừa kế thứ nhất hoặc những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều từ chối nhận di sản thì mới xem xét đến những người ở hàng thừa kế thứ hai. Như vậy, trong việc xác định ai là người có quyền cử người quản lý di sản thờ cúng thì trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật cần phải xác định những người ở hàng thừa kế thứ nhất trước (nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì sẽ đến hàng thừa kế thứ hai, rồi hàng thứ 3...), nhưng cũng cần phải nhận thức rằng dù là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng lại rơi vào trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thì những người này không được phép tham gia vào việc bàn bạc cử người quản lý di sản thờ cúng, bởi lẽ, họ mất quyền hưởng di sản thừa kế thì cũng mất quyền tham gia giải quyết việc thừa kế nói chung và cử người quản lý di sản thờ cúng nói riêng. Thờ cúng là sự bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên còn những người đã thực hiện hành vi bị pháp luật quy định thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế thì bản chất những người này đã thể hiện sự không tôn kính, biết ơn đối với tổ tiên nên không thể được tham gia vào việc cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

Tuy nhiên, trường hợp phải cử một người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì cần phải đặt ra vấn đề những người như thế nào để được giao quản lý di sản thờ cúng? Người được giao quản lý di sản thờ cúng bắt buộc phải chọn trong số những người thừa kế ở hàng thứ nhất và những người thừa kế theo di chúc hay có thể chọn một người ở hàng thừa kế thứ hai? Bộ luật dân sự năm 2005 không có giải pháp cho trường hợp này. Nghiên cứu Điều 670 và Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 676 quy định về người thừa kế theo pháp luật) cho thấy, trong trường hợp phải cử người quản lý di sản thờ cúng thì người được giao quản lý di sản thờ cúng phải chọn trong số những người thừa kế theo di chúc và những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất; còn những người tuy ở hàng thừa kế thứ nhất nhưng lại thuộc trường hợp bị truất quyền hưởng di sản thì không thể được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, bởi vì những người này đã có những hành vi thể hiện về mặt đạo đức sự không tôn kính người để lại di sản. Bên cạnh đó, những người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi dù ở hàng thừa kế thứ nhất hay là người được thừa kế theo di chúc cũng không thể được giao quản lý di sản thờ cúng. Còn lại những người thừa kế không thuộc các trường hợp trên thì có thể được giao quản lý di sản thờ cúng bất kể là con trai hay con gái, con trưởng hay con thứ.

Khi xem xét để cử người quản lý di sản thờ cúng cần lưu ý đến một thực tế, chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt và những tập quán, phong tục (đã được ghi nhận trong luật cổ) đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, đó là sự thừa nhận đương nhiên vai trò của người con trai trưởng và việc quản lý di sản thờ cúng cũng như việc thờ cúng được ưu tiên chuyển cho các con trai theo huyết thống nội tộc. Hiện nay, xã hội phát triển, con trai hay con gái, con trưởng hay con thứ đều bình đẳng như nhau và pháp luật đều bảo hộ nhưng trong đời sống thực tế của người Việt, vai trò, trách nhiệm của người con trưởng nhìn chung vẫn được nhìn nhận đánh giá cao hơn, thể hiện ở trong sinh hoạt hàng ngày nhất là những công việc liên quan tới quan hệ đối nội (quan hệ trong nội tộc) và quan hệ đối ngoại (quan hệ với hàng xóm, láng giềng). Ngày nay, mỗi dịp giỗ tết thì người con trai trưởng vẫn là người đứng ra làm giỗ, dù người chị gái hoặc người em có giữ chức vụ quan trọng thì dịp giỗ tết vẫn thường đến nhà anh trưởng để làm giỗ cha mẹ, vẫn phải góp giỗ... bởi vì họ chịu sự điều chỉnh của những quy phạm đạo đức, tập quán truyền thống của người Việt nhiều khi có giá trị cao hơn pháp luật. Việc người con trai trưởng thờ cúng, giỗ kỵ cha mẹ tổ tiên cũng là phương cách để củng cố quan hệ gia đình, tăng cường sự đoàn kết giữa các anh chị em.

Mặt khác, khi xem xét cử người quản lý di sản thờ cúng cũng cần xét đến những điều kiện trong thực tế để đảm bảo cho người quản lý di sản thờ cúng thực hiện được việc thờ cúng thuận lợi đó là những điều kiện về mặt địa lý, thời gian và về mặt kinh tế. Do đó, nên chăng cần bổ sung trong trường hợp những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng hoặc trường hợp phải thay đổi người quản lý di sản thờ cúng thì cần quy định theo hướng: Việc giao người quản lý di sản thờ cúng cần ưu tiên theo quy định của tập quán, phong tục trong trường hợp tập quán không rõ ràng thì khi cử người quản lý di sản thờ cúng cần xem xét đến các điều kiện về địa lý, thời gian và điều kiện kinh tế của người sẽ được giao quản lý di sản thờ cúng.

Như đã phân tích ở trên những người thừa kế ở hàng thứ nhất mà bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì cũng không được tham gia cử người quản lý di sản thờ cúng và không được giao quản lý di sản thờ cúng. Nhưng vấn đề đặt ra, trong trường hợp những người thừa kế theo di chúc và những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất không có điều kiện quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì liệu con của người bị truất quyền hưởng thừa kế có được giao quản lý di sản thờ cúng không? Như đã biết, thờ cúng là sự bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với tổ tiên, cầu mong tổ tiên che chở, trợ giúp. Như vậy, bất cứ con cháu nào cũng có quyền bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của tổ tiên. Thờ cúng cũng nhằm mục đích củng cố tình cảm, sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình nên nếu như người cha có những hành vi bị pháp luật truất quyền hưởng thừa kế, không được tham gia vào việc cử người quản lý di sản thờ cúng của ông bà, không được giao quản lý phần di sản để thờ cúng thì cũng không có nghĩa là người con (là cháu của người để lại di sản) mất quyền thờ cúng ông bà, tổ tiên vì đây là đạo lý, cha mẹ cháu có thể là người hư hỏng nhưng không có nghĩa là cháu cũng bị coi là hư hỏng theo. Nghiên cứu các quy định của Luật cổ cho thấy, Điều 392 Quốc triều hình luật quy định: “Người con trưởng nếu hư hỏng hay bị tật nặng không thể giữ việc thờ cúng, thì cha mẹ đem phần hương hỏa giao cho con thứ giữ, và phải theo lệnh của cha mẹ. Nếu người con thứ không có con trai mà người con trưởng bất tiếu ([2]) hay bị phế tật lại có con trai, cháu trai, thì phần hương hỏa ấy trước lại giao về cho con trưởng ấy”[3]. Không bàn đến tư tưởng “trọng nam khinh nữ” hay phân biệt giữa con trưởng với con thứ thì người Việt cổ cũng đã đưa ra được giải pháp đảm bảo cho trường hợp những người thừa kế ở hàng thứ nhất không có điều kiện quản lý di sản thờ cúng thì có thể giao cho người ở hàng thừa kế thứ hai quản lý di sản thờ cúng. Như vậy, trong trường hợp có người ở hàng thừa kế thứ nhất bị truất quyền hưởng thừa kế, không được tham gia cử người quản lý di sản thờ cúng để dùng vào việc thờ cúng mà những người thừa kế còn lại không có điều kiện quản lý di sản thờ cúng thì con của người bị truất quyền hưởng thừa kế có thể được giao quản lý di sản thờ cúng nếu không có những hành vi đồng phạm với người bị truất quyền hưởng thừa kế.

3. Quyền và nghĩa vụ của những người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng

Việc xác định quyền và nghĩa vụ của những người thờ cúng là một vấn đề quan trọng, bởi việc thờ cúng có thực hiện trên thực tế hay không, ý chí của người để lại di sản thờ cúng có được biến thành hiện thực không đều phụ thuộc vào người thờ cúng. Như vậy, để đảm bảo người thờ cúng thực hiện theo di chúc thì cần phải chỉ ra người thờ cúng có những quyền lợi và những nghĩa vụ gì. Trên cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới chỉ ra được những căn cứ pháp lý để từ đó xem xét người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền, nghĩa vụ chưa? có hoàn thành nghĩa vụ không? Từ đó mới có thể đánh giá và xác định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có thể bị thay đổi không khi có yêu cầu thay đổi. Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 không chỉ ra người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng có những quyền và nghĩa vụ gì mà nhà làm luật mới chỉ dừng lại ở quy định: “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”. Dường như khi xây dựng quy định này, nhà làm luật trao việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng cho người lập di chúc và những người thừa kế (trong trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng). Tuy nhiên, bất cứ một thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ của một người như thế nào đòi hỏi phải phù hợp với chuẩn mực chung về mặt pháp luật và đạo lý. Do vậy, nếu trong trường hợp có sự tranh chấp trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người thờ cúng thì cần phải có một cơ chế để giải quyết tranh chấp này - đó là Tòa án - nhưng để đưa ra được phán quyết thì Tòa án cần phải dựa vào những tiêu chí đã được đạo đức chung của xã hội thừa nhận và đã được luật hóa thành các tiêu chí mang tính chuẩn mực và có giá trị bắt buộc mọi người phải thực hiện, nói cách khác là Tòa án phải xem xét xem người thờ cúng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chưa và có được hưởng quyền lợi không? hưởng quyền lợi như thế nào? chứ không thể dựa vào ý chí của một bên để xác định bên kia vi phạm. Việc nhà làm luật không xác định quyền và nghĩa vụ của người thờ cúng, dù chỉ ở mức độ mang tính nguyên tắc chung là chưa đầy đủ và không phù hợp với thực tế, bởi lẽ, nghĩa vụ thờ cúng là nghĩa vụ mang tính ý thức, tinh thần nhưng nó cũng đòi hỏi người quản lý di sản phải bỏ ra chi phí (làm cỗ...) và cũng đòi hỏi phải tốn kém thời gian, công sức và cả chi phí nữa. Như vậy, người quản lý di sản phải được hưởng những lợi ích vật chất gì vừa để chi dùng cho việc thờ cúng vừa để chi phí cho công sức của bản thân bỏ ra (dù chỉ một phần) từ đó mới có động lực để thực hiện nghĩa vụ quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

Về việc xác định nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, thông thường khi lập di chúc người để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không bao giờ chỉ ra người quản lý di sản thờ cúng phải làm những việc cụ thể như thờ cúng như thế nào, thờ cúng vào những thời gian cụ thể nào trong tháng, trong năm, ngày thờ cúng thì vào buổi trưa hay chiều, lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên phải có những gì, phải mời những ai tham dự... Pháp luật cổ xưa cho đến nay và cả tập quán cũng không đòi hỏi người lập di chúc phải chỉ rõ những việc cần làm cho người thờ cúng mà chỉ dừng lại ở mức độ người lập di chúc chỉ ra những phần tài sản dùng để thờ cúng mình và tổ tiên. Bên cạnh đó, người được giao quản lý di sản thờ cúng và chịu trách nhiệm thực hiện việc thờ cúng không phải chỉ có một việc thờ cúng tổ tiên, dành hết thời gian, công sức vào việc thờ cúng tổ tiên và chắc chắn họ cũng không thể sống được chỉ bằng một nguồn thu nhập là một phần được trích ra từ nguồn lợi thu được từ phần tài sản dành để thờ cúng. Người được giao quản lý di sản thờ cúng cũng phải bỏ thời gian, công sức ra lao động để nuôi sống bản thân và gia đình và thực tế diễn biến cuộc sống của mọi người nói chung, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng nói riêng luôn biến động. Điều 670 trao quyền xác định quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng cho những người thừa kế, vậy, trong trường hợp những người thừa kế thỏa thuận giao cho một người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng nhưng thỏa thuận của những người này dù không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm quyền lợi của người thứ 3 nhưng lại không phù hợp (hoặc ban đầu thì phù hợp nhưng sau lại không phù hợp do tình hình thay đổi) với điều kiện của người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng dẫn đến người đang quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thực hiện không được như mong muốn của những người thừa kế. Những người thừa kế lấy lý do người được giao quản lý di sản thờ cúng đã thực hiện không đúng theo thỏa thuận, không đúng di chúc để yêu cầu thay đổi thì căn cứ nào để xem xét yêu cầu xin thay đổi của những người thừa kế là phù hợp hay không. Do vậy, pháp luật cần thiết phải quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

Nghiên cứu các quy định của luật cổ cho thấy, trong Quốc triều hình luật xuất phát từ quy định việc thờ cúng tổ tiên là một nghĩa vụ bắt buộc, việc chuyển giao phần hương hỏa luôn ưu tiên theo hướng cho các con trai theo huyết thống nội tộc. Việc thờ cúng tổ tiên là sự biểu hiện đồng thời chứng minh cho việc thực hiện chữ “Hiếu” nên dường như người quản lý di sản thờ cúng nói riêng và những người thừa kế nói chung chỉ có nghĩa vụ chứ không có quyền và khi thực hiện đúng, đầy đủ những nghi lễ để tang, thờ cúng được đánh giá tích cực và trong quan niệm của người Việt cổ đó lại chính là cách chứng minh tốt nhất của người con với người ngoài, đã báo hiếu cha mẹ. Để đảm bảo cho chữ “Hiếu” được thực hiện thì Quốc triều hình luật đã quy định một loạt các cách thức, thời gian để tang khi người thân mất, đó là “Biểu đồ để tang 9 bậc họ nội : “ 1- Kỵ tổ ông kỵ tổ bà: Để tang Tự thôi 3 tháng. 2- Cụ tổ ông cụ tổ bà: Để tang Tự thôi 5 tháng... 3- Cha mẹ để tang Trảm thôi 3 năm, có chống gậy”[4]... Ngoài các quy định về hình thức để tang thì bộ Quốc triều hình luật còn quy định về tội “Bất Hiếu” là một trong 10 tội ác (Thập ác), có nội dung: “Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường; nghe thấy tang ông bà cha mẹ mà giấu, không cử ai( [5]); nói dối là ông bà cha mẹ chết”[6]. Bộ luật Gia long cũng có các quy định tương tự như Quốc triều Hình luật. Trong Bộ luật dân sự Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ (Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật), nhà làm luật đã xây dựng các quy phạm pháp luật định rõ quyền và nghĩa vụ của người thờ cúng, ví dụ: Điều thứ 422 Bộ dân luật Bắc kỳ quy định: “Người ăn hương hỏa được hưởng lợi về tài sản hương hỏa, được thu hoa lợi tự nhiên và hoa lợi về hộ luật do của hương hỏa sinh ra; và phải hưởng thụ của hương hỏa như người chủ nhà gìn giữ của nhà mình vậy”; Điều thứ 427 quy định: “Người ăn hương hỏa phải làm những việc sửa sang thường. Lại phải làm cả những những việc sửa sang lớn, nhưng chỉ chiểu theo số lợi tức mình được hưởng sau khi đã trừ đi số tiền chi tiêu mình phải chịu về việc phụng tự mà thôi. Khi lợi tức hương hỏa không đủ chi thì có thể xin hội đồng gia tộc bổ cấp cho. Phàm vật kiến trúc lâu ngày đổ nát, hoặc bị sự ngẫu nhiên phá hủy, thì người ăn hương hỏa không bắt buộc phải làm lại”; Điều thứ 429 quy định: “Người ăn hương hỏa phải lấy lợi tức của hương hỏa và chiểu theo hạn số lợi tức ấy mà chi mọi khoản phí tổn về việc phụng tự cùng việc coi giữ phần mộ. Người ăn hương hỏa được lấy một phần trong lợi tức ấy để chi tiêu cho mình”... Bộ luật dân sự Trung kỳ cũng quy định tương tự tại các Điều thứ 431, Điều thứ 436, Điều thứ 437, Điều thứ 438. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng quy định trong luật cổ cần phải được xem xét kế thừa khi pháp điển hóa Bộ luật dân sự.

4. Căn cứ thay đổi người quản lý di sản dùng vào việcthờ cúng và người có quyền yêu cầu thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng

Căn cứ thay đổi người quản lý di sản thờ cúng được hiểu là những căn cứ làm chấm dứt quyền quản lý của người đang quản lý di sản thờ cúng. Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế, thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng”. Cũng như việc xác định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì Điều 670 cũng không chỉ ra những căn cứ để thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng mà dành cho người lập di chúc và những người thừa kế. Như vậy, phải căn cứ vào nội dung di chúc hoặc thỏa thuận của những người thừa kế khi cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới biết được căn cứ để thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Nếu như người lập di chúc lại chỉ xác định trong di chúc người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng chứ không nói rõ nội dung cần thực hiện và trường hợp những người thừa kế cũng chỉ thỏa thuận xác định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng thì lấy tiêu chí nào để đánh giá nếu xảy ra yêu cầu thay đổi. Trước hết có thể xác định việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng không ngoài mục đích để thờ cúng, việc thờ cúng này ít nhất cũng phải thực hiện trong dịp giỗ kỵ hàng năm. Như vậy, nếu như người được giao quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng cả một năm không thờ cúng gì thì chắc chắn là vi phạm nghĩa vụ thờ cúng và phải bị thay đổi. Tuy nhiên, có những trường hợp do công việc riêng của người quản lý di sản thờ cúng bận rộn hoặc do lý do nào đấy mà hoạt động thờ cúng không được tiến hành thì cũng cần phải có quy định phân hóa những trường hợp này. Do đó, ngoài lý do người quản lý di sản thờ cúng bỏ hẳn cả năm, nhiều năm không thực hiện việc thờ cúng là căn cứ để thay đổi mà ai cũng nhận thấy thì cần thiết phải xây dựng những căn cứ khác nữa để thực hiện thay đổi người quản lý di sản thờ cúng.

Nghiên cứu các quy định của Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ về vấn đề này đều có quy định về các căn cứ để xác định người quản lý di sản thờ cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng tại các Điều thứ 420 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều thứ 429 Bộ dân luật Trung kỳ, cụ thể các căn cứ đó gồm: - Người thờ cúng bỏ hẳn việc thờ cúng; - Không có duyên cớ chính đáng mà quá lười biếng về trách nhiệm phụng tự; - Bất hiếu; - Đạo mại của hưởng hỏa; - Bị án về tội đại hình. Xem xét các căn cứ để thay đổi người quản lý di sản thờ cúng có thể thấy những căn cứ trên hoàn toàn thể hiện được yêu cầu đảm bảo cho việc thờ cúng được thực hiện theo đúng ý chí của người để lại di sản đồng thời cũng phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật.

Về việc xác định những người có quyền giao di sản thờ cúng cho người khác quản lý. Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 xác định “những người thừa kế” nghĩa là bao gồm cả người thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế theo di chúc. Những người thừa kế theo di chúc thì luôn được xác định cụ thể trong di chúc còn với những người thừa kế theo pháp luật là tất cả những người trong diện thừa kế theo pháp luật nhưng tất yếu và trước hết phải là những người ở hàng thừa kế thứ nhất vì điều này tương tự như trường hợp xác định người thừa kế có quyền cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng khi người lập di chúc không chỉ định trong di chúc.

Do những điều kiện về lịch sử từ khi giành được độc lập cho đến khi Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh thừa kế là hơn 40 năm, chúng ta lại tiếp tục ghi nhận vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng trong một đạo luật, từ quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong Pháp lệnh thừa kế đến quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong Bộ luật dân sự đã đánh dấu một sự phát triển về mặt lập pháp, thể hiện sự coi trọng hơn, ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật một tín ngưỡng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển kho tàng văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, qua việc phân tích ở trên thì chúng ta thấy quy định về di sản dùng vào thờ cúng ở Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống xã hội, điều này được thể hiện ở các điểm sau: Quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự chỉ cho phép di sản thờ cúng được “sống” trong một khoảng thời gian cùng với thời gian sống của những người có tên trong di chúc, quy định này đã hạn chế ý chí của người để lại thừa kế dù việc để lại di sản thờ cúng đó hoàn toàn đúng pháp luật và trong sáng và quy định này cũng không phù hợp với phong tục, tín ngưỡng truyền thống.

- Quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2005 không xác định được quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng, không xác định cơ chế dịch chuyển di sản thờ cúng, các căn cứ pháp lý để xác định di sản thờ cúng bị triệt tiêu và không bảo vệ được quyền lợi của người thứ 3 trong trường hợp bị thiệt hại, không thiết lập khả năng cho phép di sản thờ cúng tham gia một số giao dịch để đảm bảo duy trì di sản thờ cúng cũng như quyền lợi của những người thừa kế.

- Việc ghi nhận một phong tục, một tín ngưỡng của người Việt bằng việc xây dựng lên Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 là một sự đảm bảo của Nhà nước cho quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng quá trình làm luật đã không kế thừa được những giá trị nhân bản của phong tục thờ cúng tốt đẹp của người Việt mà vẫn mang ý chí áp đặt của nhà làm luật chứ chưa xuất phát từ thực tiễn cuộc sống nên nó khó có tính khả thi trong quá trình áp dụng.

ANTV1

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn!.

Luật sư tư vấn khi nào vợ hai được thừa kế tài sản của chồng?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

1. Tranh chấp thừa kế khi nhiều vợ, ai dược thừa kế khi chồng chết

Hơn năm năm trước, sau khi ông C. mất, gia đình ông đã vướng vào một vụ kiện đòi chia di sản của ông để lại. Sự việc càng phức tạp hơn bởi khoảng năm 1950 và 1960, ông C. sống như vợ chồng với hai phụ nữ khác…

Cả ba đều là vợ

Tháng 5-2005, TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) xử sơ thẩm, dù không nhận định gì đến vai trò của ba bà vợ ông C. nhưng đã công nhận các con chung. Về việc chia thừa kế, tòa nhận định tài sản đòi chia là mảnh đất không phải của ông C. nên không thể chia cho các thừa kế.

TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm đã hủy án sơ thẩm vì cho rằng tòa cấp sơ thẩm vi phạm tố tụng, không triệu tập đủ người liên quan.

Tháng 12-2007, TAND huyện Củ Chi xét xử sơ thẩm lại vụ án và lần này xác định ông C. có ba bà vợ. Hai bà ông sống từ những năm 1950 và 1960; bà còn lại là bà E., ông sống từ năm 1979 cho đến khi mất. Đồng thời, tòa chấp nhận chia cho các đồng thừa kế phần di sản ông C. để lại.

Tháng 3-2008, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án cũng đã xác định ông C. có ba bà vợ như trên nhưng lập luận tại sao ba bà là vợ của ông C. thì tòa không đề cập tới. Cạnh đó, tòa cũng nhận định phần chia thừa kế tòa cấp sơ thẩm đã xử đúng…

Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả

Sau án phúc thẩm, tháng 5-2009, viện trưởng VKSND Tối cao quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Kháng nghị cho rằng nếu có việc ông C. chung sống với bà thứ hai từ năm 1960 thì cũng không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Bà E. sống với ông C. từ năm 1979 nên cũng không được công nhận là vợ chồng… Riêng bà còn lại, ông C. sống từ năm 1950 thì phải được coi là vợ ông C.

Tháng 7-2009, TAND Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm của TAND TP.HCM, giao cho tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại. Quyết định cho rằng theo Nghị quyết số 02 ngày 19-10-1990 của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh thừa kế thì hai bà sống với ông C. từ những năm 1950, 1960 nêu trên mới là vợ chính thức của ông C. Mặc dù bà E. sống chung với ông C. từ năm 1979 và có với nhau bốn người con nhưng không được pháp luật công nhận là vợ chồng vì sống chung sau khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959.

Tháng 3-2010, TAND huyện Củ Chi xét xử sơ thẩm lần ba đã nhận định như quyết định giám đốc thẩm. Theo đó, ông C. chỉ có hai bà vợ nêu trên, còn bà E. dù sống với ông C. từ năm 1979 (sau khi có Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959) nên không được công nhận là vợ chồng.

Bà E. tiếp tục kháng cáo nhưng vừa qua, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm nhận định như bản án sơ thẩm và tuyên y án…

Bà E. cũng là vợ ông C.?

Nghị quyết 35 (ngày 9-6-2000) về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình và Thông tư liên tịch số 01 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Tư pháp (ngày 3-1-2001) hướng dẫn nghị quyết nói trên quy định: Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3-1-1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Theo đó, nam và nữ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng nếu như họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp: việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình… "Tôi cho rằng bà E. và ông C. có đủ các yếu tố quy định này. Tòa án phải công nhận bà E. là vợ ông C. và theo đó, bà cũng là một trong những đồng thừa kế…"

Công nhận hai bà trước là vợ: Phải có chứng cứ!

Theo Nghị quyết số 02 ngày 19-10-1990 của TAND Tối cao (hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990), trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-1-1960, ngày công bố Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977, ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.

Nếu có chứng cứ (bằng văn bản) hoặc sự làm chứng khách quan của những người xung quanh về việc họ chung sống như vợ chồng thì có thể công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, để được công nhận là vợ chồng thì tòa cần phải chú trọng vào chứng cứ (bằng văn bản), hộ khẩu, khai sinh, các loại giấy tờ khác.

Ngược lại, nếu không chứng minh được thì sẽ không được coi là vợ chồng. Khi đó, bà E. mới thực sự là vợ vì đủ các điều kiện được quy định tại Nghị quyết 35 ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình và Thông tư liên tịch số 01 của TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Bộ Tư pháp ngày 3-1-2001 hướng dẫn nghị quyết nói trên.

Trường hợp này, theo tôi, các cấp tòa sơ, phúc thẩm chưa đưa ra được chứng cứ và sự làm chứng khách quan mà đã công nhận hai bà trước là vợ là chưa thỏa đáng. Cụ thể: Người con gái được cho là con chung giữa ông C. và bà thứ hai lại khác họ với ông C. Ngoài ra, chính quyền địa phương nơi bà thứ nhất và bà thứ hai đều xác nhận trong sổ bộ gốc cho thấy hai bà này không hề có liên quan đến ông C…

2. Trường hợp nào vợ hai được thừa kế tài sản của chồng?

Trong trường hợp vợ cả đã qua đời và người chồng lấy thêm vợ hai, thì người vợ mới này có được quyền hưởng tài sản thừa kế gì không nếu chồng mất?

1. Trường hợp người chồng trước khi mất có để lại di chúc

Theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:

- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Như vậy, trong trường hợp này, người chồng toàn quyền quyết định việc để lại di sản cho bất cứ ai, không nhất thiết phải là những người trong hàng thừa kế theo luật định. Việc người vợ hai có được hưởng di sản thừa kế của chồng hay không sẽ pụ thuộc vào nội dung của di chúc này.

Tuy nhiên, để di chúc có hiệu lực và đưa vào áp dụng, đảm bảo quyền lợi của người hưởng thừa kế thì di chúc đó phải là di chúc hợp pháp. Tức là phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, ví dụ như: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật...

2. Trường hợp người chồng không để lại di chúc

Nhiều trường hợp người mất đột ngột do tai nạn, đột tử hoặc vì lý do nào đó mà không để lại di chúc, thì sẽ phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Khi đó, việc người vợ hai có được hưởng di sản của chồng hay không còn phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của họ với người quá cố. Lúc này sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp như sau:

Người vợ hai và chồng đã đăng ký kết hôn

Trong trường hợp này, người vợ hai đã được công nhận là vợ hợp pháp. Vì vậy, nếu người chồng mất và không để lại di chúc, người vợ hai sẽ được hưởng thừa kế hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Hàng thừa kế thứ nhất này gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người vợ hai và chồng chưa đăng ký kết hôn

Nếu chỉ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì về mặt pháp luật, người vợ hai này sẽ không được công nhận có quan hệ hôn nhân với người chồng quá cố. Mặt khác, người chồng lại không để lại di chúc nên người vợ hai sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế từ chồng.

Trường hợp ngoại lệ, Pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có công nhận quan hệ vợ chồng nếu nam nữ chung sống như vợ chồng từ trước năm 1987. Tức là trường hợp không có đăng ký kết hôn mà hai người chung sống với nhau từ trước 1987 đến nay thì được coi là quan hệ hôn nhân thực tế và được công nhận quan hệ vợ chồng. Đồng thời, người vợ này có quyền thừa kế với khối di sản mà chồng để lại (không có di chúc) giống như đã phân tích ở trường hợp thứ nhất.

12.20207

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn!.

Luật sư tư vấn chia di sản thừa kế 2021 đúng luật

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Thừa Kế

1. Chia di sản thừa kế 2021 đúng luật?

1. Quy định về phân chia di sản thừa kế

1.1 Định nghĩa chung

Căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 612. Di sản

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết hoặc phần tài sản chung với người khác của người chết để lại.

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm người có tài sản chết hoặc sinh ra, thành thai và còn sống sau thời điểm người có tài sản chết.

1.2 Quy định về phân chia di sản

• Phân chia di sản theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Căn cứ theo quy định tại ĐIều 659 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chia di sản theo di chúc cụ thể như sau:

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

• Phân chia di sản theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 về phân chia di sản theo pháp luật đã được thể hiện rõ như sau:

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

• Ai được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

2. Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Công thức tính: = 2/3 x (tổng di sản thừa kế : nhân suất)

Ví dụ: A có vợ là B, có 3 người con là C, D, E. A có mẹ là T. Tài sản chung của vợ chồng AB là 1,8 tỷ. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B; T từ chối không nhận di sản thừa kế.

Tính 2/3 1 suất thừa kế theo Điều 644 cho B = 2/3 x 900 triệu : 3 = 200 triệu.

3. Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc

Như những quy định ở trên, cần phải xác định hàng thừa kế và chia công bằng với nhau.

Điều kiện:

• Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

• Đất không có tranh chấp;

• Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

• Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm có:

• Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó

• Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất. (theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP).

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. (theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà không đăng ký biến động đất đai thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

4. Cách chia di sản thừa kế theo di chúc và pháp luật

Bước 1: Xác định di sản người chết để lại.

Cần xác định tài sản chung và tài sản riêng của người chết, tài sản chung thì nguyên tắc sẽ là chia đôi cho hai vợ chồng (Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Số tài sản còn lại sẽ trừ đi chi phí mai táng.. sau đó phần cuối cùng mới là di sản của người chết.

Bước 2: Vẽ sơ đồ phả hệ:

Vẽ sơ đồ theo hàng, thông thường những người ở hàng thứ nhận sẽ được nhận di sản thừa kế, chỉ trừ khi người ở hàng thứ nhất không còn sống thì mới đến hàng thứ hai và hàng thứ ba cũng vậy.

Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

Bước 3: Xác định tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc

Chia thừa kế theo di chúc

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

• Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

• Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Bên cạnh đó, nếu người không được lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó mà là con chưa thành niên, cha, mẹ , vợ, chồng hoặc con thành niên không có khả năng lao động thì họ vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật; trừ khi họ từ chối nhận di sản hoặc là những người không có quyền hưởng di sản theo Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

Chia thừa kế theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì chia thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra khi thuộc một trong các trường hợp sau:

• Không có di chúc;

• Di chúc không hợp pháp;

• Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

• Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

• Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

• Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

• Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2. Quy định về việc hưởng thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật

Hỏi: Nhờ văn phòng tư vấn giúp về thừa kế thế vị như sau: Nguyên trước đây vào năm 1961 tôi được sinh ra đời trong thời kì chiến tranh, cha tôi mất và được bà nội tôi đem về nuôi dưỡng đến lớn và cưới vợ cho tôi. Sau đó sống chung với Bà đến năm 1994 bà nội tôi qua đời tôi làm hậu sự chôn cất và thờ cúng đến hiện nay. Do bà chết không có để lại di chúc và cũng không có tài sản gì chỉ duy nhất thửa đất khoảng 2000m2

Từ lúc tôi ở với bà đến khi bà mất tôi điều thực hiện nghĩa vụ thúê theo luât đất đai đến năm 1998 tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện nay tôi đã xây dựng nhà cửa lại khang trang thì con trai út của bà về dành đất và khởi kiện (con trai út trước đây đã ra ở riêng từ lúc trưởng thành). Vậy xin luật sư cho tôi hỏi tôi có được thừa kế thửa đất này tiếp tục hay phải tuân theo luật đất đai và phải theo như thế nào cho đúng mong luật sư góp ý tôi chân thành cảm ơn!

Luật sư Gia Đình trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo như thông tin mà anh cung cấp thì anh sống với bà mình từ nhỏ, hiện nay thì bà anh đã mất và không để lại di chúc. Vì vậy, phần di sản mà bà anh để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế. Cụ thể:

Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định về những người thừa kế theo pháp luật:

“1 - Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2 - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3 - Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

4 - Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.”

Căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì người con út thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng di sản từ bà để lại nếu không thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 121Bộ luật dân sự năm 2015 . Theo quy định của pháp luật thì do bố anh đã mất trước bà nên trong trường hợp của anh được gọi là thừa kế thế vị. Pháp luật có quy định cụ thể về thừa kế thế vị như sau:

Điều 26 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định về thừa kế thế vị:

“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Căn cứ vào quy định trên của pháp luật thì bạn là người có quyền và lợi ích hợp pháp trong việc hưởng di sản thừa kế do bà bạn để lại. Hiện nay nếu chú bạn khởi kiện thì vẫn còn thời hiệu vì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản (Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015) kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (Điểm d Khoản 1 Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015).

ANTV1

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn!.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006