Luật Sư Tranh Tụng

luật sư chuyên bào chữa hình sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

  I. LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ

  • Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại tội phạm và định khung hình phạt đối với những tội phạm cụ thể;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự:
  • Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng nặng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tội phạp;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuộc vào độ tuổi của người phạm tội;
  • Tư vấn và đánh giá về các mặt chủ quan và khách quan của tội phạm để đánh giá về mức độ phạm tội của khách hàng.
  • Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiện việc xóa án tích.

    II. LUẬT SƯ TRANH TỤNG - THAM GIA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã kể từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can kể từ khi có quyết định khởi tố bị can.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo kể từ khi có quyết định đưa bị cáo ra xét xử.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì luật sư có thể thay mặt họ trình bày lời cáo buộc tại tòa.

Luật sư chuyên hình sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Chúng tôi là những luật sư bào chữa nhiều vụ án hình sự và có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tranh tụng hình sự. Đem lại quyền và lợi ích cho bị can bị cáo, người bị hại tránh bị oan sai.

 

Người bào chữa:

1. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư;

b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Bào chữa viên nhân dân.

2. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Lựa chọn và thay đổi người bào chữa

1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.

2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;

b) Bị can, bị cáo là chưa 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

2. Người bào chữa có quyền:

a) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

b) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

d) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

g) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

h) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

i) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

k) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa có nghĩa vụ:

a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

 Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;

b) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

c) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;

d) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;

e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

luật sư tranh tụng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Nội dung tư vấn bao gồm:

– Tư vấn và tham gia thương lượng, hòa giải vụ việc giữa các bên;

– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, lập hồ sơ theo kiện, các vấn đề về án phí, lệ phí và thủ tục khác liên quan;

– Tư vấn, hướng dẫn đương sự soạn thảo các loại văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);

– Nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc cụ thể;

– Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

– Tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan;

– Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;

– Tham gia tranh tụng tại toà án, cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;

– Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng.

Cách thức liên hệ với chúng tôi

Nếu có bất kỳ vướng mắc trong tranh chấp tại Tòa án về đất đai, xin Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Tranh tụng để nhận được các hỗ trợ tốt nhất.

 

Điều khoản giải quyết tranh chấp trong nội dung của hợp đồng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Điều khoản giải quyết tranh chấp là một điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng. Khi soạn thảo các bên hợp đồng thường chú trọng và dành rất nhiều thời gian cho các điều khoản như đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên v.v... Điều khoản giải quyết tranh chấp thường được xem xét cuối cùng, luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, không để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không mong muốn, dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp, bên bị vi phạm sẽ "tiền mất, tật mang" bởi không biết phải đi kiện ở đâu hoặc có đi kiện thì sẽ bị trả lại đơn kiện do không đủ điều kiện thụ lý.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006