Bài Bào Chữa Của Luật Sư Trần Minh Hùng Về Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trụ sở chính: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6

Chi nhánh: 5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 08.38779958; Fax: 08.38779958

Trưởng văn phòng: LS Trần Minh Hùng

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

BÀI BÀO CHỮA CHO BỊCÁO NGUYỄN HOÀNG THU NGUYỆT BỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU TRUY TỐ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.

Tôi luật sư: Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Thuộc Liên đoàn Luật Sư Việt Nam.

Qua tranh luận, hỏi tại phiên tòa, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, quá các buổi hỏi cung và làm việc với bị cáo Nguyệt kể cả giai đoạn điều tra, qua lời trình bày của bị cáo, nguyên đơn dân sự, người liên quan tại phiên tòa, qua nghiên cứu tổng hợp, khách quan, mối quan hệ nhân quả về vụ án… Tôi đưa ra các ý kiến bào chữa cho thân chủ tôi dựa trên các quy định pháp luật kể cả luật chuyên ngành kế toán, các chứng cứ và sự khách quan, công tâm…kính mong Hội đồng xét xử xem xét, lắng nghe, thiện chí tiếp thu các quan điểm của tôi như sau:

Về tố tụng:

-         Đối với luật sư:

Tại giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra đã mời tôi tham dự hỏi cung, nhưng không cho tôi trao đổi riêng với bị cáo Nguyệt. Khi tham dự hỏi cung tôi cũng ngỏ ý được hỏi Nguyệt nhưng không được chấp nhận.

Sau khi có kết luận điều tra tôi không được thông báo nhận kết luận điều tra,cơ quan điều tra không gửi kết luận điều tra cho tôi.

Sau khi chuyển hồ sơ quan Viện Kiểm sát thì Cơ quan điều tra cũng không thông báo cho tôi biết.

Sau khi hồ sơ được chuyển qua Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát cũng không thông báo cho tôi, sau khi Viện kiểm sát ban hành cáo trạng cũng không thông báo và gửi cho tôi mặc dù tôi đã làm văn bản yêu cầu thông báo các giai đoạn tố tụng cho tôi, gửi các quyết định/cáo trạng tố tụng cho tôi hoặc thông báo cho tôi nhưng Viện kiểm sát cũng không thông báo và gửi cho tôi.

Như vậy cơ quan tố tụng cụ thể là cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP. Vũng Tàu đã hạn chế quyền bào chữa của tôi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, theo luật luật sư và các văn bản liên quan. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu hồ sơ của tôi và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo Nguyệt mà pháp luật bảo vệ.

Kính mong Hội đồng xét xử xem xét các hành vi tố tụng này, vì điều này ảnh hưởng đến cả cho tôi và cả quyền lợi cho cả bị cáo Nguyệt.

Đối với bị cáo:

Cơ quan điều tra tiến hành bắt tạm giam Nguyệt khi Nguyệt khi chưa có bản án có hiệu lực kết tội Nguyệt khi Nguyệt là lao động chính nuôi mẹ già đã về hưu, nuôi 02 con nhỏ (1 cháu sinh năm 2009, 1 cháu sinh năm 2012), chồng đã ly hôn và Nguyệt trực tiếp nuôi 02 cháu, chồng không cấp dưỡng nuôi con, có công việc ổn định, có nơi thường trú rõ ràng từ nhỏ đến khi bị bắt, ở với gia đình, không có dấu hiệu bỏ trốn, chưa có tiền án tiền sự, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, Nguyệt có thành tích trong chiến đấu, sản xuất, sinh hoạt, luôn có mặt lấy lời khai khi cơ quan điều tra mời (bằng chứng trước đó đã có rất nhiều lời khai của bị cáo Nguyệt). Đây chỉ là tội phạm liên quan đến quyền sở hữu không phải liên quan đến giết người hay các tội phạm nguy hiểm khác và Nguyệt là phụ nữ- một đối tượng được pháp luật ưu tiên và bảo vệ riêng biệt do đặc tính và chức năng của người phụ nữ luôn được nhà nước ta thể hiện tính nhân văn và nhân đạo với người phụ nữ. Nhưng thật ngạc nhiên Nguyệt vẫn bị Cơ quan điều tra Công an TP Vũng Tàu bắt công khai tại quán cà phê làm cho gia đình Nguyệt chao đảo và bi đát trong khi Nguyệt mang tiền sử bệnh sưng ống cổ tay và nghi ung thư tử cung đang điều trị (có giấy bệnh viện Từ Dũ), khi đang hỏi cung là phụ nữ Nguyệt kêu mệt thì cơ quan điều tra ép Nguyệt phải làm việc và đưa cả ý sĩ khám ngay…gây uất ức cho Nguyệt. Hai con thơ của Nguyệt lâm cảnh không cha, không mẹ, mẹ già không ai nương tựa, số tiền 200 triệu Công ty nói không phải là vấn đề tiền…. Điều đó cho thấy sự thiếu nhân văn và không vận dụng các quy định nhân đạo, nhân văn của pháp luật nhà nước ta đối với phụ nữ mà Cơ qua tố tụng tại đây đã thẳng tay bắt còng 1 người phụ nữ giữa ban mặt ban ngày khi không cần thiết như vậy. Sau đó gia đình đã làm đơn xin tại ngoại theo quy định nhưng cơ quan tố tụng vẫn không giải quyết cho bị cáo dù bị cáo đủ các tình tiết để được tại ngoại.

Chính trong quá trình hỏi cung cơ quan điều tra đã một số lần đưa Nguyệt với tư cách là bị đơn dân sự. Đề nghị HĐXX xem xét tư cách này là giao dịch dân sự hay hình sự vì chính cơ quan điều tra cũng đã xác định Nguyệt là bị đơn dân sự.

Đây là những vấn đề mà cơ quan tố tụng và Hội đồng xét xử cần cân nhắc xem xét để áp dụng đối với bị cáo Nguyệt mà pháp luật đã quy định để sau phiên tòa này HĐXX cần có quyết định có lợi cho Nguyệt khi quyết định.

Về người làm chứng:

Cơ quan cảnh sát điều tra TP. Vũng Tàu mời những người đã nghỉ việc, cộng tác viên thậm chí là nhân viên của Công ty TNHH Kiến Trúc VT để làm chứng chữ viết của Nguyệt, làm chứng Nguyệt là Kế toán trưởng….là chưa bảo đảm về tính khách quan theo quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự. Vì tất cả họ đều làm cho Công ty Kiến Trúc VT thì họ bị lệ thuộc và phải khai sao có lợi cho công ty và bất lợi cho Nguyệt. Trong khi ông Trà Mùa thì lại mời với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Điều này là chưa bảo đảm về mặt khách quan khi xem xét các lời khai của người làm chứng. Đề nghị HĐXX làm rõ về liệu những người ngày tham gia vụ án với tư cách làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã đúng về mặt tư cách tố tụng chưa? Đã khách quan chưa và có mời họ tham gia phiên tòa hôm nay hay không? Có thông báo cho họ về việc mở phiên tòa này hay không? Vì không phải và chưa chắc lời khai của họ tại cơ quan điều tra là chính xác và đáng tin tưởng.

Về nội dung:

Yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Theo quy định tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tại Điều 175 và đặc điểm của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nên hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy cần lưu ý, việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản.

Phải dung tài sản chiếm đoạt được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì mới cấu thành tội này.

Căn cứ hành vi phạm tội trên thì Nguyệt chưa đủ yếu tố cấu thành tội này vì Nguyệt không làm hợp đồng thuê, mượn, vay tài sản hay nhận tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dung thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.

Việc Kết quả giám định chỉ giám định dựa trên phỏng đoán chữ viết trong liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2015 có nét giống với 1 số chứ viết khác của Nguyệt chứ không khẳng định đó là chữ viết của Nguyệt. Hơn nữa giấy nộp tiền liên 2 này là giấy than nên theo nguyên tắc không thể giám định được. Cho nên cả Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh bà rịa vũng tàu và đặc biệt Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM đều khẳng định giấy than nên không giám định được chữ “ba” trước chữ “một” trong giấy nộp tiền liên 2 này. Không giám định được có số 3 đè lên số 1 hay không mà chỉ kết luận là nguyên thủy là số 1. Cả 2 kết luận giám định của 02 cơ quan này đều không khẳng định chữ “ba” là do Nguyệt viết thêm mà chỉ kết luận là có dấu hiệu viết thêm chứ không kết luận Nguyệt Viết. Như vậy không thể giám định được ai đã thêm chữ “ba” và số “3” đè lên số “1”.

Đồng thời theo sổ chi cá nhân năm 2016-2017 mà ông Nam cung cấp cho cơ quan điều tra thì đây là một sổ tập A4 cá nhân giữa ông Nam và cô Nguyệt và 1 số cá nhân khác (chính ông Nam cũng thừa nhận điều này). Đây không phải là sổ sách chi theo quy định Luật kế toán 2003, theo quy định của Thông tư 200/2014TT-BTC của Bộ tài chính theo mẫu đúng quy định. Trong đơn tố cáo, các bản tự khai và biên bản đối chất ông Nam thừa nhận chuyện sửa chứng từ hai bên đã tự thương lượng với nhau, không lập biên bản, không cho ai biết. Hơn nữa, trong kết luận điều tra, cáo trạng đều ghi nhận và thừa nhận ông Nam đã tự thương lượng cho Nguyệt trả dần…nên đây là cá nhân giữa ông Nam và Nguyệt chứ không phải Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của pháp nhân là Công ty Kiến trúc VT. Cho nên nếu có phát trinh tranh chấp 200 triệu này thì bản chất đây là 1 giao dịch dân sự giữa ông Nam và bà Nguyệt, không thể hình sự hóa quan hệ dân sự này.

Theo Điều 118 của TT200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn lập chứng từ kế toán doanh nghiệp quy định về: Lập và ký chứng từ kế toán như sau:

1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.(theo khoản 7, khoản 8, điều 4 luật kế toán 2003 quy định:.Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.)

3. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

4. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

7. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

8. Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

          Như vậy, Công ty TNHH Kiến Trúc BR VT đã không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trên. Tức không có chứng từ kế toán mà cụ thể là Phiếu chi số tiền 315.070.000 đồng và cũng không có kế toán trưởng.

Hơn nữa, qua tìm hiều tôi được biết giữa ông Nam và bà Nguyệt có mối quan hệ tình cảm nên đây là xuất phát tình cảm mà hai bên tự giải quyết với nhau vụ tiền bạc không rõ ràng này. Tương tự như vụ Hoa hậu Phương Nga và CaoToàn Mỹ mà Cơ quan tố tụng TPHCM đã phải tạm đình chỉ vụ án, và đã cho Phương Nga tại ngoại.

Theo quy định của tội danh này thì mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong bản tự khai của Nguyệt, trong bản khai của Nam, và người làm chứng tên Trần Đình Hải thì trong vụ việc này mục đích của Nguyệt không phải chiếm đoạt 200 triệu. Nguyệt không thừa nhận điều này. Chính ông Hải thừa nhận có nói chuyện và nhắn zalo cho Nguyệt là “nếu em không sửa, không lấy tiền thì nếu người nào sửa thì cũng là người thân của em, em không thương họ sao..”, hay ông Hải tự khai là “Nguyệt nói là một người khác sửa chứng từ để lấy tiền chữa bệnh cho bố”…

Từ khi ông Nam bị cho là phát hiện cho rằng Nguyệt sửa chứng từ chiếm đoạt 200 triệu nhưng ông Nam chưa cung cấp được bất cứ chứng cứ, tài liệu nào, tin nhắn nào thể hiện ông Nam đòi Nguyệt trả 200 triệu cả. Mà ông Nam chỉ nhắn tin đòi lại hồ sơ, sổ sách. Chính ông Hải cũng thừa nhận ông Nam không nhắc gì đến chuyện tiền bạc mà chỉ nhắc đến chuyện đòi lại sổ sách. Điều đó chứng tỏ bên bị hại không bị thiệt hại về số tiền 200 triệu chỉ khi thấy không có căn cứ đòi được hồ sơ, tài liệu nghi cho Nguyệt chiếm đoạt thì mới tố cáo Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu dựa trên các chứng cứ thiếu thuyết phục.

Không có bất cứ 1 chứng cứ, tài liệu nào thể hiện Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của Công ty Kiến Trúc VT. Bởi liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 thì không giám định được Nguyệt sửa hay không, không kết luận được.

Còn cuốn sổ cá nhân mà ông Nam và Nguyệt và 1 số cá nhân khác ghi là giao dịch cá nhân giữa ông Nam và bà Nguyệt nó không liên quan gì đến công ty Kiến TrúcVT vì cuốn sổ này không tuân thủ theo Luật kế toán và theo quy định của bộ tài chính.

Công ty không cung cấp hay Không có bất kỳ 1 phiếu chi nào theo quy định của Luật kế toán là Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng (hay phiếu chi 394.200.000 đồng) của công ty Kiến Trúc VT. Vậy bằng chứng nào buộc tội Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của Công ty này? Đây là điều hết sức vô lý và thiếu chứng cứ.

Trong suốt quá trình vụ án, và kể cả theo lời khai ông Nam chưa có bất kỳ 1 bằng chứng, tài liệu nào ông Nam đòi Nguyệt đưa 200 triệu. Điều này phù hợp với lời khai của ông Nam trong suốt hồ sơ vụ án và cũng như cáo trạng và kết luận điều tra là việc chỉnh sửa chứng từ ông Nam và Nguyệt đã thương lượng xong. Nếu có tranh chấp chỉ là dân sự. vụ việc kéo dài từ 15/3/2016 cho đến 30/3/2017 Nguyệt vẫn còn làm báo cáo thuế cho ông Nam, đóng thuế năm 2015-2016 lúc tháng 8/2016 cho Công ty. Điều đó chứng tỏ sau vụ việc mà ông Nam cho là phát hiện tháng 7/2016 thì công ty là ông Nam đứng đầu vẫn giao cho Nguyệt đi đóng tiền BHXH, làm kế toán bình thường. Do vậy nếu cho rằng Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu mà Nam vẫn giao công việc như vậy là vô lý, không có sức thuyết phục.

Trong vụ án này, cần xác định người bị hại là cá nhân ông Nam hay Công ty Kiến Trúc VT. Bởi trong suốt quá trình tố tụng ông Nam không có bất kỳ văn bản như là Quyết định của HĐTV, Biên bản họp HĐTV về việc đồng ý cho ông Nam tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra. Bởi ông Nam lúc thì làm việc với tư cách cá nhân, lúc thì làm việc với tư cách công ty và đóng dấu công ty. Nếu là cá nhân thì không đóng dấu còn nếu là tư cách công ty thì phải có dấu công ty (trừ khi có ủy quyền) khi hỏi cung, lấy lời khai. Nhưng ông Nam lại ký và ghi họ tên tư cách cá nhân trong khi làmg việc với cơ quan điều tra. Lưu ý Công ty Kiến Trúc VT là loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên khi quyết định các vấn đề đều phải lập Biên bản họp hội đồng thành viên và Quyết định của Hội đồng thành viên chứ không thể nhân danh cá nhân ông Nam. Trong khi theo thông tin của Sở kế Hoạch đầu tư tỉnh Bà rịa Vũng Tàu thì công ty này hiện nay có 2 thành viên nên quyết định gì đều phải có sự đồng ý của thành viên còn lại và phải có biên bản, quyết định.

Hơn nữa, vụ việc này nếu Nam tố cáo với tư cách là pháp nhân tức là Công ty Kiến Trúc VT thì tôi đề nghị Công ty cung cấp bằng chứng, chứng cứ, Phiếu chi (chứng từ kế toán) theo luật kế toán 2003 là bà Nguyệt chiếm đoạt công ty 200 triệu. Bởi kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM đã không kết luận được chứng từ sửa là do Nguyệt sửa trong khi sổ chi 2016-2017 là sổ chi cá nhân, ông Nam thừa nhận chứ không phải của công ty theo Luật kế toán 2003, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về về chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính.

Cụ thể Luật kế toán 2003 quy định:

Tại Điều 40 quy định về Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:

2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.

(Nếu cho rằng Nguyệt chiếm đoạt thì ông Nam – đại diện pháp luật phải có bản lưu, sao…)

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. (tài liệu kế toán Công ty TNHH Kiến Trúc Vũng Tàu mới từ năm 2015 nhưng đến nay đã không còn những tài liệu 2015 trở về trước, trách nhiệm này thuộc về công ty, thuộc về ông Nam như khoản 4, điều luật này quy định).

4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. (Luật quy định trách nhiệm này thuộc về Người đại diện pháp luật là ông Nam chứ không phải Nguyệt nên không thể đổ lỗi Nguyệt chiếm đoạt tài liệu kế toán, phiếu chi 315.070.000 đồng, Liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 là không đúng vì công ty cho rằng Nguyệt cầm giữ là sai, vì trách nhiệm này thuộc về ông Nam lưu, bản gốc liên 2 nộp ngân hàng do ông Nam lưu, Nguyệt không có thẩm quyền cầm giữ theo quy định này).

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.

Như vậy, vụ việc này thì ông Nam nói các tài liệu trước năm 2016 không còn lưu và cho rằng Nguyệt chiếm đoạt tài liệu kế toán 2015,2016,2017 vậy thì những tài liệu kế toán trở về trước công ty cũng không có thì sao chứng Minh Nguyệt chiếm đoạt, không chứng minh được, như vậy mới chỉ có 1 , 2 năm nhưng tài liệu kế toán công ty này không còn, trách nhiệm và sai phạm này công ty tự chịu và có căn cứ Công ty không lập số sách kế toán theo quy định Luật kế toán và Bộ tài chính quy định. Nguyệt không phải là kế toán trưởng theo quy định nên Nguyệt không phải chịu và cho rằng Nguyệt chiếm các tài liệu trong đó phiếu chi 315.070.000 đồng là không có căn cứ. Trong khi đó chứng cứ quan trọng nhất theo Luật kế toán là phải có phiếu chi của Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng thì lại không có. Vậy căn cứ nào/chứng cứ nào buộc tội Nguyệt chiếm đoạt chiếm đoạt 200 triệu?

Theo quy định Luật kế toán thì Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ.

2) Các loại chứng từ kế toán

2.1. Liên quan đến Tiền Mặt Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Phiếu Thu/ Phiếu Chi/ Giấy đề nghị Thanh toán/ Giấy đề nghị tạm ứng/…

2.2. Liên quan đến Ngân hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Giấy Báo Nợ/ Báo Có của Ngân hàng; Sec/ Ủy nhiệm chi,..

2.3. Liên quan đến Mua hàng/ Bán hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Hóa đơn GTGT đầu vào/ Hóa đơn GTGT đầu ra/ Tờ khai hải quan/ Phiếu Nhập Kho/ Phiếu Xuất Kho/ Biên bản bàn giao/ Bảng Báo giá/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế/ Biên Bản Thanh lý Hợp đồng kinh tế.

2.4. Liên quan đến Tiền Lương Chứng từ kế toán: Bảng chấm công; Bảng tính lương; Bảng thanh toán tiền lương, Hợp đồng lao động; các Quy chế, quy định,…

2.5. Liên quan đến Chi phí, Doanh thu Chứng từ kế toán thể hiện qua Phiếu kế toán/…

Ngoài ra theo Điều 11 quy định về Nguyên tắc kế toán tiền ( theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

Nhưng công ty TNHH KT VT không tuân theo các quy định trên, không lập các phiếu chi nêu trên.

Điều 12. Tài khoản 111 – Tiền mặt

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.

c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

Tại Điều 30 quy định vềTài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm ( quy định tại Nghị định Số: 129/2004/NĐ-CP ủa chính phủ quy định về QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH)

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:

1. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của đơn vị kế toán, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được lưu trữ tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.

2. Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Điều 31. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm………….

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:

1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.

Căn cứ theo quy định trên, Công ty TNHH Kiến Trúc VT không lập các chứng từ kế toán thu chi như quy định nêu nên trên và cũng không có các chứng từ kế toán theo như Luật kế toán quy định định, cụ thể ở đây là phiếu chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng không có. Điều đó chứng tỏ không có bất kỳ bằng chứng nào Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng. Sổ chi năm 2016- 2017 của cá nhân ông Nam với Nguyệt không phải là một chứng từ kế toán theo quy định tại điều 4, Khoản 7, Khoản 8 Luật kế toán 2003.

Hơn nữa, đề nghị Công ty TNHH Kiến Trúc Vũng Tàu cung cấp chứng cứ hợp lệ chứng minh Nguyệt là Kế toán trưởng theo Quy định tại điều 52,53 Luật kế toán năm 2003. Bởi theo quy định này thì “kế toán trưởng phải là người có trình độ trung cấp trở lên có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên” (điểm b, điều 53 Luật kế toán 2003). Nguyệt chỉ có chứng chỉ kế toán trưởng do Trường đại học kinh tế TPHCM cấp ngày 6/4/2006 và Nguyệt chỉ học chứng chỉ này chưa được 4 tháng không có chuyên môn, nghiệp vụ, không phải học trung cấp kế toán sao Công ty có thể bổ nhiệm Nguyệt từ ngày 1/1/2006 như cáo trạng nêu khi mới học xong (học từ ngày 20/10/2005 đến ngày 15/1/2006) nhưng cáo trạng của Viện kiểm sát ghi bổ nhiệm ngày 1/1/2016 là không đúng sự thật, không phù hợp với chứng cứ vụ án. Như vậy. Nguyệt chưa học xong chứng chỉ kế toán trưởng, chưa được cấp chứng chỉ kế toán trưởng nhưng vẫn được bổ nhiệm kế toán trưởng của Công ty THNN KT VT là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Nguyệt học Đại học giao thông vận tải ngành………………………..không phải ngành kế toán và Nguyệt cũng chưa được học về kế toán từ bậc trung cấp trở lên theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều này Nguyệt không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán Trưởng cho Công ty TNHH Kiến trúc Bà Rịa Vũng Tàu. Do vậy nếu có việc bổ nhiệm làm kế toán trưởng của Công này là trái luật. Từ đó việc kết luận điều tra, cáo trạng kết luận Nguyệt lạm dụng chức danh kế toán trưởng công ty bổ nhiệm, tin tưởng giao để chiếm đoạt 200 triệu là không có căn cứ, sai luật và oan cho Nguyệt rất rõ ràng.

Tại điểm c, điều 50 Luật kế toán 2003 còn quy định:

“ Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.”

Nguyệt làm từ 2004 cho đến 2006 là nhân viên tổng hợp, phô tô tài liệu, đánh máy (chính Nguyệt và Nam đều thừa nhận như vậy) nhưng đến đầu năm 2006 Công ty Kiến Trúc BR VT đã bổ nhiệm Nguyệt làm kế toán Trưởng là không tuân theo pháp luật và theo quy định Nguyệt không phải là kế toán trưởng. Nguyệt chưa đủ bằng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thâm niên để bổ nhiệm làm kế toán trưởng.

Đồng thời nếu tố cáo với tư cách pháp nhân thì suốt quá trình làm việc, lấy lời khai, đối chất, đơn tố cáo, tường trình, cung cấp chứng cứ ông Nam phải lấy tư cách pháp nhân là công ty nhưng trong hồ sơ vụ án này ông Nam chỉ ký và ghi tên cá nhân ông Nam không có con dấu công ty trong rất nhiều văn bản tố tụng.

Về chứng cứ trong vụ án:

-         Cuốn sổ chi cá nhân 2016- 2017 mà ông Nam cho là của cá nhân ông Nam tại sao có vậy những các cuốn khác của những năm trước đó đâu? Tại sao lại đưa vào chỉ có năm 2016- 2017 còn nếu ông Nam nói là để theo dõi riêng thì cung cấp các sổ chi của những năm trước đó xem có đúng như lời ông Nam nói không? Nhưng cơ quan điều tra vẫn không thu thấp được bất kỳ sổ chi nào từ 2016 trở về trước. Vậy đủ căn cứ nào khẳng định phiếu chi 2016-2017 là phiều chi hạch toán của Công ty Kiến Trúc tỉnh BRVT. Căn cứ quy định nào để khẳng định cuốn sổ chi 2016-2017 là chứng từ kế toán hay tài liệu kế toán theo Luật kế toán?

-         Liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 không giám định được chữ “ba” thêm vào do ai thêm, không kết luận được Nguyệt sửa từ “ba” và số “3” đè lên số 1 nên chứng cứ này không có giá trị thuyết phục để buộc tội Nguyệt. Hơn nữa đây là liên 2 chỉ là chữ than nên về pháp lý chữ “than” không giám định được. Chính phân viện khoa học hình sự tại TPHCM đã kết luận trong kết luận giám định số 3530/C54B ngày 21/11/2017 đều khẳng định chữ than không giám định được.

-         Nếu cho rằng Nguyệt sửa liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 để chiếm đoạt 200 triệu là không có căn cứ và không có cơ sở bởi Nguyệt với trình độ đại học thừa biết rằng nếu sữa liên 2 thì còn liên 1 tại ngân hàng, Công ty có thể trích lục hoặc xem sao kê thông tin tại ngân hàng sẽ biết ngay. Nguyệt nộp tiền BHXH bao nhiêu. Nguyệt không dại gì mà vừa sửa chứng từ liên 2 này lại vừa chiếm đoạt 200 triệu rồi lại đưa cho ông Nam chứng từ mình sửa là điều hết sức vô lý và rất khó xảy ra.

Về lời khai ông Nam tại cơ quan điều tra có sự mâu thuẫn và chồng chéo nhau cụ thể:

Tại bản tường trình ngày 14/5/2017 gửi PC 46 Nam khai là “tôi cho bà Nguyệt nghỉ việc vì sửa chứng từ…”, cũng trong bản tường trình này Nam trình bày “ từ cuối năm 2016 bà Nguyệt đã bị cho thôi việc…” (bút lục số 41) trong khi một số bản khai sau thì ông Nam lại nói Nguyệt tự bỏ việc và chiếm đoạt tài liệu là không có căn cứ, lời khai Nam mâu thuẫn, bất nhất…nên không có căn cứ nói Nguyệt tự bỏ việc mà do Công ty yêu cầu Nguyệt nghỉ việc.

Tại đơn tố cáo ngày 6/5/2016 (bút lục số 31) Nam cũng trình bày “cuối năm 2016 tôi phát hiện Nguyệt sữa chứng từ nên tôi cho Nguyệt nghỉ việc…”

Làm rõ điều này sẽ là căn cứ cho việc Nguyệt có chiếm đoạt tài liệu như Công ty tố cáo là không có căn cứ. Vì nếu công ty buộc Nguyệt thôi việc thì đã bắt Nguyệt bàn giao vì nếu không bàn giao thì Nguyệt không thể nghỉ việc được.

Về vấn đề phát hiện sự việc sửa chứng từ:

Ông Nam khai trong các bản khai cũng như cáo trạng, kết luận điều tra kết luận “khoảng tháng 7/2016 Nam phát hiện Nguyệt sửa chứng từ” nhưng trong đơn tố cáo ngày 6/5/2016 ông Nam lại nói “cuối năm 2016 tôi mới phát hiện ra…”. Lời khai thời điểm phát hiện Nguyệt sửa chứng từ không thống nhất điều đó cho thấy chưa có căn cứ kết luận Nguyệt sửa chứng từ.

Đơn tố cáo ngày 6/5/2017 (bút lục 31) Ông Nam tố cáo Nguyệt đi rút séc 315.070.000 đồng và chiếm đoạt đoạt 200 triệu nhưng các bản khai sau này ông Nam lại khai đi rút séc 450.000.000 triệu.

Ông Nam khai Bổ nhiệm Nguyệt kế toán trưởng từ năm 2006 nhưng Nam không cung cấp được quyết định bổ nhiệm 2006 mà chỉ cung cấp quyết định bổ nhiệm 2008 nhưng lại cho là Quyết định này là giả mạo.

Trong hồ sơ ông Nam lúc khai Nguyệt chiếm đoạt số sách, lúc khai có thể Nguyệt bỏ vào túi đưa về vì công ty không giám sát (buổi đối chất với Nguyệt) nhưng tại bản khai ngày 29/5/2017 thì nam Khai “tôi đồng ý để Nguyệt đem sổ sách về làm”. Trong khi theo Luật kế toán và thông tư 200 của Bộ tài chính quy định khi bàn giao, giao nhận sổ sách hồ sơ kế toán phải có biên bản cụ thể. Như vậy, rõ ràng không có sự bàn giao cụ thể của Công ty với Nguyệt, đây là trách nhiệm công ty, Nguyệt không bị trách nhiệm gì và Công ty cũng không có bằng chứng bàn giao.

Ông Nam là 1 giám đốc công ty lâu năm, tại sao chữ “ba một trăm mười lăm triệu không trăm bảy mươi nghìn đồng” viết sai rất rõ ràng, nếu đúng phải là “ba trăm mười lăm triệu….” nhưng đây liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 ghi sai rất rõ ràng mà Ông Nam nói không phát hiện ra là vô lý. Nếu ông Nam nói không để ý thì đó là trách nhiệm ông Nam, không thể đổ lỗi này cho Nguyệt không phải là kế toán trưởng công ty.

Tại sao ông Nam chỉ cầm bản phô tô giấy liên 2 nộp tiền ngày 15/3/2016 trong khi ông là giám đốc- người đại diện pháp luật có quyền cầm bản gốc và theo Luật kế toán ông là người có trách nhiệm lưu sổ sách kế toán theo như điều 40 Luật kế toán 2003. Tại sao Nguyệt sữa mà Nguyệt đưa cho anh làm gì? Bởi Nguyệt cũng biết anh lên ngân hàng xin trích lục là biết ngay.

Do vậy, kết luật điều tra kết luận vận dụng điểm d, khoản 2 điều 175 truy tố Nguyệt lợi dụng chức vụ là không đúng. Nguyệt học đại học giao thông vận tải ngành……………………………………………..

Nguyệt cho rằng mua chứng chỉ kể toán giả nhưng cơ quan điều tra chưa có văn bản đến trường Đại học kinh tế TPHCM để nhờ bên trường này xác minh chứng chỉ của Nguyệt có thật không hay giả?

Tại sao Nguyệt giao 450 triệu rút sec thì công ty không lập phiếu thu? Đây rõ ràng bằng chứng nào thể hiện công ty đưa Nguyệt 394.200.00 trong đó tiền BHXH là 315 triệu? Nên lưu ý rằng trong sổ chi cá nhân năm 2016-2017 mà ông Nam nói thì chỉ ghi phần 315.070.000 là tiền BHXH chứ không có bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như cáo trạng và Kết luận điều tra quy kết Nguyệt. Trong khi chính ông Nam thừa nhận Nguyệt rút Sec về giao ông 450 triệu nhưng không có phiếu thu nào cho Nguyệt và trong sổ chi chi cá nhân ông Nam 2016-2017 ông Nam cũng không ký nhận cho Nguyệt nhưng chính Nam thừa nhận Nguyệt giao cho Nam VÀ Nam nhận bỏ vào két sắt. Đây là giao dịch cá nhân 2 bên chứ không phải công ty. Và điều đó chứng tỏ các khoản tiền giữa Nam và Nguyệt giao đi giao lại không lập phiếu thu chi theo quy định của Luật kế toán.

Quyết định bổ nhiệm thì con dấu khác, hợp đồng lao động con dấu khác, nhưng cơ quan điều tra chưa xác minh tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là liệu con dấu trong quyết định bổ nhiệm là Kế toán trưởng này có đúng của công ty không, có bản gốc không? Nguyệt nói quyết định giả sao Cơ quan điều tra không giám định. Trong hồ sơ vụ án tôi tkhông thấy quyết định bổ nhiệm Nguyệt kế toán trưởng bản gốc mà tôi chỉ thấy bản phô tô. Nguyệt chưa nhận quyết định bổ nhiệm, không có biên bản bàn giao quyết định, biên bản bàn giao quyết định và hồ sơ là trách nhiệm của công ty, không thể đổ lỗi cho Nguyệt.

Nếu cho rằng Nguyệt hưởng mức lương chức danh Kế toán trưởng nhưng mà bảng lương đóng danh sách BHXH nguyệt chỉ có 3.300.000 dồng , lương thực tế chỉ có 5 triệu. Nếu thật sự nếu Nguyệt là Kế toán trưởng liên quan đến phụ cấp, trách nhiệm, hệ số…không thể có mức lương đó.

Như vậy, Kết luận tra và cáo trạng kết luận Nguyệt lợi dụng kế toán trưởng chiếm đoạt 200 triệu của Công ty trong khi theo luật kế toán và nghị định 129 của CP, Thông tư 200 của BTC thì Nguyệt không đủ điều kiện tiêu chuẩn, thâm niên để bổ nhiệm và làm kế toán trưởng vậy là Viện kiểm sát nhân dân TP Vũng Tàu đã truy tố Nguyệt oan, sai…và thiếu căn cứ và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Yếu tố cơ bản buộc tội trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tào sản:

Đó là bị cáo phải trốn khỏi nơi cư trú, chiếm đoạt tài sản sử dụng bất hợp pháp tiêu xài cá nhân mất khả năng chi trả. Nhưng trong vụ án này Nguyệt đủ khả năng chi trả? Vấn đề ông Nam chưa bao giờ yêu cầu Nguyệt trả vì đã thương lượng với Nguyệt trước đó như Nam đã khai rõ trong hồ sơ cũng như cáo trạng và kết luận điều tra ghi rõ. Nguyệt không mất khả năng trả tiền vì Nguyệt đủ khả năng trả khoản tiền này. Vấn đề Nguyệt không thừa nhận chiếm đoạt được và Công ty không đưa ra được bằng chứng Nguyệt chiếm đoạt.

Tại sao Viện kiểm sát không dung kết quá giám định sau là Phân viện khoa học hình sự TPHCM mà dùng kết quả giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh BR VT để đưa vào nhận định trong cáo trạng trong khi Nguyệt khiếu nại yêu cầu giám định lại thì Theo quy định Kết luận giám định sau được dung vào giải quyết vụ án và áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo phải áp dụng kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM. Hơn nữa kết luận sau của Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM có rát nhiều nhận định khách quan, đúng pháp luật như liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 là giấy than không giám định được, không giám định được chữ “ba” trước chữ “một”, không giám định được có thêm số “3” lên số “1” tỏng liên 2 và kết luận số “1” là số nguyên thủy. Không phát hiện số “3” đè lên.

Ông Nam khai trong các đơn tố cáo là tôi cho Nguyệt nghỉ nhưng sau lại nói là Nguyệt tự nghỉ. Khai không đúng sự thật, lời khai bất nhất, mâu thuẫn nhau, lời khai không đáng tin cậy.

Kết luận điều tra đều khẳng định chưa có chứng cứ cơ sở kết luận Nguyệt chiếm đoạt giấy tờ, tài liệu của Công ty, nhận định lời khai từ 1 phía từ đó khẳng định chưa có căn cứ Nguyệt chiếm các phiếu thu-chi, số sách kế toán như ông Nam tố cáo. Do vậy có thể khẳng định không có căn cứ công ty đưa cho Nguyệt 315.070.000 đồng để đóng tiền BHXH, BHTN, BHYT vì công ty không cung cấp được phiếu chi cho Nguyệt 3150070.000 đồng theo luật kế toán còn phiếu nộp tiền liên 2 không giám định được Nguyệt sửa và cũng không chứng minh được Nguyệt giữ công ty 315070.000 đồng còn sổ chi 2016-2017 của cá nhân ông Nam chỉ là cá nhân.

Quan điểm đối với cáo trạng của Viện kiểm sát, Kết luận điều tra và kết luận điều tra:

Cáo trạng ghi Nguyệt được Công ty TNHH Kiến trúc BR VT bổ nhiệm kế toán trưởng từ ngày 1/01/2006 là sai hoàn toàn, không có căn cứ và vì quy trình bổ nhiệm kế toán đối với Nguyệt là không đúng pháp luật như tôi đã phân tích ở trên.

Cáo trạng quy kết Nguyệt lợi dụng chức vụ kế toán chiếm đoạt 200 triệu tiền của Công ty TNHH Kiến Trúc BR VT nhưng không chứng minh được bằng phiếu chi của Công ty là Công ty chi cho Nguyệt 394.200.000 đồng để đóng BHXH, BHYT, BHTT, chi mua vật tư văn phòng phẩm, chi lương…nên không có căn cứ buộc tội Nguyệt chiếm đoạt. Hơn nữa Nguyệt không phải là Kế toán trưởng thoe quy định nên không thể lợi dụng chức vụ kế toán trưởng như cáo trạng nêu để chiếm đoạt tiền công ty. Cáo trạng kết tội Nguyệt thiếu căn cứ, không có căn cứ và vi phạm pháp luật như tôi đã viện dẫn chứng cứ và các điều luật như trên.

Cáo trạng thừa nhận giữa cá nhân Nam và Nguyệt đã có sự thương lượng bằng miệng, không lập biên bản (Ông Nam cũng thừa nhận điều này) nên từ tháng 3/2016 cho đến tháng 3/2017 Công ty vẫn giao nguyệt làm hồ sơ sổ sách kế toán, vẫn giao Nguyệt đi lấy hóa đơn (có trao đổ nội dung tín nhắn điện thoài giữa Nguyệt và Nam trong hồ sơ vụ án và có cả biên bản đối chất Nam thừa nhận) cho ông Nam, vẫn giao cho Nguyệt đi đóng tiền BHXH cho công ty vào ngày tháng 8/2016. Điều đó chứng tỏ Công ty đã biết Nguyệt không chiếm đoạt 200 triệu mới tiếp tục tin tưởng và giao cho Nguyệt công việc này. Vì chính ông Nam thừa nhận là vụ việc sửa chứng từ Nam phát hiện từ tháng 7/2018. Nhưng đến ngày 1/8/2016 khi Công ty vẫn giao Nguyệt đi đóng tiền bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN số tiền 127.525.378 và có cả ủy nhiệm chi…có xác nhận của NH TM CP ĐT và PT VN chi nhánh Vũng Tàu Nguyệt chuyển vào TK của BHXH tỉnh Vũng Tàu (bút lục số 188). Điều đó chứng tỏ công ty không thể bị chiếm đoạt, bị nNguyệt gian đói mà công ty vẫn giao Nguyệt làm. Những việc làm này thể càng phù hợp với sự thừa nhận ông Nam là các bên đã thương lượng và càng phù hợp hơn khi việc ghi sổ chi cá nhân 2016-2017 là giữa ông Nam và Nguyệt. Nếu có tranh chấp thì đây là dân sự vì các bên đã thương lượng xong từ lâu. Hơn nữa ông Nam không chứng minh được số tiền 200 triệu là của công ty. Vì khi Nguyệt rút sẽ về Nam cũng không làm phiếu thu.

Cáo trạng không dùng kết luận giám định sau là kết luận giám định số 3530/C54B NGÀY 21/11/2017 CỦA Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM do Nguyệt khiếu nại kết luận giám định số 2711/PC54-Đ3 NGÀY 12/9/2017 mà lại dùng kết luận giám định số 2711/PC54-Đ3 NGÀY 12/9/2017 để nhận định trong cáo trạng là không bảo đảm đúng quy định của Bộ luật tố tụng và nguyên tắc có lợi cho bị can bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tội bởi vì kết luận giám định số 3530/C54B NGÀY 21/11/2017 CỦA Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM thể hiện sự khách quan và rõ ràng hơn, minh bạch hơn và có lợi cho Nguyệt hơn.

Bởi liên 2 là chữ “than” nên việc giám định là không thể được, pháp luật giám định không thể giám định được chữ “than”

Cáo trạng không làm rõ Ông Nam tố cáo với tư cách công ty hay cá nhân như tôi đã phân tích ở trên. Nếu là công ty thì chứng minh Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu bằng phiếu chi của công ty chi tiền cho Nguyệt, do chứng từ liên 2 chứ than không giám định được nên không thể suy đoán chủ quan Nguyệt chiếm đoạt.

Còn sổ chi 2016-2017 là việc cá nhân Nam và Nguyệt không liên quan đến công ty vì sổ này không phải sổ sách kế toán theo Luật kế toán 2003, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định hướng dẫn luật kế toán và Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về về chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính.

Cáo trạng kết luận Nguyệt không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, không khắc phục hậu quả là không có căn cứ vì Nguyệt không phải là kế toán trưởng, không chiếm đoạt 200 triệu của công ty thì làm sao bắt nguyệt nhận tội. Đây là điều vô lý và vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. Thực tế chưa có bản án có hiệu lực kết luận Nguyệt có tội nhưng mẹ bà Nguyệt là Hoàng Thị Thu đã xin đưa cho ông Nam 200 triệu để các bên thương lượng nhưng ông Nam không đồng ý nhận. Điều này phù hợp với khoản 5, điểm C, Nghị quyết số 01/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là gia đình bị cáo xin bồi thường…

Chính trong buổi đối chất và quá trình làm việc ông Nam thừa nhận vấn đề tiền không quan trọng. Quan trọng chỉ là chứng từ sổ sách và chính ông Nam không đòi tiền Nguyệt kể cả khi đối chất và từ tháng 3/2016 đến nay Nam khong đòi và cũng không đưa ra được chứng cứ đòi tiền Nguyệt như tin nhắn điện thoại, mail, thư hay thông báo…bằng văn bản. Nên nói Nguyệt không khắc phục là không có căn cứ.

Cáo trạng một mực kết luận Nguyệt không có tình tiết giảm nhẹ cũng vi pạm nguyên tắc có lợi cho bị can bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tội khi chưa có bản án có hiệu lực kết tội Nguyệt. Tại thời điểm xảy ra vụ án Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 vẫn còn có hiệu lực và theo Nghị quyết số 01/2000 của Tòa án nhân dân tối cao thì Gia đình Nguyệt có ngừoi thân thích công với cách mạng, có cậu ruột là Nguyện Khang tham gia cách mạng được tuyên dương công trạng năm 1954.

Nguyệt có thành tích xuất săc trong chiến đấu sản xuất, học tập công tác như được Ban chấp hành công đoàn Ngành xây dựng tỉnh BR VT tặng bằng khen vì đã có thành tích trong hoạt động công đoàn năm 2007, giấy khen của Ban chấp hành đản bộ tp Vũng Tàu tặng bà Nguyệt vì can bộ tiêu biểu Hội liên hiệp phụ nữ phường 1 vì đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện chỉ thị 35-CT/TU của BTV tỉnh ủy về xây dựng cốt cán trong tổ chức MTTQ, các đoàn thể nhân dân (15/8/2008). Nguyệt nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, bị bệnh nặng Polype Lòng tử cung, có giấy chứng nhận bệnh viện Từ Dũ, Echo dày, bị Ubì Buồng Trứng, đã ly hôn từ lây 1 thân 1 mình nuôi 02 con nhỏ và mẹ già, lao động chính trong gia đình, dù chưa biết vụ án thế nào nhưng công ty TNHH Kiến trúc BR VT cũng làm đơn xin giảm nhẹ cho Nguyệt…vậy mà Cáo trạng vội nhận định Nguyệt không có tình tiết giảm nhẹ thể hiện sự thiếu nhân văn trong cáo trạng, thiếu sự nhân đạo mà nhà nước ta áp dụng với người phụ nữ và gia đình cách mạng, ngừoi có thành tích chiến đấu, sản xuất…

Từ những sự phân tích trên,

Tôi kính mong HĐXX tuyên bà Nguyễn Hoàng Thu Nguyệt không chiếm đoạt số tiền 200 triệu của Công ty TNHH Kiến Trúc Bà Rịa Vũng Tàu. Hành vi bà Nguyệt không cấu thành tội phạm và chưa đủ căn cứ kết tội Nguyệt do thiếu chứng cứ buộc tội và do Nguyệt không phải là kế toán trưởng. Trả tự do cho bà Nguyệt.

Nếu thấy cần thiết Hội đồng xét xử có thể trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đièu tra lại theo quy định để làm rõ Nguyệt có phải là Kế toán trưởng theo luật định không? Quy trình bổ nhiệm kế toán trưởng, hồ sơ gốc kế toán trưởng đã đúng chưa? Chứng chỉ kế toán trưởng có thật hay giả mạo? Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mang con dấu không giống con dấu trong Hợp đồng lao động cần xác minh cụ thể lại? Cần xác minh tại các cơ quan có thẩm quyền và cần xác minh bằng cấp chuyên môn của Nguyệt đã phù hợp với quy định pháp luật chưa? Những vấn đề này chưa được làm rõ…

Phải làm rõ ai là người sửa chứng từ vì cả 02 kết luận giám định đều chưa thể kết luận ai đã sửa chứng từ liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016. Vì lời khai của bị cáo không phải làm bằng chứng duy nhất buộc tội bị cáo. Việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng.

Lời khai của ông Hải- người làm chứng thể hiện qua tin nhắn zalo, ác bản khai thì Nguyệt đều nhắn và Hải khai Nguyệt không sửa liên 2, nên không sợ, mà có người khác sửa, Nguyệt nhắn không chiếm đoạt 200 triệu nên không cần lấy biên lai (biên bản đối chất với Nguyệt và Hải và các bản khai của Hải). hải cũng thừa nhận không biết Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu không chỉ nghe Nam nói thế và Nam cũng không nói gì đến chuyện tiền bạc.

Trường hợp nếu trả hồ sơ thì cần cho bà Nguyệt được tại ngoại vì bà Nguyệt đủ các điều kiện được tại ngoại đồng thời thời hạn tạm giam đã hết nên theo quy định luật tố tụng hình sự 2015 cần cho Nguyệt được tại ngoại.

Cảm ơn HĐXX

Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình

LS TRẦN MINH HÙNG

Viện dẫn một số Quy định về về lập và ký chứng từ kế toán…. và điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán trưởng.

Theo Điều 118 của TT200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán : Lập và ký chứng từ kế toán

1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

(theo khoản 7, khoản 8, điều 4 luật kế toán 2003 quy định:

7. Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

8. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.)

3. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

4. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

5. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.

7. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

8. Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

9. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

Luật kế toán năm 2003:

Điều 52. Kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật này.

2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này và phải thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

Điều 53. Tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này; (điều 50 quy định: Điều 50. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. 2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán).

b) Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên (Nguyệt chỉ là chứng chỉ kế toán trưởng do Trường đại học kinh tế TPHCM cấp ngày 6/4/2006 và Nguyệt chỉ học chứng chỉ này chưa được 4 tháng không có chuyên môn, nghiệp vụ, sao có thể bổ nhiệm từ ngày 1/1/2006 như cáo trạng nêu khi mới học xong (học từ ngày 20/10/2005 đến ngày 15/1/2006) nhưng cáo trạng của Viện kiểm sát ghi bổ nhiệm ngày 1/1/2016 là không đúng sự thật, không phù hợp với chứng cứ vụ án. Như vậy. Nguyệt chưa học xong chứng chỉ kế toán trưởng, chưa được cấp chứng chỉ kế toán trưởng nhưng vẫn được bổ nhiệm kế toán trưởng.. Ngoài ra, Nguyệt học Đại học giao thông vận tải ngành……………..không phải ngành kế toán và Nguyệt cũng chưa được học về kế toán từ bậc trung cấp trở lên theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều này)

c) Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.

Nguyệt làm từ 2004 cho đến 2006 là nhân viên tổng hợp, phô tô tài liệu, đánh máy nhưng đến đầu năm 2006 Công ty Kiến Trúc BR VT đã bổ nhiệm Nguyệt làm kế toán là trái quy định này. Nguyệt chưa đủ bằng cấp và thâm niên làm kế toán theo quy định mà tôi nêu trên.

2. Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.

3. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng phù hợp với từng loại đơn vị kế toán.

Điều 40. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận. (Nếu cho rằng tô chiếm đoạt thì ông Nam – đại diện pháp luật phải có bản lưu, sao…)

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. (tài liệu kế toán Côgn ty TNHH Kiến Trúc Vũng Tàu mới từ năm 2015 nhưung đến này đã không còn, trách nhiệm này thuộc về công ty, thuộc về ông Nam như khoản 4, điều luật này quy định).

4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. (Luật quy định trách nhiệm này thuộc về Người đại diện pháp luật là ông Nam chứ không phải Nguyệt nên không thể đổ lỗi Nguyệt chiếm đoạt tài liệu kế toán, phiếu chi 315.070.000 đồng là sai, vì trách nhiệm này thuộc về ông Nam lưu, bản gốc liên 2 nộp ngân hàng do ông Nam lưu, Nguyệt không có thẩm quyền).

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; (vụ việc này thì ông Nam nói các tài liệu trước năm 2016 Nguyệt chiếm đoạt nhưng không chứng minh được, như vậy mới chỉ có 1 , 2 năm nhưng tài liệu kế toán công ty này không còn, trách nhiệm và sai phạm này công ty tự chịu, Nguyệt không phải là kế toán trưởng theo quy định nên Nguyệt không phải chịu).

b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.

Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ.

2) Các loại chứng từ kế toán

2.1. Liên quan đến Tiền Mặt Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Phiếu Thu/ Phiếu Chi/ Giấy đề nghị Thanh toán/ Giấy đề nghị tạm ứng/…

2.2. Liên quan đến Ngân hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Giấy Báo Nợ/ Báo Có của Ngân hàng; Sec/ Ủy nhiệm chi,..

2.3. Liên quan đến Mua hàng/ Bán hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Hóa đơn GTGT đầu vào/ Hóa đơn GTGT đầu ra/ Tờ khai hải quan/ Phiếu Nhập Kho/ Phiếu Xuất Kho/ Biên bản bàn giao/ Bảng Báo giá/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế/ Biên Bản Thanh lý Hợp đồng kinh tế.

2.4. Liên quan đến Tiền Lương Chứng từ kế toán: Bảng chấm công; Bảng tính lương; Bảng thanh toán tiền lương, Hợp đồng lao động; các Quy chế, quy định,…

2.5. Liên quan đến Chi phí, Doanh thu Chứng từ kế toán thể hiện qua Phiếu kế toán/…

=> Tất cả các chứng từ kế toán trên là cơ sở ghi chép hạch toán kê khai, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU TÍNH CHẤT BB (*) HD (*) A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

I-                  Lao động tiền lương 1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x

II-               2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x

III-            3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x

IV-           4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x

V-              5 Giấy đi đường 04-LĐTL x

VI-           6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL x

VII-        7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x

VIII-     8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x

IX-           9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL x

X-              10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán 09-LĐTL x

XI-           11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x

XII-        12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL x

XIII-     II- Hàng tồn kho 1 Phiếu nhập kho 01-VT x

2 Phiếu xuất kho 02-VT x

3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 03-VT x

4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT x

5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá 05-VT x

6 Bảng kê mua hàng 06-VT x

7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 07-VT x

III- Bán hàng

1 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi 01-BH x

2 Thẻ quầy hàng 02-BH x

3 Bảng kê mua lại cổ phiếu 03-BH x

4 Bảng kê bán cổ phiếu 04-BH x

IV- Tiền tệ 1 Phiếu thu 01-TT x

2 Phiếu chi 02-TT x

3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x

4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT x

5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT x

6 Biên lai thu tiền 06-TT x

Điều 11. Nguyên tắc kế toán tiền (Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

4. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế;

- Bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.

5. Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Điều 12. Tài khoản 111 – Tiền mặt

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.

c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

e) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;

Điều 30. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm (Nghị định Số: 129/2004/NĐ-CP ủa chính phủ quy định về QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH)

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:

1. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của đơn vị kế toán, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được lưu trữ tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.

2. Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Điều 31. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:

1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.

2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.

3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.

5. Tài liệu kế toán khác của đơn vị kế toán sử dụng trong một số trường hợp mà pháp luật quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

6. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức kiểm toán độc lập.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006