Luật Sư Tranh Tụng

Luật Sư Bào Chữa Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Hiện nay, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đang được tạm dừng để điều chỉnh một số lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu Điều 260 BLHS năm 2015 quy định tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông” chúng tôi có một số ý kiến như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Thứ nhất, tại Điều 202 BLHS 1999 quy định tội phạm này với tên gọi “Tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo tên gọi của điều luật thì chỉ những người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”. Với tên gọi tội danh như Điều 202 của BLHS 1999 thì không thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với “người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” mặc dù họ cũng tham gia giao thông và gây thiệt hại đến tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản của người khác. Điều 260 BLHS năm 2015 đã sửa đổi tên điều luật theo hướng bao quát hơn, phản ánh đúng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của điều luật, tức là người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông thì đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, tức là vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với hành vi phạm tội khi có hậu quả xảy ra. Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
- Làm chết một người;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng cho người khác, gây thương tích hoặc sức khỏe cho người khác với một tỷ lệ nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản ở mức độ nhất định thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Khoản 2, 3 của điều luật quy định các tình tiết định khung tăng nặng.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 quy định hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 120% thì “bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Điểm c khoản 1 điều này lại quy định hậu quả của hành vi phạm tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%”cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự như quy định tại điểm b khoản 1 điều này. Tức là giữa điểm b và điểm c có sự phân biệt là gây thương tích hoặc gây tổn hai sức khỏe cho số người khác nhau, nhưng tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể thì như nhau (trong khoảng từ 61% đến 121%) và cùng chịu một khung hình phạt như nhau. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là không cần thiết bởi nó có sự trùng lặp về tỷ lệ thương tích và cùng khung hình phạt. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 và sửa đổi điểm b theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%” thì vẫn đảm bảo yếu tố định lượng trong khoản này và không có sự trùng lặp như quy định tại BLHS 2015.
Tương tự như vậy, tại điểm e khoản 2 Điều 260 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên thì “thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Điểm g khoản 2 điều này quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%” thì cũng chỉ phải chịu mức hình phạt như quy định tại điểm e khoản này. Quy định như vậy là không thực sự cần thiết, gây rườm rà khi xây dựng kết cấu của điều luật. Trong khi đó, điểm b khoản 3 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người từ 183% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Chúng ta thấy rằng quy định như vậy là bất hợp lý bởi vì nếu một người vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thương tích cho 03 người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này ở mức 190% thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm g khoản 2 hay theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS 2015. Do vậy, chúng tôi cho rằng bỏ quy định tại điểm g khoản 2 và sửa quy định tại điểm e khoản 2 điều luật này theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%”, đồng thời bỏ quy định tại điểm b khoản 3sẽ tránh được sự chồng chéo quy định giữa các khoản nhưng vẫn đảm bảo nội dung điều chỉnh của điều luật.
Khoản 4 của điều luật lại quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành tội phạm cơ bản. Khoản 4 quy định: “Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Ở đây, nhà làm luật quy định đối với hành vi phạm tội chỉ gây thiệt hại ở mức độ như quy định tại khoản 4 thì chỉ có thể áp dụng hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm chứ không được áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên, điểm bất cập là nếu thiệt hại xảy ra chỉ ở phạm vi quy định của khoản 4 nhưng thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe thì hình phạt được áp dụng như thế nào? Nếu áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 để xử phạt người phạm tội từ 03 năm đến 10 năm tù thì quá nặng và mức hình phạt được áp dụng không hợp lý. Chúng tôi cho rằng quy định cấu thành tội phạm định khung giảm nhẹ tại khoản 4 là không logic với kết cấu của điều luật. Các BLHS trước đây (BLHS 1985 và BLHS 1999) được xây dựng theo mô hình cấu thành tội phạm cơ bản đến cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ đảm bảo tính logic, khoa học, dễ nắm bắt và áp dụng. Điều 260 BLHS 2015 được xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ không theo một trật tự nhất định mặc dù không gây khó khăn khi áp dụng nhưng về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tôi là thiếu tính logic. Mặt khác, sẽ là vướng mắc khi áp dụng hình phạt nếu hành vi phạm tội rơi vào trường hợp vừa phân tích ở trên. Nếu muốn thực hiện chính sách hình sự trong trường hợp này thì có thể quy định bằng những văn bản dưới luật hoặc các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng chuyển khoản 4 thành một điểm trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 để vừa đảm bảo kết cấu logic của điều luật và vừa phù hợp với cấu thành tội phạm và mức hình phạt ở các khoản khác của điều luật.
Thứ ba, như đã phân tích ở trên, đây là điều luật quy định cấu thành tội phạm vật chất tức là đòi hỏi phải có hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả đó có thể là gây thiệt hại về tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản ở một mức độ nhất định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt được áp dụng phải căn cứ vào mức độ hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, khoản 5 của điều luật lại quy định theo cấu thành tội phạm hình thức tức hậu quả của tội phạm chưa xảy ra. Chúng tôi cho rằng quy định này không logic với kết cấu của điều luật và thiếu tính khả thi trên thực tế. Để xác định một hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nào đó có nguy hiểm hay không, nguy hiểm ở mức độ nào, “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời” phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của con người nhất là của người áp dụng pháp luật. Thực tế cho thấy mặc dù khoản 4 Điều 202 BLHS 1999 cũng có quy định hành vi này nhưng chưa có trường hợp nào bị truy tố, xét xử đối với loại hành vi này. Nguyên nhân là do thiếu căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi đã đủ để cấu thành tội phạm này hay chưa và giả sử xác định một hành vi nào đó đã phạm tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 5 Điều 260 BLHS năm 2015 thì dựa vào căn cứ nào để đưa ra mức hình phạt cho hành vi phạm tội đó. Chúng tôi cho rằng không nên quy định loại hành vi này là một hành vi phạm tội trong bộ luật hình sự.
Từ những ý kiến trên, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Điều 260 BLHS 2015 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Luật Sư Bào Chữa Về Tội Trộm Cắp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

                 ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM

         VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                           Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6, TP.HCM

Chi nhánh:     5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 08.38779958; Fax: 08.38779958

www.luatsugiadinh.net.vn

 

BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH CHO BỊ CÁO LÝ KIM LONG BỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI TRUY TỐ VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN.

Tôi cho rằng việc Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai kết tội bị cáo Lý Kim Long khi chứng cứ buộc tội còn yếu, chưa có căn cứ, lời khai của người làm chứng, bị hại, người liên quan, bị cáo, vật chứng, kết luận giám đình mâu thuẫn nhau, bất nhất, chưa đầy đủ, bất nhất, chưa khách quan, chưa toàn diện, thiếu chứng cứ buộc tội, kết luận giám định chưa đầy đủ, giám định thiếu, vật chứng đưa vào vụ án chưa đúng, căn cứ kết tội dựa vào các cuộc điện thoại dựa trên số emei để để kết tội bị cáo, dựa vào kết quả xác minh của tổng đài mobifone để két tội bị cáo trộm cắp tài sản là thiếu căn cứ, thiếu thuyết phục và có dấu hiệu oan sai vì những căn cứ sau:

Về diễn biến vụ việc: Do vụ án đã được Lý Kim Long trình bày rõ tại phiên tòa nên tôi không tường thuật lại.

Về nội dung:

Lời khai của Lý Kim Long mâu thuẫn nhau với chính mình, bất nhất, mâu thuẫn với các lời khai, vật chứng khác, chứng khác của vụ án

Lý Kim Long khai nhận bị ép cung, bị đánh đập, bị dụ cung, bị trích xuất ra khỏi trại tạm giam B5 sau giờ hành chính để cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng Nai đưa về phòng PC45 lấy lời khai và bị đánh đập để ép nhận tội, sự việc này Long khai có trình báo với giám thị, quản giáo trại giam B5 nhưng không được lập biên bản khi nhận bị cáo về trại tạm giam B5.

Long lúc khai đi xe buýt để trộm tài sản, nhưng lúc lại khai đi xe máy hiệu sirius để trộm. Việc Long khai không trộm cắp tài sản, không dùng xe sirius trộm cắp tài sản là phù hợp với lời khai của bà Lan khi bà Lan khai sáng 30/4/2017 bà lấy xe sirius đi chợ về để xe trước nhà và Long không lấy xe nào đi đâu mà ở nhà.

Lúc khai đi cùng vợ là Mai Thị Kim Cương trộm tài sản và nhờ vợ trông xe nhưng lúc lại khai đi 1 mình rồi nhớ 1 em bé coi xe rồi cho 1 triệu đồng, đưa điện thoại cho Cháu bé để liên lạc chứ không phải nhờ vợ trông xe. Đây là những lời khai không những mâu thuẫn mà thấy rất khó tin đối với 1 vụ trộm hàng tỷ đồng.

Long khai dấu tiền sau nhà nhưng vẫn chưa được cơ quan điều tra xác minh thu thập.

Long lúc khai thừa nhận trộm tài sản nhưng lúc lại khai không phải là người trộm tài sản, việc Long khai trộm tài sản là do bị cơ quan điều tra ép khai nhận tội. Việc Long khai bị ép cung và không trộm tài sản phù hợp với lời khai của vợ là bà Mai Thị Kim Cương.

Long khai không đưa cho Cương bất kỳ chiếc điện thoại nào, lời khai này phù hợp với lời khai bà Lan (mẹ Long) và với bà Cương (vợ Long).

Long khai ngày 30/4/2017 ở nhà sau đó ngày 1/5/2017 đi Vũng Tàu, tối đi nhậu. Lời khai này phù hợp với lời khai bà Cương, phù hợp với lời khai Vợ chồng Oanh, phù hợp với lời khai bà Lan. Điều này có bằng chứng ngày xảy ra có vụ trộm cắp Long ngoại phạm.

Long khai về vấn đề thực nghiệm điều tra: Một mình Long không thể trộm cắp tài sản, phá hủy 2 két sắt, tủ gỗ, phá ống thông gió, cửa sổ, đi mua xè beng...trong vòng khoảng 2 tiếng đồng hồ trong khi theo như kết luật phòng kỹ thuật hình sự công an Đồng Nai vụ trộm nhận định vụ trộm phải từ 2 người trở lên.

Long bị gãy vai sống, 1 mình không thể đưa đẩy két sắt như Long khai

1 cái xè beng, 1 con giao không thể phá được két sắt. Còn dao không thể dùng để cạy két nhắn như trong hồ sơ vụ án nhận định.

Long không thể chui vào ống thông gió gió quá nhỏ khi nó rất cao và bên ngoài Long phải kê ghế cao mới đập bể thì khi chui vào sẽ bị té, do quá cao và nguy hiểm tính mạng, Long chắc chắn không chui vào được với độ cao và lỗ nhỏ như vậy, sẽ không có đà để nhảy xuống nền.

Long Khai đưa vàng, USD cho Oanh giữ nhưng Oanh khai không giữ và cơ quan điều tra đã khám xét nhà Oanh nhưng không tìm ra vàng, USD do vậy lời khai này mâu thuẫn, bất nhất.

Long khai dấu tiền, tài sản tại sân gofl nhưng cơ quan điều tra đã trích xuất Long đi chỉ chỗ nhưng vẫn không phát hiện được chỗ chôn (trong khi chôn thì phải có dấu) và khi đã chôn thì không thể trôi được. Long không thể dấu mà còn có thể để người khác lấy hay bị nước cuốn trôi. Những lời khai này khó tin và khó chấp nhận, rất mơ hồ, không có băng chứng

Mẫu vết máu giám định không xác định và kết luận được cùng AND với Long và các đối tượng theo yêu cầu giám định tại hiện trường, tóc không phải của Longvà Cương. (theo kết luật giám định 1591 + 1604/c54B ngày 1/6/2017 của PVKHHS tại TPHCM) điều đó chứng tỏ người trộm tài sản là người khác không phải hoàn toàn của Long và của những người cần giám định theo kết luận giám định. Kể cả mẫu tóc của các thành viên gia đình bà Cúc, gia đình Long, Cương (13 đối tượng)…chứng tỏ Long ngoại phạm.

Lời khai Mai Thị Kim Cương: Cũng như Long, Cương khai bị ép cung, Cương khai Cương bị cơ quan điều tra bắt khai là điện thoại IP6 màu vàng do Long đưa, bắt khai Cương đi cùng Long xe sirius trộm tài sản bà Cúc tại Long Khánh. Nhưng sau này bình tình được Cương khai lời khai Cương là không đúng, bị ép cung và bác bỏ toàn bộ lời khai trước đó.

Cương khai bà Lan không lấy chiếc điện thoại nào của Cương, khai Long không kêu tháo sim...lời khai này phù hợp với lời khai của Long khi không bị ép cung.

Kết luận giám định 2035 ngày 25/7/2017 của phân viện khoa học hình sự tại TPHCM kết luận: “dấu vết trượt xước, thủng,….do công cụ cứng, dẹt rộng 6cm có gây ra, xà beng gửi giám định có thể gây ra….” Tức chỉ có thể chứ không khẳng định.

“Không phát hiện thấy dấu vết trượt xước trên con dao bắt sắt kích thước 45cm x 7cm gửi giám định”. Kết quả giám định với biên bản, hình ảnh khám nghiệm hiện trường khi lời khai Long, Biên bản, hình ảnh khám nghiệm hiện trường Long dùng dao để phá két sắt. Nếu dùng dao (đây là con dao hiện trường) thì phaiủ có vết xước nhưng giám định lại không có là rất vô lý nhưng vẫn chưa được làm rõ và kết tội Long vô căn cứ.

Công văn 6235 của Sở tài chính thuộc UBND tỉnh Đồng Nai ngày 8/11/2017 khẳng định không giám định được két sắt do không rõ model, kích cỡ, không định giá được khi không biết tình trạng thực tế nhà đục phá thế nào”…như vậy cơ quan cảnh sát điều tra cũng không cung cấp được cho Sở tài chính hiện trạng nhà bị đục phá thể nào thì làm sao kết luận là Long đục phá nhà để trộm? rất vô lý và không thuyết phục. Không giám định được két sắt sao lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền 1 mình Long có phá được 2 két sắt?

Tôi yêu cầu cần trưng cầu giám định tư pháp việc 1 mình Long có phá được 1 két sắt không? 1 mình Long có thực hiện được vụ trộm này không?

Cúc, Buôn sao không báo công an để công an xuống chụp ngay ảnh hiện trường gối, kết, nền nhà, khung sắt…còn nham nhở tại hiện trường….nhưng những hình ảnh khám nghiệm hiện trường này không có mà chí có thực nghiệm điều tra mới có ảnh.

Những điểm mâu thuẫn trong hồ sơ chưa được làm rõ:

Điện thoại bà Cúc khi có số emei số đuôi: 88 khi thì 8801 nhưng chưa được làm rõ số emei nào đúng.

Mẹ Long bà Lan khai không giao xe cho Long mà bà Lan tự đi chợ hôm 30/4/2017.

Cáo trạng cho rằng Long ném đá cho chó ngưng sủa là vô lý, không có con chó nào ném đá mà chó ngưng sủa, càng ném càng sủa thêm, sao không thực nghiệm điều tra chi tiết này.

Long đi ăn trộm mà không biết địa điểm…là rất vô lý. Đi từ Trảng Bom sang Long Khánh trộm là hết sức vô lý.

Két sắt nặng tới 200 kg, Long bị bệnh tai nạn ở vai chưa thôi nên 1 mình Long không thể khiêng lật 2 két sắt như cáo trạng nêu, cần thực nghiệm điều tra có sự chứng kiến luật sư các chi tiết này.

Vết máu trên tường, tóc trong nhà, nơi hiện trường không phải của Long, không phải của Cương…kết quả giám định thì vết máu trên tường, tóc tại hiện trường không cùng với AND của Long và Cương cũng như 11 đối tượng còn lại nên không có căn cứ kết tội Long, người thưucj hiện hành vi phạm tội là thủ phạm khác phải tìm ra người cùng AND trùng với vết máu trên tường và trùng với tóc tường mới có căn cứ kết tội ai trộm cắp tài sản.

Cơ quan điều tra chưa yêu cầu giám định dấu vân tay, chân trên nền nhà, cục đá, cuốc gỗ, thanh sắt, cửa, trên tường, bờ rào, cổng, trên 2 con dao, dao…để đối chiếu với vân tay của Long…xem có phải của Long không. Khi chưa giám định chưa thể khẳng định Long trộm tài sản. Đây là sự suy luận vô căn cứ của CQĐT và VKS.

Đề nghị trích xuất các camera gần nhà bà Cúc để thu thập, điều tra có hình ảnh của Long đi tới địa điểm mất tài sản không nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa làm việc này.

Không có bất kỳ bằng chứng nào Long sử dụng điện thoại bà Cúc có số email: 880, đề nghị VKS cung cấp bằng chứng, chứng cứ chứng minh Long sử dụng điện thoại bà Cúc có số email: 880. Điều vô lý nữa gia đình bà Cúc đi chơi sao không đem điện thoại đi?

Trong khi chiếc điện thoại có số emeil đuôi 880 mà cơ quan điều tra cho rằng Cương sử dụng thì cũng không có bằng chứng mà chỉ dựa trên xác mình của Tổng đài điện thoại chứ chủ thuê bao không phải của Cương, không phải của Long và thời gian dùng tin nhắn, điện thoại có số emei có nhiều thời điểm vô lý như ngày 4/5/2017 cơ quan điều tra mời Cương làm việc hầu như cả ngày và gần cả buổi sáng sau lúc khoảng từ 9 đến 10 giờ sáng thì Cương có thể nhắn tin điện thoại và điện thoại cho người khác bằng chiếc điện thoại của bà Cúc được vì tại thời điểm này Cương đang làm việc với cơ quan điều tra. Đây là điều vô lý, mâu thuẫn mà cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ.

Cơ quan điêu tra chưa xác minh cụ thể số tiền bà Cúc, ông Buôn đâu mà có. Trong khi theo hồ so thì chỉ có 2 đứa con bà Cúc cung cấp giấy mua vàng…nhưng cũng không phải là chứng cứ duy nhất và đáng tin cậy. Tiền lương của ông Buôn theo xác nhận của ngân hàng không đến 200 triệu nhưng bà Cúc khai mất tiền mặt 200 triệu là tiền lương Buôn đưa bà Cúc giữ là không đúng. Theo cơ quan xác nhận lương cho ông Buôn cũng không phải 200 triệu như bà Cúc khai. Theo chứng từ rút ngân hàng ngày 10/4/2017 và ngày 17/4/2017 có xác nhận của công ty nơi Buôn làm việc và xác nhận ngân hàng thì số tiền không đến 200 triệu mà chỉ có số tiền: 86.040.000 đồng và 53.065.400 đồng chứ không phải 200 triệu như bà Cúc khai.

Cúc khai mâu thuẫn khi khai mất 4000usd lúc khai mất 2000usd.

2 lời khai cách nhau tới 2 tháng Cúc mới khai lại là đã tìm lại được 2.000 USD là rất vô lý và không thuyết phục (lời khai ngày 1/5/2017 khác với lời khai ngày 18/7/2017).

Bà Thảo con bà Cúc khai mâu thuẫn, lúc khai mâtý 2 lượng vàng, lúc khai mất 153 triệu. Nói hoang mang khai mâu thuẫn là vô lý vì số tiền khai chênh lệch rất nhiều.

Dung (con bà Thảo) cũng khai mâu thuẫn nhau, lúc khai mất nhiều, lúc khai mất ít.

Tiền USD, euro, nhân dân tệ, vàng của bà Cúc mua ở đâu, nguồn gốc đâu mà cơ quan điều tra chưa làm rõ.

Số tiền bà Cúc khai mất mâu thuẫn và không thống nhất, khi khai mất 1,1 tỷ lúc khai mất nhiều hơn số tiền này…đây là điều mâu thuẫn, lời khai bất nhất không đáng tin cậy.

Bà Nguyệt khai không đáng tin cậy khi cho rằng Long mua xè beng từ ngày 30/4/2017 đến ngày 5/5/2017 cơ quan điều tra lấy lời khai mà Nguyệt vẫn nhớ Long mặc quần màu tối, sáo sáng, có áo khoác. Chị Nguyệt không thể nhớ hết chi tiết khi vụ việc qua 5 ngày mà vẫn nhớ cụ thể từng người mua hàng như vậy là rất khó tin. Lời khai bà Nguyệt không đáng tin cậy. Cơ quan điều tra không làm biên bản đối chất giữa Long và Nguyệt mà chỉ cho Nguyệt nhận dạng Long qua hình ảnh là điều không chấp nhận được, bà Nguyệt cần đối chất với Long để làm rõ sự việc. Cần làm rõ bà Nguyệt bán hàng có ghi hóa đơn bán lẻ, sổ sách không? Chắc chắn có cần thu thập sổ sách bán hàng hàng ngày từ ngày 30/4/2017 đến ngày 2/5/2017 để làm rõ bà Nguyệt có bán xè beng cho Long không? Bà Nguyệt mua xè beng này của ai? Cần làm rõ nguồn gốc số xà beng bà Nguyệt mua của ai, thu thập các chứng từ, sổ sách bà Nguyệt mau xè beng từ ai để đối chứng.

Những lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan như Oanh, Vinh, Cương, Loan…chứng tỏ cho sự việc ngày 30/4/2017 Long ở nhà, không đi Long Khánh.

Bởi ngày 30/4/2017 gia đình Long có người tới cầm đồ tên Tý đi cùng 1 người phụ nữ tên Hạnh (hiện gia đình Long vẫn còn giữu CMND của người này và biên nhận cầm đồ ngày 30/4/2017 của người này). Hiện nay gia đình Long vẫn giữ chứng minh của người này nhưng cơ quan điều tra chưa làm rõ lấy lời khai của người này hôm ngày 30/4/2017 có gặp Long không? Long có nhận cầm đồ của 2 người này không để làm sáng tỏ vụ án.

Lời khai chiếc điện thoại Long cho bà Lan:

Long có 1 chiếc điện thoại IP6 bị hư, đem ra tiệm sửa nên bà Lan mua chiếc điện thoại nokia cho Long dùng, sau khi sửa xong thì Long tra lại chiếc điện thoại cho bà Lan. Vinh khai Long cho Bà Lan là do Vinh không hiểu sự việc thấy Long đưa trả cho mẹ thì tưởng Long cho bà Lan nhưng thực chất là trả điện thoại cho mẹ.

Khi thực nghiệm điều tra chưa có luật sư chứng kiến.

Cơ quan điều tra cho rằng Long rửa két sắt, xè beng…thì có thể không giám định được vân tay nhưng còn 2 con dao, cục đá, cái quốc, thanh sắt, cái ghế gỗ và inox, bức tường, hàng rào, cổng…vẫn còn giám định được dấu vân tay, chân nhưng Cơ quan điều tra không giám định. Còn máu, tóc tại hiện trường thì giám định không phải là của Long, Cương.

Ngày 9/5/2017 cơ quan điều tra trích xuất Long đi tìm vật chứng cho rằng Long trộm cất dấu tại sân gofl nhưng tìm cũng không có, không có tài sản.

Long không thể cất dấu mà chỉ mấy ngày sau lại tìm không được là rất vô lý.

Nhà Long chỉ có mấy anh em, cơ quan điều tra đã xác minh hết không có ai cất dấu tài sản, Long không gửi đâu. Vậy bằng chứng nào nói Long trộm cắp tài sản, số tài sản lớn Long giữ ở đâu vẫn chưa làm rõ. Ngay sau mấy ngày Long đã bị bắt nên không có chuyện Long có thể tẩu tán được cho bất kỳ ai. Bà Oanh cũng khai không nhận bất kỳ tài sản gì. Long cho rằng việc khai để nơi bà Oanh là do bị ép cung khai như vậy.

Cơ quan điều tra chỉ dựa vào các cuộc gọi, tin nhắn của điện thoại bà Cúc, dựa vào văn bản xác minh của tổng đài điện thoại để xác định vị trí của Cương ở và định vị do Cương đang sử dụng điện thoại bà Cúc từ đó lấy lời khai Cương và từ lời khai Cương kết tội Long là vô lý, thiếu chứng cứ, thiếu thiếu phục và suy đoán không có căn cứ. Theo luật tố tụng hình sự chỉ có nguyên tắc suy đoán vô tội chứ không có nguyên tắc suy đoán có tội khi không có bằng chứng, chứng cứ kết tội thì phải trả tự do cho bị cáo, tuyên bị cáo vô tội. Hơn nữa cơ quan điều tra cũng không có biên bản phạm tội quả tang, bắt quả tang Long đang sử dụng điện thoại bà Cúc và cũng không thu giữ được điện thoại bà Cúc có số emei 880 hiện ai đang giữ. Hơn nữa kể cả 1 người có thể sử dụng điện thoại của 1 người khác nhưng không hẳn người đó trộm cắp của người khác khi chiếc điện thoại đó có thể do mình mua, nhận tặng cho từ người khác, từ tiệm cầm đồ do người khác trộm chứ không phải do mình trộm. Việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng nhưng cho đến hôm nay, theo hồ sơ quan tố tụng vẫn chưa có bằng chứng, chứng cứ chứng Minh Long phạm tội. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết luận giám định khi vết máu, tóc tại hiện trường, máu trên bức tường mà kẻ đột nhập vào không phải của Long.

Hồ sơ mất bút lục số 222 là bút lục gì để nghị Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử làm rõ bút lục số 222 có nội dung gì, tại sao mất?

Cương thì khai mâu thuẫn: Trong hồ sơ Cương khai Long đưa điện thoại cách đây 2,3 ngày nên rút sim ra nhưng có lúc Cương lại khai khi công an mời lên thì Long dặn Cương rút sim trong điện thoại ra. Cương hiện nay bị ung thư giai đoạn cuối (xạ trị lần 8), nên sức khỏe và tinh thần không ổn định, những lời khai của Cương cũng không đáng tin cậy.

Cương khai ngày 4/5/2017 Cương khai chiếc điện thoại IP6 Long đưa là do Cương cho rằng ngày 4/5/2017 bị cơ quan điều tra đánh đập ép khai nên Cương mới khai điện thoại IP 6 do Long đưa theo lời khai công an.

Sau này bản khai ngày 13/5/2017 Cương khai lại là Cương không dùng bất cứ chiếc điện thoại nào Long cho chỉ dùng 1 chiếc điện thoại duy nhất đã bị cơ quan điều tra giữ. Bản khai ngày 4/5/2017 Cương bị đánh đập và bị ép nên khai không đúng.

Đề nghị thực nghiệm điều tra lại xem 1 mình Long có thể chui vào lỗ cửa thông sáng nhà vệ sinh để vào trộm tài sản không vì của này cao tới 2.5 mét, cao và chiều rộng chỉ có 0.78 x 0.38 nên Long không thể chui vào vì chui vào sẽ té vì không có đà, không thể chui vào trừ khi có ghế cao phí trong vì theo hiện trường Long chui phải chui đầu vào trước mà phía trong không có ai đỡ, mà tường từ đất lên cửa cao tới 2.5 m thì Long không thể vào được khi của thông sáng này quá nhỏ Long không thể xoay người lại cho chân vào trước. Hơn nữa hình ảnh hiện trường có chiếc ghế phía trong nhà vệ sinh khi Long chưa vào thì sao đã có ghế?

Cần làm cho liệu cơ quan chức năng không chứng minh được hành vi phạm tội nên hợp thức hóa hồ sơ và lời khai cho phù hợp?

Tài sản cho rằng Long trộm được rất nhiều sao theo thực nghiệm đièu tra Long chỉ để trước xe, không cột hay ngoắc vào xe. Rất khó tin đây là hành vi trộm của Long.

Khám nghiệm hiện trường và thực nghiệm điều tra cho rằng Long dùng xè beng, thanh sắt, dao phá két sắt nhưng kết luận giám định lại kết luận dao không trầy xước, thanh sắt thì không giám định.

Tại bút lục 245 cho rằng Long dấu điện thoại tiền tại gần sân golf nhưng hồ sơ lại cho rằng Cương sử dụng điện thoại bà Cúc để liên lạc cho Long. Đây là những điều rất mâu thuẫn.

Đơn tố cáo bà Cúc không thấy ghi ngày tháng, không biết bà Cúc tố cáo khi nào?

Sao ngay khi mới về thấy mất đồ ngày 30/4/2017 bà Cúc không báo công an xuống ngay để khám nghiệm hiện trường và phong tỏa hiện trường mà đến ngày 1/5/2017 mới khám nghiệm?

Đơn tố cáo không có ghi ngày tháng chỉ ghi giá trị tài sản: 1.1 tỷ nhưng sau này lại tăng lên. Những điều này thể hiện rất mâu thuẫn.

Chiếc điện thoại bà Cúc mua ở đâu? Chứng từ mua ở đâu?

Theo xác minh thì lúc 9h30 ngày 30/4/2017 có cuộc gọi từ số Long sang số bà Lan chứ không có gọi cho Cương.

Long có viết bất kỳ là thư nào ngày 23/5/2017 cho bà Oanh là gửi tiền trộm vàng, tiền nơi chị Oanh không? Long khai không có sao lại có trong hồ sơ? Liệu có phải chữ ký và chữ viết của Long trong bức thư này?

Lời khai ngày 9/5/2017 Cương khai chồng không đưa điện thoại nào cả.

Theo biên bản khám xét nhà Oanh, Long không thu được bất kỳ chiếc điện thoại nào có emei 880 của bà Cúc.

Cơ quan điều tra vẫn chưa thu thập và làm rõ được chiếc điện thoại hiện đang ở đâu? Do ai giữ?

Nguyệt khai khó tin là mới 10h Nguyệt đã nghỉ trưa, Long vào mau két sắt. Nguyệt khai đóng cửa Long về đi đám cưới, đám cưới ai có thật không?

Chị kêu mới lấy hàng về lấy của ai? Hóa đơn?

Xè beng có chiều dẹt không? Chiều dẹt khoảng mấy cm?

Có phải 6cm không?

Bà Lan khai không cho bất kỳ ai mượn điện thoại và sim điện thoại của bà sim đt bà Lan số đuôi 929 nên có thể khẳng định không có chuyện Long lấy đt hay sim đt bà Lan đi trộm tài sản và để chiếc điện thọai của bà Lan cho người bên ngoài để liên lạc canh chừng.

Cơ quan điều tả chưa làm rõ ai là người canh chừng cho Long vào trộm tài sản nhưng vẫn kết tội Long là thiếu căn cứ, vi phạm tố tụng, vi phạm pháp luật, kết tội Long dựa trên suy đoán.

Cơ quan điều tra đưa 2 tên phạm nhân Trần Văn Trọng và Bùi Bái Tử Long (1 người phạm tội trộm cắp tài sản, 1 người phạm tội giết người) để lấy lời khai như người làm chứng về việc Long khai và kể với 2 phạm nhân này là vi phạm tố tụng, không đáng tin cậy, lời khai của những nghi can này không thể là người làm chứng theo quy định tố tụng hình sự. Nếu đúng Long trộm tài sản thì không bao giờ kể tường tận như vậy chi tiết như vậy cho 2 nghi can cùng buồng này. Lời khai và cách thu thập chứng cứ này không khách quan và tôi cho là vi phạm tố tụng.

Lời khai của Long không phù hợp với sơ đồ khám nghiệm hiện trường, không phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, hình ảnh khám nghiệm hiện trường, không phù hợp với báo cáo KNHT số 48 ngày 5/5/2017 của Phòng kths Công an đồng nai, không phù hợp với thực nghiệm điều tra, hình ảnh thực nghiệm điều tra và không phù hợp thực tế, mâu thuẫn với các lời khai khác và mâu thuẫn với kết luận giám định.

Trên thân thể Long không bị trầy xước khi bị bắt nên vết máu trên tường không phải của Long.

Long có khai hành vi trộm cắp tài sản với Trần Văn Trọng và Bùi Bái Tử Long không?

Số tiền 8.600 do cầm đồ từ bà Thủy đã có trong hồ sơ bà Thủy khai khớp.

Long có được giao các quyết định tố tụng như quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn của VKS ngày 15/5/2017 của cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đồng nai cho anh không? Có phải đúng ngày 15/5/2017 không?

Xè beng tại hiện trường chỉ cỏ chiều rộng 2.5cm, trong khi theo kết luận giám định thì xè beng có thể gây ra vụ phá két sắt có chiều dẹt 6cm, và chỉ có thể gây ra chứ không khẳng định là do xè beng tại hiện trường gây ra.

Báo cáo KNHT số 48 ngày 5/5/2017 của Phòng kths Công an đồng nai thì đã thu mẫu máu, đường vân nhưng kết quả giám định thì không phải máu trùng với AND của Long, còn dấu vân thì chưa có kết luận cụ thể của ai?

Báo cáo này khẳng định vụ trọm từ 2-4 người vì phá 2 két sắt, phá cửa thông sáng, đi mua xè beng….thì 1 mình Long không thực hiện được nhưng hồ sơ vụ án kết tội chỉ 1 mình Long phạm tội là mâu thuẫn với thực tế và mâu thuẫn với với các hồ sơ khác trong hồ sơ vụ án này.

Long hoàn thành xong vụ trộm mấy giờ hồ sơ cơ quan tố tụng vẫn chưa làm rõ vì buổi tối Long đã đi nhậu cùng gia đình tại quán Mr Nướng có đăng trên fb trực tiếp có Long.

Long khai bị ép, bị đánh đập nêu nếu trả hồ sơ phải có luật sư hoặc phải có camera ghi hỏi cung, ghi âm.

Biên bản khám xét nhà Long, Oanh ngày 5/5/2017không thu được chiếc điện thoại và số vàng, USD, Tài sản của bà Cúc mà cơ quan điều tra kết luận Long Trộm tài sản. Đây là điều hết sức vô lý?

Đây cũng tiếp tục là bằng chứng Long ngoại phạm vụ trộm cắp tài sản.

Chỉ thu được 17.600.000 đồng là số tiền của gia đình Long và trong đó số tiền bán cầm đồ của bà Thủy 8.600.000 đồng.

Tại biên bản khám xét ngày 5/5/2017 thì không có bị can ký trong biên bản này.

Long khai tại bản khai bút lục số 38 ngày 12/5/2017 là Long ở nhà, không đi đâu cả.

Nhưng bản khai ngày 5/5/52017 Long khai đi trộm tài sản bằng xe buýt nhưng cuối phần bản khai Long ghi là “ ghi theo người hướng dẫn” bút lục 39. Vậy rõ ràng có sự mớm cung, ép cung khi lấy lời khai của Long.

Ngoài ra, tôi đề nghị mời điều tra viên, những điều tra viên Long nhắc tên tham gia vụ án để đối chất có đánh đập, ép cung Long không? Có việc trích xuất Long ra khỏi trạm giam B5 ngoài giờ làm việc không? Yêu cầu mời giám thị trạm giam B5 làm chứng.

Yêu cầu mời đại diện hợp pháp bên Công ty điện thoại Mobifone tham gia vụ án để làm sáng tỏ các cuộc tin nhắn, điện thoại của điện thoại bà Cúc vì các hồ sơ trong hồ sơ tôi cảm thấy chưa tin tưởng, cần phải hỏi tại phiên tòa.

Không có bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định Cương gắn sim của mình vào chiếc điện thoại bà Cúc có số emei cuối là:356956067434880 để điện thoại và nhắn tin cho người khác. Không có bằng chứng Cương là người sử dụng chiếc điện thoại có số emei này. Mà chỉ dựa vào sự suy đoán và lời khai của Long và Cương trong khi 2 người này thừa nhận bị ép cung. Hơn nữa lời khai của bị cáo không phải là lời khai duy nhất để buộc tội bị cáo mà việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng.

Số thuê bao 01283211545 chủ thuê bao là Lê Thị Huyền Chi không phải chủ thuê bao đứng tên là Lý Kim Long.

Việc dựa vào danh sách gọi, nhắn tin của thuê bao 01283211545 đến thuê bao 01217631929 (chủ thuê bao Lê Ngọc Phương Lan) để kết tội Long là không có căn cứ. Vì không có căn cứ các cuộc gọi, tin nhắn này thể hiện Long trộm tài sản hay không thu thập được nội dung trao đổi qua lại mà khẳng định Long Trộm?. Cơ quan chỉ dựa vào sự suy luận. Nội dung tin nhắn cũng không có, cuộc gọi thì không biết cuộc gọi đó có nội dung gì làm sao thể hiện Long trộm tài sản bà Cúc. Các cơ quan điều tra chỉ dựa vào lời khai trong khi lời khai các bị can, người liên quan khai bị ép cung nên không có căn cứ buộc tội. Hơn nữa lời khai của Long, Cương mâu thuẫn nhau, không thống nhất, Long khai khai theo cơ quan điều tra hướng dẫn nên theo tôi có căn cứ Long, Cương bị ép cung như lời khai họ đã khai.

Từ các căn cứ trên không có cơ sở tuyên Long phạm tội trộm cắp tài sản, tôi yêu cầu trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa và tuyên bị cáo vô tội, bị oan.

Kính mong xem xét chấp nhận một cách khách quan, công tâm, tránh oan sai cho bị cáo Long.

Trân trọng cảm ơn Hội đồng xét xử.

Trường Văn phòng

LS TRẦN MINH HÙNG

Luật sư Chuyên Tranh Tụng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

Giải quyết tranh chấp tiền tố tụng:

  • Đánh giá toàn diện trong đó bao gồm các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp;

  • Tư vấn cho khách hàng các giải pháp để giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh chóng;

  • Đề xuất các phương án đàm phán cho khách hàng trên cơ sở xác định vị thế đàm phán của khách hàng; tham gia cùng khách hàng hoặc thay mặt khách hàng làm việc, đàm phán với bên thứ ba;

  • Tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng trong việc soạn thảo giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

  • Phân tích và đánh giá về thế mạnh và điểm yếu của các bên trong vụ việc tranh chấp, tư vấn về chiến lược giải quyết tranh chấp;

  • Đại diện khách hàng trong việc đàm phán và giải quyết tranh chấp với các đối tác trước hoặc trong quá trình tố tụng;

  • Đại diện theo ủy quyền và/hoặc làm luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đương sự trong các vụ án/vụ việc dân sự, kinh doanh thương mai, lao động và hành chính;

  • Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm hoặc bảo vệ quyền lợi của nạn nhân trong các vụ án hình sự.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài:

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện và thực hiện các thủ tục khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài có thẩm quyền;

  • Tham gia tố tụng tại tòa án các cấp hoặc trọng tài theo yêu cầu và trên cơ sở ủy quyền của khách hàng;

  • Đại diện cho khách hàng liên hệ, làm việc với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp, để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp dân sự gồm:

  • Giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, gồm động sản và bất động sản;

  • Giải quyết tranh chấp về ký kết và thực thi hợp đồng dân sự, kể cả có yếu tố nước ngoài;

  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động, đại diện cho cả người lao động và người sử dụng lao động;

  • Giải quyết tranh chấp về thừa kế;

  • Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng;

  • Giải quyết tranh chấp về phạt vi phạm hợp đồng:

  • Giải quyết tranh chấp về ly hôn, quyền nuôi con khi ly hôn, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, tài sản khi ly hôn, cấp dưỡng, truy nhận cha cho con;

  • Giải quyết các tranh chấp về bất động sản, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

  • Giải quyết tranh chấp về bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mẫu Đơn Yêu Cầu Tòa Án Nhanh Giải Quyết Vụ Án

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi: ..........................................................................................................

Người khiếu nại: bà Nguyễn Thị Linh Chi, sinh năm: 1967

Địa chỉ: ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhớn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ

Người bị khiếu nại: TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. CẦN THƠ

Địa chỉ: 12 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Nguyên vào ngày 21/4/2014 tôi có khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP Cần Thơ để yêu cầu chia di sản thừa kế do mẹ tôi là Nguyễn Thị Hồng Châu để lại và yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho giữa bà Châu với bà Yến, bà Trang, hủy giấy chứng nhận cấp cho bà Nguyễn Thị Linh Trang, bà Ngô Thị Hồng Yến do bà Châu, bà Yến giả mạo chữ ký trên hợp đồng tặng cho ngày 30/10/2009 của bà Châu dối với thửa đất số 27, diện tích: 1.325m2, giấy CNQSDĐ số 0006 do UBND huyện Châu Thành cấp ngày 3/6/1996 cho bà Châu,nhà đất tọa lạc tại: xã ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhớn Ái, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

Thưa Qúy cơ quan có thẩm quyền.

Vụ án của tôi được tòa án nhân dân TP Cần Thơ thụ lý giải quyết từ 2014 theo thông báo thụ lý số 20/2014/TLST –DS ngày 16/6/2014 đến nay đã hơn 4 năm nhưng tôi không hiểu vì lý do gì mà Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không chịu đưa vụ án ra xét xử cho tôi. Trong khi vụ án có chứng cứ và chứng từ, hợp đồng rõ ràng bà Yến, Trang giả mạo chữ ký mẹ tôi, nội dung như ban ngày ban mặt ai cũng biết nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ đã không giải quyết cho tôi.

Theo quy định Luật tố tụng dân sự 2003 và cả 2015 thì thời hạn giải quyết vụ án dân sự chỉ từ 2- đến 4 tháng. Nếu phức tạp thì cũng không quá 8 tháng nhưng vụ án của tôi đến nay đã hơn 4 năm thì liệu Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không khách quan, không minh bạch hay đã bao che cho bị đơn là bà Yến, bà Trang hay đã có hành vi thiên vị, bênh vực cho bị đơn nên cố tình kéo dài gây khó khăn cho tôi khi biết tôi ở Đài Loan đi lại về khó khăn tốn kém. Tôi lấy chồng nước ngoài và căn nhà trên đất nêu trên tôi đã gửi tiền về xây nhà cho mẹ ở và để sau này về già tôi về ở tại Việt Nam nhưng các chị em tôi đã ngang nhiên làm giả mạo hồ sơ để chiếm đoạt tài sản phần thừa kế tôi được hưởng.

Cụ thể, theo Điều 179. Thời hạn chuẩn bị xét xử

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự được hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ – HĐTP tại Điều 14 đó là:

“Điều 14. Thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 của BLTTDS

Điều 179 của BLTTDS quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử; do đó, các thời hạn quy định trong Điều này đều được tính trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, thời hạn chuẩn bị xét xử được tính như sau:

1. Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

a) Nếu không phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

– Bốn tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;

– Hai tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của BLTTDS.

b) Nếu phải gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án tối đa là:

– Sáu tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của BLTTDS;

– Ba tháng đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31của BLTTDS.

c) Trong các trường hợp được hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này mà phiên toà không được mở trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử vì có lý do chính đáng, thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với từng trường hợp được cộng thêm tối đa là một tháng nữa.

2. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu tính lại, kể từ ngày Toà án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa.

3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 179 của BLTTDS mà thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS, thì cần phải báo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn quy định tại đoạn cuối khoản 1 Điều 179 của BLTTDS và hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra một trong những quyết định quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTDS.

a) “Những vụ án có tính chất phức tạp” là những vụ án có nhiều đương sự, có liên quan đến nhiều lĩnh vực; vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc cần phải giám định kỹ thuật phức tạp; những vụ án mà đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài cần phải có thời gian uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài,… Tuy nhiên, đối với trường hợp cần phải chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cần phải chờ kết quả giám định kỹ thuật phức tạp hoặc cần phải chờ kết quả uỷ thác tư pháp mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả thời gian gia hạn), thì Thẩm phán căn cứ vào khoản 4 Điều 189 của BLTTDS ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

b) “Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.

c) “Lý do chính đáng” quy định tại khoản 3 Điều 179 của BLTTDS được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được như: cần phải có sự thay đổi, phân công lại người tiến hành tố tụng có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà người có thẩm quyền chưa cử được người khác thay thế; vụ án có tính chất phức tạp đã được xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Toà án khác nhau, nên không còn đủ Thẩm phán để tiến hành xét xử vụ án đó mà phải chuyển vụ án cho Toà án cấp trên xét xử hoặc phải chờ biệt phái Thẩm phán từ Toà án khác đến,… nên cản trở Toà án tiến hành phiên toà trong thời hạn quy định.”

Căn cứ các quy định trên thì vụ án tôi đến nay đã hơn 04 năm cho dù có phức tạp, trở ngại khách quan, có lý do chính đáng...thì đến nay cũng đã quá thời hạn đã lâu nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ cố tình “ém” vụ án tôi kéo dài để tôi nản mà bỏ cuộc để bà Trang, Yến...được cơ hội chiếm đoạt nhà và phần thừa kế của tôi của thửa đất nêu trên.

Tôi được rất nhiều luật sư, thẩm phán các quận huyện tài Cần Thơ và tại TPHCM tư vấn rằng không có bất kỳ vụ án nào kéo dài tới hơn 4 năm mà không xét xử làm tôi hết sức bức xúc và tức giận.

Quyền lợi của tôi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không giải quyết mà đùn đẩy trách nhiệm như quả bóng trách nhiệm đá cho nhau để lừa dối tôi.

Tòa án nhân dân TP Cần Thơ không công tâm giải quyết thì làm sao giải quyết vụ án làm sao xét xử bảo vệ quyền lợi cho dân chúng tôi. Vụ án làm tôi tốn bao công sức tiền bạc khi phải bay đi bay về liên tục hơn 04 năm nay gây uất ức cho tôi và gia đình tôi cũng như dư luận quanh nhà tôi.

Nay bằng đơn này, tôi kính mong Qúy cơ quan có thẩm quyền, kính mong Chánh án nhân dân tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM, ông Bí thư TP Cần Thơ, các cấp lãnh đạo, cơ quan có thẩm quyền, Viện kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ , các đơn vị báo chí trong phạm vi chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình ra văn bản chỉ đạo Chánh án tòa án nhân dân TP Cần Thơ nhanh chóng đưa vụ án của tôi ra xét xử nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

Kính mong Quý cơ quan xem xét giải quyết, chỉ đạo vụ án giải quyết.

Trân trọng cảm ơn

                                                          Cần Thơ, ngày   tháng   năm 2018

                                                                   Người khiếu nại

Đính kèm:

Giấy chứng nhận, hợp đồng tặng cho, các biên bản hòa giải, thụ lý, hồ sơ liên quan vụ án.

Mẫu Đơn Phản Tố Trong Tố Tụng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tranh Tụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

                                                                               Tp.HCM ngày … tháng …. Năm 2018

ĐƠN PHẢN TỐ

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 11, TP. HCM

NGƯỜI PHẢN TỐ:

Họ tên                        :

Sinh năm                    :

CCCD số                    :

Địa chỉ thường trú    :

Tôi là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” theo thông báo thụ lý vụ án số: 186/2017/TB-TLVA ngày 05/10/2017 của Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM.

NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:

Họ tên                        :

Sinh năm                    : 1948

Địa chỉ thường trú    :

Là nguyên đơn trong vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” theo thông báo thụ lý vụ án số: 186/2017/TB-TLVA ngày 05/10/2017 của Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM

Nội dung phản tố:

Ngày 05 tháng 10 năm 2017 Tòa án nhân dân quận 11, Tp.HCM có thông báo về việc đã thụ lý vụ án dân sự sơ thẩm về việc “Tranh chấp đòi lại tài sản” nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Hồng, sinh năm 1948 nội dung vụ kiện và yêu cầu của bà Hồng là buộc tôi cùng gia đình rời khỏi và bàn giao căn nhà số ……………………………………..

Tôi và bà Nguyễn Thị Thu Hồng có mối quan hệ là mẹ con ruột với nhau. Bà Hồng là chủ sở hữu nhà đất tọa lạc tại địa chỉ: …………………………………… GCN QSDĐ hồ sơ gốc số: 2874/2008/ UB.GCN do UBND quận 11 cấp ngày 01/8/2008 do bà Hồng đứng tên.

Trước khi thực hiện xây dựng, sửa chữa căn nhà đang tranh chấp, thì bà Hồng là mẹ ruột của tôi có đồng ý cho tôi được phép xây dựng, sửa chữa nhà ở riêng trên phần diện tích thuộc quyền sở hữu của bà Hồng để tôi ổn định nơi ở, do mối là mẹ con ruột, tin tưởng nhau nên không lập giấy tờ gì về việc đồng ý trên. Do bà Hồng là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi lập hợp đồng thi công xây dựng công trình nhà ở trên với công ty TNHH TMDVXD VÕ CÔI thì bà Hồng đứng tên, nhưng người ký hợp đồng là tôi ký chứ không phải bà Hồng, vì tôi là người bỏ tiền và chi phí cho việc xây dựng, sửa chữa nhà nêu trên.

Hơn nữa, chi phí trong quá trình xây dựng căn nhà nêu trên do tôi và con là ông Nguyễn Bá Phúc đầu tư bỏ tiền ra; tất cả các phiếu thu, phiếu giao nhận hàng, hợp đồng kinh tế ký kết ngày ngày 06/12/2014 và Hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015, phiếu tạm ứng Công ty TNHH VÕ CÔI .. đều do tôi và ông Phúc ký tên, đóng tiền chứ không phải bà Nguyễn Thị Thu Hồng. Tổng chi phí đầu tư hoàn thiện căn nhà là: 1.400.000.000đồng (một tỷ bốn trăm triệu đồng).

Việc bà Hồng yêu cầu cả gia đình tôi ra khỏi nhà và bàn giao lại căn nhà …………………………..đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống gia đình tôi, và gây thiệt hại rất lớn vì tôi đã bỏ ra số tiền rất lớn để xây dựng, sửa chữa căn nhà trên. Vì vậy chúng tôi không đồng ý với yêu cầu trên của bà Hồng. Tuy nhiên nếu chúng tôi bàn giao lại căn nhà nêu trên thì chúng tôi yêu cầu bà Hồng phải hoàn trả lại số tiền: 1.400.000.000đồng chi phí mà tôi đã đầu tư bỏ ra xây dựng, sửa chữa căn nhà nêu trên và tiền hỗ trợ để chúng tôi tìm nơi ở mới.

Nay bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết cho tôi yêu cầu sau:

-         Yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Hồng hoàn trả lại cho tôi số tiền: 1.047.560.690 đồng (một tỷ không trăm bốn mươi bảy triệu, năm trăm sáu mươi nghìn, sáu trăm chín mươi đồng) chi phí từ hợp đồng thi công xây dựng công trình ngày 12/8/2014.

-         Yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu Hồng hoàn trả lại cho tôi số tiền: 179.630.635 đồng (một trăm bảy mươi chín triệu, sáu trăm ba mươi nghìn sáu trăm ba mươi lăm đồng) từ 02 hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015 và hợp đồng kinh tế ngày 06/12/2014, mua sắm vật liệu xây dựng tại cửa hàng Tân Hoàng Tuấn (có phiếu giao nhận hàng), tiền tạm ứng của Công ty TNHH TM XD Võ Côi ngày 18/5/2015, chi phí mua bán vật liệu xây dựng ngày 08/12/2014 …; (tất cả có trong hóa đơn, chứng từ kèm theo đơn phản tố). Ngoài ra còn có các chi phí xây dựng, sửa chữa phát sinh sau này mà không có hóa đơn chứng từ như làm cổng sắt, hàng rào bằng sắt, ban công …với chi phí 140.000.000đ (một trăm bốn mươi triệu đồng).

-         Nếu tôi bàn giao lại nhà nêu trên cho bà Hồng, thì tôi yêu cầu bà phải trả một khoản tiền hỗ trợ: 600.000.000đồng (sáu trăm triệu đồng) để tôi có chi phí tìm nơi ở mới và ổn định cuộc sống với gia đình.

-         Tổng cộng bà Hồng phải hoàn trả cho tôi số tiền là: 2.000.000.000đồng (hai tỷ đồng).

-         Khi nào bà Hồng hoàn trả lại đủ số tiền trên, thì chúng tôi sẽ bàn giao trả lại căn nhà số:………….., Tp.HCM cho bà Hồng.

Kính mong quý Tòa án xem xét giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi.

Trân trọng cảm ơn!

 

Tài liệu kèm theo:

-         Hợp đồng thi công ngày 18/8/2014 (bản photo);

-         Hợp đồng kinh tế ngày 06/12/2014(bản photo);

-         Hợp đồng kinh tế ngày 08/1/2015(bản photo);

-         Phiếu giao nhận hàng của Công ty Tân Hoàng Tuấn ngày 16/7/2015; ngày 23/7/2015; ngày 28/7/2015; ngày 30/7/2015; ngày 03/8/2015; ngày 08/8/2015; ngày 13/8/2015; ngày 16/8/2015; ngày 18/8/2015(bản photo);

-         Hóa đơn bán lẻ số: 001279 ngày 08/12/2014(bản photo);

-         Biên nhận ngày 19/5/2015(bản photo);

-         Phiếu tạm ứng ngày 18/5/2015(bản photo);

-         Phiếu thu số: 0004317 ngày 20/1/2015 (bản photo);

-         CMND + HK của tôi ( bản sao y)

-         GCN QSDĐ của bà Nguyễn Thị Thu Hồng cấp ngày 01/8/2008 ( bản photo)

 

                                                                                                  Người phản tố

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006