Câu chuyện giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như chưa đến hồi kết.

Mới đây, nhóm nghiên cứu về điều kiện kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị bãi bỏ logistics cùng 15 ngành nghề khác ra khỏi ngành nghề kinh doanh ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư - kinh doanh có điều kiện.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

 

Chuyên gia “khuyên bỏ”, đại diện hiệp hội “khuyên giữ” !

Bình luận về quan điểm nên giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng xét về bản chất logictics không phải là một ngành nghề độc lập.

“Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà nó chính là một chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề như: vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan…”.

Vì vậy, theo ông Tuấn các doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh.

“Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành . Do vậy nên DN sẽ phải thỏa mãn điều kiện về khai thuê hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái mũ điều kiện của ngành logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý, vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của DN”, ông Tuấn nói.

Từ đó, VCCI kiến nghị loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện cùng với 15 ngành nghề khác.

Không đồng thuận với quan điểm của ông Tuấn, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, nên giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Tôi không ủng hộ vấn đề bỏ logictics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây không phải là hai tầng điều kiện kinh doanh bởi trên thực tế chuỗi logistics không có một điều kiện kinh doanh nào bao hàm lên các ngành còn lại (!). Tôi ví dụ, khi anh kinh doanh về dịch vụ nào đó thì anh (doanh nghiệp vận tải, đại lí thuế, hải quan…-PV) chỉ phải tuân thủ điều kiện của ngành nghề ấy thôi. Còn khi vào hiệp hội thì anh phải tuân thủ những yêu cầu của hiệp hội ”, ông Tương nói.

Mặt khác, dù thừa nhận logistics là một chuỗi các ngành logistics rằng, phải giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của hội viên, khách hàng. Đồng thời cũng tránh được tình trạng lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logictics.

“Hiệp hội logictics Việt Nam cũng như Hiệp hội logictics thế giới đều có những quan điểm riêng của mình để bảo vệ khách hàng của mình và quyền lợi của hội viên. Phải có điều kiện làm cơ sở hoạt động cho DN, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Logistics đúng là có nhiều ngành dịch vụ tổng hợp, nhưng cần xác định điều kiện kinh doanh chung cho cả ngành để tạo điều kiện cho quản lý và cấp phép đầu tư, tránh bị lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics”, ông Tương nói

Đồng thời, ông Tương còn đề nghị giữ nguyên điều kiện có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu trong ĐKKD với lý do đội ngũ nhân viên góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian cung cấp dịch vụ cho DN.

Dường như, những tranh cãi xung quanh câu chuyện nên bỏ hay giữ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Logictics dưới góc nhìn pháp lý

Dưới góc độ luật pháp, Luật sư Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

“Điều kiện kinh doanh của ngành logistics đã tồn tại hơn một thập kỷ qua và trong bối cảnh hiện nay thì việc xem xét, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với dịch vụ logistics là rất cần thiết”, ông Vũ nói.

Ông Vũ cho rằng trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

“Thực tế không hề tồn tại một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập. Nếu cứ giữ logistic là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì DN sẽ phải chịu ‘hai tầng điều kiện kinh doanh’.Điều này làm gia tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp và Nhà nước. Chỉ cần kinh doanh một ngành, nghề có điều kiện là đã có thể ‘nếm trải’ những mệt mỏi, vất vả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép con… huống hồ là 2 tầng điều kiện kinh doanh “đè” lên DN”, ông Vũ nói.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Thành phố HCM cũng cho rằng nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi:

“Theo tôi, nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiên bởi các lí do sau:

Thứ nhất, bản chất logistics cũng không phải là ngành kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe đến con người hay đến anh ninh quốc gia...nó chỉ là một ngành mang tính chất kinh tế kinh doanh thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên hệ với nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh. Thứ hai, logistic là một chuỗi các ngành nghề liên quan nên việc ra kinh doanh có điều kiện với chuỗi ngành nghề này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành. Thứ ba, nếu tiếp tục duy trì sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho DN”, ông Hùng nói.

Để ngành logistics có thể phát triển, để DN có thể giảm tải được các chi phí, ông Hùng kiến nghị nên sớm bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Huyền Trang
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Câu chuyện giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như chưa đến hồi kết.

Mới đây, nhóm nghiên cứu về điều kiện kinh doanh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị bãi bỏ logistics cùng 15 ngành nghề khác ra khỏi ngành nghề kinh doanh ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư - kinh doanh có điều kiện.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

Theo chuyên gia pháp lý, trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

 

Chuyên gia “khuyên bỏ”, đại diện hiệp hội “khuyên giữ” !

Bình luận về quan điểm nên giữ hay bỏ logistics ra khỏi ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế VCCI cho rằng xét về bản chất logictics không phải là một ngành nghề độc lập.

“Logistics thực ra không phải là một ngành nghề riêng biệt mà nó chính là một chuỗi hoạt động bao gồm rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến nhiều ngành nghề như: vận tải, đóng gói, làm thủ tục thuế, hải quan…”.

Vì vậy, theo ông Tuấn các doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics đang phải tuân thủ cùng lúc ít nhất hai tầng điều kiện kinh doanh, một là điều kiện cho ngành riêng lẻ trong chuỗi và hai là điều kiện chung của chuỗi logistics khi bị gọi là ngành nghề kinh doanh.

“Mỗi hoạt động này tương ứng với một ngành, nghề kinh doanh và được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành . Do vậy nên DN sẽ phải thỏa mãn điều kiện về khai thuê hải quan hay vận tải hàng hóa, đồng thời phải có cái mũ điều kiện của ngành logistics nếu đăng ký kinh doanh theo tên này. Điều này là vô lý, vừa không phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, vừa làm tăng chi phí tuân thủ của DN”, ông Tuấn nói.

Từ đó, VCCI kiến nghị loại bỏ logistics ra khỏi Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện cùng với 15 ngành nghề khác.

Không đồng thuận với quan điểm của ông Tuấn, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, nên giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

“Tôi không ủng hộ vấn đề bỏ logictics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đây không phải là hai tầng điều kiện kinh doanh bởi trên thực tế chuỗi logistics không có một điều kiện kinh doanh nào bao hàm lên các ngành còn lại (!). Tôi ví dụ, khi anh kinh doanh về dịch vụ nào đó thì anh (doanh nghiệp vận tải, đại lí thuế, hải quan…-PV) chỉ phải tuân thủ điều kiện của ngành nghề ấy thôi. Còn khi vào hiệp hội thì anh phải tuân thủ những yêu cầu của hiệp hội ”, ông Tương nói.

Mặt khác, dù thừa nhận logistics là một chuỗi các ngành logistics rằng, phải giữ logictics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới có thể đảm bảo được quyền lợi của hội viên, khách hàng. Đồng thời cũng tránh được tình trạng lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logictics.

“Hiệp hội logictics Việt Nam cũng như Hiệp hội logictics thế giới đều có những quan điểm riêng của mình để bảo vệ khách hàng của mình và quyền lợi của hội viên. Phải có điều kiện làm cơ sở hoạt động cho DN, bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Logistics đúng là có nhiều ngành dịch vụ tổng hợp, nhưng cần xác định điều kiện kinh doanh chung cho cả ngành để tạo điều kiện cho quản lý và cấp phép đầu tư, tránh bị lợi dụng khi xin cấp phép đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics”, ông Tương nói

Đồng thời, ông Tương còn đề nghị giữ nguyên điều kiện có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu trong ĐKKD với lý do đội ngũ nhân viên góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian cung cấp dịch vụ cho DN.

Dường như, những tranh cãi xung quanh câu chuyện nên bỏ hay giữ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chưa đến hồi kết thúc.

Logictics dưới góc nhìn pháp lý

Dưới góc độ luật pháp, Luật sư Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, các quy định về điều kiện kinh doanh logistics ra đời cách nay gần 10 năm đã không còn phù hợp trong xu thế phát triển và hội nhập của ngành này.

“Điều kiện kinh doanh của ngành logistics đã tồn tại hơn một thập kỷ qua và trong bối cảnh hiện nay thì việc xem xét, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đối với dịch vụ logistics là rất cần thiết”, ông Vũ nói.

Ông Vũ cho rằng trên thực tế vốn dĩ không hề tồn tại một một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập nên nếu cứ tiếp tục giữ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, mệt mỏi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, các giấy phép con.

“Thực tế không hề tồn tại một “ngành, nghề” dịch vụ logistics độc lập. Nếu cứ giữ logistic là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì DN sẽ phải chịu ‘hai tầng điều kiện kinh doanh’.Điều này làm gia tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp và Nhà nước. Chỉ cần kinh doanh một ngành, nghề có điều kiện là đã có thể ‘nếm trải’ những mệt mỏi, vất vả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giấy phép con… huống hồ là 2 tầng điều kiện kinh doanh “đè” lên DN”, ông Vũ nói.

Đồng quan điểm, Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Thành phố HCM cũng cho rằng nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi:

“Theo tôi, nên bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiên bởi các lí do sau:

Thứ nhất, bản chất logistics cũng không phải là ngành kinh doanh mang tính chất đặc thù ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe đến con người hay đến anh ninh quốc gia...nó chỉ là một ngành mang tính chất kinh tế kinh doanh thông thường với các chuỗi hoạt động có mối liên hệ với nhau mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể kinh doanh. Thứ hai, logistic là một chuỗi các ngành nghề liên quan nên việc ra kinh doanh có điều kiện với chuỗi ngành nghề này sẽ hạn chế sự phát triển của ngành. Thứ ba, nếu tiếp tục duy trì sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho DN”, ông Hùng nói.

Để ngành logistics có thể phát triển, để DN có thể giảm tải được các chi phí, ông Hùng kiến nghị nên sớm bỏ logistics ra khỏi ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Huyền Trang
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

 
17/8/2017 11:08 UTC+7
(Công lý) - Trước quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Trương Hồ Phương Nga, nhiều chuyên gia pháp lý, luật sư đã nêu lên ý kiến của mình.
 

Trước quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Trương Hồ Phương Nga (từng đạt danh hiệu hoa hậu người Việt tại Nga 2007) bị cáo buộc lừa đảo 16,5 tỉ đồng, nhiều chuyên gia pháp lý, luật sư, cán bộ điều tra cho rằng đình chỉ vụ án là điều mà cơ quan điều tra buộc phải làm và hoàn toàn đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành. Việc bị can Nguyễn Đức Thùy Dung và bạn trai Lữ Minh Nghĩa trao đổi thư nilông thông qua sự giúp sức của cán bộ trại giam được cho là có dấu hiệu thông cung. Do vậy, trong phiên sơ thẩm lần 2, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ án để làm rõ 9 nội dung, trong đó có vấn đề Thông cung. Thông cung có thể được hiểu là thông đồng cung khai, cùng nhau thống nhất một lời cung cho một nội dung sự việc. Đây thuộc nhóm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp quy định trong điều 300, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga

“Tạm đình chỉ điều tra vụ án khác với đình chỉ điều tra vụ án”

LS Trần Thu Nam - người tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị hại Cao Toàn Mỹ trong vụ án Trương Hồ Phương Nga – nhận định: “Có lẽ việc tạm đình chỉ vụ án là điều mà Cơ quan điều tra buộc phải làm. Lý do, trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án có 9 vấn đề được yêu cầu điều tra làm rõ, trong khi thời gian điều tra bổ sung quá ngắn (một tháng), trong 9 vấn đề có cả phần liên quan đến giám định. 

Kết quả giám định lại không phụ thuộc vào Cơ quan điều tra mà phụ thuộc vào cơ quan giám định. Chính vì thế Cơ quan điều tra đã phải tạm đình chỉ điều tra vụ án để hoàn tất việc giám định cũng như đi xác định những vấn đề liên quan khác”. Theo Luật sư Nam: Tạm đình chỉ điều tra vụ án khác với đình chỉ điều tra vụ án. Đình chỉ điều tra vụ án là do không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội, bị can hoặc nghi can duy nhất của vụ án chết, rồi do chuyển biến tình hình hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa… Còn tạm đình chỉ điều tra vụ án trong trường hợp vụ án của Trương Hồ Phương Nga là để có thời gian hoàn tất những nội dung điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa.  Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ngắn với các luật sư:

PV: Về quyết định tạm đình chỉ vụ án Phương Nga vì có đến 9 yêu cầu điều tra bổ sung, trong khi thời gian là 1 tháng (quá ngắn), xin ông cho biết ý kiến về điều này?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng- Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Về Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án Hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan  đến Bị can Trương Hồ Phương Nga và bị can Nguyễn Đức Thùy Dung do cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 09/08/2017 với lý do thời gian một tháng là quá ngắn để có thể đáp ứng 9 yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án theo tôi là hoàn toàn đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự hiện hành.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự thì thì Tạm đình chỉ điều tra khi Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Căn cứ theo quy định trên thì việc cơ quan điều tra tạm đình chỉ để chờ kết quả giám định các chứng cứ, vật chứng để điều tra, làm rõ là điều pháp luật cho phép nên đây là hoạt động tố tụng bình thường trong án hình sự. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vụ án Nga - Mỹ có thể được tách với vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp?

PV: Trong khi Trương Hồ Phương Nga kêu oan thì lại có bản khai nhận tội của Nga giống đến từng chi tiết bản khai củaông Cao Toàn Mỹ. Nguyễn Đức Thùy Dung thì khai gửi cả 10 bức thư viết trên bao nilông từ trại giam cho bạn trai. Một câu hỏi cần được hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng làm rõ đó là có hay không xảy ra việc “thông cung” trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Theo ý kiến của LS khi theo dõi những tiến trình của vụ án ông nhận định sao về điều này dưới khía cạnh của luật pháp?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Quá trình thẩm vấn tại phiên Tòa Hình sự sơ thẩm ngày 29/06/2017 vừa qua đã xuất hiện một số tình tiết mới rất quan trọng có thể dẫn đến thay đổi bản chất vụ án. Tuy nhiên đây mới là các tình tiết chưa được xác minh, đánh giá theo đúng trình tự pháp luật về Tố tụng hình sự nên chưa được coi là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng khẳng định là có hay không hành vi “thông cung” làm sai lệch hồ sơ trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản được.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Nếu đúng là có bản khai nhận tội của Nga giống đến từng chi tiết bản khai ông Cao Toàn Mỹ, ngoài ra Nguyễn Đức Thùy Dung thì khai gửi cả 10 bức thư viết trên bao nilông từ trại giam cho bạn trai thì ai cũng có quyền đặt dấu hỏi có dâu hiệu “thông cung”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giả thiết và đặt dấu hỏi. Còn có việc thông cung hay không còn phải tiếp tục điều tra, đối chất, xem xét, giám định các chứng cứ, vật chứng, lấy lời khai của các bên liên quan theo quy định rồi mới có thể kết luận chính xác liệu có dấu hiệu thông cung hay không. Bởi hiện nay cũng chưa có kết quả giám định các vật chứng, chứng cứ nên chưa thể kết luận chính xác là có dấu hiệu thông cung.

Nếu có dấu hiệu “thông cung” vụ án sẽ phục hồi điều tra theo đúng quy định tại Điều 235 – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015

PV: Trước thông tin tạm đình chỉ vụ án Trương Hồ Phương Nga, ông Cao Toàn Mỹ lên tiếng với tin tưởng và khẳng định: “Tôi và luật sư của tôi cũng sẽ làm mọi biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, tôi tin tưởng rằng những việc làm trái pháp luật như thông cung, lừa đảo… sẽ được cơ quan điều tra làm rõ và nghiêm trị trước cán cân công lý”. Theo LS nếu có xảy ra việc “thông cung” trong vụ án Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì trách nhiệm của các bên đến đâu? Điều gì sẽ xảy ra?

- Luật sư Nguyễn Anh Dũng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội: Trong trường hợp có các căn cứ pháp lý rõ ràng làm sáng tỏ được các hành vi “Thông cung” hay bất cứ hành vi nào của bất cứ cá nhân nào dẫn đến làm sai lệch hồ sơ vụ án trong vụ án Hình sự Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì vụ án sẽ phục hồi điều tra theo đúng quy định tại Điều 235 – Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Quá trình điều tra bổ sung bất cứ cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật Hình sự sẽ đều bị xử lý căn cứ vào mức độ phạm tội cụ thể của từng người theo đúng các quy định của Pháp Luật hiện hành.

- Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư Thành phố HCM: Nếu có việc thông cung thì đây là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp và cần chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra theo thẩm quyền. Lúc này trách nhiệm có thể sẽ đặt ra đối với cán bộ điều tra hoặc quản giáo, những người liên quan đến việc thông cung của vụ án này. Lúc này việc nhập hoặc tách vụ án phải giải quyết theo quy định. Đồng thời Vụ án Nga - Mỹ có thể sẽ được tách với vụ vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp về hành vi “thông cung” và cán bộ nào là người phải chịu trách nhiệm thì còn phải điều tra, hoặc cơ quan có thẩm quyền cũng có thể nhập vụ án để giải quyết.

Minh Khang
Nguồn: Công Lý

Bức xúc của các nhà đầu tư dự án của Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt

CN, 06/08/2017, 07:28

 

(NTD) - “Công ty không giữ đúng cam kết, và các cam kết trong hợp đồng, hội thảo, quảng cáo không đúng với sự thật và không rõ ràng minh bạch. Chúng tôi nhận định đây là một hình thức lừa đảo”. Đó là bức xúc của bà Trần Thị Kim L. (Nghệ An) gửi đến Báo Người Tiêu Dùng để phản ánh việc Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt không thanh toán tiền góp vốn cho nhà đầu tư!

 
“Chiếm đoạt” tiền của nhà đầu tư?

Trong đơn gửi đến Báo Người Tiêu Dùng, bà L. cho biết vào năm 2016, Công ty Cổ phần Thiên Rồng Việt (có địa chỉ Văn phòng giao dịch số 201 Hoàng Hoa Thám, phường 13, Tân Bình, TP.HCM) liên tục tổ chức hội thảo tại Nghệ An và Thanh Hoá để thu hút đầu tư tài chính và đưa ra các dự án như: “Tạo nguồn kinh phí tiêu dùng hàng ngày cho gia đình bạn”. Theo đó, Thiên Rồng Việt đã tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn vào công ty này với các gói có giá trị từ 5 – 250 triệu đồng với lời hứa sẽ được hưởng lợi nhuận từ việc góp vốn trong vòng 100 ngày làm việc.

IMG_1234
Chính sách lợi nhuận của Công ty Thiên Rồng Việt

Cụ thể hơn, dự án này còn có nội dung “bay bướm” kích thích người dân như: “Bạn là nhà đầu tư góp vốn vào Thiên Rồng Việt mức 15 triệu đồng, nhận hợp đồng cam kết bảo toàn vốn của bạn và công ty. Hàng ngày, bạn nhận được 252 ngàn đồng liên tục trong 100 ngày làm việc. Mỗi ngày nhận tiền, bạn trích ra 150 ngàn đồng góp lại 100 ngày, bạn sẽ có tiền hoàn vốn. Mỗi ngày bạn dùng 102 ngàn đồng để chi tiêu cho gia đình trong vòng 100 ngày, không sử dụng đến nguồn tiền lương hay nguồn tiền khác của bạn… Ngoài ra, công ty còn chi trả một lần số tiền là 950 ngàn đồng vào ngày đầu và giữa tháng, và còn 6 triệu đồng tích lũy lại tại công ty để bạn mua hàng trực tuyến, vé máy bay… Sau 100 ngày, nếu bạn ký tiếp hợp đồng khác trong vòng 100 ngày tiếp theo và số tiền 6 triệu tích lũy tại công ty chưa dùng, thì bạn chỉ cần đóng 9 triệu đồng thay cho 15 triệu đồng ban đầu, như vậy, bạn sẽ nhận được 252 ngàn đồng cho mỗi ngày…”.

IMG_1235
Chính sách hợp tác kinh doanh của Công ty Thiên Rồng Việt

Cũng theo bà L., để thực hiện giao dịch cho “dễ dàng”, bà được ông Nguyễn Văn Chới (xưng là cán bộ cấp cao ngành đường sắt) mời đến tham gia hội thảo này. Thấy ông Chới là người có “uy tín” và ông Chới sẽ là người đứng ra bảo lãnh, nên bà L. rất tin tưởng “rót tiền” tham gia dự án, thậm chí cả con gái và em ruột của bà L. cũng tham gia. Vào ngày 11/5/2016, bà L. tham gia đầu tư 60 triệu đồng, con gái bà tên là Trần Thị Diệu H. tham gia 105 triệu đồng và em gái bà L. tham gia 105 triệu đồng để đầu tư theo như “dự án” được Công ty cổ phần Thiên Rồng Việt đưa ra.

Thế nhưng, theo cam kết của hợp đồng chỉ trả trong vòng 100 ngày, thì hết cả vốn lẫn lãi. Nhưng sau khi nhận được hơn 10 ngày, cả gia đình bà L. tá hoả vì công ty ngưng và không thấy chuyển trả.

“Trầy trật” đòi tiền.

Nóng lòng vì chẳng thấy được chia lãi lẫn vốn, gia đình và L. liên hệ khắp nơi nhưng vẫn chưa nhận được lời giải đáp, thì vào cuối tháng 6/2016, gia đình bà lại tiếp tục được ông Chới mời ra Thanh Hoá để nghe ông Nguyễn Hữu Tiến (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thiên Rồng Việt) tiếp tục khai trương văn phòng mới tại đây, quảng bá về Công ty để thu hút nhà đầu tư mới và hứa hẹn về những khoản tiền chưa trả…

Ads by AdAsia
 
 
 
 
IMG_1236
Chính sách hoa hồng hệ thống của công ty này

Thế nhưng, sau buổi hội thảo tại Thanh Hoá, gia đình bà L. vẫn chưa thấy tiền đâu, trong lúc đó, ông Chới tiếp tục “hướng dẫn” rằng ai muốn lấy được tiền thì phải chuyển sang cổ phiếu. Càng khó hiểu hơn, khi có cổ phiếu rồi thì ông Chới lại bảo phải chờ ông Tiến qua Singapore lấy tiền về mới trả!? Chờ lâu không thấy trả tiền, ngày 5/1/2017, bà L. lặn lội từ Nghệ An vào TP.HCM gặp ông Tiến để yêu cầu Công ty thực hiện đúng hợp đồng và thanh lý, thu hồi lại cổ phiếu của bà Trần Thị Kim L. 139,8 triệu đồng, Trần Thị Diệu H.186,61 triệu đồng và được trợ lý của ông Tiến hứa sẽ chuyển tiền vào tài khoản trong vòng 45 ngày, nhưng cũng chỉ là hứa suông.

IMG_1228
Giấy bảo lãnh của ông Chới để gia đình bà L. "an tâm" rót tiền vào đầu tư

Sau đó, bà L. đã 5 lần ra vào TP.HCM để mong lấy lại được tiền chính đáng của mình nhưng chỉ nhận được lời hứa hẹn, thậm chí bà L. cho rằng lãnh đạo công ty này không hề ra mặt giải quyết công việc.

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình, chia sẻ: Việc công ty lập các hợp đồng đầu tư, nếu dùng các thủ đoạn gian dối để cho khách hàng nộp tiền vào công ty nhưng sau khi nhận được tiền khách hàng, đạt được mục đích rồi, thì không trả tiền cho khách nữa. Hoặc vay, mượn, thuê tài sản của người khác, hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; và vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…thì những hành vi trên sẽ có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này hiện nay ở Việt Nam rất nhiều, lách luật dưới hình thức góp vốn nhưng sau đó lấy luôn tiền khách hàng và cho rằng làm ăn thua lỗ không hiệu quả, trốn trách nhiệm. Người dân cần cảnh giác khi hợp tác đầu tư, góp vốn.

TOADAM4-1
Ông Nguyễn Hữu Tiến - Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Thiên Rồng Việt

Luật sư Hùng cho rằng: Pháp luật cần quy định cụ thể để đảm bảo quyền lợi cho người dân và cần xử lý nghiêm những người có hành vi này để tạo tính răn đe.

Cao Tuấn - Võ Nguyễn

Nguồn: người tiêu dùng

Kỳ 2 - An Giang: Tỉnh chỉ đạo, huyện Tri Tôn sẽ giải quyết khiếu nại của dân?

  11:29 - 28/07/2017   |   Điều tra - Bạn đọc
 
 
 

(PL+) - Vụ ngâm đơn của dân gần 2 thập kỷ tại tỉnh An Giang, sau khi Pháp luật Plus vào cuộc phản ánh, UBND tỉnh đã chỉ đạo buộc địa phương phải vào cuộc xử lý. UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết

Ngày 18/7/2017, Pháp luật plus đã đăng bài viết: “An Giang: "Ngâm" đơn khiếu nại của dân gần 2 thập kỷ, chính quyền phải chịu trách nhiệm?”. Trao đổi với phóng viên, bà Hồng Thị Thu Quyến, Phó Ban tiếp Công dân UBND tỉnh An Giang cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Tri Tôn giải quyết khiếu nại của công dân như Pháp luật Plus đã phản ánh.

Ông Đặng Văn Tùy ròng rã khiếu nại gần 2 thập kỷ nhưng chỉ nhận được sự im lặng của chính quyền địa phương.
Ông Đặng Văn Tùy ròng rã khiếu nại gần 2 thập kỷ nhưng chỉ nhận được sự im lặng của chính quyền địa phương.

Theo đó, ông Đặng Văn Tùy (ngụ thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang), nhân vật nêu trong bài viết bày tỏ sự phấn khởi khi Pháp luật Plus đã phản ánh vụ việc.

Ông Tùy cho biết: “Đúng ra từ năm 1999, khi nhận đơn khiếu nại, các cấp chính quyền địa phương giải quyết thì đâu có xảy ra tình trạng chồng chéo đất, trách nhiệm người giải quyết như bây giờ. Nếu hồi đó giải quyết mà không cấp đất được thì trả tiền lại cho dân để dân còn đi tìm đất khác.

Đi lính về, rồi thành thương binh, mọi người làm gì có tiền nên phải đi vay đi hỏi và đóng lời chứ lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để đóng tiền đầu công đất. Chính quyền im lặng, không giải quyết như vậy thì hỏi sao dân không bức xúc!”.

Có thể nói, động thái của UBND tỉnh An Giang đã làm vơi đi phần nào bức xúc của ông Tùy và dư luận. Kết quả giải quyết như thế nào, tất cả đang chờ đợi, và vấn đề vẫn là thời gian.

"Ngâm" đơn của dân: Cán bộ phải chịu trách nhiệm

Tuy nhiên, một số vấn đề nữa mà bạn đọc, người dân đặc biệt quan tâm và mong muốn các cơ quan chức năng cũng như báo chí cần làm sáng tỏ, đó là: Vì sao khiếu nại của ông Tùy được gửi gần 2 thập kỷ nhưng chính quyền các cấp tỉnh An Giang lại “im lặng” một cách bất thường như vậy? Ai đứng sau sự bất thường trên và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm trong vụ việc?

Đơn kêu cứu của ông Đặng Văn Tùy.
Đơn kêu cứu của ông Đặng Văn Tùy.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TP HCM phân tích: “Việc các cấp chính quyền tỉnh An Giang nhận đơn khiếu nại của dân nhưng không ra quyết định giải quyết khiếu nại là vi phạm Luật Khiếu nại hiện hành.

Cá nhân để xảy ra vi phạm trên có thể bị xử lý kỷ luật hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tùy theo tính chất hành vi, mức độ, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp cho rằng không thuộc thẩm quyền giải quyết cũng phải trả lời cho người khiếu nại biết và hướng dẫn người khiếu nại làm thủ tục khiếu nại tới cấp có thẩm quyền...”.

Luật sư Hùng dẫn chứng, cụ thể Luật Khiếu nại năm 2011, tại Điều 67 quy định việc “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người giải quyết khiếu nại: Người giải quyết khiếu nại có một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật”.

Trụ sở UBND huyện Tri Tôn.
Trụ sở UBND huyện Tri Tôn.

Trên tinh thần xây dựng, người dân đang hy vọng tinh thần “Chính phủ kiến tạo” phục vụ nhân dân hiện nay sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh An Giang tiếp thu và hành động.

Người dân là những người thống thiết khiếu nại hàng chục năm nay đang rất mong các cơ quan chức năng tỉnh An Giang ngiêm túc, nhanh chóng vào cuộc giải quyết vụ việc.

 Các hành vi bị nghiêm cấm trong giải quyết khiếu nại

Tại Điều 6 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể: 

1 -  Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.

2 - Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.

3 - Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.

4 - Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.

5 - Cố tình khiếu nại sai sự thật.

6 - Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.

7 - Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.

8 - Vi phạm quy chế tiếp công dân.

9 - Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Kiến Dân - Nguyễn Hiếu

Nguồn: Pháp luật Plus

Hình sự hóa tài sản bất hợp pháp: Vướng ở đâu?

15:22 | 27/07/2017

 
Kê khai tài sản, thu nhập là một trong các nhóm giải pháp được quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về kê khai tài sản vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng.  

Mới đây, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, sắp tới, khi sửa luật cần hình sự hóa các tài sản bất hợp pháp, không giải trình rõ nguồn gốc. Ý kiến này sau đó đã nhận được sự quan tâm của dư luận, vì hiện nay các chế tài xử phạt ở nước ta chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn tài sản kê khai không rõ nguồn gốc thì chưa có biện pháp cụ thể.

Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhận định: “Ở nước ta, sau khi cán bộ, công chức kê khai tài sản cần tiến hành công khai tài sản theo quy định pháp luật. Trong đó, việc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý người vi phạm. Tuy nhiên, chế tài áp dụng chỉ là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Trong khi việc hình sự hóa tài sản bất hợp pháp, có nguồn gốc không rõ ràng là một đề xuất tốt, phù hợp với xu hướng công khai, xây dựng nền pháp luật tiến bộ. Tuy nhiên, để cụ thể hóa thành luật và đưa vào cuộc sống thì phải nghiên cứu kỹ càng, nhằm đảm bảo tính khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết về mặt lâu dài”.

hinh su hoa tai san bat hop phap vuong o dau

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, kiểm soát, xử lý việc kê khai tài sản sẽ dễ dàng, minh bạch hơn nếu quyền kiểm tra, giám sát của người dân được phát huy tối đa. Theo quy định hiện hành, thì việc công khai bản kê khai tài sản của cán bộ công chức vẫn thực hiện trong phạm vi nội bộ. Theo Điều 11 Nghị định 78/2013/NĐ-CP, việc khai thác, sử dụng bản kê tài sản, thu nhập của công chức cũng có những qui định hết sức chặt chẽ về thẩm quyền.

Như vậy, người dân sẽ khó lòng biết được người mình định tố cáo tham nhũng, kê khai gian dối đã kê khai tài sản ra sao và người dân lại không được quyền tiếp cận tài liệu nên việc có bằng chứng nhằm chứng minh hành vi gian dối rất khó khăn. Mặt khác, một số bộ phận cán bộ công chức chưa có ý thức minh bạch, công khai tài sản, có suy nghĩ, hành vi trục lợi nên việc kê khai thiếu trung thực là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải có các biện pháp xác minh việc tự kê khai tài sản của CBCC minh bạch đến đâu, các biện pháp kiểm tra chéo, thanh tra và chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát của người dân để tăng sự hiệu quả kê khai tài sản.

Đối tượng phải kê khai tài sản rất rộng, được quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2013/NĐ-CP

“Dưới góc độ luật pháp thì vấn đề này là chính sách hình sự, hình sự hóa các hành vi có biểu hiện tham nhũng. Trước tiên phải sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng năm 2012, xác định hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là hành vi vi phạm pháp luật - hành vi tham nhũng. Tiếp theo là phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015 để ghi nhận hành vi kê khai tài sản không trung thực là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là tội phạm và phải chịu hình phạt, có thể là một tội danh độc lập hoặc bổ sung hành vi này trong tội tham ô tài sản hoặc nhận hối lộ. Như vậy mới có cơ sở pháp lý để xử lý và áp dụng hình phạt” - Luật sư Đặng Văn Cường nói.

Cùng quan điểm, Luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình đồng tình với kiến nghị hình sự hóa tài sản bất minh. Song vị luật sư này cũng lo ngại tính khả thi, vì thực tế hiện nay Luật Phòng chống tham nhũng và các quy định pháp luật liên quan đến việc kê khai tài sản vẫn còn chung chung.

“Nhiều hình thức lách luật như để người thân, vợ con, họ hàng đứng tên tài sản để không phải kê khai và cơ quan chức năng cũng khó phát hiện. Lúc này đối tượng rất rộng nên việc xác minh sẽ khó khăn và tốn nhiều công sức. Cần phải sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định chặt chẽ hơn đối với việc tài sản có được không rõ nguồn gốc, bất hợp pháp. Sự xác minh kê khai ở đây là triệt để và người gian dối, hay tẩu tán tài sản nếu bị phát hiện thì tùy tính chất hành vi, mức độ nguy hiểm, hậu quả mà có thể xử lý hình sự” - Luật sư Trần Minh Hùng bổ sung quan điểm.

Xuân Hinh - Đinh Hương

Nguồn: petrotimes

 360 Showbiz Những đối tượng hoang tin, hành hung hai phụ nữ bán tăm có thể bị xử lý hình sự
banner
 
360 SHOWBIZ

Những đối tượng hoang tin, hành hung hai phụ nữ bán tăm có thể bị xử lý hình sự

Ngoài việc bị xử phạt hành chính bồi thường cho hai nạn nhân, những người này còn có thể bị xử lý hình sự.

 

Chị Lê Thị Bẩy (SN 1977, ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và Nguyễn Thị Phúc (SN 1965, ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) bị một số đối tượng đánh gây thương tích vì nghi oan hai người bắt cóc trẻ em khiến dư luận phẫn nộ. Nghiêm trọng hơn, rất nhiều trang facebook khi chưa tìm hiểu sự tình đã đăng tải những nội dung, hình ảnh không đúng sự thật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền nhân thân và cuộc sống của các nạn nhân

Liên quan tới sự việc này, Sao360.vn đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư TP.HCM).

- Việc chị Bẩy và chị Phúc bị một số người dân đánh gây thương tích vì nghi oan hai người này dụ dỗ bắt cóc trẻ con. Như vậy, hành vi của những người đã tấn công hai người này, theo luật thì sẽ bị xử lý như thế nào thưa luật sư?

Những người hành hung 2 người bán tăm thì tùy tính chất hành vi, hậu quả, mức độ nguy hiểm cho xã hội mà có thể bị xử lý về hành vi Cố ý gây thương tích.

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ

- Hai người phụ nữ trên bị đánh oan, có rất nhiều thông tài khoản mạng xã hội đã đăng tải những hình ảnh, nội dung không đúng sự thật về bản chất vụ việc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự nhân phẩm, cuộc sống của nạn nhân. Hành vi này có vi phạm Pháp luật Việt Nam?

Theo quy định Bộ luật Dân sự quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Bộ luật Dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định: Nghiêm cấm các hành vi “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Hành vi trên có thể bị xử phạt theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Theo đó, hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điểm g khoản 3 Điều 66).

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội một cách nghiêm trọng có thể bị xử lý về hình sự về các tội Vu khống, Làm nhục người khác ....

Chị Bẩy 1 trong 2 nạn nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện

- Trong trường hợp này, hai nạn nhân phải làm như thế nào để đòi quyền lợi chính đáng của mình?

Nạn nhân được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hành vi cố ý gây thương tích. Yêu cầu những người vi phạm đăng thông tin hình ảnh không đúng sự thật để xin lỗi công khai, cải chính thông tin và thậm chí khởi kiện ra tòa án yêu cầu bồi thường theo quy định.

- Cơ sở nào để xác định, xử lý những người tung tin bịa đặt không đúng sự thật, ảnh hưởng trực tiếp tới hai nạn nhân?

Căn cứ vào các chứng cứ, người làm chứng các bài đăng tin, các bài báo đưa tin trên mạng xã hội, trên facebook về việc những người này đã có hành vi vi phạm đối với hai chị nạn nhân này để xử lý những người này theo quy định pháp luật. Những người gây thương tích thì căn cứ vết thương, chứng cứ, lời khai, người làm chứng mà có thể xử lý những người này về tội cố ý gây thương tích theo quy định.

- Như vậy, trong trường hợp này cuối cùng hai nạn nhân sẽ được đền bù như thế nào về giá trị vật chất thưa luật sư?

Người bị hại sẽ được bồi thường các tiền thuốc men, tiền cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng, tiền mất thu nhập, tiền mất thu nhập của người chăm sóc cho người bị thương tích, tiền bồi thường tổn thất tinh thần cho người bị hại theo quy định pháp luật.

Xin cảm ơn chia sẻ luật sư!

Kinh Vân/ Theo VTV News | 24/07/2017 05:58 PM
Nguồn: Sao 360

Người phụ nữ vi phạm luật giao thông chửi bới, thóa mạ chiến sĩ CSGT có thể bị xử lý hình sự?

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 10:50 18/07/2017
 

Về vụ việc người phụ nữ vi phạm thóa mạ CSGT, tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện cụ thể mà có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường về mặt dân sự hoặc thậm chí có thể bị xử lý về mặt hình sự về các tội như cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ hoặc tội làm nhục người khác.

 
 
Video tạm dừng

Vụ việc người phụ nữ lái ô tô vi phạm luật giao thông có hành vi thoá mạ, chửi bới một CSGT vừa qua đã khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân từ đâu mà người phụ nữ có hành vi không đúng mực đối với CSGT đang làm nhiệm vụ trên đường. 

Ở góc độ vi phạm luật, luật sư Trần Minh Hùng (Hãng luật Gia Đình, Đoàn LS TP. HCM) cho rằng hành vi của người phụ nữ trên hoàn toàn sai đối với CSGT. Tuy nhiên, theo Luật sư Hùng, có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà dẫn đến ý thức chấp hành luật giao thông của một số người còn hạn chế.

Bên cạnh đó có nhiều vụ việc vi phạm luật giao thông trước đây nhưng cách xử lý chưa khách quan cũng tạo bức xúc cho người dân hoặc hình thức chế tài chưa cao đã tạo cho người vi phạm không đủ sức răn đe, coi thường pháp luật.

Người phụ nữ vi phạm luật giao thông chửi bới, thóa mạ chiến sĩ CSGT có thể bị xử lý hình sự? - Ảnh 2.
 

Luật sư phân tích, căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về việc tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ thì hiệu lệnh dừng phương tiện của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm bằng tay, gậy chỉ huy giao thông; còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra; đèn tín hiệu, biển báo hiệu, barie hoặc rào chắn.

Khi có một trong các tín hiệu nói trên, người điều khiển xe phải dừng xe theo hiệu lệnh dù mình có hành vi vi phạm hay không. Trong trường hợp không chấp hành thì theo Nghị định 46/2016 đây bị coi là hành vi "không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông", theo điểm a khoản 1 Điều 5.

Tùy theo từng loại phương tiện khác nhau mà mức phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT có thể khác nhau. Cụ thể, theo điểm a khoản 5 Điều 5, đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô thì bị phạt tiền từ 1,2 triệu đến 2 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Nếu gây TNGT thì tước giấy phép lái xe 3-5 tháng. Còn theo điểm m khoản 4 Điều 6, đối với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy, mức phạt tiền sẽ là 300.000-400.000 đồng.

Người phụ nữ vi phạm luật giao thông chửi bới, thóa mạ chiến sĩ CSGT có thể bị xử lý hình sự? - Ảnh 3.

Người phụ nữ chửi bới chiến sĩ cảnh sát đang làm nhiệm vụ sau khi vi phạm giao thông. Ảnh cắt từ clip.

Nếu không chấp hành mệnh lệnh mà người vi phạm còn tỏ thái độ hành hung cảnh sát giao thông hoặc có những hành vi, lời nói xúc phạm nghiêm trọng đến cảnh sát giao thông thì tùy tính chất hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

 

Ở tình huống này tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện cụ thể mà có thể bị xử phạt hành chính, bồi thường về mặt dân sự hoặc thậm chí có thể bị xử lý về mặt hình sự về các tội như cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ hoặc tội làm nhục người khác.

Nguồn:Kênh 14.vn

Luật sư bảo vệ ông Cao Toàn Mỹ: "Ai cũng có thể kiến nghị đình chỉ vụ án, nhưng quyết định là của cơ quan thẩm quyền"

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 07:00 17/07/2017
Chia sẻ
2
 
 
 
 
 
 

Trước thông tin luật sư bào chữa cho Phương Nga kiến nghị đình chỉ vụ án truy tố thân chủ mình về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư của ông Mỹ cho rằng ai cũng có thể làm đơn kiến nghị nếu họ thấy vụ án oan sai, nhưng quan trọng là quyết định của cơ quan thẩm quyền.

  •  
 
 

Chứng cứ chung chung sẽ không đình chỉ vụ án

Như đã thông tin, phía luật sư bào chữa cho Trương Hồ Phương Nga là ông Nguyễn Văn Dũ đã có đơn kiến nghị lên nhiều cơ quan thẩm quyền, đề nghị đình chỉ vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 16,5 tỷ đồng. Hai bị cáo trong vụ án là Phương Nga (hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và đồng phạm Nguyễn Đức Thùy Dung.

Theo đơn kiến nghị, luật sư Dũ phân tích rõ về các chứng cứ mà ông thu thập được để chứng minh Phương Nga vô tội, không lừa đảo số tiền trên.

Luật sư bảo vệ ông Cao Toàn Mỹ: Ai cũng có thể kiến nghị đình chỉ vụ án, nhưng quyết định là của cơ quan thẩm quyền - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Văn Dũ đã gửi bản kiến nghị đình chỉ vụ án hoa hậu Phương Nga.

Trước thông tin trên, phía người bị hại là ông Cao Toàn Mỹ vẫn giữ im lặng.

Tuy nhiên, ngày 16/7, trao đổi với chúng tôi luật sư Trần Thu Nam (một trong các luật sư bảo vệ hợp pháp cho ông Mỹ) cho biết đã nhận được thông tin và cho rằng chuyện gửi đơn kiến nghị là bình thường trong lịch sử tố tụng.

Luật sư Nam nhấn mạnh: "Việc kiến nghị là quyền của họ (luật sư của Phương Nga) thôi, họ có quyền gửi 100 hay 1.000 cái đơn cũng được. Nói chung kiến nghị là quyền của tất cả mọi người tham gia tố tụng, kể cả người dân cũng có quyền kiến nghị nếu thấy vụ án có thể oan sai và vì đây là đơn kiến nghị thôi nên không ai có quyền cấm. Hơn nữa quyền này không hạn chế có chứng cứ hay không có, nhưng có chứng cứ sẽ thuyết phục, có căn cứ hơn, đó là điều kiện để cơ quan thẩm quyền xem xét".

Tuy nhiên, theo luật sư Nam, vấn đề quan trọng ở đây trong đơn có chứng cứ như thế nào. Nếu chứng cứ chung chung, không rõ ràng hoặc khi viện dẫn những điều luật không thuyết phục thì cơ quan thẩm quyền sẽ không đình chỉ vụ án. "Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ hay không", luật sư Nam nói.

Trước đó, luật sư Trần Thu Nam cũng đã có đơn kiến nghị Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát tối cao, Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự đưa và nhận hối lộ giữa bà Hồ Mai Phương (mẹ Phương Nga) và quản giáo trại giam. Theo lời khai của nhân chứng "bí ẩn" Nguyễn Mai Phương, mẹ Phương Nga đã đưa 50 triệu đồng để thông cung trong việc truyền thư của Thùy Dung ra vào trại giam.

Luật sư bảo vệ ông Cao Toàn Mỹ: Ai cũng có thể kiến nghị đình chỉ vụ án, nhưng quyết định là của cơ quan thẩm quyền - Ảnh 2.

Luật sư Trần Thu Nam (bên phải) - một trong các luật sư bảo vệ hợp pháp cho ông Cao Toàn Mỹ.

Đồng thời, trong đơn luật sư Nam cũng đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự của tất cả những người có liên quan. Đặc biệt xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Nguyễn Mai Phương nếu nhân chứng "bí ẩn" này có liên quan.

Theo luật sư Nam, chính vì những hành vi có dấu hiệu tội phạm này đã làm cho bị cáo Dung thay đổi lời khai, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có TAND TP.HCM.

Điều kiện nào để cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án?

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn LS TP. HCM) cho rằng còn tùy vào tòa án hay VKS có đơn đình chỉ vụ án. Cụ thể: Nếu Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự thì căn cứ để đình chỉ được quy định tại điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự.

"Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều 107 trong Bộ luật này hoặc khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa", luật sư Hùng nói.

 

Luật sư Hùng phân tích, như vậy những căn cứ để Tòa đình chỉ vụ án cụ thể là: VKS rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Hoặc người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm (đối với vụ án chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại), trừ trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức.

Luật sư bảo vệ ông Cao Toàn Mỹ: Ai cũng có thể kiến nghị đình chỉ vụ án, nhưng quyết định là của cơ quan thẩm quyền - Ảnh 3.

Cao Toàn Mỹ trong phiên xét xử lần trước

Dư luận đã đặt ra giả thiết với những căn cứ trên nếu Tòa án có thể đình chỉ vụ án hoa hậu Phương Nga lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngược lại ông Cao Toàn Mỹ có bị truy tố về tội vu khống?

Về vấn đề này, luật sư Hùng cho biết thêm, thứ nhất phải làm rõ được ông Mỹ có làm giả hồ sơ hay không. Nếu hồ sơ như ban đầu ông Mỹ tố cáo thì không có phạm tội gì và chỉ phạm tội khi tố cáo không đúng sự thật, giả mạo hồ sơ để vu khống Phương Nga thì lúc này vị đại gia này mới phạm tội.

Thứ hai, nếu cho rằng Phương Nga có tội lừa đảo chiếm đoạt tiền mà Cơ quan thẩm quyền khẳng định không có tội để từ đó đình chỉ vụ án thì ông Mỹ cũng không phạm tội vì đây là quan điểm của vị đại gia này.

Nếu là Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án, thì căn cứ áp dụng tại Điều 169 BLTTHS 2003:

Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một những quyết định cụ thể, trong đó có đình chỉ vụ án. Căn cứ được liệt kê tại điều 160 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

- Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm (đối với vụ án chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại), trừ trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức;

- Không có sự việc phạm tội;

- Hành vi không cấu thành tội phạm;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tội phạm đã được đại xá;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

- Trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25, Điều 69 Bộ luật hình sự 1999

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006