Quy định phạt lỗi vượt đèn vàng như đèn đỏ: 'Chưa hợp lý và còn nhiều bất cập'

"Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý", luật sư Trần Minh Hùng cho biết.

Từ 1/8, theo Nghị định 46 của Chính phủ (thay thế cho các Nghị định 171 và 107), người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau. Mức phạt tiền cho hành vi vượt đèn vàng cao gần gấp đôi so với hiện hành: với ôtô có thể lên tới 2 triệu đồng và 400.000 đồng đối với môtô, xe gắn máy...

Ngay sau khi Nghị định được công bố đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã liên hệ luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình - Đoàn luật Sư TP. HCM để giải đáp những thắc mắc.

ls hùngLuật sư Trần Minh Hùng

Nghị định 46 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2016 quy định, xe vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt mức tiền cao hơn mức cũ. Lỗi vượt đèn vàng và đèn đỏ phạt như nhau. Luật sư có nhận xét như thế nào về nghị định mới ban hành này?

 
 

Luật sư Trần Minh Hùng: Tôi đồng ý với việc tăng mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ nhưng việc xử phạt vượt đèn vàng mức phạt như vượt đèn đỏ theo tôi là chưa hợp lý. Tín hiệu đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu.

Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Nhưng nhiều người lại hiểu nhầm rằng màu vàng là vẫn được đi như màu xanh, hiểu như vậy là sai. Khi đèn vàng mà xe chưa đi qua vạch thì phải dừng lại, nếu không sẽ phạm luật. Như vậy, theo tôi chỉ nên xử phạt những hành vi khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện vẫn không ngừng xe mà chạy luôn thì mới xử phạt. Đồng thời căn cứ vào quy định việc đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu nên dù có vượt đèn vàng thì mức phạt phải thấp hơn mức phạt đèn đỏ thì mới phù hợp với tính chất hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Điểm tích cực về việc tăng mức xử phạt là tạo tính răn đe cho người vi phạm nhưng điểm tiêu cực là có thể gây tiêu cực, lạm quyền từ cơ quan, cá nhân xử phạt người vi phạm.

Từ 1.8.2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.Từ 1/8/2016, vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng.

Một số bạn đọc có ý kiến rằng, nếu nghị định được thực thi, thì nên bỏ hẳn đèn vàng, vì không còn tác dụng của nó nữa. Ngoài ra, mỗi trụ đèn phải có đồng hồ đếm ngược, để người đi đường biết để giảm tốc độ ngừng lại. Bởi rất có thể sẽ xảy ra trường hợp vừa chạy xe vừa nhìn xem đèn xanh, đèn đỏ thì rất nguy hiểm hơn. Vì người đi trước ngừng chưa chắc người sau đã ngừng, rất có thể xảy ra tai nạn. Luật sư nghĩ sao về ý kiến này?

Luật sư Trần Minh Hùng: Đúng vậy, chúng ta biết rằng đèn đếm lùi được gắn cạnh đèn chính, báo hiệu thời gian còn lại trước khi đèn chính chuyển màu. Đèn này rất hữu ích cho người đi đường, vì chúng ta biết được khi nào thì đèn chính chuyển màu mà chủ động tăng hay giảm tốc độ. Nếu không có đền đếm lùi thì việc phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau thì hết sức vô lý, không thể chấp nhận được và thậm chí nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hơn nữa không có đèn đếm lùi thì việc đặt đèn vàng cũng không có ý nghĩa nếu vượt đèn vàng cũng bị xử phạt như vượt đèn đỏ.

Về nguyên tắc xử phạt, theo luật sư, nếu lái xe thấy mình điều khiển đúng theo quy định, nhưng bị xử phạt sai thì người điều khiển xe có thể khiếu nại đến cơ quan, tổ chức nào?

Luật sư Trần Minh Hùng: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Theo luật sư, để Nghị định 46 nói trên đủ thuyết phục để thực thi, cần đảm bảo những điều gì?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi pháp luật khi đưa ra hình thức xử phạt, mức độ xử phạt thì phải bảo đảm đi vào cuộc sống. Do vậy, dù có xử phạt nặng đến đâu mà không có tính tuyên truyền, phổ biến và quan trọng nhất là ý thức thì cũng không có được tính răn đe cao. Do vậy, cần tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì không phải tăng mức xử phạt thì có tính răn đe mà còn có thể gây nên nhiều tiêu cực mà hiện nay chúng ta đã chứng kiến.

Nghị định này nếu được thực thi thì theo tôi đèn đếm lùi bắt buộc phải gắn ở các nút giao thông thì mới bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và việc xử phạt mới có thể làm cho người vi phạm khâm phục. Tôi cũng cho rằng không nên có mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng và đèn đỏ là như nhau mà cần có quy định mức vượt đèn vàng thì phải thấp hơn vượt đèn đỏ như tôi phân tích trên. Khi đèn vàng bật sáng trường hợp người tham gia giao thông đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp tục đi mà không bị xử phạt.

Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Nguồn: Báo Tin Tức

Link Nguồn báo: http://tintuc.vn/xa-hoi/quy-dinh-phat-loi-vuot-den-vang-nhu-den-do-chua-hop-ly-va-con-nhieu-bat-cap-144985

Truy xe vi phạm luật giao thông từ clip của dân: Có sự hiểu sai?

Khi một số báo đăng “Từ 1/8 truy xe vi phạm giao thông từ clip lên án của người dân”, dư luận xôn xao. Tuy nhiên đọc đi đọc lại nhiều lần Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người viết bài này không phát hiện dòng nào có nội tương tự.

 Một số báo đưa tin với nội dung, Nghị định 46 có hiệu lực từ 1/8, quy định tăng mức phạt tiền với 194 hành vi vi phạm giao thông gồm 153 hành vi trên đường bộ và 41 hành vi trên đường sắt. Đáng chú ý, Nghị định bổ sung nội dung tăng cường sự giám sát của nhân dân với quy định người dân có thể ghi hình các trường hợp vi phạm và gửi đến cơ quan công an.

Điều này khiến dư luận xôn xao. Nhiều câu hỏi đặt ra về việc thẩm định các clip do người dân cung cấp như thế nào, giá trị pháp lý của những video clip đó ra sao. Tuy nhiên đọc đi đọc lại nhiều lần Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người viết bài này không phát hiện dòng nào có nội dung như vậy.

Phải chăng, có sự hiểu sai lênh về điều 79, Nghị định 46? Điều 79 này quy định về sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nội dung này cũng quy định rất khắt khe với với nhân viên, tổ chức cung cấp hình ảnh. Quy định này, tuyệt nhiên không hề nhắc đến việc sử dụng hình ảnh của người dân cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính trong linh vực giao thông đường bộ, đường sắt.  

 
 
Skip in 7...
Ad finishes in 32 seconds

Thêm vào đó, trên cổng thông tin điện tử của Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ cũng đăng tải bài viết với tiêu đề “Xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh do người dân cung cấp, vấn đề cần được hiểu đúng”. Nội dung nêu rõ, những ngày vừa qua, báo chí liên tiếp phản ánh thông tin về việc từ ngày 01/8/2016 người dân có thể cung cấp các hình ảnh, video clip ghi nhận các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cho lực lượng Cảnh sát giao thông để xử phạt vi phạm hành chính. Về thông tin trên, cần được hiểu đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Bài viết diễn giải, theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (đối với lĩnh vực giao thông là lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải…) được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính.

 Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (Điều 79), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016, đã bổ sung việc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt được sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sử dụng làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Bài viết kết luận, điểm mới của Nghị định 46 về vấn đề này là mở rộng chủ thể được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên không có quy định mở rộng đối với việc cá nhân (người dân) cung cấp hình ảnh, clip để lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

 Luật xử lý vi phạm hành chính, việc xử phạt phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan. Tuy nhiên với trách nhiệm trong việc phát hiện, tố cáo và đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có thể cung cấp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính những hình ảnh, video clip phản ánh vi phạm TTATGT do quay, chụp được khi tham gia giao thông. Đó có thể được coi là nguồn tham khảo trong quá trình xác minh, thu thập thông tin, làm rõ vi phạm.

Phát hiện xử lý xe chạy ngược chiều trên cầu Nhật Tân từ video của người dân

Nói về vấn đề sử dụng hình ảnh để xử phạt hành vi vi phạm giao thông đường bộ đường sắt, trao đổi với PV Infonet, luật sư Nguyễn Danh Huế (công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Theo tôi đây là một quy định hết sức tiến bộ và văn minh. Cách thức này đang được áp dụng khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Việc dùng hình ảnh clip để làm căn cứ xử phạt vi phạm giao thông sẽ góp phần bảo đảm an toàn giao thông, giúp giảm tải công việc, tránh lãng phí và tiết kiệm cho các cơ quan thực thi pháp luật và trên hết quy định này sẽ nâng cao được ý thức pháp luật của người dân”.

Bày tỏ sự ủng hộ đối với việc cơ quan chức năng sử dụng hình ảnh của người dân làm nguồn tham khảo trong việc xử lý vi phạm giao thông, Luật sư Trần Minh Hùng, Hãng luật Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng: “Người dân hay bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có quyền và nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ thể hiện một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bởi cơ quan nhà nước nhiều khi không kiểm tra, rà soát hết tất cả những hành vi vi phạm diễn ra khắp nơi, mọi địa điểm và thời gian.

Do vậy, việc phát hiện hay cung cấp chứng cứ vi phạm của người dân là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn, xử phạt vi phạm. Việc làm này vừa bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, tránh gây mất trật tự an toàn xã hội và hạn chế các thiệt hại phát sinh khác cho xã hội”

“Điều 79. Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72 và Điều 73 của Nghị định này được sử dụng kết quả thu được từ thiết bị cần kiểm tra tải trọng xe cơ giới, máy đo tốc độ có ghi hình ảnh, thiết bị ghi âm và ghi hình, thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe do các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt cung cấp làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Phương tiện, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều này trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

3. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Yêu cầu đối với người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:

a) Là nhân viên của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt;

b) Nắm vững chế độ quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;

c) Được tập huấn về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;

d) Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn, giữ gìn, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và chịu trách nhiệm về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ”- Trích Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

  

Hồng Chuyên

Nguồn: infonet

Link báo: http://infonet.vn/truy-xe-vi-pham-luat-giao-thong-tu-clip-cua-dan-co-su-hieu-sai-post203579.inf

Tạm dừng ký ban hành 7 Nghị định: Thiệt hại nhiều mặt

Đăng lúc: 06/07/2016 13:12
 
 
 
Luật sư Trần Minh Hùng
   Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng - Công ty Luật Gia đình cho biết, việc dừng ký ban hành 7 Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Tổ chức cơ quan điều tra... đã phần nào ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề cho xã hội, cho công dân, cho nhà nước. Ảnh hưởng và thiệt hại ở đây là cả về vật chất và tinh thần, quyền công dân.

Ngày 5.7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý tạm dừng việc ký ban hành 7 Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Cụ thể, tạm dừng việc ký ban hành 7 Nghị định gồm:

Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp; Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản; Nghị định quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng.

Đồng thời, tạm dừng ban hành Nghị định quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự; Nghị định quy định về đồn biên phòng thuộc vùng sâu, vùng xa; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; Nghị định quy định xây dựng, thu nhập, lưu giữ, xử lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam.

Trước đó, Quốc hội đã có nghị quyết quy định lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, luật Thi hành tạm giữ, tạm giam từ ngày 1.7.2016 đến ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự có hiệu lực thi hành, trừ một số quy định có lợi cho người phạm tội.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng – Công ty Luật Gia đình cho biết, do Quốc hội đã ban hành nghị quyết lùi hiệu lực thi hành của các luật trên nên các văn bản hướng dẫn luật đều phải được Chính phủ dừng việc ký ban hành để bảo đảm đúng theo quy định pháp luật.

Theo ông Hùng, việc này đã phần nào ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề cho xã hội, cho công dân, cho nhà nước. Ảnh hưởng và thiệt hại ở đây là cả về vật chất và tinh thần, quyền công dân.

“Đây là chuyện hy hữu chưa từng có từ trước đến nay, thiệt hại về vật chất ở đây là các tổ chức, cơ quan nhà nước, cá nhân đã chuẩn bị nhiều kinh phí để tập huấn luật mới, xuất bản, in sách luật, tài liệu để học tập, làm việc, chuẩn bị từ trước và nhiều thiệt hại khác mà chúng ta chưa thể liệt kê hết”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, thiệt hại về vật chất còn có thể đo đếm chứ thiệt hại về quyền công dân, quyền của bị can, bị cáo, quyền của người bào chữa theo luật mới có lợi hơn so với luật cũ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay vì kể từ ngày 1.7.2016, luật sư bào chữa chỉ cần đăng ký để được bào chữa cho các bị can, bị cáo, hoặc chỉ cần có đơn yêu cầu của người thân thì đến nay vẫn phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa như luật cũ. 

“Theo Luật tạm giữ, tạm giam, từ ngày 1.7 người bị tạm giữ tạm giam sẽ được quyền gặp người thân và gia đình nhưng do luật mới bị lùi ngày hiệu lực nên họ không được gặp. Ngoài ra, còn rất nhiều quyền lợi khác mà công dân, người bị tạm giữ, tạm giam bị ảnh hưởng”, ông Hùng nói.

Ngoài ra, theo vị luật sư này, việc lùi các nghị định và các luật này còn ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội khi người dân và nhiều người bị can, bị cáo mong mỏi chờ đợi luật mới sẽ hụt hẫng và thất vọng do có những hành vi theo Bộ luật hình sự hiện hành thì bị phạt án tù. 

Ví dụ cụ thể cho điều này, theo Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có thể bị phạt tiền thay cho ở tù. Điều 7 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian. Khoản 3: Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành. 

“Như vậy, cho dù khi xét xử sơ thẩm là theo luật cũ, nhưng khi xét xử phúc thẩm nếu luật mới đã có hiệu lực, thì sẽ xử theo luật mới - nếu luật mới có lợi cho bị cáo”, ông Hùng nói.

Trí Lâm

Nguồn: Một Thế giới

Link báo: http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/tam-dung-ky-ban-hanh-7-nghi-dinh-thiet-hai-nhieu-mat-37241.html

Chưa bị khách hàng kiện, URC Việt Nam còn coi rẻ tính mạng người tiêu dùng?

Khi có thông tin về một số lô hàng C2 và Rồng đỏ nhiễm chì, URC Việt Nam im lặng. Khi có quyết định phạt URC Việt Nam 5,8 tỉ đồng và buộc thu hồi sản phẩm, URC vẫn làm ngơ trước tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

Và người tiêu dùng lại bị “sốc” vì thông tin sau hơn 1 tháng có lệnh thu hồi, URC Việt Nam chưa hề thu hồi được sản phẩm nào trong số hơn 800 nghìn chai Rồng đỏ nhiễm chì đã bán ra thị trường. Cùng với đó là 528.384 chai nước C2 nhiễm chì cũng chưa thể thu hồi.

Nội dung bài báo nêu, ông Cao Xuân Quảng, Trưởng phòng Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết: “Theo báo cáo của Công ty TNHH URC Hà Nội, sản phẩm Trà xanh hương chanh C2 (NSX 04/02/2016; HSD 04/02/2017) đã sản xuất và bán ra thị trường 23.200 thùng, thu hồi và tiêu hủy 1.184 thùng. Như vậy, đã bán ra và chưa thu hồi được là: 22.016 thùng (tương đương 528,384 sản phẩm).

 Nước Tăng lực Rồng đỏ (NSX 10/11/2015; HSD 10/08/2016) đã sản xuất và bán ra thị trường 17,990 thùng (tương đương 863.520 sản phẩm). Kể từ khi có quyết định xử phạt đến nay đã hơn một tháng nhưng URC vẫn chưa thu hồi được bất kỳ sản phẩm nào.

 
 
Skip in 2...
Ad finishes in 24 seconds
2 sản phẩm nhiễm chì (chất độc) gây sóng gió nhưng URC Việt Nam vẫn không trả lời thỏa đáng

Trước đó, ngày 31 tháng 05 năm 2016, Thanh tra Bộ Y tế đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH URC Hà Nội số tiền 5,8 tỷ đồng về một số các vi phạm trong đó có hành vi sản xuất, phân phối sản phẩm Trà xanh hương chanh C2 (NSX 04/02/2016; HSD 04/02/2017) và nước Tăng lực Rồng đỏ (NSX 10/11/2015; HSD 10/08/2016)  có hàm lượng chì cao quá mức công bố và yêu cầu toàn bộ hai lô sản phẩm có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép phải thu hồi, tiêu hủy.

Vậy những sản phẩm nhiễm chì (chất độc) của URC Việt Nam đã đi đâu, khách hàng nào đã uống sản phẩm đó, thiệt hại cho sức khỏe của họ như thế nào? Phải chăng URC Việt Nam không quan tâm đến chuyện đó?

Nhìn sự việc này dưới góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng, Hãng luật Gia Đình (Đoàn luật sư TpHCM) chia sẻ: “Việc thu hồi sản phẩm nhiễm độc chì của URC đến 1 tháng theo tôi là quá chậm bởi theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì nếu phát hiện hàng hóa không bảo đảm chất lượng, bị khuyết tật thì URC phải ngay lập tức phải có biện pháp thu hồi sản phẩm khuyết tật ngay. Việc chậm trễ này thể hiện URC không thiện chí khắc phục hậu quả, cố tình không thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Các sản phẩm này nếu không bị thu hồi kịp thời thì người tiêu dùng sẽ sử dụng và vô tình việc thu hồi các sản phẩm này chỉ nằm trên giấy tờ, hình thức chứ trong thực tế không hiệu quả”.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TpHCM)

Luật sư Trần Minh Hùng phân tích, việc chậm thu hồi này để lại hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu. Bởi đây là những sản phẩm đã được tung ra thị trường và các cơ quan chức năng không kiểm soát hết được nên mặc nhiên các sản phẩm này vẫn cứ được tiêu thụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Và tất nhiên để càng lâu thì khả năng thu hồi càng khó và không khả thi và càng có nhiều người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

“Ngoài ra, việc chậm thu hồi này thể hiện URC không tôn trọng sức khỏe người tiêu dùng và không tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định xử phạt hành chính của  cơ quan có thẩm quyền. Người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sự không minh bạch của URC trong việc chấp hành các quy định pháp luật. Điều này còn thể hiện sự không thiện chí, không thành khẩn và thiếu tôn trọng người tiêu dùng của URC”- Luật sư Hùng nhận xét.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh đều có những thiếu sót nhất định. Quan trọng là doanh nghiệp đó phải thành thật biết lỗi để khắc phục, nhìn nhận thiếu sót và hoàn thiện mình để đem lại sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất cho người tiêu dùng. Không vì những lợi ích trước mắt của mình mà quên đi quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ không nhận được sự ủng hộ của khách hàng và người tiêu dùng.

“Hiện nay URC vẫn chưa bị bất kỳ tổ chức, cá nhân nào kiện về sản phẩm lỗi nêu trên nên càng tạo đã cho URC chậm trễ trong việc thu hồi sản phẩm lỗi. Theo tôi URC nên nghiêm chỉnh và thực hiện đúng quy định Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cần tôn trọng người tiêu dùng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của URC”- Luật sư Trần Minh Hùng nhấn mạnh.

Hồng Chuyên

Nguồn: infonet

Link báo đầy đủ: http://infonet.vn/chua-bi-khach-hang-kien-urc-viet-nam-con-coi-re-tinh-mang-nguoi-tieu-dung-post203190.info

“500 triệu USD không thể bù đắp được mất mát của người dân Miền Trung”

TĐO - “Dù số tiền bồi thường có gấp nhiều lần 500 triệu USD đi chăng nữa, cũng không thể đủ và không bù đắp được những mất mát mà biển và người dân Việt Nam phải gánh chịu.”

“500 triệu USD không thể bù đắp được mất mát của người dân Miền Trung”

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phồ Hồ Chí Minh, nêu quan điểm như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Thời Đại, xung quanh việc Formosa Hà Tĩnh vừa thừa nhận xả thải khiến cá chết hàng loạt ở miền Trung, đồng thời đề nghị bồi thường 500 triệu USD.

Luật sư Trần Minh Hùng

Phóng viên: Chính Phủ vừa tổ chức họp báo công bố nguyên nhân của việc cá chết ở miền Trung là do hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh gây ra. Xin Luật sư cho biết quan điểm cuả mình về vấn đề này?

Luật sư Trần Minh Hùng: Tôi thấy Chính phủ đã kịp thời đáp ứng đúng nguyện vọng của người dân trong thời gian qua. Việc Chính phủ công bố kết đã phần nào xóa dịu nỗi giận dữ của người dân và dư luận đối với hành vi sai trái của tập đoàn Formosa. Kết quả này đã phản ánh qúa trình đã nghiên cứu và điều tra, xác minh vấn đề này một cách nghiêm túc và theo đúng quy định pháp luật.

Tôi và nhiều người dân Việt Nam rất vui mừng khi Chính Phủ đã công bố công khai kết quả này. Mặc dù, nỗi đau về ô nhiễm biển vẫn còn đó trong mỗi chúng ta. Hy vọng với sự cương quyết, minh bạch, Chính phủ sẽ nhanh chóng có biện pháp tối ưu nhất để trả lại môi trường biển như hiện trạng ban đầu. Dù đây là việc làm khó khăn.

Phóng viên: Luật sư nghĩ sao về số tiền 500 triệu USD  Formosa hứa bồi thường thiệt hại, nó có đủ để bồi thường cho những gì mà họ đã gây ra cho biển Việt Nam?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi, tài nguyên thiên nhiên là vô giá, vô tận và không có giá nào có thể mua được. Tài nguyên biển không những đem lại nguồn thu nhập cho con người, cung cấp hải sản và nhiều nguồn thức ăn khác cho con người, mà còn là môi trường sinh thái bảo đảm sức khỏe con người, tính mạng và mang tính chất giống nòi cho con người.

Số tiền 500 triệu Formosa đền bù cho chưa thấm thía so với mất mát mà môi trường và ngư dân phải hứng chịu

Dù số tiền bồi thường có gấp nhiều lần số tiền 500 triệu USD đi chăng nữa, cũng không thể đủ và không bù đắp nổi những mất mát mà biển và người dân Việt Nam phải gánh chịu. Những chất thải độc thải ra biển không những ảnh hưởng đến thu nhập, sức khỏe, tính mạng người dân Việt Nam mà còn có thể ảnh hưởng đến cả giống nòi. Do vậy, theo tôi “tiền dù có nhiều đến đâu” cũng không thể mua hay thay thế được tài nguyên biển mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Phóng viên: Formosa đã thừa nhận gây ô nhiễm, vậy mức xử phạt họ sẽ phải chịu như nào, thưa Luật sư?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi, người đứng đầu doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự, hoặc phạt hành chính và buộc khắc phải phục hậu quả.

Theo Điều 14 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc doanh nghiệp vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường sẽ bị phạt tiền và có thể bị đình chỉ hoạt động từ 3 - 12 tháng.

Với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm.

Theo quy định tại Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định, tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành (sửa đổi, bổ sung năm 2009), những hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, nếu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác có thể bị xử lý hình sự theo một trong các điều thuộc Chương XVII (Điều 182, 182a, 183, 188) của Bộ Luật hình sự.

Phóng viên: Với những hậu quá nghiệm trọng đã xảy ra ở biển miền Trung, “trách nhiệm” của các cơ quan quản lý như thế nào? 

Luật sư Trần Minh Hùng: Hiện nay Chính phú mới công bố nguyên nhân cá chết, chứ chưa công bố cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục điều tra, xác minh cụ thể và phải làm rõ trách nhiệm của các bộ ngành liên quan. Cơ quan, đơn vị chủ quản phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Tùy theo phân cấp, tỉnh chịu trách nhiệm gì, cấp TƯ chịu trách nhiệm gì.

Phóng viên: Để khắc phục hậu quả, chúng ta phải làm gì?

Luật sư Trần Minh Hùng: Theo tôi, việc khắc phục sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Ảnh hưởng ở đây không chỉ là cá chết mà còn liên quan đến hệ sinh thái môi trường biển, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người và nhiều vấn đề hệ lụy khác cần giải quyết.

Trước mắt, doanh nghiệp phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn, do người có thẩm quyền xử phạt ấn định và chịu toàn bộ chi phí này.

Tiếp đó, cần nghiên cứu và thuê đội ngũ các nhà khoa học có kinh nghiệm để tìm ra các giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất để trả lại môi trường biển như ban đầu, đem lại môi trường sinh thái biển tự nhiên vốn có cho biển Việt Nam.

Doanh nghiệp ngay lập tức phải tạm ngưng hoạt động và khắc phục sai phạm. Và chỉ được hoạt động trở lại khi cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Cảm ơn Luật sư về cuộc trò chuyệnnày!

An Viên

Nguồn: Báo thời đại

Xem link báo đầy đủ: http://thoidai.com.vn/thoi-su/xa-hoi/500-trieu-usd-khong-the-bu-dap-duoc-mat-mat-cua-nguoi-dan-mien-trung_t114c4n30085

Khi ô tô đậu chắn cửa nhà, “đáp trả” thế nào cho đúng luật?

Đó là câu hỏi thắc mắc của nhiều độc giả khi xem hình ảnh người phụ nữ dùng sơn phun lên chiếc xe đã đậu chắn lối ra vào nhà mình.

Mới đây, nhiều báo đăng hình ảnh người phụ nữ đang phun sơn loằng ngoằng lên thân chiếc Ecosport đỗ chắn 2/3 cổng sắt. Trên nắp ca-pô là dòng chữ "Đỗ gì ngu thế". Hình ảnh được người dân chụp lại trong khu dân cư ở Nguyễn Trãi (Hà Nội) và lan truyền nhanh trên mạng xã hội nhiều ngày. Đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau, người bênh vực người phụ nữ, người lại lên án.

Phun sơn lên xe đỗ cản trở. Ảnh otofun

Thực tế, đây là hành động “đáp trả” lại hành động đỗ xe gây cản trở hoạt động đi lại của người khác. Nhưng nhìn từ góc độ pháp luật, hành vi này có thể sẽ bị quy kết về tội hủy hoại tài sản, theo điều 143, Bộ luật Hình sự hiện hành.

Trao đổi với PV Infonet, luật sư Trần Minh Hùng (Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) cho rằng, tùy việc sơn bẩn lên xe chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm và mức thiệt hại bao nhiêu để xác định trách nhiệm hình sự trong hành vi trên. Để cấu thành tội này thì hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được. Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 
 
Skip in 7...
Ad finishes in 29 seconds

“Căn cứ theo vụ việc trên tôi cho rằng người sơn bẩn lên xe người khác do đậu trước cổng nhà mình và căn cứ trên nhiều yếu tố khác, không nên xử lý hình sự vụ việc này. Theo tôi chủ xe có thể khởi kiện ra Tòa án dân sự có thẩm quyền để yêu cầu người sơn bẩn lên xe bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005”- Luật sư Trần Minh Hùng chia sẻ.

Trước những băn khoăn, đây là hành vi “đáp trả” hành động của lái xe, hay nói cách khác, có phần lỗi của lái xe, luật sư Trần Minh Hùng cho rằng: “Việc người lái xe gây cản trở ra vào là một hành vi khác và điều chỉnh bởi các quy định pháp luật giao thông đường bộ. Không thể cho rằng người lái xe đậu xe không đúng chỗ mà sơn lên xe như vậy là không đúng về mặt pháp luật. Ngay cả người có thẩm quyền cũng không được phép sơn lên xe người khác như vậy kể cả xe đó sai phạm khi giao thông hoặc đậu, dừng. Việc người lái xe sai hay đúng sẽ do cơ quan có thẩm quyền xử lý và giải quyết theo luật định, người dân không thể chọn hình thức giải quyết bằng việc sơn lên xe”.

Thực tế, nhiều trường hợp vì bị cản trở lối đi của xóm, cửa nhà, nhiều chủ nhà đã có những hành động tương tự như cào xước xe, khóa bánh, bẻ gương…, Theo luật sư Hùng, xe ô tô là tài sản có giá trị lớn nên việc cố ý làm hư hỏng hay hủy hoại tài sản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể sẽ bị xử lý về mặt hình sự về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Để ứng xử với những “lái xe vô ý tứ” mà không vi phạm pháp luật, không phải bồi thường, theo luật sư Trần Minh Hùng, không nên có những hành vi cào xước, sơn xe, khóa bánh xe, bẻ gương... Trong những trường hợp phát hiện lái xe đậu không đúng chỗ, đậu trước nhà mình chủ nhà nên chụp hình hoặc quay phim lại để làm bằng chứng để nếu lái xe gây thiệt hại thì có thể khởi kiện bồi thường do đậu xe sai quy định gây thiệt hại cho chủ nhà. Đồng thời trình vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan công an đến để giải quyết di dời chiếc xe đi chỗ khác theo trình tự, thủ tục luật định.

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    d) Để che giấu tội phạm khác;
    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    e) Tái phạm nguy hiểm.
    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
(Trích Bộ luật Hình sự 2009)

Hồng Chuyên (thực hiện)

Nguồn: infonet

Link báo: http://infonet.vn/khi-o-to-dau-chan-cua-nha-dap-tra-the-nao-cho-dung-luat-post201804.info

Vụ Tạp chí Môi trường và Sức khỏe: Cần xác minh động cơ mạo danh là gì?

Đó là ý kiến của Luật sư Trần Minh Hùng (Hãng luật Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) về việc Tạp chí Môi trường và Sức khỏe gửi công văn đến doanh nghiệp, trong công văn “mạo nhận” cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bất cứ người làm báo Việt Nam nào cũng đều biết, mỗi một cơ quan báo chí sinh ra đều có cơ quan chủ quản. Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm về sự ra đời và hoạt động của tờ báo đó. Tờ báo đó là tiếng nói, là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản. Tờ báo sẽ tuân thủ tôn chỉ mục đích đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước. Tôn chỉ mục đích đó phụ thuộc vào cơ quan chủ quản là đơn vị nào.

Việc nhầm lẫn cơ quan chủ quản là điều vô cùng hãn hữu. Thường những “nhầm lẫn” này có thể vì một mục đích gì đó, cần phải làm sáng tỏ.

Xung quanh câu chuyện, tờ tạp chí “nhận vơ người sinh ra mình",  PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hùng, dưới góc độ luật pháp.

Thưa luật sư, xin ông cho biết bình luận của mình về việc tạp chí Môi trường và Sức khỏe của một trung tâm thuộc Hội, nhưng lại ghi cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông trên công văn?

Theo tôi đây là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với tạp chí này. Không thể chỉ là một tạp chí của Hội mà lại ghi cơ quan chủ quản là Bộ thông tin và Truyền thông, đây rõ ràng có hành vi giả mạo cơ quan báo chí để, nhằm mục đích gì thì cần xác minh làm rõ.

Hành vi này có dấu hiệu lạm dụng tự do báo chí, mạo danh cơ quan chủ quản báo chí để nhằm mục đích khác. Do đó, cần xác minh, điều tra làm rõ động cơ và mục đích của cơ quan này khi cơ quan chủ quản là Bộ thông tin và Truyền thông. Đây là hành vi khó chấp nhận của một tạp chí.

Công văn "mạo danh" cơ quan chủ quản
Cơ quan chủ quản thật sự (ảnh chụp lại chân trang web thử nghiệm trong khi đang bị đình bản tạm thời)

Theo quan điểm của luật sư, việc "mạo danh” như vậy sẽ có ảnh hưởng gì đến uy tín của cơ quan bị mạo danh?

Hành vi mạo danh này ảnh hưởng uy tín nhiều mặt đến cơ quan bị mạo danh, chẳng hạn nếu tạp chí này có những hoạt động sai quy định, vi phạm pháp luật thì vô tình bạn đọc hiểu nhầm là cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông, giống như “con làm cha chịu”. Trong khi thực tế cơ quan bị mạo danh không phải là cơ quan chủ quản. Việc mạo danh này có thể còn ảnh hưởng đến người dân, xã hội vì nhiều người sẽ lầm tưởng đây là cơ quan trực thuộc của Bộ nên dễ nhầm lẫn, tin tưởng mà thực hiện ký kết, giao dịch với tạp chí này...

Ngoài việc xử lý theo quy định pháp luật về báo chí, thông thường những hành vi mạo danh tương tự có thể xử lý thế nào?

 Ngoài việc bị xử lý căn cứ theo quy định tại Luật báo chí thì hành vi mạo danh báo chí để trục lợi cá nhân là hành vi bị nghiêm cấm “Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.” (Điều 2). Theo quy định tại Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thì hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: nộp lại số thu lợi bất hợp pháp, buộc cải chính và có thể bị thu hồi giấy phép tùy tính chất hành vi.

Ngoài ra, tùy tính chất hành vi vi phạm pháp luật, mà người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội khác nhau theo Bộ luật Hình sự, như tội Cưỡng đoạt tài sản (Điều 135) hay tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) hoặc Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức(Điều 267)

Nếu có hậu quả xảy ra, tạp chí đã mạo danh sẽ phải làm thế nào để khắc phục hậu quả?

Theo như Nghị định số 159/2013/NĐ-CP và Luật báo chí, Bộ luật dân sự thì khi có những hành vi vi phạm thì người, tổ chức vi phạm phải buộc cải chính, xin lỗi, nộp lại số thu lợi bất hợp pháp, Buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm báo chí đối với hành vi vi phạm...bồi thường thiệt hại phát sinh và tùy tính chất vi phạm có thể bị thu hồi giấy phép.

Theo luật sư, cần phải cảnh báo thế nào với việc mạo danh cơ quan nhà nước như thế này?

Theo tôi, hiện nay pháp luật đã quy định rõ việc mạo danh cơ quan nhà nước để trục lợi sẽ bị xử phạt cả vi phạm hành chính thậm chí cả về hình sự tùy tính chất của hành vi. Việc nhiều cá nhân, tổ chức vẫn ngang nhiên vi phạm là do vì lòng tham muốn trục lợi hoặc hiểu biết pháp luật hạn chế mà quên đi những quy định pháp luật. Hành vi mạo danh cơ quan báo chí, cơ quan nhà nước để trục lợi không những ảnh hưởng đến uy tín nhà nước mà còn ảnh hưởng đến xã hội, gây mất trật tự xã hội, hoang mang cho dư luận. Nếu mạo danh cơ quan nhà nước để lừa đảo, trục lợi thì có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tại sản.

Theo tôi, những người, tổ chức có hành vi vi phạm này này cần phải được xử lý nghiêm khắc tùy theo mức độ của hành vi, trên góc độ hành chính và hình sự. Tùy từng hậu quả và động cơ mục đích mạo danh mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ cho đến hình phạt tù chung thân. Căn cứ vào tính chất của hành vi cần xử lý nghiêm khắc những ai có hành vi vi phạm này về các tội danh như tôi đã nêu trên.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Nguồn: infonet

xem link đầy đủ: http://infonet.vn/vu-tap-chi-moi-truong-va-suc-khoe-can-xac-minh-dong-co-mao-danh-la-gi-post199999.info

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) đã ngỏ lời với phóng viên báo Trí Thức Trẻ là sẽ đồng ý bào chữa miễn phí cho ông Nguyễn Văn Nam - nghi phạm trong vụ bố chém chết con rể.

Chia sẻ với chúng tôi về việc này, Luật sư Hùng cho biết: "Những ngày qua tôi luôn theo dõi, phân tích thông tin về trường hợp phạm tội của ông Nguyễn Văn Nam, trong vụ cha vợ chém chết con rể rồi chở xác đến công an phường đầu thú.

1. Thưa Luật sư, việc xử phạt hành vi chế biến mỡ bẩn của các chủ cơ sở gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay như thế nào?

 An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm 2010.
Đối với những cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6, Luật an toàn thực phẩm 2010 cụ thể như:

Văn phòng luật sư gia đình sẵn sàng bào chữa miễn phí cho vụ án giết con rễ ở gò vấp nếu mời chúng tôi.

Trước vụ án "bố vợ sát hại con rể rồi chở xác đi đầu thú", một luật sư đã ngỏ lời muốn bào chữa miễn phí cùng nhiều tình tiết giảm nhẹ...

Tin tức trên Trí thức trẻ cho biết, Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Thành Phố - Đoàn luật sư TPHCM) đã ngỏ lời đồng ý bào chữa miễn phí cho ông Nguyễn Văn Nam - nghi phạm trong vụ bố chém chết con rể.

Luật sư Hùng cho biết: "Những ngày qua tôi luôn theo dõi, phân tích thông tin về trường hợp phạm tội của ông Nguyễn Văn Nam, trong vụ cha vợ chém chết con rể rồi chở xác đến công an phường đầu thú.

Tôi nhận thấy gia đình ông đang gặp khó khăn trong kinh tế, cũng như nguyên nhân phạm tội của ông Nam là do bảo vệ con gái mình, kèm theo hành động chỉ là bộc phát khi cảm xúc bị dồn nén... Vì vậy tôi sẽ bào chữa miễn phí cho ông Nam nếu ông mời tôi bào chữa".

 

Theo luật sư Hùng nhận định đây là những mâu thuẫn trong gia đình nên khi xảy ra hậu quả chết người thì ai cũng cảm thấy thương cảm vừa thấy trách móc cả hai bên.

Người cha vì bênh vực con gái mình, vì bị dồn nén đã hành động ngoài tầm kiểm soát, người con rể vì tính ghen vô cớ, rượu chè, hành hạ vợ, coi thường danh dự, nhân phẩm người khác nên đã phải trả giá quá đắt về hành vi của mình.

Với hành vi của Nam, Luật sư Hùng cho biết: "Tôi cho rằng hành vi ông Nam không cấu thành tội giết người mà có thể cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

 

Vu bo vo sat hai con re: Xuat hien luat su bao chua mien phi - Anh 1

 

Luật sư Trần Minh Hùng

 

Tôi nhận thấy ông Nam thực hiện hành vi khi trước đó anh Việt đã có nhiều tình tiết có thể gây kích động mạnh cho ông Nam như nắm vai cô con gái lôi suýt ngã, chửi bởi tục tĩu, nhục mạ, hăm dọa, đánh đập vợ (con ông Nam)... nên tôi nghiêng về vấn đề ông Nam bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân".

Cũng liên quan đến vụ án, luật sư Phạm Hoài Nam (đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ quan điểm trên Vietnamnet: Xét ở góc độ pháp luật, hành vi của ông Nam là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, được quy định tại điều 95 BLHS. Mức án mà ông có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định tại khoản 1 là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Vụ việc chiều 14/5 xem như là giọt nước tràn ly đối với ông Nam, không thể chịu đựng được nữa. Có lẽ trong thời điểm ấy ông không còn lựa chọn nào khác. Ông biết hành vi của mình là sai nên khi gây án đã sẵn sàng đi tự thú.

Biết rằng đây là việc gia đình, “đóng cửa bảo nhau”, nhưng khi đã không thể giải quyết được người ta mới cần đến sự can thiệp của nhà nước.

Qua vụ án thương tâm này, chúng ta cần xem là một hồi chuông cảnh tỉnh để các cơ quan chức năng, nhất là ngành công an cần nên xem lại cách tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm " bạo hành gia đình ", một loại tội tiềm ẩn nguy hiểm đặc biệt cần phải xử lý nghiêm minh. LS Nam cho rằng đó là quyền con người cần được bảo vệ và xin đừng thờ ơ nữa.

Còn theo TS. Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm: trong Bộ luật Hình sự đã quy định rất rõ những tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội như phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, phạm tội do có lỗi từ phía bị hại. Đây rõ ràng là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, nhưng những tình tiết trên có thể xem là tình tiết giảm nhẹ để khi xét xử căn cứ xử án. Bên cạnh đó, hành vi của ông bố này không bỏ trốn, không che giấu tội phạm mà chủ động và thành khẩn khai báo nên cũng được coi là một tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình.

Nguồn: Trí thức trẻ.

link đầy đủ: http://www.baomoi.com/vu-bo-vo-sat-hai-con-re-xuat-hien-luat-su-bao-chua-mien-phi/c/19402345.epi

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006