Luật Sư Tư Vấn Khai Thừa Kế Nhà Đất

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Uncategorised

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

Thừa kế là việc một người được hưởng tài sản do người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên trong đời sống phát luật có những trường hợp đặc biệt, đó là người được hưởng di sản chết trước người để lại di sản. Trong trường hợp này pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về “Thừa kế thế vị”.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Như vậy, thừa kế thế vị có thể hiểu là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ).

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.

Quan hệ thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị là một chế định của pháp luật nhằm bảo về quyền lợi cho những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, tránh trường hợp di sản của ông mà mà cháu không được hưởng lại để cho người khác hưởng.

Ví dụ: Bà A có 3 người con là B, C và D.  B có 2 người con là E và F. Năm 2015 ông B không may qua đời. Đến ngày 06/01/2017 bà A qua đời không để lại di chức. Như vậy, theo quy định của Pháp luật thì B C và D là người có cùng hàng thừa kế với nhau, sẽ được hưởng phần di sản do bà A để lại. Tuy nhiên ông B đến thời điểm mở thừa kế đã không còn sống, do đó theo quy định về thừa kế thế vị thì 2 người con của ông B là E và F sẽ được hường phần di sản mà ông B được hưởng. 

Để được hưởng di sản thừa kế thế vị, người thừa kế thế vị phải lập hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

Hồ sơ khai nhận hưởng di sản thừa kế thế vị gồm:

- Hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của từng người

+ Hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân

+ Hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện);

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng di sản thừa kế.

+ Giấy chứng tử của bố hoặc mẹ

- Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế:

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (hoặc) giấy báo tử (hoặc) bản án tuyên bố đã chết

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân

+ Di chúc 

- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở; Giấy phép mua bán, chuyển dịch nhà cửa - hợp thức hóa do UBND quận/huyện cấp có xác nhận của Phòng thuế trước bạ và thổ trạch; Văn tự bán nhà được UBND chứng nhận (nếu có); Biên lai thu thuế nhà đất (nếu có)

+ Giấy phép xây dựng (nếu có)

+ Biên bản kiểm tra công trrình hoàn thành (nếu có)

+ Bản vẽ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện, đã được UBND hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận kiểm tra nội nghiệp, quy hoạch (nếu có)

+ Giấy tờ về tài sản khác (Sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, giấy xác nhận của ngân hàng mở tài khoản, giấy đăng ký xe ô tô, cổ phiếu…).

Việc khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện tại Phòng/Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có tài sản. 

Trên đây là những quy định pháp luật về Thừa kế thế vị và hướng dẫn thủ tục khai nhận thừa kế. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thừa kế thế vị để có thể áp dụng nếu gặp phải trường hợp này trong cuộc sống.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006