Quan Điểm LS Trần Minh Hùng Về Luật Trách Nhiệm Nhà Nước

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Dấu Ấn Hành Nghề

Thưa ông, tại dự thảo mới nhất của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước (sửa đổi) vừa được gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội có đề nghị bồi thường thiệt hại về tinh thần đối với người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự (chỉ bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại chết), quan điểm của ông thế nào về đề xuất này?

Theo tôi quy định trên là phù hợp với nhiều quy định pháp luật hiện hành. Bởi Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sứckhoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịuđau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín,bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm....người thân thích của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự cũng phải chịu những tổn thất nghiêm trọng về mặt tinh thần kể cả khi người thân là nạn nhân còn sống. Bồi thường ở đây không chỉ là quan hệ dân sự thông thường mà là quan hệ giữa một bên là cơ quan nhà nước với một bên là cá nhân, tổ chức, xuất phát từ hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện công vụ và được hiểu như là tổn thất tinh thần trong hoạt động tố tụng hình sự. Những hành vi trái pháp luật của các cán bộ, công chức này đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho nạn nhân và người thân thích của họ thì cũng tương tự như một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhận phẩm của nạn nhân và đều được pháp luật quy định nếu nạn nhân đã chết thì những người thân thích của họ vẫn được khoản bồi thường về tinh thần.

Theo tôi quy định này không phải mới và cũng chưa mang tính đột phá trong hoạt động lập pháp bởi chính quy định của pháp luật hiện hành đã có quy định về bồi thường tổn thất tinh thần cho người thân thích đã chết.  Trong khi thực tế hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ  khi người bị hại đã chết thì việc bồi thưởng tổn thất về tinh thần đương nhiên họ phải được bồi thường. Tôi cho rằng thậm chí luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước không có quy định thì vẫn áp dụng bộ luật dân sự để yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường tinh thần cho những người thừa kế hợp pháp của người đã chết.

Bởi hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự và mục 2 phần II nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 có quy định thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

          Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cho người bị thiệt hại trước khi chết Chi phí cho việc mai táng bao gồm : các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết:

Ngoài ra, người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại, nếu không có những người này thì người mà người bị hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khi nạn nhân (người bị oan) đã chết thì những người thân thích của họ sẽ chịu những mất mất vô cùng lớn thậm chí khó vượt qua được nỗi đau về tinh thần. Nỗi đau này kéo dài đến nhiều thế hệ và ảnh hưởng đến cả cuộc sống của họ về sau. Do vậy, việc bồi thường về tinh thần đối với người thân thích của nạn nhân đã chết là điều đương nhiên họ phải được. Vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là mức bồi thường bao nhiêu, bồi thường như thế nào, thời gian bồi thường và cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường...mới là điều tôi quan tâm và nghĩ đến tính đột phá của quy định này.

Nếu việc bồi thường kéo dài, cò cưa, đùn đẩy, trả giá và để người được bồi thường nhận được tiền bồi thường thì rất mất nhiều công sức, thời gian, tiền bạc...thì có khi càng làm họ thêm tổn thương và nhiều lúc những người được bồi thường không mặn mà yêu cầu bồi thường.

Cần phải giải quyết việc bồi thường là từ cơ quan nhà nước phải nhanh chóng thấy trách nhiệm, hành vi sai trái của cán bộ mình gây ra mà nhanh chóng khắc phục, bồi thường cho người thân thích của họ chứ không nên để người thân thích của nạn nhân  làm đơn yêu cầu bồi thường thì mới mới bồi thường và giải quyết khó khăn cho họ là điều không nên.

 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006