Luật Sư Tư Vấn Bảo Hiểm và Lương Hưu
Thưa ông Nguyễn Văn Lộc, căn cứ vào mục số XIX Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996; căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH về ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì: công việc “vận hành máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy” được xếp vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vì phải thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn và các hóa chất độc.
Như vậy, trường hợp của ông Nguyễn Văn Lộc phải xem xét trong khoảng thời gian 19 năm đầu trực tiếp sản xuất, có đã làm các công việc như “vận hành máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy” không, nếu có thì trong 19 năm này được xem như làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Về khoảng thời gian 17 năm còn lại làm quản lý- tổ trưởng sản xuất thì không nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu là ngành độc hại thì tôi có được nghỉ hưu ở tuổi 55 hay không? Nếu được nghỉ thì:
Như đã nói ở trên, phải xét có hay không ông Nguyễn Văn Lộc trong 19 năm đầu có làm công việc “vận hành máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy” thì mới trả lời được là có làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nếu có, thì căn cứ điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu “nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi” có “đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” thuộc danh mục do Bô Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành. Như vậy trường hợp của ông Nguyễn Văn Lộc là đã đóng bảo hiểm hiểm xã hội trên 20 năm và đã đủ 55 tuổi nên có thể nghỉ hưu sớm nếu đủ 15 năm làm công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Nếu được nghỉ hưu sớm thì:
1- Chế độ lương hưu sẽ được hưỡng như thế nào? có bị giảm dưới mức 75% hay không ?
Thứ nhất, Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nếu người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến 01/01/2018 thì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội , sau đó cứ mỗi năm thì thêm 2% đối với năm, mức tối đa bằng 75%.
Theo như quy định trên thì Ông Lộc được hưởng là 75% (45% + (36-15)*2%=87% nhưng tối đa chỉ lấy 75%) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với ông Nguyễn Văn Lộc, % mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi khi hưu(căn cứ điểm a khoản 1 Điều 62 Luật BHXH 2014).
Thứ hai, nếu ông Nguyễn Văn Lộc được nghỉ hưu thì không bị giảm dưới mức 75%, vì ông nghỉ hưu theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
2- Trợ cấp thôi việc tại công ty đang làm có được hưởng không?
Hợp đồng lao động của ông Nguyễn văn Lộc và công ty chấm dứt do người lao động hết tuổi lao động, được hưởng lương hưu nên không có trợ cấp thôi việc.
Căn cứ khoản 1 Điều 48, khoản 4 Điều 36 Luật lao động 2012
3- Trợ cấp 1 lần do đóng BHXH liên tục trên 20 năm sẽ được hưỡng như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội:
“1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, số tiền trợ cấp ông Nguyễn Văn Lộc nhận được:
= {36-[(75%-45%/2-15)]}x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trên đây là nội dung tư vấn để quý vị tham khảo, để cụ thể hơn quý vị đến văn phòng chúng tôi để được tư ván chi tiết hơn, chính xác hơn.
Trân trọng. LS Trần Minh Hùng