Luật Sư Tư Vấn Quyền Thừa Kế Cho Việt Kiều Thế Nào?
Chào bạn, trước hết rất cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình về cho chúng tôi. Chúng tôi trả lời cho bạn như sau:
Căn nhà nêu trên là tài sản chung của cha và mẹ. Vì vậy, khi người cha mất, 1/2 căn nhà sẽ là di sản của người cha để lại cho những người được quyền hưởng thừa kế.
Trong trường hợp người cha mất mà không để lại di chúc, di sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế thuộc hàng thứ nhất theo qui định pháp luật gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người chết, con đẻ, con nuôi của người chết; mỗi người sẽ được nhận một phần bằng nhau, tức mỗi người được 1/3 trị giá của 1/2 căn nhà. Ngoài ra, do đã qua sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế (là ngày người cha mất), những người được quyền hưởng thừa kế nói trên không còn quyền từ chối nhận di sản. Cụ thể:
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở nên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản than và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam”.
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định tại Điều 126 của Luật Nhà ở có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với Quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Về mặt nguyên tắc, việc một trong những người con đã định cư tại nước ngoài không ảnh hưởng đến quyền được hưởng di sản thừa kế của người đó. Hộ khẩu và thừa kế là hai vấn đề khác nhau, do đó việc một người không còn hộ khẩu trong căn nhà là di sản thừa kế cũng không ảnh hưởng đến quyền được nhận thừa kế của họ.
Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty, nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ và thành công!