Dịch Vụ Tư Vấn Thu Hồi Nợ Khó Đòi Cho Công Ty
Việc chiếm dụng vốn của con nợ được biểu hiện dưới các dạng sau:
- Chây ỳ, có ý đồ muốn xù nợ vì họ đưa ra nhiều lý do như là: chủ đầu tư chưa thanh toán và công trình chưa được nghiệm thu, phê duyệt, nên không thể trả được cho các nhà thầu thi công (đối với khoản nợ phát sinh trong XDCB), hoặc do hàng hoá chất lượng kém, không bán được, nếu bán được thì bán với giá thấp, bị thua lỗ… rồi bị nhiều các đơn vị khác chiếm dụng vốn(đối với khoản nợ phát sinh trong KDTM, SX..)
- Hoặc có nợ nhưng chỉ trả ít “ nhỏ giọt” , cố tình kéo dài thời hạn thanh toán;
- Thường xuyên tìm cách lẩn tránh
- Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu, biên bản xác nhận công nợ nào khác (không có công văn phúc đáp)
Nguyên nhân này nếu để kéo dài sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho chủ nợ
- Nếu là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là cơ hội tạo cho họ tẩu tán tài sản…
- Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì khó thu hồi vì nhiều lý do trong đó có một lý do hay vấp phải là: họ đã thay đổi cơ cấu lãnh đạo nên lẩn tránh và quy trách nhiệm cho nhau……
Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp:
Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn về pháp lý do bị thất lạc chứng từ tài liệu giao dịch hoặc sự bất đồng, mâu thuẫn của hai bên dẫn đến chưa thể thỏa thuận được càc tài liệu như: Biên bản xác nhận khối lượng thực tế phát sinh, chủ đầu tư chưa nghiệm thu phê duyệt, quyết toán về đơn giá, chất lượng công trình (đối với XDCB) …lượng hàng hóa giao nhận thực tế, phần giảm trừ chiết khấu, chất lượng hàng hóa …(đối với KDTM)…
Nguyên nhân này có thể xảy ra tình trạng:
- Con nợ rất có thiện chí thanh toán nhưng do hồ sơ công nợ (là các chứng từ tài liệu giao dịch) chưa rõ ràng hoặc đã bị thất lạc nên không có căn cứ chắc chắn tạo sự yên tâm để bên phía khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Nếu doanh nghiệp có nghiệp vụ thì khôi phục các chứng từ, tài liệu bị thất lạc không có gì là khó.
- Con nợ có ý định xù nợ nên vin vào cớ hồ sơ công nợ không đầy đủ để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trong trường hợp này nếu để kéo dài con nợ sẽ có những động thái nhằm “tạo ra” những tài liệu, chứng cứ gây bất lợi cho chủ nợ và có thể dẫn đến mất nợ.
Do con nợ không còn khả năng thanh toán:
Con nợ rơi vào tình trạng này cũng là phổ biến vì nguyên nhân: Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không hiệu quả do khách nợ cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn…nên trong trong trường hợp này tuy chưa thể thực hiện việc thu hồi nợ ngay, nhưng nếu có biện pháp, nghiệp vụ thu nợ thích hợp sẽ giúp chủ nợ thu hồi được ngay khi con nợ có khả năng thanh toán trở lại. Nếu chủ nợ không có biện pháp hợp lý, thì chủ nợ không thể kiểm soát đựơcj khả năng tài chính thực của con nợ, không biết khi nào con nợ thanh toán được. Do vậy, nếu con nợ tự giác, chủ động trả nợ thì không sao còn nếu không thì khoản nợ có nguy cơ bị thất thoát.
Khách hàng yêu cầu kiện đòi nợ gồm:
+ Cá nhân đòi nợ cá nhân;
+ Cá nhân đòi nợ tổ chức;
+ Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp;
+ Tổ chức đòi nợ cá nhân;
+ Tổ chức đòi nợ tổ chức;
+ Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;
+ Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;
+ Doanh ngiệp đòi nợ doanh nghiệp;
Các loại nợ phát sinh yêu cầu khởi kiện gồm:
+ Nợ phát sinh từ vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán;
+ Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng;
+ Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng . . .
Quy trình thực hiện dịch vụ thu hồi nợ tại VPLS.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chứng cứ và các giấy tờ liên quan từ khách hàng yêu cầu, Luật Minh Gia tiến hành thực hiện dịch vụ theo các bước sau:
1) Xác minh hồ sơ nợ:
a) Xác minh tính pháp lý hồ sơ nợ (Xem xét, đối chiếu lại toàn bộ chứng từ nợ của khách hàng cung cấp, phân tích cơ sở pháp lý hồ sơ khách hàng cung cấp có đủ căn cứ hay không).
b) Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không. (Nếu người nợ là cá nhân thì người đó còn sống hay đã chết hoặc họ còn thường trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác . . .Nếu là doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động, hoặc là đã chuyển trụ sở đi nơi khác hoặc đã giải thể hay đã bị phá sản).
c) Xác minh sơ bộ về khả năng thanh toán nợ của người nợ.
d) Kết quả xác minh cho thấy một trong ba điều kiện như hồ sơ nợ không đủ cơ sở pháp lý hoặc người nợ không còn trên thực tế thì chúng tôi sẽ trả lại hồ sơ cho khách hàng bằng một văn bản chính thức.
d) Thời hạn xác minh mỗi hồ sơ nợ là không qua 30 ngày kể từ ngày nhận giấy tờ hồ sơ đầy đủ.
Trong thời hạn xác minh chúng tôi vẫn tiến hành thu hồi nợ nếu người nợ có thanh toán. Nếu thu được nợ trong giai đoạn này khách hàng vẫn phải thanh toán tiền thù lao luật sư.
2. Tiếp cận thương lượng thu hồi nợ:
a) Qua quá trình xác minh hồ sơ nợ thấy hợp lệ. Chúng tôi tiến hành tiếp xúc người nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp người nợ giải quyết. Trong thời gian này nếu người nợ có thiện chí hợp tác trả nợ thì chúng tôi sẽ thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận này nếu chủ nợ đồng ý.
b) Ngược lại trong thời gian chúng tôi tiếp cận bên nợ, mà người nợ tỏ thái độ không thiện chí trả nợ thì chúng tôi sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp (thu hồi nợ) cho người khởi kiện.
3) Khởi kiện đòi nợ:
Hoàn thiện hồ sơ khởi kiện sau khi tiếp cận bên nợ để thương lượng thu hồi nợ mà người nợ không có thiện chí hợp tác giải quyết nợ bao gồm:
+ Soạn thảo đơn khởi kiện (Căn cứ trên tài liệu, chứng cứ và thông tin hợp pháp đã phân tích cơ sở pháp lý);
+ Nộp hồ sơ đơn khởi kiện;
+ Tư vấn, hướng dẫn cho người khởi kiện về án phí, lệ phí tòa án;
+ Tham gia vụ kiện khi có giấy triệu tập của tòa;
+ Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại tòa;
+ Tư vấn, hướng dẫn làm đơn yêu cầu thi hành án;
+ Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục khác liên quan đến vấn đề khởi kiện thu hồi nợ cho khách hàng....
Trân trọng.