Tranh chấp về kinh doanh thương mại
Trong xu thế hội nhập phát triển, các chủ thể tham gia hoạt động giao thương ngày càng đa dạng, tranh chấp về kinh doanh thương mại cũng trở lên phức tạp. Do đó, việc xác định rõ các quan hệ tranh chấp trong kinh doanh thương mại là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng luật. Để xác định được vụ việc tranh chấp về kinh doanh thương mại ta cần làm rõ chủ thể của hoạt động kinh doanh thương mại và bản chất của tranh chấp kinh doanh thương mại.
1. Chủ thể của hoạt động kinh doanh thương mại
Theo nghị Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung một số điều như sau:
Cá nhân, tổ chức đã được các cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cẩp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác (theo Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác về đãng ký kinh doanh);
Doanh nghiệp (theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp);
Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã (theo Luật Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã);
Cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
2. Bản chất tranh chấp kinh doanh thương mại
Mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó.
Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại.
Đối với các tranh chấp quy định tại Khoản 2 Điều 29 BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định tại Khoản 4 Điều 25 BLTTDS.
3. Tranh chấp giữa các thành viên của công ty
Về các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty quy định tại Khoản 3 Điều 29 của BLTTDS cần phân biệt như sau :
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty là các tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông thường phần vốn góp đó được tính bằng tiền, nhưng cũng có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp); về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi công ty cổ phần; về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty; về yêu cầu công ty đòi các khoản nợ hoặc thanh toán các khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thanh lý các hợp đồng mà công ty đã ký kết khi giải thể công ty; về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau là các tranh chấp giữa các thành viên của công ty về trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên công ty đó cho người khác không phải là thành viên của công ty; về việc chuyển nhượng cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; về mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với sổ cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Khi thực hiện hướng dẫn tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan hệ dân sự thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 29 của BLTTDS. Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định đó là tranh chấp về dân sự hay tranh chấp về lao động.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
LUẬT SƯ TRẦN MINH HÙNG - ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM
Liên hệ: 402A Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP. HCM
Luật sư Trần Minh Hùng - ĐT: 0972238006
ĐT: 08: 38779958; Fax: 08.38779958
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ;
Webside: http://www.luatsuthanhpho.com
http://www.luatsugiadinh.net.vn
Trân trọng cảm ơn Qúy khách hàng đã dành thời gian ghé thăm website của chúng tôi.
Luật sư Trần Minh Hùng