Doanh nghiệp khi gặp phải các khoản nợ khó đòi thì thu hồi nợ bằng những biện pháp nào?
Các khoản nợ nếu không quản lý và xử lý hiệu quả sẽ biến thành khoản nợ khó đòi, gây thiệt hại cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Thu hồi nợ là công việc khó khăn và rất nhạy cảm, đòi hỏi người đi thu nợ phải nắm rõ tính chất pháp lý của hồ sơ công nợ, phải có kỹ năng, nghiệp vụ để giải quyết linh hoạt và thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp khi gặp phải các khoản nợ khó đòi thì thu hồi nợ bằng những biện pháp nào?
- Gửi thư, công văn đòi nợ
– Trên thực tế có rất ít khách nợ quyết định trả nợ cho doanh nghiệp bạn khi bạn gửi thư đòi nợ tới. Tuy nhiên, để thu hồi nợ khó đòi thì đây cũng là một cách để chúng ta thực hiện.
– Ngoài ra, thư hoặc công văn đòi nợ còn là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiệu khởi kiện và là căn cứ để tạo lợi thế trong việc giải quyết tranh chấp sau này.
- Đàm phán để thu hồi nợ
Khi gửi thư đòi nợ không có hiệu quả, doanh nghiệp thường phải đi tới bước tiếp theo đó là tiến hành đàm phán với khách nợ để thu hồi món nợ khó đòi. Quá trình đàm phán thu hồi nợ có thể được chia làm nhiều giai đoạn.
– Giai đoạn Thăm hỏi: Khi đến hạn thanh toán mà khách nợ vẫn không có động thái trả nợ, bạn có thể gọi điện, gửi email, công văn. Việc thăm hỏi này nhằm mục đích nhắc nhở nhẹ nhàng và thông cảm với sự chậm trễ của khách nợ, đồng thời gia hạn một thời điểm thanh toán cụ thể.
– Giai đoạn Nhắc nhở: Sau khi đã gia hạn cho khoản nợ khó đòi nhưng khách nợ vẫn chưa thanh toán, chúng ta chuyển sang nhắc nhở ở mức độ mạnh hơn. Tuy nhiên vẫn nên tỏ ra thiện chí, tin tưởng vào khách nợ.
– Giai đoạn Cảnh cáo: Nếu khách nợ vẫn tiếp tục thất hẹn, chúng ta cần thể hiện thái độ đòi nợ nghiêm khắc hơn, có thể chỉ ra những hậu quả nếu khách nợ không thanh toán. Lần này, chúng ta nên đề nghị họ cam kết thanh toán bằng văn bản. Bước thực hiện này đòi hỏi phải thật khéo léo và khôn ngoan.
- Khởi kiện để thu hồi nợ khó đòi
Đây là biện pháp được sử dụng khi việc gửi thư đòi nợ nhắc nhở, đàm phán, thương lượng không thành. Biện pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp khách nợ không có thiện chí làm việc, cố tình lẩn tránh, thoái thác trách nhiệm, hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm, “nhỏ giọt”, và kéo dài. Khởi kiện thu hồi nợ đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ năng tranh tụng, kiến thức pháp luật chuyên sâu hoặc thuê luật sư bên ngoài nhưng phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ. Có như vậy mới thu hồi nợ hiệu quả, không làm hao tổn nhiều thời gian, công sức, tài chính của doanh nghiệp.
- Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của Văn phòng Luật sư APEC
Thu hồi nợ khó đòi là quá trình phức tạp, khó khăn, tốn nhiều thời gian, công sức, đòi hỏi người thu hồi nợ có nghiệp vụ, chuyên môn và kinh nghiệm cao. Và khách nợ luôn có muôn vàn lí do để gây khó khăn cho công tác thu nợ nên các chuyên viên xử lí nợ phải vừa linh hoạt, vừa nắm bắt giỏi để có các phương pháp thu hồi nợ phù hợp.
Để không phải đau đầu về các khoản nợ khó đòi, khách hàng hãy sử dụng các dịch vụ thu hồi nợ uy tín như Dịch vụ tư vấn thu hồi nợ của Văn phòng Luật sư APEC Việt Nam. Các chuyên gia, luật sư am hiểu chuyên sâu về luật pháp, có kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn thu hồi nợ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tìm được giải pháp thu hồi nợ hiệu quả, an toàn.
Doanh nghiệp được lợi ích gì khi sử dụng dịch vụ thu hồi nợ?
– Việc thu hồi nợ được thực hiện bởi những chuyên viên, luật sư có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp, đầy đủ kiến thức chuyên môn pháp luật.
– Tiết kiệm thời gian, tránh phiền hà do thủ tục, rút ngắn thời gian nợ;
– Tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro, chỉ phải trả phí dịch vụ sau khi công việc có kết quả);
– Xử lý được các đối tượng khó: Chuyển địa phương, chuyển trụ sở, lẩn trốn…
– Được tư vấn quản lý, ngăn chặn phát sinh nợ xấu.
– Thu hồi được các khoản nợ khó đòi, bảo toàn đồng vốn cho doanh nghiệp.
– Nâng cao uy tín, tính chuyên nghiệp của chính doanh nghiệp khách hàng. Đồng thời gián tiếp giáo dục, răn đe các khách hàng có biểu hiện làm phát sinh nợ xấu.
việc chiếm dụng vốn của con nợ được biểu hiện dưới các dạng sau:
– Chây ỳ, có ý đồ muốn xù nợ vì họ đưa ra nhiều lý do như là: chủ đầu tư chưa thanh toán và công trình chưa được nghiệm thu, phê duyệt, nên không thể trả được cho các nhà thầu thi công (đối với khoản nợ phát sinh trong XDCB), hoặc do hàng hoá chất lượng kém, không bán được, nếu bán được thì bán với giá thấp, bị thua lỗ… rồi bị nhiều các đơn vị khác chiếm dụng vốn(đối với khoản nợ phát sinh trong KDTM, SX..)
– Hoặc có nợ nhưng chỉ trả ít “ nhỏ giọt” , cố tình kéo dài thời hạn thanh toán;
– Thường xuyên tìm cách lẩn tránh
– Không ký nhận vào bất kỳ giấy tờ, tài liệu, biên bản xác nhận công nợ nào khác (không có công văn phúc đáp)
Nguyên nhân này nếu để kéo dài sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho chủ nợ
– Nếu là doanh nghiệp ngoài Quốc doanh là cơ hội tạo cho họ tẩu tán tài sản…
– Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì khó thu hồi vì nhiều lý do trong đó có một lý do hay vấp phải là: họ đã thay đổi cơ cấu lãnh đạo nên lẩn tránh và quy trách nhiệm cho nhau……
Do hồ sơ công nợ còn tranh chấp:
Hồ sơ công nợ còn tranh chấp là dạng hồ sơ thiếu căn về pháp lý do bị thất lạc chứng từ tài liệu giao dịch hoặc sự bất đồng, mâu thuẫn của hai bên dẫn đến chưa thể thỏa thuận được càc tài liệu như: Biên bản xác nhận khối lượng thực tế phát sinh, chủ đầu tư chưa nghiệm thu phê duyệt, quyết toán về đơn giá, chất lượng công trình (đối với XDCB) …lượng hàng hóa giao nhận thực tế, phần giảm trừ chiết khấu, chất lượng hàng hóa …(đối với KDTM)…
Nguyên nhân này có thể xảy ra tình trạng:
– Con nợ rất có thiện chí thanh toán nhưng do hồ sơ công nợ (là các chứng từ tài liệu giao dịch) chưa rõ ràng hoặc đã bị thất lạc nên không có căn cứ chắc chắn tạo sự yên tâm để bên phía khách nợ thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Nếu doanh nghiệp có nghiệp vụ thì khôi phục các chứng từ, tài liệu bị thất lạc không có gì là khó.
– Con nợ có ý định xù nợ nên vin vào cớ hồ sơ công nợ không đầy đủ để không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Trong trường hợp này nếu để kéo dài con nợ sẽ có những động thái nhằm “tạo ra” những tài liệu, chứng cứ gây bất lợi cho chủ nợ và có thể dẫn đến mất nợ.
Do con nợ không còn khả năng thanh toán:
Con nợ rơi vào tình trạng này cũng là phổ biến vì nguyên nhân: Việc hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ không hiệu quả do khách nợ cũng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn…nên trong trong trường hợp này tuy chưa thể thực hiện việc thu hồi nợ ngay, nhưng nếu có biện pháp, nghiệp vụ thu nợ thích hợp sẽ giúp chủ nợ thu hồi được ngay khi con nợ có khả năng thanh toán trở lại. Nếu chủ nợ không có biện pháp hợp lý, thì chủ nợ không thể kiểm soát đựơcj khả năng tài chính thực của con nợ, không biết khi nào con nợ thanh toán được. Do vậy, nếu con nợ tự giác, chủ động trả nợ thì không sao còn nếu không thì khoản nợ có nguy cơ bị thất thoát.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho cuộc thi Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín, bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng cho thân chủ.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)