Luật Sư Chuyên Thu Hồi Nợ Khó Đòi Công Ty
Ở Việt Nam hiện nay, tham vọng làm giàu bằng mọi giá của không ít chủ doanh nghiệp cùng với việc thủ tục thành lập doanh nghiệp tương đối dễ dàng đã làm gia tăng số lượng các công ty không có vốn mà chỉ có các con số khống ghi trong điều lệ. Rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp chân chính có một phần gốc rễ từ đó, bởi rất nhiều công ty được lập ra với phương tiện kinh doanh duy nhất là vốn chiếm dụng lẫn nhau.
Đặc biệt là các khoản nợ do tin tưởng làm ăn, các cá nhân thường cho vay, mượn với nhau nhưng đến thời điểm hửa trả lại không thực hiện.
Bên cạnh đó, trình độ quản lý doanh nghiệp của giới chủ ở Việt Nam chưa cao, nhiều doanh nghiệp không xử lý tốt được các khoản nợ xấu của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệpcũng chưa có được sự thuận lợi thỏa đáng từ các công cụ hỗ trợ tín dụng. Những yếu tố này cùng với tình trạng chiếm dụng vốn đã làm gia tăng các khoản nợ khó thu hồi của các doanh nghiệp chân chính.
Hậu quả của những vấn đề trên đối với doanh nghiệp chân chính, là các khoản nợ khó đòi ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực lực vốn và khả năng kinh doanh của công ty, làm lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt của doanh nghiệp. Một đồng vốn được quay vòng là một đồng vốn sinh lợi, một đồng vốn bị đưa vào công nợ là một đồng vốn chết, bởi lợi nhuận mà nó sinh ra nếu không thể thu hồi nhanh để tiếp tục quay vòng thì sẽ không đủ để bù đắp những rủi ro mà đồng tiền (vốn) phải gánh chịu hàng ngày.
Chúng tôi am hiểu sâu sắc nền kinh tế Việt Nam và thành thạo các thủ tục pháp lý, cũng như có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ sẽ hỗ trợ bạn thu hồi các khoản nợ xấu, các khoản nợ khó đòi, qua dịch vụ pháp lý của mình.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
- Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
- Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
- Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
Các yếu tố tác động đến khả năng thu hồi nợ
1. Giá trị pháp lý của thỏa thuận vay mượn
Bạn chỉ có quyền thực hiện việc yêu cầu trả nợ khi nghĩa vụ trả nợ được tạo lập từ khoản vay mượn, từ nghĩa vụ thực hiện việc hoàn trả tiền, tài sản hợp pháp. Do đó điều đầu tiên cần nghĩ đến khi thu hồi nợ đó là đánh giá tính pháp lý của các tài liệu hiện có của bạn, cụ thể:
- Đánh giá xem giấy vay mượn tiền có nội dung gì trái luật không (Thông thường điều khoản trái luật phổ biến là mức lãi suất).
- Đánh giá thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ và thời hiệu khởi kiện đòi nợ để xác định các biện pháp có thể áp dụng khi đòi nợ.
- Đánh giá các chứng từ giao nhận tiền có hợp pháp không.
- Đánh giá lại số tiền yêu cầu hoàn trả có đúng không.
2. Xác minh đối tượng thực hiện nghĩa vụ trả nợ
Có 3 vấn đề bạn cần xác minh để đánh giá tính khả thi của từng phương pháp thu hồi nợ, cụ thể
- Xác minh khả năng trả nợ của đối tượng vay nợ. Việc xác minh này hiện không quá phức tạp bởi trên cổng thông tin điện tử quốc gia có đăng tải đầy đủ báo cáo tài chính các năm của một doanh nghiệp. Hoặc bạn có thể xác minh dựa trên các thông tin thực tế.
- Xác định số đối tượng đòi nợ: Nhiều trường hợp có nhiều chủ nợ đòi nợ một doanh nghiệp cùng một thời điểm, do đó rất dễ xảy ra trường hợp có người yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp vay nợ, khi đó mặc dù đóng án phí nhưng Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án của bạn.
Thủ tục khởi kiện đòi nợ và các hướng dẫn của Luật sư
Điều kiện để Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ của bạn
1. Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trước đây khi hết thời hiệu khởi kiện thì theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005 bạn vẫn được quyền nộp đơn lên Tòa án để kiện đòi tài sản và vẫn được Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên theo Bộ luật TTDS mới thì không còn như thế. Tòa án vẫn tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ của bạn nhưng có xem xét giải quyết hay trả hồ sơ còn dựa vào đơn giải trình lý do khởi kiện quá hạn mà bạn nộp lên.
2. Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
3. Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật:
Các bước giải quyết thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án
1.Thủ tục thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
2.Thời hạn giải quyết vụ án:
Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-4 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.