Luật sư tư vấn thu hồi nợ
Ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ (đặc biệt là nợ khó đòi), chúng tôi xây dựng một đội ngũ Luật sư, Chuyên viên, Chuyên gia và Cộng tác viên có bản lĩnh, mưu trí, am hiểu pháp luật về hai lĩnh vực chính là Dân sự và Hình sự để phát triển Dịch vụ thu hồi nợ một cách hoàn hảo, hợp pháp và hiệu quả trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Luôn nỗ lực giúp khách hàng của mình tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Để giúp khách hàng là Cá nhân và Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về việc thu hồi nợ, yên tâm về cách thức thu hồi nợ, Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các dịch vụ pháp lý cho việc thu hồi nợ như sau:
1. Nội dung dịch vụ thu hồi nợ:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ nợ để tìm căn cứ pháp lý, tìm chính xác số liệu nợ cần xử lý;
- Xác định nơi cư trú thực tế của Bên nợ (trong trường hợp Tổ chức thay đổi trụ sở hoặc cá nhân thay đổi nơi ở);
- Đánh giá khả năng thanh toán của Bên nợ đối với Chủ nợ; - Phân tích điểm mạnh, yếu và nắm bắt đặc điểm, tâm lý của Bên nợ;
- Chỉ cho Bên nợ thấy hậu quả pháp lý của việc trốn nợ hoặc chậm trả nợ, cái giá họ phải trả cho việc “xù” nợ hoặc chậm trả nợ;
- Đại diện cho khách hàng tiếp xúc với Bên nợ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các Bên có liên quan để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ;
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng hướng giải quyết có lợi nhất theo quy định của pháp luật trong việc thu hồi nợ;
- Thực hiện các trình tự tố dụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn;
2. Trong trường hợp, việc thu hồi nợ được giải quyết thông qua quá trình tố tụng, thì luật sư sẽ giúp quý khách hàng:
- Soạn thảo đơn tố giác tội phạm, đơn khởi kiện và các giấy tờ có liên quan trong quá trình giải quyết việc thu hồi nợ;
- Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) nộp đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an, nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật;
- Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân các cấp;
- Đại diện cho khách hàng (cá nhân, tổ chức) tham gia trong quá trình thi hành án, yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản của Bên nợ để thu hồi nợ;
- Thi hành án thi hành Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Phí dịch vụ thu hồi nợ:
Theo sự thỏa thuận giữa khách hàng và hcúng tôi, căn cứ vào:
- Nơi cư trú của Bên nợ;
- Tính chất phức tạp của vụ việc;
- Giai đoạn xử lý vụ việc;
- Giá trị nợ cần thu hồi;
- Yêu cầu công việc cụ thể của khách hàng;
- Khả năng thanh toán của Bên nợ.
Phí dịch vụ sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.