Tư Vấn Về Các Loại Giấy Phép
GIẢI THÍCH VỀ CÁC LOẠI GIẤY PHÉP
Hiện nay, pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi lớn liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư. Luật Đầu tư 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành vào ngày 26/11/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 đã tạo nên nhiều thay đổi trong cả nội dung lẫn thủ tục. Một trong những vấn đề đáng quan tâm là các loại giấy tờ được cấp trước ngày có hiệu lực thi hành có còn hiệu lực sử dụng hay không và trong trường hợp nào thì doanh nghiệp phải thực hiên thủ tục cấp các loại giấy chứng nhận theo luật mới.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 và Điều 59 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương vẫn có hiệu lực và có giá trị như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định mới. Nhà đầu tư vẫn tiếp tục thực hiện dự án của mình theo nội dung ghi nhận trên những loại giấy tờ này
Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư cũ (2005) thì nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Đầu tư mới (2014) đã tách bạch hai nội dung trên, cụ thể:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Theo quy định tại Điều 3, Luật Đầu tư 2014, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Điều 39, Luật Đầu tư 2014 quy định, nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: Mã số dự án đầu tư; tên, địa chỉ của nhà đầu tư; tên dự án đầu tư; địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án; thời gian hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án; ưu đãi và các điều kiện đối với dự án...
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Theo Điều 29, Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; vốn điều lệ.
- Các hình thức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thông qua các hình thức như sau:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Theo đó, Điều 22 của Luật quy định, "Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật Đầu tư".
Do đó, nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam phải thực hiện quy trình sau đây:
Bước 1:Thực hiện lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trường hợp thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chúng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
Bước 2:Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Giấy phép kinh doanh: Là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định theo phụ lục 4 luật đầu tư năm 2014)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
- Quyết định chủ trương đầu tư
Luật Đầu tư năm 2014 không có định nghĩa khái niệm chủ trương đầu tư mà chỉ định nghĩa báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (và báo cáo tiền khả thi) “là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả của chương trình… dự án… làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư”.
“Chủ trương đầu tư” được dùng phổ biến trong đầu tư ở nước ta dưới thời kinh tế chỉ huy (để chỉ sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với luận chứng kinh tế kỹ thuật sau khi đã xem xét toàn bộ giai đoạn chuẩn bị đầu tư).
Việc xin chủ trương đầu tư được áp dụng đối với các dự án lớn, dự án quan trọng có ảnh hưởng đển sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý: Điều 30, Điều 31, Điều 32 Luật đầu tư 2014.
Trường hợp phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
- Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
- Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trường hợp phải xin chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án thuộc thầm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
- Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;
+ Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
+ Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
+ Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
+ Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;
+ Sản xuất thuốc lá điếu;
+ Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;
+ Xây dựng và kinh doanh sân gôn;
- Dự án không thuộc trường hợp trên có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài;
- Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phải xin chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án phải xin chủ trương đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:
- Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
- Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)